1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Luật sư ơi, bao giờ cho đến bao giờ ????

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi Boomerang, 25/05/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Giaaotuicom

    Giaaotuicom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Chỉ giáo thì không dám! Sợ nhất là bị chụp mũ "dạy đời!" Thôi ta cứ cùng nhau trao đổi, hiểu biết thêm điều nào là tốt điều đó.
    Về nghĩa vụ không chỉ bảo vệ thân chủ mà còn là người bảo vệ pháp luật và cao hơn cả là bảo vệ công lý chỉ là một câu tuyên ngôn nghề nghiệp. Một câu luật sư cần tuyên thệ khi bắt đầu hành nghề. Câu tuyên ngôn này nhằm vào lòng tự hào và lương tâm nghề nghiệp của luật sư. Thực tế như thế nào có lẽ phải hỏi một người luật sư hành nghề thực thụ. Có thể anh ta sẽ bị thiếu thốn về vật chất nếu phải đặt nghĩa vụ bảo vệ công lý cao hơn bảo vệ khách hàng (đùa một chút).
    Chúng ta cần tâm niệm một nguyên tắc tiến bộ của loài người là "mọi người đều bình đẳng trước pháp luật." Nó có nghĩa rằng không ai đứng lên trên pháp luật (không có vua) và cũng không ai đứng ngoài pháp luật (không có Robin Hood). Luật sư không là ngoại lệ. Trừ một số đặc quyền nghề nghiệp (hiện tại chưa có tại Việt Nam) ví dụ như không bị tạm giữ nếu phóng nhanh vượt ẩu trên đường đến phiên toà (tất nhiên thì sau đó luật sư cũng vẫn phải đến sở cảnh sát và nộp phạt như thường) thì luật sư chịu điều chỉnh bởi các quy định pháp luật như mọi người bình thường khác. Tuy nhiên, nghề luật sư là một nghề đặc biệt. Nó giống như nghề thầy thuốc ở điểm một mặt có thể cứu bệnh nhân nhưng mặt khác có thể đầu độc bệnh nhân. Vì vậy nghề này cần một bộ quy tắc ứng xử nghề nghiệp (professional code of conduct) để điều chỉnh các hành vi nghề nghiệp của luật sư, bảo vệ lợi ích công cộng cũng như lợi ích khách hàng. Luật sư vi phạm bộ quy tắc thì bị hội nghề nghiệp (các đoàn luật sư) thu hồi thẻ hành nghề.
    To Constancy: mình không có Bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp mẫu của Bộ Tư pháp (computerized). Mình nghĩ bạn có thể tìm tại các trang web cho phép đọc và download các văn bản QPPL.
    Tản mạn một chút về quy tắc hiến định "mọi người đều bình đằng trước pháp luật". Có một cuốn truyện hay, tác giả đặt trại ra là "mọi loài đều bình đẳng" rồi theo diễn biến câu chuyện, một ngày nào đó nó trở thành "mọi loài đều bình đẳng nhưng có loài bình đẳng hơn các loài khác." Ngộ ghê!

    Quy tắc Miranda cùng với một số các quy tắc hiến định khác như được luật sư bảo vệ, quyền được thông báo (về diễn biến vụ án) v.v. hợp thành cái gọi là due process of law. Theo mình có thể chuyển ngữ sang tiếng Việt là: tố tụng hợp thức hay quy trình xét xử hợp thức.
    Thân ái!
  2. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Về phần bình luận của mọi người ở trên tôi rất đồng tình và không thể có ý kiến gì thêm hơn vì nó quá đầy đủ.
    Em xin bàn thêm chút ít về vai trò của Luật sư, hiện nay ở Việt Nam chúng ta đang theo hình thức gọi là Tố tụng xét hỏi và vai trò của LS trong giải quyết các vụ án HS là rất thấp.
    Xuất phát từ nhu cầu tất yếu, trong BLTTHS sửa đổi dự thảo, có rất nhiều ý kiến đối lập gay gắt trong việc có nên quy định cho Luật sư tham gia vào vụ án ngay từ giai đoạn khởi tố hay không? Phía bên đại diện Luật sư thì có nhiều lý lẽ để thuyết phục cho phép LS tham gia vào vụ án ngay từ đấu, tuy nhiên, phía bên các cơ quan Điều tra cũng phản bác lại rằng việc để LS tham gia vào ngay từ giai đoạn đầu tiên của vụ án sẽ làm cho công việc điều tra của cơ quan điều tra bị ảnh hưởng và không hiệu quả. Vậy theo các bạn, có nên để cho LS tham gia vào vụ án ngay từ đầu không?
    Theo ý kiến của riêng tôi thì tôi nghĩ NÊN. Vì một số lý do sau đây:
    - LS tham gia ngay từ giai đoạn đầu sẽ góp phần không nhỏ trong bảo vệ quyền lợi của nghi phạm.
    - Sự có mặt của bên thứ ba trong hoạt động điều tra, xét hỏi, tìm chứng cứ... của cơ quan điều tra sẽ được minh bạch và hạn chế được tình trạng tiêu cực trong điều tra vụ án (ép cung, dùng vũ lực, xâm phạm quyền công dân của nghi phạm...)
    ...
    Mong mọi người cho ý kiến bình luận.
    Được no-fear sửa chữa / chuyển vào 01:54 ngày 28/08/2003
  3. thienhadebetanhhung

    thienhadebetanhhung Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/07/2003
    Bài viết:
    350
    Đã được thích:
    0
    KHÔNG!
    Các bạn phải biết rằng việc đấu tranh nhằm vạch ra tội trạng của một đối tượng là vô cùng khó khăn, vất vả chứ không đơn giản. Theo quy tắc Mirinda, mà thực ra chỉ cần theo tâm lý bản năng thôi, người ta phải tự bảo vệ chính mình, nên dù có phạm tội thì đa số vẫn tìm cách chối cãi, chỉ khi nào không thể chối mới phải nhận. Đối với bọn tội phạm có truyền thống thì điều này càng khó khăn, bọn nó đánh đấm, đâm chém nhau mãi nên bản lĩnh và sự lì lợm cũng như kinh nghiệm đối phó rất cao, tôi tin chắc cơ quan điều tra phải tiến hành nhiều biện pháp nghiệp vụ đặc trưng (như trong phim Cảnh sát hình sự chẳng hạn) mới chiến thắng bọn chúng.
    Hmmm, nếu bây giờ cho luật sư tham gia ngay từ giai đoạn điều tra thì với nhiệm vụ bảo vệ thân chủ, chẳng có gì đảm bảo là họ không tiết lộ bí mật điều tra cho thân chủ của họ và thế là cơ quan điều tra đi tong. Rất khó để tin rằng các luật sư trong điều kiện như vậy lại không có "nháy" gì cho thân chủ.
    Tất nhiên, trường hợp cơ quan điều tra sai mà luật sư không bào chữa nổi cho thân chủ vì thiếu thông tin do không được tham gia từ đầu quá trình điều tra thì cũng dở, rất dở. Tuy nhiên, tôi thấy rằng để giải quyết vấn đề này thì nên có quy chế cụ thể và hoàn chỉnh hơn về sự phối hợp giữa cơ quan điều tra và luật sư thì hơn, về việc cung cấp tin tức. Và quan trọng hơn hết là tinh thần chí công, vô tư, khách quan của cả người tiến hành điều tra và luật sư, vì LẼ PHẢI.
    Trong điều kiện hiện tại, chưa thể cho luật sư tham gia quá trình điều tra được đâu. Bác nofear và các bác nghĩ sao, nếu đồng ý thì vote cho tôi mấy sao đi.
    thienhadebetanhhung
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 21:35 ngày 04/12/2003
  4. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Trước khi thảo luận tiếp mời các bác xem cái này cho vui:
    Luật sư sẽ không bị biến thành... "ca sĩ"?

    VietNamNet) - Làm thế nào để khẳng định hơn nữa vai trò của luật sư trong quá trình xét xử? Hơn 50 đại diện của các Văn phòng luật sư thuộc Đoàn luật sư TP Hà Nội cuối tuâ?n qua đã sôi nổi bàn luận để đóng góp ý kiến vào Dự thảo Bộ luật tố tụng hình sự.
    Viện kiểm sát cần tham gia nhiều hơn nữa

    Dẫn giải phạm nhân.
    Ông Trần Vũ Hải - Giám đốc Văn phòng luật sư Trần Vũ Hải đề nghị, trong vòng 24 giờ, Viện kiểm sát phải chịu trách nhiệm thẩm vấn người bị tạm giữ. Sau đó, trong suốt quá trình xét xử, Viện kiểm sát cũng sẽ chịu trách nhiệm về lời khai của bị can, bị cáo chứ không như hiện nay, Viện kiểm sát chỉ được cung cấp các biên bản lời khai do công an cung cấp tại toà. Làm như vậy chưa khẳng định được vai trò của Viện kiểm sát. Viện kiểm sát không "vào cuộc" ngay từ đầu cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng luật sư cũng không được tham gia ngay từ khi bắt đầu quá trình điều tra.
    Thứ hai, ông Hải kiến nghị hết sức lưu ý đến tình trạng "bắt khẩn cấp" trong dự thảo. Điều này chỉ nên được xem như trường hợp ngoại lệ. Chủ các DN phạm pháp đặc biệt nghiêm trọng mới tiến hành bắt khẩn cấp. Khi tiến hành bắt, cũng cần có ý kiến đồng ý và sự tham gia của Viện kiểm sát, chứ không để tình trạng như hiện nay, chủ doanh nghiệp bị bắt khẩn cấp trong nhiều trường hợp không đặc biệt nghiêm trọng, dẫn đến tình trạng DN không có chủ như rắn mất đầu, DN chết là... chết một lèo! Đơn cử như DN Thành Long (tỉnh Sơn La) bị hơn 100 công an ập đến DN bắt giám đốc vì những tội đánh người, đánh bạc (đã diễn ra từ năm 1999, 2000) mà không hề có lệnh bắt, không có sự đồng ý của Viện kiểm sát. Đến nay, đã 8 tháng từ khi giám đốc DN bị bắt mà luật sư không được vào gặp thân chủ và DN thì coi như đã "tắc thở" hoàn toàn.
    Khẳng định rõ vai trò và trách nhiệm của luật sư
    Luật sư Hà Thị Ngân Giang cho rằng, mục a khoản 2 điều 58 về quyền của người bào chữa chỉ là "hư quyền": "Có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu điều tra viên đồng ý thì được hỏi người bị tạm giữ, bị can và có mặt trong những hoạt động điều tra khác". Thực tế, luật sư hầu như không bao giờ có mặt khi người bị tạm giữ khai báo, để được gặp bị can phải qua một qúa trình rất rắc rối và mất thời gian.
    Luật sư Nguyễn Bá Diến cho rằng nên thay đổi khoản 4, điều 56, luật sư nên được tạo điều kiện được gặp thân chủ của mình khi đã có giấy giới thiệu của văn phòng, có thẻ luật sư. Còn giấy chứng nhận bào chữa thì nên để điều tra viên ký, thay vì thủ trưởng cơ quan điều tra ký. Tình trạng thường thấy hiện nay là luật sư đi năm lần bảy lượt mới xin được giấy chứng nhận bào chữa vì rất khó gặp lãnh đạo, đến khi xin được thì đã hết thời hạn tạm giam rồi, chứ chưa nói đến tạm giữ! Giấy chứng nhận đó cũng nên được dùng trong suốt quá trình điều tra, chứ không phải chỉ để dùng một lần như hiện nay. Ông Hải bổ sung, ở điểm này, vai tro? cu?a luật sư bị "thụt lùi" vì trước đây 10 năm, luật sư gặp bị can, bị cáo không cần giấy giới thiệu của cơ quan điều tra. Còn một "ngõ cụt" khác cho luật sư là, muốn được tham gia bào chữa, luật sư phải có được đơn của bị can, bị cáo. Trên thực tế thì vấn đề này hầu như không thực hiện được vì bị can, bị cáo bị bắt đang nằm trong trại giam, luật sư làm sao vào trại giam để yêu cầu họ viết đơn được?
    Luật sư Phan Thị Hương Thuỷ đề nghị trong điều 58, khoản 2, mục h "người bào chữa được đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ liên quan đến việc bào chữa sau khi kết thúc điều tra theo quy định của pháp luật" khiến luật sư rất bị động, không biết những chứng cứ khác ngoài lời khai của thân chủ và thân nhân nên rất khó xác định cơ sở bào chữa. Mục này nên sửa lại là, luật sư có quyền biết, đọc những tài liệu cơ quan điều tra tiến hành. Nếu luật sư tiết lộ bí mật điều tra, để cho bị cáo thông cung, thì cần bổ sung thêm chế định xử lý, thậm chí bị truy tố.
    Luật sư Trần Duy Phương Đức - Văn phòng luật sư số 2 - Đoàn luật sư HN cho rằng, điều 57, khoản 3 nên bỏ: "Mặt trận Tổ quốc VN và các tổ chức thành viên có quyền cử bào chữa viên nhân dân để bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức mình". Theo bà, luật sư cũng chưa làm được điều đó ngay cả khi đã có cơ chế, thì khoản này chỉ mang tính hình thức. Bà Đức cũng cho rằng, cần chấm dứt tình trạng chứng cứ của luật sư cung cấp cho Hội đồng xét xử, có thể dùng hoặc không, nhưng không được phép cung cấp lại cho công an yêu cầu điều tra lại. Làm như vậy là không đảm bảo quyền bình đẳng chứng cứ.
    Còn luật sư Trần Quang Mỹ - VP luật sư Hùng Vương lại đề nghị bỏ mục b,c trong khoản 1, điều 56: "Người bào chữa có thể là người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; bào chữa viên nhân dân". Những khái niệm này không rõ, không ai chứng nhận vai trò của những người này nên rất dễ gây ra những tuỳ tiện. Ông Mỹ cũng cho rằng, trong điều 58 có nói đến quyền và nghĩa vụ của luật sư, thì cũng nên bổ sung điều khoản về quyền và nghĩa vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng.
    Luật sư Đào Ngọc Lý đóng góp vào khoản 4, điều 200 chưa ghi luật sư được xem biên bản phiên toà vào thời điểm nào, vì vậy nên bổ sung là luật sư được xem biên bản ngay sau khi kết thúc phiên toà để có thể bổ sung những tình tiết sửa đổi, chỉnh lý.
    Luật sư Vương Trọng Thế đề nghị thêm chữ "các" vào trước cụm từ "văn phòng luật sư" trong khoản 2, điều 57: "...Toà án phải yêu cầu văn phòng luật sư cử người bào chữa cho bị can, bị cáo". Làm như vậy để tránh tình trạng "chỉ định" các văn phòng luật sư. Ngoài ra, cần bổ sung thêm "nguyên tắc có lợi cho bị cáo" vì hiện nay, mỗi lần luật sư gặp bị cáo không quá 1 giờ. Như vậy, xin giấy chứng nhận thì quá khó, mỗi lần gặp lại rất ngắn, chứng cớ ít ỏi, đứng trước toà, luật sư chỉ như "ca sĩ", ý kiến rất ít khi được coi trọng.
    Luật sư Bích Lan lại cho rằng, điểm d, khoản 2, điều 48 nên bỏ, bởi vì thực tế luôn... xa vời vợi, không bao giờ được thực hiện: "Người bị tạm giữ có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa"...
    Ông Nguyễn Trọng Tỵ, chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội cho biết, những ý kiến mới, khả thi trong buổi tham gia đóng góp vào Dự thảo này sẽ được tổng hợp, báo cáo lên Bộ Tư pháp, Hội đồng nhân dân, UB Pháp luật quốc hội để xem xét.
    Quốc Phương



    No sign!!!
  5. longpt

    longpt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    0
    1.VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ.
    1.1. Vai trò của luật sư trong công việc bảo vệ quyền của bị can, bị cáo và các đương sự trước toà.
    Trên thế giới, nghề luật sư được tổ chức theo nhiều hình thức và rất đa dạng. Sự đa dạng này xuất phát từ các đặc thù lịch sử, văn hoá, cách suy nghĩ cũng như hệ thống pháp luật của mỗi nước. Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về nghề luật sư nhưng đều có chung một điểm cho rằng, luật sư là một nghề trong xã hội, là công cụ hữu hiệu góp phần đảm bảo công lý. Nghề luật sư rất chú ý đến vai trò cá nhân, uy tín nghề nghiệp của luật sư và tính chất tự do trong tổ chức hành nghề luật sư.
    Tuỳ thuộc vào điều kiện của mỗi nước mà có sự nhận thức khác nhau về vai trò, vị trí của luật sư. Nghề luật sư và vai trò của luật sư luôn có sự thay đổi và phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế khách quan của mỗi xã hội.
    Nhiệm vụ của luật sư là góp phần bảo vệ pháp chế bằng việc hướng dẫn cho khách hàng hiểu biết và thi hành đúng pháp luật, phục vụ công lý, bảo vệ những quyền của công dân đã được pháp luật quy định.
    Trong cuộc sống hàng ngày công dân thường có nhiều mối quan hệ với nhau và với cơ quan, tổ chức. Những mối quan hệ này nhiều khi phát sinh những mâu thuẫn, động chạm tới quyền lợi mỗi bên. Đặc biệt là những vấn đề giải quyết bằng con đường Toà án mà ở đây những quyền cơ bản của công dân dễ bị động chạm nhất. Thường công dân bị hạn chế bởi trình độ văn hoá, sự hiểu biết pháp luật nên khó có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình một cách đầy đủ và toàn diện. Tổ chức luật sư được thành lập để giúp công dân về mặt pháp lý. Luật sư là người am hiểu pháp luật có kinh nghiệm trong hoạt động pháp luật, là người giúp cho công dân về mặt pháp lý có hiệu quả nhất khi có những vụ việc xảy ra liên quan đến pháp luật, nhất là những vụ việc ở Toà án.
    1.2. Vai trò của luật sư trong hoạt động tư vấn pháp luật góp phần bảo vệ quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức.
    Luật sư trước hết là một chuyên gia pháp luật, là một cố vấn pháp luật mà ở họ có những kỹ năng nghề nghiệp thực thụ. Nghề luật sư có những điểm tương đồng với nghề bác sỹ. Bác sỹ là những người có kiến thức về y học và cũng nhờ những kiến thức đó để họ có thể chăm sóc bệnh nhân của mình. Chính bởi vì bác sỹ tôn trọng bệnh nhân mà bệnh nhân cũng như xã hội đã trao cho họ sứ mệnh chăm sóc sức khoẻ con người. Cũng như vậy, ở nghề luật sư cần có kiến thức pháp luật, thông thạo nghề nghiệp để chăm sóc những ?ocon bệnh pháp luật? của mình. Họ thực hiện nhiệm vụ của mình bằng nhân phẩm, lương tâm, độc lập, liêm chính nhân đạo và đôi khi bằng cả lòng dũng cảm.
    Để công chúng, các nhà kinh doanh tuân thủ pháp luật và sự công bằng, bình đẳng của pháp luật thì những người hành nghề luật sư phải tự mình tôn trọng pháp luật. Đó là vì sao nghề luật sư phải được pháp luật điều chỉnh chặt chẽ để duy trì lòng tin của xã hội và giới kinh doanh. Ngoài những quyđịnh trên còn những quy tắc nghề nghiệp bổ sung cho các quy định của pháp luật.
    Bên cạnh hoạt động tranh tụng, luật sư còn nhận làm tư vấn pháp luật cho các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước bằng các hình thức ký kết hợp đồng nhân danh mình hoặc nhân danh Đoàn luật sư. Luật sư thực hiện tư vấn trong nhiều lĩnh vực pháp luật, soạn thảo các văn bản pháp luật, soạn thảo di chúc, hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bán bất động sản, soạn thảo giấy tờ pháp lý của công ty? Lĩnh vực hoạt động soạn thảo văn bản có liên quan đến pháp luật là một lĩnh vực hoạt động quan trọng trong hoạt động tư vấn của luật sư. Luật sư còn hướng dẫn khách hàng về những vấn đề có liên quan đến pháp luật, quyền của họ được pháp luật quy định và cách xử sự theo đúng pháp luật. Việc tư vấn pháp luật cho khách hàng của luật sư góp phần không nhỏ trong việc giải quyết những tranh chấp xảy ra trong đời sống xã hội, ngăn chặn được những hành vi vi phạm pháp luật, giảm bớt phiền hà cho cơ quan Nhà nước khi người dân thiếu hiểu biết pháp luật đi khiếu nại không đúng cơ quan có thẩm quyền.
    1.3. Vai trò của luật sư trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật.
    Là người hiểu biết pháp luật, thông qua việc hành nghề, luật sư phải trau dồi kiến thức và sử dụng kiến thức đó để tăng cường giáo dục và phát triển hệ thống pháp luật.
    Ngoài ra, luật sư phải chú ý tới những khiếm khuyết trong việc thực thi pháp luật và ý thức được rằng người nghèo, đôi khi có cả người không nghèo không nhận được sự hỗ trợ pháp lý đầy đủ. Vì vậy, phải dành thời gian và ảnh hưởng của mình để giúp đỡ họ.
    Nghĩa vụ nghề nghiệp của luật sư được thể hiện trong việc chấp hành những quy định về đạo đức nghề nghiệp. Ngoài ra mỗi luật sư phải có lương tâm nghề nghiệp và phải dành được sự tôn trọng của đồng nghiệp. Luật sư phải cố gắng để có được kỹ năng hành nghề cao nhât, để hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp của mình.
    Luật sư đóng một vai trò quan trọng trong việc góp phần bảo vệ quyền cơ bản của công dân và phát triển xã hội. Cùng với thời gian, đội ngũ luật sư Việt Nam dần dần khẳng định rõ vị trí, vai trò của mình trong xã hội. Luật sư với tư cách là người có kiến thức sâu,rộng về pháp luật có chức năng bảo vệ quyền,lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, tham gia tích cực trong việc bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, cần phải khẳng định mình hơn nữa trong công cuộc xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh ở Việt Nam.
    2. ĐẶC THÙ CỦA VIỆC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ
    2.1. Tiêu chuẩn luật sư

    Luật sư hành nghề bằng kiến thức pháp luật, kỹ năng nghề nghiệp của cá nhân luật sư. Nói cách khác, phẩm chất và năng lực cá nhân của luật sư là yếu tố quyết định trong nghề luật sư. Người muốn hành nghề luật sư phải được công nhận là luật sư. Tiêu chuẩn phổ biến để được công nhận luật sư và được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư bao gồm:
    - Là công dân nước sở tại;
    - Có bằng cử nhân luật;
    - Có phẩm chất đạo đức tốt.
    Ngoài các tiêu chuẩn trên có nước còn quy định muốn trở thành luật sư phải qua đào tạo kỹ năng hành nghề luật sư, tập sự hành nghề luật sư hoặc kỳ thi quốc gia.
    2.2. Các hình thức hành nghề luật sư.
    Sau khi có Chứng chỉ hành nghề (Giấy phép hành nghề) luật sư có thể lựa chọn cho mình một hình thưc hành nghề đã được pháp luật quy định. Trên thế giới hiện nay chủ yếu có hai hình thức tổ chức hành nghề luật sư như sau:
    - Văn phòng luật sư;
    - Công ty hợp danh (partnership);
    Ở các nước phát triển, hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn không được chấp nhận vì hình thức này không phù hợp với nghề luật sư là phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với hoạt động nghề nghiệp của mình. Luật sư là nhà chuyên nghiệp, có trách nhiệm cao trước khách hàng cho nên nghề luật sư trên thế giới chủ yếu dưới hai hình thức là công ty luật hợp danh và văn phòng luật sư. Ở Anh, Mỹ, hình thức công ty luật hợp danh rất phổ biến đối với nghề luật sư. Mỹ, Pháp, Canada không bắt buộc luật sư phải hành nghề trong một công ty luật hợp danh. Nhưng nếu luật sư hành nghề trong một công ty luật hợp danh sẽ phục vụ khách hàng được tốt hơn, chuyên môn hoá cao hơn.
    Trái lại, luật sư biện hộ không được hành nghề trong một công ty luật hợp danh, không được hành nghề như một luật sư tuyển dụng (luật sư làm thuê). Luật sư biện hộ hành nghề phải có văn phòng riêng của mình. Hai hay nhiều luật sư biện hộ có thể chung văn phòng, họ có thể chia sẻ một số chi phí văn phòng, nhưng không được tham gia công ty luật hợp danh.
    Ngoài ra, luật sư có thể làm thuê cho khách hàng không chuyên môn (lay client) hay còn gọi là luật sư làm công ăn lương (in- house lawyer). Một đặc điểm khác biệt là người chủ thuê luật sư đồng thời cũng là khách hàng duy nhất của luật sư đó. Hay nói một cách khác, luật sư làm công ăn lương không được có khách hàng riêng trừ người chủ đã thuê luật sư đó. Trên thế giới có không ít luật sư làm công ăn lương. Họ làm việc cho các doanh nghiệp hoăc cơ quan của Chính phủ. Nét cơ bản của luật sư làm công ăn lương so với những người làm công ăn lương khác là họ chịu sự quản lý về mặt thời gian của người chủ thuê họ, còn về mặt nghiệp vụ họ hành nghề độc lập.
    2.3. Trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư.
    Hành nghề luật sư là hoạt động đòi hỏi trách nhiệm cao. Luật sư phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại vật chất gây ra cho khách hàng do lỗi của mình trong việc tư vấn pháp luật và có nghĩa vụ tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp để đảm bảo thực hiện trách nhiệm đó.
    Các công ty luật thường mua bảo hiểm chung cho cả công ty có nghĩa là cho tất cả các luật sư hành nghề trong công ty. Khách hàng thường giao tiếp thẳng với luật sư. Luật sư giao tiếp với khách hàng thường là những luật sư uy tín, giàu kinh nghiệm. Khách hàng có thể kiện nếu nhận được lời tư vấn tồi hoặc tư vấn sai gây thiệt hại cho khách hàng. Nhưng trước khi kiện đều có sự thương lượng giữa khách hàng với luật sư hoặc công ty. Khách hàng có thể kiện luật sư, cũng có thể kiện công ty, vì luật sư đưa ra lời tư vấn tồi. Nếu khách hàng thắng kiện thì công ty phải bồi thường cho khách hàng. Trong trường hợp có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư nhưng mức bảo hiểm không đủ cho việc bồi thường thì công ty phải trả thêm cho đủ. Để đảm bảo uy tín của mình, công ty thường đứng ra bồi thường cho khách hàng mặc dù có bảo hiểm đủ trả cho khách hàng. Công ty có thể kiện luật sư đã gây ra thiệt hại cho khách hàng, nhưng trường hợp này cũng ít xảy ra, mà thông thường công ty thải hồi luật sư đó.
    2.4. Quản lý đối với hành nghề luật sư.
    Nghề luật sư được điều chỉnh bởi các quy tắc do luật định và những quy tắc không do luật định. Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật về hành nghề luật sư. Những quy tắc khác do Hiệp hội luật sư hướng dẫn. Hiệp hội luật sư là cơ quan giám sát hoạt động nghề nghiệp cua luật sư. Ở hầu hết các nước theo hệ thống thông luật (common law), việc công nhận luật sư là do Toà án tối cao, còn việc cấp chứng chỉ hành nghề là do Hiệp hội luật sư. Hiệp hội luật sư có nhiệm vụ duy trì và nâng cao tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của luật sư. Một số nước (Trung Quốc, Hàn Quốc), Bộ Tư Pháp là cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong việc quản lý nghề luật sư, giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động của luật sư. Việc quản lý nghề luật sư ở mỗi nước một khác và phụ thuộc vào tính truyền thống của từng nước. Tuy nhiên, Nhà nước vẫn quản lý những khâu quan trọng như ban hành các văn bản pháp luật về hành nghề luật sư, quy định chương trình đào tạo và công nhận luật sư, cho phép thành lập Hiệp hội luật sư, các hình thức tổ chức hành nghề luật sư, và xử lý vi phạm. Hiệp hội luật sư chủ yếu quản lý luật sư về mặt đạo đức nghề nghiệp.
    http://luat.org
    http://eluat.com<A href="http://law.com.v
  6. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    to các bác , vì trình độ kĩ thuật và con người ở nước ta thì chưa cho phép ta làm như ở bên tây thôi
    Ví dụ nhé, bên LS có 1 đống người có trình độ tiến sĩ thạc sĩ còn bên VKS thì còn lâu nhé, đại học là mừng rồi
    thay đổi thì phải từ từ, thay đổi càng sớm thì bỏ lọt tội phạm càng nhiều
    Hôm qua lỡ chạm tay nhau
    Về nhà ấy có bị đau không nào
  7. thienhadebetanhhung

    thienhadebetanhhung Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/07/2003
    Bài viết:
    350
    Đã được thích:
    0
    Này, thế còn việc mở rộng thẩm quyền cho toà án cấp huyện thì sao nhỉ, liệu chính sách ấy có đúng đắn không và đã thực hiện được chưa? Tôi nghĩ rằng để giảm tải cho toà cấp cao thì phân quyền lớn hơn cho toà cấp dưới là đúng đắn. Nhưng mà đùng một cái phải quyết định những vụ to gấp mấy trước đây, chẳng khác nào bắt một bác nông dân ba đời phải nhảy lên điều khiển máy gặt-đập-gieo hạt liên hoàn cả, các bạn có ý kiến gì về chuyện này.
    thienhadebetanhhung
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 21:36 ngày 04/12/2003
  8. ngualuoi

    ngualuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Thế cho nên dự định lâu rồi mà chưa ra được. Theo tôi biết thì hình như có dự kiến hơn một năm trước đây làm rồi, nhưng phải hoãn lại. Mục đích là để nâng cao trình độ thẩm phán cấp huyện.
    Có một chuyện thế này, khi tôi về quê tôi thực tập tốt nghiệp năm 1997, có một vụ án dân sự, liên quan đến chi đất, đã được cấp huyện xử sơ thẩm, chuyển cho tỉnh xử phúc thẩm. Thẩm phán giao cho Thư ký đọc và làm A n bo tui - y án, Khi tôi đọc lại thì trời ơi: họ (cấp huyện) họ chia lấy mốc từ mép nhà này đến gốc cây, cha mẹ ơi, sao lại có người lấy gốc cây làm mốc cơ chứ, thế mà suýt nữa thì y án. Còn nữa, tôi xem lại cái sơ đồ mấy ông thẩm phán huyện vẽ thì, không thể hiểu được, không thể có lời nào cho xiết vì trên sơ đồ là góc tù 120 độ nhưng căn cứ theo mô tả đo đạc thì góc đó không thể nhỏ hơn 160độ. Thế có tiêu không cơ chứ.
    Một ví dụ vui cách đây 6 năm, mong các bác bây giờ đừng có giận em vì có thể mấy bác cũ cũ ấy về hưu rồi.
    Khi tôi sinh ra, mọi người cười, riêng tôi khóc
    Sống làm sao khi tôi chết đi, mọi người khóc, riêng tôi cười
  9. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Anh NF ơi, làm ơn tìm hộ em:
    Quyết định số 356b/2001/QĐ-BT ngày 05.08.2002 của Bộ trưởng Bộ tư pháp ban hành Quy tắc mẫu về đạo đức nghề nghiệp luật sư nhé.
    Nếu được thì anh post lên đây cho mọi người cùng tham khảo nhé.
    Cám ơn anh.
    To be or Not To be !
  10. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ngày 05 tháng 08 năm 2002
    (V/v: ban hành quy tắc mẫu về đạo đức nghề nghiệp luật sư) ​
    - Căn cứ Pháp lệnh luật sư 2001;
    - Căn cứ Nghị định số 94/2001/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh luật sư;
    - Căn cứ Nghị định số 38/CP ngày 04 tháng 06 năm 1993 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Bộ Tư pháp;
    - Theo đề nghị của Vụ trưởng vụ quản lý luật sư, tư vấn pháp luật,

    Quyết định​
    Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy tắc mẫu về đạo đức nghề nghiệp luật sư.
    Căn cứ vào Quy tắc mẫu này, Đoàn luật sư các tình, thành phố trực thuộc trung ương ban hành Quy tắc đạo đức nghề nghiệp luất sư áp dụng đối với luật sư của Đoàn mình.
    Điều 2: Luật sư có nghĩa vụ tuân theo các quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư trong hành nghề; nếu vi phạm thì tuỳ theo tính chất, mức độ sẽ bị xử lý kỷ luận theo các hình thức mà Điều lệ Đoàn luật sư quy định.
    Điều 3: Đoàn luật sư có nhiệm vụ giáo dục, bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho luật sư; giám sát, kiểm tra luật sư nhằm bảo đảm việc tuân theo các quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư trong Đoàn; kịp thời biểu dương gương người tốt, việc tốt trong hoạt động luật sư; xử lý nghiêm minh đối với những luật sư vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư.
    Điều 4: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
    Vụ trưởng vụ quản lý luật sư, tư vấn pháp luật có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra việc thi hành Quyết định này.
    Bộ Trưởng Bộ Tư pháp
    Nguyễn Đình Lộc
    (đã ký)
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 09:12 ngày 06/12/2003

Chia sẻ trang này