1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Luật sư ơi, bao giờ cho đến bao giờ ????

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi Boomerang, 25/05/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Quy tắc mẫu về đạo đức nghề nghiệp luật sư
    (Ban hành kèm theo Quyết định số 356b/2002/QĐ-BT ngày 05.08.2002 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)​
    Lời nói đầu​
    Chức năng xã hội cao cả của luật sư là tham gia bảo vệ công lý, góp phần bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ các quyền tự do, dân chủ của công dân, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa thông qua việc tham gia tố tụng, thực hiện tư vấn pháp luật và các dịch vụ pháp lý khác.
    Để hoàn thành chức năng xã hội cao cả đó, luật sư không những phải là người tự mình nêu gương trong việc tôn trọng, chấp hành pháp luật, mà còn có bổn phận tự giác chấp hành các quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động hành nghề và giao tiếp xã hội.
    Quy tắc đạo đức nghề nghiệp quy định những chuẩn mực đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư trong hành nghề và lối sống, là thước đo phẩm chất đạo đức của luật sự. Mỗi luật sư phải lấy đây làm chuẩn mực cho sự tu dưỡng, rèn luyện, qua đó giữ gìn uy tín nghề nghiệp, thanh danh của luật sự, xứng đáng với sự tôn trọng và tin cậy của xã hội.
    To be or Not To be !
  2. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Chương I: Yêu cầu chung về đạo đức nghề nghiệp luật sư​
    Quy tắc (QT) 1: Giữ gìn phẩm giá và uy tín nghề nghiệp
    Luật sư luôn giữ gìn phẩm giá và uy tín nghề nghiệp, không ngừng trau dồi đạo đức, nâng cao trình độ chuyên môn để hoàn thành tốt chức năng nghề nghiệp của luật sư, tôn vinh nghề nghiệp luật sư.
    QT 2: Độc lập, trung thực và khách quan
    Luật sư độc lập, trung thực và tận tuỵ trong hành nghề, không vì bất kỳ lợi ích vật chất, tinh thần hoặc áp lực nào khác mà làm sai lệch sự thật, trái pháp luật trong hoạt động nghề nghiệp.
    QT 3: Văn hoá ứng xử trong hành nghề và lối sống
    Luật sư ứng xử đúng mực, có văn hoá trong hành nghề và trong lối sống để luôn tạo được sự tin cậy và tôn trọng của xã hội đối với luật sư và nghề luật sư.
    QT 4: Nghĩa vụ thực hiện trợ giúp pháp lý
    1. Nghĩa vụ cao cả của luật sư là tham gia thực hiện trọ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách.
    2. Luật sư tận tâm, tích cực thực hiện yêu cầu trợ giúp pháp lý như đối với các vụ việc có thù lao.
    To be or Not To be !
  3. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Chương II: Quan hệ với khách hàng​
    QT 5: Nhận và thực hiện vụ việc
    1. Luật sư tôn trọng sự lựa chọn luật sư của khách hành; chỉ nhận vụ việc theo khả năng của mình và thực hiện vụ việc trong phạm vi yêu cầu của khách hàng.
    2. Khi nhận vụ việc, luật sư thông báo cho khách hàng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư trong việc thực hiện dịch vụ pháp lý cho khách hàng.
    3. Luật sư có trách nhiệm bảo vệ tốt nhất lợi ích của khách hàng trong khuôn khổ pháp luật và đạo đức nghề nghiệp.
    4. Luật sư không chuyển giao vụ việc mà mình đã đảm nhận cho luật sư khác làm thay, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý hoặc trường hợp bất khả kháng.
    5. Luật sư tích cực, khẩn trương giải quyết vụ việc của khách hàng và thông báo về tiến trình công việc để khách hàng có quyết định kịp thời.
    6. Trong khi cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng, luật sư không chạy theo lợi ích vật chất, xem đó như là mục tiêu duy nhất của hành nghề luật sư.
    7. Luật sư không từ chối thực hiện vụ việc đã đảm nhận, trừ những trường hợp mâu thuẫn về quyền lợi được quy định tại Quy tắc 6 và trường hợp bất khả kháng.
    QT 6: ứng xử của luật sư trong trường hợp có mâu thuẫn về quyền lợi giữa các khách hàng.
    1. Luật sư không nhận cung cấp dịch vụ pháp lý cho hai hoặc nhiều khách hàng trong cùng một vụ việc, khi quyền lợi của các khách hàng đó đối lập nhau.
    2. Luật sư không nhận cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng nếu những người thân thích của luật sư đang thực hiện cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng khác có quyền lợi đối lập với khách hàng của luật sư, trừ trường hợp được các khách hàng đồng ý.
    QT 7: Từ chối cung cấp dịch vụ pháp lý
    Luật sư từ chối cung cấp dịch vụ pháp lý nếu yêu cầu của khách hàng không có căn cứ, hoặc vi phạm pháp luật, hoặc trái đạo đức xã hội.
    QT 8: Đơn phương chấm dứt thực hiện dịch vụ pháp lý
    1. Luật sư đơn phương chấm dứt thực hiện dịch vụ pháp lý đang đảm nhận khi có cơ sở tin rằng khách hàng sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư để thực hiện hành vi trái pháp luật, vi phạm nghiêm trọng đạo đức xã hội.
    2. Khi đơn phương chấm dứt thực hiện dịch vụ pháp lý, luật sư thông báo cho khách hàng trong một thời hạn hợp lý để khách hàng có thể tìm luật sư khác thực hiện dịch vụ pháp lý cho mình, đồng thời giải quyết nhanh chóng các vấn đề liên quan đến việc chấm dứt thực hiện dịch vụ pháp lý đã đảm nhận.
    QT 9 : Bí mật thông tin
    1. Luật sư không tiết lộ thông tin về vụ việc, về khách hàng khi không được khách hàng đồng ý.
    2. Luật sư có trách nhiệm bảo đảm các nhân viên của mình cũng không tiết lộ thông tin về vụ việc, về khách hàng của mình.
    QT 10: Những việc luật sư không được làm
    1. Luật sư không tham gia các hoạt động kinh doanh mà có thể ảnh hưởng đến uy tín và thanh danh của nghề luật sư.
    2. Luật sư không thực hiện các hoạt động kinh doanh cùng với khách hàng trong khi hành nghề; không sử dụng tiền, tài sản của khách hàng trong khi hành nghề.
    3. Luật sư không soạn thảo hợp đồng tặng cho tài sản của khách hàng cho chính luật sư hoặc cho những người thân thích của luật sư.
    4. Luật sư không nhận tiền hoặc bất kỳ lợi ích vật chất nào khác từ người khác đẻ thực hiện hoặc không thực hiện vụ việc, nếu việc đó có thể gây thiệt hại đến lợi ích của khách hàng.
    5. Luật sư không sử dụng thông tin biết được từ vụ việc mà luật sư đảm nhận để mưu cầu lợi ích cá nhân.
    6. Luật sư không thuê người môi giới công việc cho mình.
    7. Luật sư không hứa hẹn trước kết quả vụ việc nhằm mục đích lôi kéo khách hàng hoặc tăng mức thù lao.
    8. Luật sư không đòi hỏi từ khách hàng hoặc người có quyền, lợi ích liên quan với khách hàng bất kỳ khoản chi thêm hoặc tặng vật nào ngoài khoản thù lao đã thoả thuận với khách hàng.
    9. Khi thực hiện trợ giúp pháp lý theo yêu cầu của tổ chức trợ giúp pháp lý, luật sư không nhận từ đối tượng được trợ giúp pháp lý bất kỳ khoản tiền hoặc lợi ích vật chất nào.
    To be or Not To be !
  4. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Chương III: Quan hệ của luật sư với cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan nhà nước khác.​
    QT 11: Ứng xử của luật sư trong quan hệ với cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan nhà nước khác.
    Luật sư nghiêm chỉnh chấp hành nội quy và các quy định có liên quan trong quan hệ với các cơ quan tiến hành tốt tụng, các cơ quan nhà nước khác, có thái độ lịch sự, tôn trọng những người tiến hành tố tụng và công chức nhà nước khác mà luật sư tiếp xúc khi hành nghề.
    QT 12: Những việc luật sư không được làm trong quan hệ với cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan nhà nước khác.
    1. Luật sư không móc nối hoặc trực tiếp quan hệ với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, công chức nhà nước khác nhằm mục đích lôi kéo họ vào việc làm trái quy định của pháp luật trong giải quyết vụ việc.
    2. Luật sư không cung cấp thông tin, chứng cứ mà luật sư nghi ngờ là sai sự thật.
    3. Luật sư không tự mình hoặc giúp khách hàng thực hiện những thủ đoạn bất hợp pháp nhằm trì hoãn hoặc kéo dài việc giải quyết vụ việc.
    4. Luật sư không phát biểu trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc nơi công cộng nhằm gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng hoặc cơ quan nhà nước khác.
    To be or Not To be !
  5. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Chương IV: Quan hệ đồng nghiệp​
    QT 13: Tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp
    1. Luật sư có thái độ nhân ái và tôn trọng đồng nghiệp. Việc góp ý, phê bình đồng nghiệp được thực hiện một cách khách quan, đúng nơi, đúng lúc và trên tinh thần xây dựng.
    2. Luật sư có ý thức hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp trong hành nghề cũng như trong cuộc sống.
    QT 14: Những việc luật sư không làm trong quan hệ với đồng nghiệp
    1. Luật sư không xúc phạm hoặc hạ thấp uy tín của đồng nghiệp.
    2. Luật sự không có hành vi gây áp lực, đe doạ hoặc sử dụng các thủ đoạn xấu khác đối với đồng nghiệp để giành lợi thế cho mình trong hành nghề.
    3. Luật sư không thông đông với luật sư của khách hàng khác có quyền lợi đối lập với khách hàng của luật sư để dùng mưu
    To be or Not To be !
  6. koaica

    koaica Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    Các biện pháp đảm bảo cho những quy định mới về quyền của Người bào chữa được thực hiện trong thực tế và Phương hướng phát triển, hoàn thiện những quy định về người bào chữa? (theo những quy định mới của BLTTHS năm 2003).
  7. newest1

    newest1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/06/2004
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    box khoa học pháp lý cũng có nhiều topic hay ghê nhỉ!!
    to: koaica Theo tớ:
    Để làm được điều này, cần phải tiến hành nhiều biện pháp đồng bộ nhằm làm cho những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người bào chữa được thực hiện trong thực tế một cách hợp lý, tránh hình thức, tạo điều kiện cho người bào chữa thực hiện được chức năng bào chữa của họ. Cần giải thích và hướng dẫn thống nhất các quy định hiện hành của BLTTHS năm 2003 để hoàn thiện các quy định về địa vị pháp lý của người bào chữa cũng như thay đổi cách nhìn nhận của người dân về hoạt động bào chữa và sự tham gia của người bào chữa vào TTHS. Hiện nay mặc dù PLTTHS nước ta đã có những quy định hết sức đổi mới đề cao vị trí và vai trò của người bào chữa, nâng cao hơn trước địa vị pháp lý của người bào chữa nhưng việc áp dụng và triển khai thực hiện trong thực tế vẫn còn nhiều bất cập hạn chế cần phải khắc phục để người bào chữa thực sự phát huy hiệu quả của mình trong hoạt động bào chữa, cần có những quy định cụ thể về cơ chế trách nhiệm của CQTHTT bảo đảm cho người bào chữa thực hiện quyền và trách nhiệm của họ. Để làm được điều này, thực ra chỉ cần thực hiên đúng như những quy định của BLTTHS năm 2003 là đủ nhưng phải có những giải thích, hướng dẫn thống nhất theo hướng tích cực, tránh tình trạng cố tình vận dụng những quy định chưa cụ thể để giải thích có lợi cho CQTHTT mà đem lại phần bất lợi cho người bào chữa. Vấn đề quan trọng hơn nữa đó là phải nâng cao trình độ nghiệp vụ của bản thân người bào chữa và những NTHTT khác:
    Về pháp luật
    - Cần nghiên cứu và bổ sung những quy định cần thiết để khắc phục những bất hợp lý trong những quy định của pháp luật về người bào chữa
    Cần phải xây dựng các biện pháp bảo đảm thực hiện quyền của người bào chữa một cách nghiêm túc, nhằm hạn chế sự lấn lướt của CQTHTT đến quyền của người bào chữa. Nên quy định thêm các tội xâm hại hoặc cản trở việc thực hiện quyền bào chữa của BCBC. Thay đổi các quy định về chứng cứ để đảm bảo cho các bên buộc tội và gỡ tội đều có quyền ngang nhau trong việc đưa ra chứng cứ, Tòa án sẽ đánh giá và công nhận chứng cứ nào là hợp lý. Nếu không công nhận thì phải nói rõ lý do.
    Về đào tạo, bồi dưỡng người bào chữa:
    - Người bào chữa phải thực hiện công việc bào chữa của mình một cách nghiêm túc, tận tâm với công việc bào chữa. tránh qua loa hình thức. Đặc biệt là đối với trường hợp người bào chữa do CQTHTT mời để tham dự vào những vụ án bắt buộc phải có người bào chữa. Trong những trường hợp này, thường thì người bào chữa chỉ có mặt cho đủ thủ tục của phiên tòa mà thôi; vì vậy ngay bản thân người bào chữa cũng cần phải thay đổi, hạn chế những suy nghĩ tiêu cực tránh việc tham gia vào TTHS một cách hình thức.
    ......
    hiện nay tớ chỉ biết có thế
  8. Tottochan105

    Tottochan105 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2004
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    ============
    To: koaica
    Lần sau nếu bạn định thao luận về một chủ đề nào đó thì phải đưa ra chính kiến của mình trước, sau đó mới trưng cầu dân ý sau. Còn nếu định tham khảo chất xám của thiên hạ về tham khảo vào luận án, luận văn hoặc bài viết/tài liệu của mình thì phải đưa về mục xin tài liệu.
    ======
    Một số biện pháp để luật sư thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình nhằm bảo đảm tính dân chủ, khách quan trong TT
    1. Biện pháp chủ quan
    - Là chuyên gia pháp luật giỏi, qua đào tạo về kỹ năng hành nghề luật sư
    - Có đạo đức nghề nghiệp (cái này tương đối quan trọng nhất là trong bối cảnh hiện nay - nghề luật sư tương đối "lên hương" ở xã hội VN, nếu luật sư không biết trân trọng, giữ đạo đức nghề nghiệp sẽ tự làm giảm hình ảnh của chính mình - Vụ LS Nguyễn Văn Chiến, Phó chủ nhiệm đoàn LS HN là một ví dụ nhỏ về đạo đức nghề nghiệp LS)
    2. Biện pháp khách quan
    - Sự hoàn chỉnh và đồng bộ của hệ thống pháp luật
    - Sự đáp ứng về số lượng của LS so với nhu cầu của xã hội
    - ý thức của cán bộ và cơ quan công quyền tham gia vào quá trình tố tụng
    ----- Đề nghị các bạn nghĩ tiếp.

    (Bài này lỗi quote, Magic sửa lại chút cho dễ đọc, ko sử nội dung !)
    Được MagicEyesInParadise sửa chữa / chuyển vào 14:14 ngày 29/06/2004
  9. koaica

    koaica Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    to TôTCHAN105: tớ không biết là phải nêu ý kiến của mình trước. vì đang đọc một đề tài về những quy định mới của BLTTHS năm 2003 về người bào chữa nên đưa ra topic vậy thôi.
    Theo tớ thì để đảm bảo cho quyền của người bào chữa (luật sư) được thực hiện trong thực tế thì phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố mà trong đó yếu tố con người là quan trọng nhất (bản thân người luật sư), do đó, cần đẩy mạnh các biện pháp để sớm chính quy hóa, nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ những người bào chữa nói chung và những người bào chữa chuyên nghiệp là luật sư nói riêng, qua đó cũng giúp cho các chủ thể bào chữa khác học tập kinh nghiệm và trau dồi kỹ năng để hiệu quả tham gia tố tụng hình sự được tốt hơn. Tiến tới xây dựng một đội ngũ người bào chữa chuyên nghiệp, thông thạo chuyên môn, am hiểu pháp luật, mẫu mực về đạo đức, có trình độ pháp lý cao hoặc ít ra cũng tương đương với người tiến hành tố tụng để hoạt động tranh tụng giữa người bào chữa với phía buộc tội được tương xứng với nhau về trình độ hiểu biết pháp luật, đảm bảo tính chế ước hữu hiệu của phía gỡ tội đối với phía buộc tội trong TTHS.
    - vì vậy chỉ nên thừa nhận luật sư là người bào chữa trong tố tụng hình sự mà không nên đểcác chủ thể khác (bào chữa viên nhân dân...) tham gia làm người bào chữa như vậy sẽ làm cho người bào chữa có kiến thức pháp luật, uy tín khi thực hiện công việc bào chữa và
    !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
    xin mọi người chỉ giáo thêm!!!
  10. You_know_who_am_I

    You_know_who_am_I Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2003
    Bài viết:
    433
    Đã được thích:
    0
    Thấy bạn koaica băn khoăn về nghề luật sư, hôm nay nhân dịp BLHS mới có hiệu lực, trích từ một bài báo trên vnn.
    ====================================================
    Ngành toà án đã sẵn sàng nhận "bảo kiếm"
    link: http://www.vnn.vn/chinhtri/doinoi/2004/07/171650/
    trích:
    Cơ chế cho luật sư đã "mở" nhưng có khả thi?
    Quan điểm xử lý nghiêm minh hành vi phạm tội, đồng thời đảm bảo quyền tự do dân chủ của công dân, không làm oan người vô tội đã được thể hiện rất rõ trong BLTTHS lần này. Đặc biệt vai trò của người bào chữa hay cụ thể hơn là của Luật sư đã được khẳng định rõ nét hơn: LS được tham gia tố tụng ngay từ khi tạm giữ đương sự, được mời tham gia các buổi hỏi cung, thêm các quyền về thu thập hồ sơ, chứng cứ, tranh tụng?.
    Việc Quốc hội quyết định đưa thêm vào BLTTHS một số quyền rộng mở hơn cho người bào chữa trong các vụ án hình sự sau nhiều lần "giơ lên đặt xuống" đã khiến giới LS hoan hỉ. Tuy nhiên với những luật sư kỳ cựu với nhiều năm kinh nghiệm tranh tụng, thì đây cũng chỉ là bước đầu tạo lập cơ chế dân chủ trong tố tụng hình sự.
    Sự lo ngại về tính khả thi của các quy định không phải là không có cơ sở khi mà BLTTHS hiện hành cũng đã khá cởi mở đối với người bào chữa, cho phép người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Tuy nhiên, theo LS Nguyễn Trọng Tỵ - Chủ nhiệm Đoàn LS Hà Nội: Luật dù thông thoáng, nhưng người tiến hành tố tụng thì đôi khi lại không chấp hành đúng, gây khó khăn cho LS. BLTTHS hiện hành cũng đã cho phép LS tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can, tuy nhiên LS muốn tham gia cũng không phải dễ. Thực tế trong các vụ án, khi có sự tham gia của LS thì các cơ quan tiến hành tố tụng phải chú tâm hơn. Ngay như tại các phiên toà, nếu không có LS thì phiên xử chỉ 1 - 2 tiếng, còn có LS thì có khi phải mất cả ngày.
    Bên cạnh đó, ông Tỵ cũng nhìn nhận một cách khách quan: "Giờ đây các cơ quan tiến hành tố tụng đã nhận thức rõ hơn trách nhiệm của mình, nhất là khi đã có cơ chế về bồi thường cho những trường hợp bị oan do cơ quan, người tiến hành tố tụng gây ra. Khi LS làm đúng vai trò trách nhiệm của mình, kịp thời phát hiện những điểm sai, sơ sót của người tiến hành tố tụng thì đó thực sự là sự bổ trợ hữu ích cho hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, giúp cơ quan tiến hành tố tụng đảm bảo thực hiện được chức năng của mình. Người tiến hành tố tụng nên khai thác sự giúp đỡ của LS phục vụ trở lại cho hoạt động của mình, tránh những sai lầm không đáng có. Tôi cho rằng, nếu cơ quan tiến hành tố tụng hoàn toàn vô tư và tin tưởng LS thì sẽ không gây trở ngại cho hoạt động của LS".
    Tuấn Thanh

Chia sẻ trang này