1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Luật sư của người giàu.

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi fsai, 26/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Cô muỗi này hay nhỉ ...
    Cô chả bít rằng tại phiên tòa, vị đại diện cho VKS chỉ có quyền rút lại một phần hay toàn bộ cáo trạng à, chứ hoàn toàn không có quyền chuyển từ khung 1 sang khung 2 nặng hơn à.

    Rùi cô cũng ứ bít là Hội đồng xét xử chỉ xét xử theo tội danh và hình phạt mà VKS truy tố thui àh. Nếu phát hiện có dấu hiệu nặng hơn cáo trạng hay tội danh khác nặng hơn thì lại phải hoãn, trả hồ sơ về mần lại cáo trạng à.

    Vậy thì đình chỉ vụ án để mần lại từ đầu cho rùi.

    Về chuyện đạo đức của lờ sờ :
    - Bảo vệ pháp chế XHCN;
    - Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ.
    Thống nhất trong đa dạng ...

  2. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Lơ sơ Fsai thân mến, sai lầm trên đây của lơ sơ to quá thể .
    Toà án chỉ không được xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn so với tội danh mà VKS truy tố mà thôi; còn hoàn toàn có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà VKS truy tố (khoản này có thể là nặng hơn hoặc nhẹ hơn).
    Chẳng hạn trong trường hợp này bị cáo bị truy tố về tội hiếp dâm theo khoản 1 Điều 111, nếu có căn cứ cho rằng hành vi của bị cáo là thuộc khoản 2 Điều 111 (là khoản có khung hình phạt nặng hơn) thì Toà án có thể áp dụng khoản 2 để quyết định mức hình phạt đối với bị cáo, không phải trả hồ sơ cho VKS để làm gì cả.
    LS Fsai về đọc lại luật tố tụng nhé. Điều 196 Bộ luật tố tụng hình sự quy định rất rõ về vấn đề này; nếu thấy chưa đủ (rõ) thì có thể tham khảo thêm tại Nghị quyết số 04[2004] của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.
    Xin thưa là không có cái gì gọi là xét xử theo tội danh và hình phạt mà VKS truy tố đâu ạ. Lơ sơ Fsai dùng từ ngữ hơi .. lung tung thì phải.
  3. KOJ

    KOJ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
    Có thể ý của fsai là "theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và hình phạt mà VKS đề nghị", nhưng dù đủ ý nghe vẫn không thuận,
    Nếu bác nào đã đọc các Bản cáo trạng của VKS rồi thì thường có câu là "đề nghị áp dụng điểm x Khoản y Điều z BLHS đối với bị cáo với mức hình phạt từ a đến b năm".
    Theo tớ là đủ và đúng.
  4. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Hi hi ...
    Anh nhầm nhọt từ ngữ chút chút ... vì anh ứ phải là lờ sờ ...
    Về cái chỗ mà cô bôi đậm lên và phàn nàn anh rằng anh dùng từ ngữ hơi lung tung í, phải sửa lại chút chút là : tội danh và khung hình phạt theo truy tố của Viện Kiểm sát và phải nhấn mạnh là chỉ trong trường hợp cái zdụ việc này thui.
    Để anh kính cong lại với cô chút chút nhé :
    Theo cô Rê-mê, lờ sờ bảo vệ quyền và lợi ích người bị hại, thì phải xử hành vi của M. (iem xin lỗi cụ Minh - cái sự việc nó thế, iem không muốn làm bác nhột ạh ) theo khoản 2, điều 111, bộ luật hình sự 1999, với khung hình phạt cao nhất lên đến 15 năm tù.
    Nhưng mừ như thế là chuyển từ tội nghiêm trọng (khung cao nhất là 7 năm) sang tội rất nghiêm trọng (khung cao nhất là 15 năm ) rùi.
    Vậy thì ta phải giả định thêm rằng đây là một vụ án của tương lai (sau ngày 1 tháng 7 năm 2009 - khi mà Tòa án nhân dân cấp huyện có quyền như quy định tại khoản 1 điều 170 của bộ luật tố tụng hình sự ) bằng không thì khi vị thẩm phán chủ toạ HĐXX xử vụ này tuyên : căn cứ theo đề nghị của lờ sờ bảo vệ người bị hại, áp dụng khoản 2 điều 111 bộ luật hình sự 1999 đối với M. xong là cụ luật sư già viết kháng cáo ngay lập tức.
    Thế rồi, ngài thẩm phán đáng kinh kia phải nhanh chóng xếp hành lý về quê chăn vịt vì án bị Toà án cấp trên huỷ do vi phạm cái cơ bản nhất là thẩm quyền xét xử.

    Em Rê-mê thân mến.
    Hình như trong cái nghị quyết 04 mà iem viện dẫn í, nó cũng có nói rằng việc chuyển sang khung hình phạt nặng hơn nhưng phải đảm bảo được rằng toà án không vi phạm về thẩm quyền xét xử.

    Vậy thì cô có đồng ý chưa để ta còn tâm sự dzụ khác.

    Được fsai sửa chữa / chuyển vào 13:56 ngày 05/05/2006
  5. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Anh lơ sơ Fsai thân mến của tớ (giả dối một tị) ,
    Điều anh viết ở trên là đương nhiên, tớ hoàn toàn nhất trí. Tuy nhiên trong bài viết lần này, anh vẫn tiếp tục "nhầm nhọt chút chút", cụ thể thế này ạ :
    Không nhất thiết phải giả định vụ án của bác M là "một vụ án của tương lai". Hiện nay, có 90 Toà án nhân dân cấp huyện (và một số Toà án quân sự cấp khu vực) đang thực hiện thẩm quyền xét xử mới theo quy định tại Điều 170 BLTTHS 2003. Nếu Toà án cấp huyện nơi xử bác M kia là 1 trong số những Toà án trên thì hoàn toàn có quyền áp dụng khoản 2 Điều 111.
    Về các TA cấp huyện được giao thẩm quyền xét xử theo Điều 170, lơ sơ có thể tham khảo Nghị quyết số 523 (2004) của Uỷ ban thường vụ Quốc hội .
    Mà bảo : "sau ngày 1 tháng 7 năm 2009 - khi mà Tòa án nhân dân cấp huyện có quyền như quy định tại khoản 1 điều 170 của bộ luật tố tụng hình sự" là không chính xác. Hiện nay, do nhiều Toà án cấp huyện chưa có đủ điều kiện nên mới chỉ có 90 Toà án cấp huyện được giao thẩm quyền xét xử mới. Theo Nghị quyết của Quốc hội về thi hành BLTTHS 2003 thì chậm nhất là 01-7-2009, toàn bộ Toà án cấp huyện thực hiện thẩm quyền xét xử theo quy định tại Điều 170 nêu trên. Như vậy tức là từ 01-7-2009 trở về trước, Toà án cấp huyện đã (dần dần) thực hiện thẩm quyền xét xử theo Điều 170; không phải đợi đến sau 1-7-2009 mới có thẩm quyền này như ý hiểu của anh đâu.
    Nếu anh Fsai không có ý kiến gì phản đối những thứ tớ viết ở trên, thì ta có thể chấm dứt vụ "bác M phạm tội hờ dờ " ở đây . Thế nhỉ.
    Được remediot sửa chữa / chuyển vào 17:27 ngày 05/05/2006

Chia sẻ trang này