1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Luật sư ơi, bao giờ cho đến bao giờ ????

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi Boomerang, 25/05/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Boomerang

    Boomerang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    290
    Đã được thích:
    0
    Luật sư ơi, bao giờ cho đến bao giờ ????

    Cái này ở bên Vnexpress:

    Ngành tòa án không muốn thay đổi trình tự xét hỏi

    Quy định mới của dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự - đặt HĐXX vào vị trí trọng tài, kiểm sát viên, luật sư giữ vai trò tranh tụng chính - đang gặp nhiều ý kiến phản đối từ phía các đại biểu công tác trong ngành tòa án. Tại buổi thảo luận tổ sáng 24/5, họ đều cho rằng để HĐXX giữ vai trò chính trong xét hỏi như hiện tại không vướng mắc gì.

    Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành quy định phiên tòa được bắt đầu bằng việc tòa kiểm tra căn cước. Sau đó đại diện viện kiểm sát giữ quyền công tố đọc cáo trạng. Phần xét hỏi chủ yếu do HĐXX tiến hành để kiểm tra toàn bộ chính chính xác về các tình tiết, chứng cứ. Chỉ đến phần tranh luận mới có ý kiến qua lại giữa công tố viên và luật sư, HĐXX ngồi nghe, điều hành tranh luận. Đại biểu Phạm Quý Tỵ, Chánh án TAND Hà Nội, nói: ?oTrình tự xét hỏi như trên chưa có gì vướng mắc. Nghị quyết 08 yêu cầu việc phán quyết phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại tòa. Như vậy chỉ cần phối hợp xét hỏi với tranh tụng ở phần tranh luận là được?.

    Đại biểu Lê Thị Nga, Phó chánh án TAND thành phố Đà Nẵng, cũng có quan điểm tương tự: ?oTôi thiên về quan điểm tranh tụng chỉ nằm trong phần tranh luận. Điều này cũng phù hợp với thực tiễn tố tụng của ta là kết hợp cả xét hỏi và tranh luận. Trình tự xét hỏi trong bộ luật hiện hành đã hợp lý. HĐXX hỏi chính là thực hiện điều tra công khai tại tòa, thẩm tra chứng cứ có trong hồ sơ. Tòa chỉ xét xử, không điều tra, nay lại không được hỏi, chỉ ngồi nghe thì khó phán quyết đúng đắn được?.

    Lập luận của các đại biểu ngành tòa án đều cho rằng dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự sửa đổi đã cho phép kiểm sát viên làm thông khâu điều tra, truy tố, xét xử, tham gia vào nhiều hoạt động điều tra. Nắm vững nội dung vụ án như vậy thì ra tòa, kiểm sát viên không cần phải xét hỏi nhiều nữa.

    Về khái niệm ?otranh tụng? nêu trong Nghị quyết 08, các đại biểu này cho rằng chỉ cần thể hiện rõ ở phần tranh luận giữa kiểm sát viên và luật sư. Kiểm sát viên giữ quyền công tố cần được mở rộng quyền theo hướng được thay đổi tội danh, thay đổi hình phạt, mức bồi thường, chấp nhận hay không chấp nhận các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ mới... Kiểm sát viên sẽ không còn phụ thuộc hoàn toàn vào cáo trạng, hồ sơ vụ án và quan điểm của hội đồng kiểm sát như hiện nay nữa.

    Một số đại biểu không chấp nhận cách lập luận trên. Tiến sĩ sử học Nguyễn Ngọc Đào nói: ?oTôi không tán thành với ý kiến anh Tỵ, rằng trình tự xét hỏi hiện nay là tốt. Thực tế xét xử lâu nay án oan sai rất nhiều, trong khi lập luận bào chữa của luật sư luôn bị tòa bác?. Ông tán thành với sửa đổi trong dự thảo, và đề nghị bổ sung quyền bị cáo được mời nhân chứng. ?oGiả sử tôi là bị cáo, ra tòa tôi phải được quyền mời nhân chứng - người mà tôi cho rằng chỉ họ mới khách quan?.

    Đại biểu Phạm Chuyên, người nhiều năm làm Giám đốc Công an Hà Nội, cũng tán thành với quy định đảm bảo quyền tham gia từ giai đoạn điều tra của luật sư. Ông cho rằng Bộ luật Tố tụng hiện hành chỉ phù hợp thời chiến, tức có thể chấp nhận ?oán tại hồ sơ?. Nhưng thời bình cần thay đổi để đảm bảo dân chủ trong tố tụng mà tranh tụng là trung tâm. Theo ông, việc nghị án nên ghi rõ là ?ochỉ được? - chứ không phải ?ochủ yếu? - dựa vào kết quả tranh tụng. Tất cả các chứng cứ buộc tội và gỡ tội phải được đưa ra tranh luận công khai, thẩm định tính xác thực tại phiên tòa. Và chỉ những gì đã được cọ xát trong quá trình tranh tụng mới được dùng làm cơ sở nghị án. Vậy mới tránh được oan sai cả về tội danh lẫn mức án.

    Theo chương trình kỳ họp này, ngoài buổi thảo luận tại tổ Quốc hội còn 5 buổi thảo luận tập thể tại hội trường về dự án Bộ luật Tố tụng hình sự sửa đổi.

    Nguồn: http://vnexpress.net/Vietnam/Phap-luat/2003/05/3B9C81FF/
    ----------------------------------------
    Tại sao Toà cứ ôm khư khư trình tự cũ, không nhẽ thay đổi sẽ thiệt gì chăng??? Hẳn nhỉ! Các cậu nghĩ sao?

    -----------
    Hải Sơn
  2. Boomerang

    Boomerang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    290
    Đã được thích:
    0
    Vừa ngó thêm được cái này, thế là ai đang mong thành luật sư lại thêm hy vọng rồi nhé, dù là từ dự thảo đến văn bản ban hành rồi thực thi là một quá trình dài, cũng có thể rất dài, nhưng dù sao thì còn có chỗ mà hy vọng. Cố gắng phấn đấu các cô, chú nhé!!!
    Nguồn đây: http://vnexpress.net/Vietnam/Phap-luat/2003/05/3B9C80D5/
    Chủ tọa là trọng tài, kiểm sát viên và luật sư - bình đẳng
    Đó là điểm quan trọng nhất trong nội dung dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự sửa đổi sẽ trình Quốc hội sáng mai. Theo đó, việc xét hỏi, tranh luận tại tòa chủ yếu do kiểm sát viên, luật sư tiến hành; HĐXX đứng giữa, nghị án trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện ý kiến các bên. Như vậy, sẽ có thay đổi cơ bản về vị trí của luật sư, kiểm sát viên trong suốt quá trình điều tra vụ án.
    Viện trưởng VKSND Tối cao Hà Mạnh Trí - Trưởng ban soạn thảo dự luật - nói: ?oĐó là tất cả những gì có thể sửa đổi được trong điều kiện hiện nay?. Những điểm mới quan trọng trên được đưa vào dự luật trong những ngày cuối cùng của quá trình chuẩn bị tài liệu để gửi tới đại biểu Quốc hội.
    Điều 212 dự luật quy định trình tự xét hỏi trong phiên toà: ?o... Khi xét hỏi từng người, kiểm sát viên hỏi trước rồi đến người bào chữa... Khi có câu hỏi, trả lời không đầy đủ hoặc mâu thuẫn thì HĐXX hỏi thêm?. Điều 214 - về nội dung câu hỏi: ?oChủ toạ phiên tòa hỏi bị cáo về ý kiến của bị cáo đối với nội dung buộc tội nêu trong bản cáo trạng và yêu cầu bị cáo trình bày về tất cả những tình tiết của vụ án. Kiểm sát viên hỏi về những tình tiết của vụ án liên quan đến việc buộc tội bị cáo. Người bào chữa hỏi về những tình tiết liên quan đến việc bào chữa?.
    Điều 223 và 224 - về tranh luận tại tòa: ?oLuận tội của kiểm sát viên phải căn cứ vào những tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra tại phiên tòa và ý kiến của bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác tại tòa... Bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tranh luận khác có quyền trình bày ý kiến về luận tội của kiểm sát viên và đưa ra đề nghị của mình; kiểm sát viên phải đưa ra những lập luận của mình để đáp lại?.
    Trình tự và nội dung xét hỏi, tranh luận này khác hẳn với các quy định trong Bộ luật Tố tụng hiện hành, theo đó HĐXX không làm trọng tài mà là người xét hỏi chính. Việc xét hỏi này nhiều năm nay theo hướng xét hỏi - buộc tội, HĐXX làm thay nhiệm vụ công tố của đại diện viện kiểm sát. Vai trò của luật sư trở nên mờ nhạt, với quy định ?ongười tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác, nhưng chỉ được phát biểu một lần đối với mỗi ý kiến mà mình không đồng ý?. Không những thế, ý kiến của họ nhiều khi không được ghi nhận trong bản án, và cũng không ai tranh luận lại.
    Ông Vũ Đức Khiển, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nói: ?oGhi nhận tranh tụng tại tòa là điểm cốt yếu, dẫn tới hàng loạt điều chỉnh tạo điều kiện thuận lợi hơn cho luật sư tiếp cận hồ sơ, tham gia quá trình điều tra; tạo cơ sở pháp lý để kiểm sát viên giám sát, tham gia vào các khâu trọng yếu của hoạt động điều tra?.
    Như Điều 58 dự luật ghi nhận thêm một số quyền quan trọng để luật sư có thể tham gia từ đầu vụ án, khi khởi tố bị can hay khi thân chủ bị bắt. Đó là quyền có mặt khi lấy lời khai của thân chủ, được thông báo trước về thời gian và địa điểm lấy lời khai của thân chủ, quyền thu thập và đưa ra chứng cứ, quyền xem, đọc, ghi chép, sao chụp những tài liệu có trong hồ sơ vụ án, các văn bản tố tụng liên quan đến thân chủ. Kèm với các quyền đó, luật sư có nghĩa vụ không tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết, không được mua chuộc, cưỡng ép người khác khai báo giam dối, cung cấp tài liệu sai sự thật. Quy định này phần nào làm vơi bớt nỗi lo của cơ quan điều tra. Bởi Thứ trưởng Bộ Công an Lê Thế Tiệm từng phát biểu trong phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: ?oLuật sư tham gia bào chữa thì toàn bộ thông tin sẽ bị tiết lộ, gay lắm?.
    Tiếp theo quyết định thông khâu mới đây (quy định nội bộ trong ngành kiểm sát, đòi hỏi kiểm sát viên ?otham gia toàn bộ quá trình điều tra, truy tố, xét xử?) của ngành kiểm sát, dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự lần này sửa đổi theo hướng tăng quyền hạn, cho cơ quan công tố tham gia từ đầu hoạt động điều tra. Điều 36 và 37 - nhiệm vụ, quyền hạn của viện trưởng, phó viện trưởng kiểm sát và kiểm sát viên - cho phép viện kiểm sát khởi tố vụ án, bị can nếu thấy việc không khởi tố của cơ quan điều tra là sai, quyền yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố hoặc thay đổi quyết định khởi tố.
    Viện kiểm sát cũng có quyền yêu cầu thay đổi điều tra viên, quyết định áp dụng, thay đổi biện pháp ngăn chặn; quyết định chuyển, đình chỉ vụ án; quyết định việc truy tố. Kiểm sát viên - thay vì như trước đây chủ yếu thụ động thực hành quyền công tố thông qua hồ sơ vụ án do cơ quan điều tra gửi tới - nay được quyền đề ra yêu cầu điều tra, trực tiếp tiến hành một số việc như triệu tập và hỏi cung bị can, lấy lời khai của những người liên quan. Với các quy định mới này, cơ quan công tố và cơ quan điều tra được gắn kết lại với nhau, thành một bên buộc tội trong hoạt động tố tụng. Nhờ vậy, kiểm sát viên được ủy quyền công tố tại tòa có đủ thông tin, chứng cứ để cùng tranh tụng với luật sư - bên gỡ tội cho bị cáo.
    Trao đổi với VnExpress, Bộ trưởng Tư pháp Uông Chu Lưu - thành viên ban soạn thảo dự luật - nói: ?oQuy định tranh tụng tại tòa là sửa đổi quan trọng nhất lần này. Nhưng để thi hành trong thực tế sẽ còn phải nghiên cứu, bổ sung các văn bản cụ thể hóa trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng?.
    -----------------------------------------
    -----------
    Hải Sơn
  3. longpt

    longpt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    0
    Đây lại là một bước ngoặt mới trong cải cách tư pháp ở VN. Vai trò của LS được nâng cao. Tuy nhiên qua vài phiên toà mẫu theo NQ 08, vai trò của LS vẫn chưa được chú ý, điển hình là vụ Năm Cam, LS còn bị Công an doạ... nên buổi sau mất tự tin. Chán
    http://www.luatgiapham.com
  4. faduc

    faduc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    235
    Đã được thích:
    0

    Hì! Em thấy lâu nay giới luật sư nhà mình cứ bị trói tay, trói chân thế nào ý. Đứng ra bảo chữa trước toà không dám tin rằng bài bào chữa của mình sẽ tác động đến phán quyết của toà. Các luật sư trẻ mới ra trường thì cứ thất nghiệp dài dài.
    Trăng vào của sổ đòi thơ
    Việc quân đang bận xin chờ hôm sau
  5. LVHa74

    LVHa74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    479
    Đã được thích:
    0
    Ngành toà án không muốn thay đổi trình tự tố tụng.. điều đó cũng dễ hiểu thôi!. Làm sao các thẩm phán lại có thể thay đổi cả về quan điểm pháp lý lẫn kỹ thuật tố tụng đã thâm căn cố đế hàng mấy chục năm nay một cách dễ dàng như vậy.
    Trong bối cảnh một xã hội dân chủ và văn minh, không thể tồn tại một hệ thống tư pháp được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc luật thời chiến- martial law- như đại biểu Phạm Chuyên bình luận. Về đề tài "cải cách tư pháp"- chúng ta có đất để làm hẳn một luận án tiến sỹ- quá rộng và phức tạp!. Tôi chỉ xin trao đổi một số vấn đề về chuyên môn theo nhận thức của cá nhân mình:
    1. Hội đồng xét xử là "trọng tài"?
    Tôi xin bắt đầu từ câu chuyện "Nhân danh công lý" hay "Nhân danh nhà nước CHXHCN Việt nam"?. Tác giả Ngô Huy Cương đã có một bài phân tích rất hay trên tờ Thời báo Kinh tế Sài gòn cách đây khoảng 1 năm xung quanh câu chuyện tưởng như vô bổ này, mấu chốt của bài phân tích là: Các thẩm phán của chúng ta- khi tuyên án hình sự thường "Nhân danh nhà nước" thay vì "Nhân danh Công lý", có thể giới luật gia của chúng ta quá quen với những mệnh đề nặng về tính thủ tục này, cho lên không có cảm giác gì. Tuy nhiên, theo tinh thần luật pháp, mệnh đề này là "cái vỏ vật chất" cho một nguyên tắc tuy sai lầm về mặt học thuật nhưng được đương nhiên xem là chân lý bấy lâu nay trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự là: "Nhà nước truy tố và Nhà nước quyết định hình phạt", về mặt logic khái niệm này có kết cấu logic giông giống như cái mà dân gian vẫn gọi là "vừa đá bóng và vừa thổi còi". Một cách tự nhiên, hàng loạt các hệ quả nguy hiểm từ lối tư duy theo nguyên tắc này vẫn được áp dụng đó là:
    - "Án bỏ túi"- vì hoạt động xét xử, đưa ra bản án, quyết định của thẩm phán cũng được hiểu là hoạt động của Nhà nước, do vậy đương nhiên là cần có sự chỉ đạo về đường lối xét xử, về mức hình phạt..vv- vô hình trung, các thẩm phán khó mà có thể chỉ "độc lập và tuân theo pháp luật được";
    - Viện kiểm sát (cơ quan công tố) nhân danh Nhà nước- đương nhiên; hội đồng xét xử cũng nhân danh Nhà nước, do vậy bất kỳ luật gia có chút ít kinh nghiệm về tố tụng hình sự cũng dễ thấy rằng trong đại đa số các phiên toà hình sự, Kiểm sát viên và hội đồng xét xử đều đứng về một phe- vị thế tự nhiên của bên bị (dù có luật sư hay không) thường là rất bất lợi. Có một luật sư than rằng "Trước cải cách tư pháp, thẩm phán có quyền không cho luật sư nói, sau cải cách tư pháp- luật sư có quyền nói, nhưng người nói có người nghe hay không lại là chuyện khác- vớ vẩn nói sai lại bị truy tố thì hại to!".
    .......không biết ban dự thảo sửa đổi BLTTHS xử lý vấn đề này như thế nào! Tuy nhiên, quan điểm cá nhân tôi cho rằng về mặt kỹ thuật, chúng ta chỉ có thể giải quyết vấn đề "trọng tài" hay không trọng tài một cách rốt ráo khi áp dụng chế độ xét xử theo bồi thẩm đoàn.
    2. Những cải cách khác. Tôi chưa được đọc dự thảo sửa đổi của BLTTHS, nhưng nghe nói rằng BLTTHS mới tập trung mở rộng quyền của LS tham gia tố tụng từ giai đoạn điều tra, được quyền tham gia các buổi đối chất, hỏi cung thân chủ của mình..vv; đây là một dấu hiệu cực kỳ tiến bộ- góp phần không nhỏ vào việc ngăn chặn sự lộng quyền của cơ quan điều tra. Rất nhiều đồng nghiệp của tôi làm tranh tụng đã cười ra nước mắt khi họ được "gặp mặt" thân chủ- nhưng không được quyền trao đổi, vì theo điều tra viên- BLTTHS quy định "gặp mặt" không có nghĩa là được nói chuyện; hay thẩm phán cho LS đọc hồ sơ nhưng "báo hại" không cho luật sư ghi chép hay photocopy hồ sơ- vì luật chỉ cho "đọc hồ sơ" - nếu hồ sơ có độ dày lên tới hàng trăm trang, luật sư chỉ có "mếu"...vv
    Tôi sẽ chờ đọc BLTTHS mới xem thế lào!!!
  6. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Em thấy riêng chuyện Luật sư ngồi dưới, còn Viện kiểm sát ngồi trên trong ''''vụ án mẫu'''' Năm Cam là không đúng với ''''tinh thần cải cách tư pháp'''' rồi.
    Vấn đề là phải nâng chất lượng đội ngũ kiểm sát viên. Song song với đó là các luật sư có tâm hơn (bảo vệ công lý chứ không phải chỉ bảo vệ thân chủ)
    Còn gì nữa, để em về tìm thêm rồi bàn luận tiếp.
    http://www.ttvnol.com/forum/f_324
    http://www.ttvnol.com/forum/f_461

    Luật et CNN -C''est My love
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 21:53 ngày 10/09/2003
  7. XuanThuy1979

    XuanThuy1979 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/04/2002
    Bài viết:
    823
    Đã được thích:
    0

    Thay đổi trình tự xét hỏi cũng giống như việc đưa nhà nước pháp quyền vào hiến pháp sửa đổi vậy. Để thay đổi một cái đã ăn sâu vào cách nghĩ và cách làm thì trước tiên phải tuyên khẩu hiệu đã, sau đó mới thông qua thảo luận mà dần dần làm rõ. Giới nghiên cứu chúng ta cần chú ý một điểm quan trọng là: Tham khảo mô hình của các nước phát triển.
    Còn vì sao ngành tòa án không muốn thay đổi trình tự xét hỏi. Theo tôi ở nước ta ngành nào cũng vậy, nói đến thay đổi là một việc khó khăn do nhiều nguyên nhân tế nhị như bị giảm quyền lực, thay đổi nhân sự?
  8. Giaaotuicom

    Giaaotuicom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Admin ghép chủ đề loạn cả lên, bài gửi trước thì ghép vào sau, chán quá!
    Em paste lại nhưng không được chuẩn lắm!
    Từ @thienhadebetanhhung
    Chào các bạn, từ lâu tôi có một thắc mắc rất lớn về vai trò của luật sư mà chưa hiểu nổi, mong các bạn chỉ giáo.
    Trên thực tế, ta thường hiểu luật sư - nói dân dã là "thầy cãi" - là người sẽ tìm mọi cách biện hộ cho thân chủ của mình theo chiều hướng giảm tội (Tất nhiên, vì thân chủ phải bỏ tiền ra thuê mà). Vấn đề đặt ra là nếu như trong quá trình thu thập tài liệu, thông tin để biện hộ cho thân chủ, nếu luật sư phát hiện ra thông tin bất lợi (mà cả cơ quan điều tra và tòa án đều chưa biết) thì luật sư đó có nghĩa vụ đưa nó ra hay không - với tư cách một công dân. Bộ luật hình sự nước ta đã có điều quy định về tội "Không tố giác tội phạm" - nếu luật sư giấu một chi tiết cực kỳ quan trọng mà sau này cơ quan điều tra phát hiện được thì có bị truy tố hay không?
    Thêm nữa, trong trường hợp bị cáo không hoặc không thuê được luật sư thì luật sư do tòa chỉ định có bắt buộc bào chữa "hết mình" cho bị cáo đó hay không???
    Qua đây, ai có thể nói rõ quyền lợi trách nhiệm của luật sư cho tôi không, xin cám ơn.
    thienhadebetanhhung
    Trả lời của anh @Giaaotuicom:
    Thân gửi bạn!
    Nếu tôi nhớ không nhầm, năm 2002 Bộ Tư pháp Việt Nam cho ra đời Bộ quy chế mẫu về đạo đức nghề nghiệp của luật sư. Dựa trên bộ quy chế mẫu này, căn cứ vào các đặc thù kinh tế, địa lý v.v., các đoàn luật sư thuộc các tỉnh và thành phố trong cả nước sẽ xây dựng riêng cho mình tưng Quy chế đạo đức nghề nghiệp cụ thể. Câu hỏi của bạn sẽ được giải đáp tại Bộ quy chế mẫu về đạo đức nghề nghiệp của luật sư đấy. Cố gắng tìm.
    Nếu coi Quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư là lý thuyết để điều chỉnh hoạt động nghề nghiệp của luật sư thì trên thực tế (Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung) giữa lý thuyết và thực tiễn là một khoảng màu xám. Vì lawyer is whom who be or can or must read between the lines.
    Thân ái!
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 17:48 ngày 04/12/2003
  9. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Em thì chưa học về Luật hình sự, cũng chưa tham khảo quy chế Luật sư ( nếu anh giaaotuicom có tài liệu online có thể gửi cho em được không ạ? em xin cảm ơn anh trước) nhưng em có biết thế này:
    - Luật sư không chỉ là người bảo vệ thân chủ mà còn là người bảo vệ pháp luật, và cao hơn là bảo vệ công lý.
    - Luật sư nếu có phạm tội thì cũng như công dân thường. Không có sự phân biệt đối xử.
    Mong mọi người chỉ giáo thêm.
    À, hôm qua đọc được cái này bên MFC (Điện ảnh) có liên quan đến Luật, tuy không liên quan đến chủ đề này lắm nhưng cũng có nhắc đến Một nguyên tắc trong quá trình tố tụng. Xin phép tác giả của bài viết này bên MFC được post lên đây. (Vì điều kiện không cho phép nên không trích dẫn link được).
    ?o Anh có quyền giữ im lặng...?
    ( Sưu tầm từ báo Pháp Luật Tp.HCM số ra ngày 29-5-2003 )
    Câu nói trên dã trở nên quá quen thuộc trong phim nào có dính đến đề tài cảnh sát và toà án. Cảnh sát bắt buộc phải nói câu này khi tiến hành bắt giữ nghi can hình sự. Đây là lời mở đầu trong những lời nhắc nhở của cảnh sát đối với nghi can hay còn gọi là QUY TẮC MIRANDA nhằm giải thích cho nghi can nhận thức được quyền lợi của họ.
    Câu nói nổi tiếng trên có nguồn gốc từ một vụ án xảy ra vào năm 1963. Ernesto Miranda, 21 tuổi, bị bắt giữ tại Phoenix ( bang Arizona ) về tội cướp ngân hàng. Trong thời gian bị tạm giam, Miranda đã ký vào biên bản khai nhận tội cướp ngân hàng và còn ký nhận thêm tội bắt cóc và hiếp một cô gái 18 tuổi 11 ngày trước khi vụ cướp xảy ra. Sau khi toà tuyên án, luật sư của Miranda đã kháng cáo dựa trên cơ sở Miranda không biết được rằng anh được Tu chính án thứ năm bảo vệ quyền lợi. Tu chính án thứ năm trong hiến pháp Mỹ khẳng định : Không người nào bị bắt buộc phải làm nhân chứng chống lại chính mình trong bất cứ vụ án hình sự nào.
    Toà án tối cao đã xem xét vụ án và bác bỏ bản án của toà cấp dưới. Trong phán quyết nổi tiếng vào năm 1966 mà sau này được gọi là Quy tắc Miranda, Toà án tối cao đã tuyên: Công tố viên không được sử dụng lời khai bị can trong thời gian họ bị tạm giam nếu cảnh sát không nhắc nhở cho họ biết trước các quyền lợi của họ trong thẩm vấn, và trong trường hợp như thế, bị can có quyền giữ im lặng.
    Sau đó, toà cấp dưới đã xét xử lại vụ án nhưng Miranda vẫn bị kết tội dựa trên những chứng cứ khác. Anh ta chịu mức án 11 năm tù, được tha trước thời hạn hạn vào năm 1972 và bị đâm chết trong một vụ đánh nhau vào năm 1976. Trớ trêu là nghi can trong vụ đánh nhau này đã sử dụng chính quy tắc Miranda, không khai nhận điều gì. Sau đó, cảnh sát buộc phải phóng thích anh ta vì không tìm được bằng chứng nào khác.
    Nhân vật chính đây :


    No sign!!!
  10. thienhadebetanhhung

    thienhadebetanhhung Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/07/2003
    Bài viết:
    350
    Đã được thích:
    0
    Thật thú vị, chẳng lẽ lại có quy tắc như vậy ư. Tôi không biết tìm đâu ra cái đó, nếu giaaotuicom hay ai tìm thấy thì post lên cho anh em tham khảo nhé.
    Tôi cũng đồng ý rằng nếu coi Quy tắc đạo đức là tiêu chí điều chỉnh hoạt động của luật sư thì hỏng bét - mà lấy cái đó làm tiêu chí cho cái gì cũng hỏng. Để điều chỉnh ở tầm vĩ mô như vậy thì chỉ có pháp luật mà thôi. Tôi rất thích câu trong Tam Quốc khi Từ Thịnh nói với Tôn Quyền về việc Tôn Quyền xin tha tội bất tuân quân lệnh cho Tôn Thiều (đoạn Từ Thình cầm quân chống Tào ấy): "PHÁP LUẬT KHÔNG PHẢI DO NHÀ VUA ĐẶT RA, CŨNG KHÔNG PHẢI TÔI ĐẶT RA MÀ NÓ LÀ Ý NGUYỆN CỦA NHÂN DÂN" - có lẽ không đúng nguyên văn lắm.
    Nên chăng quốc hội xây dựng bộ luật về hoạt động luật sư chứ đừng dùng cái Quy tắc đạo đức ấy, nó phải đặt xuống hàng thứ yếu và chỉ lên trên khi ý thức tự giác của con người đạt mức tuyệt đối. Mà khi đó cần gì luật sư nữa, bọn tội phạm tự giác nhận tội hết ấy mà.!
    thienhadebetanhhung
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 21:34 ngày 04/12/2003

Chia sẻ trang này