1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Luật sư ơi, bao giờ cho đến bao giờ ????

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi Boomerang, 25/05/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. khanglawyer

    khanglawyer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2004
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    0

    Xin đọc bài "Hậu án Vườn Điều: Đề nghị xử lý 3 luật sư":

    http://www.vnn.vn/xahoi/phapluat/2004/09/255455/
    Các bạn suy nghĩ thế nào ? Theo tôi, cải cách tư pháp đã bắt đầu sang giai đoạn có nhiều thách thức rồi. Nền tư pháp Việt Nam sẽ đi đâu, về đâu ?
  2. zeroo

    zeroo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    272
    Đã được thích:
    0
    Nếu nói về quá trình cải cách tư pháp ở VN, theo tôi phải cần một thời gian dài nữa thì việc "cải cách" này mới thực sự đi vào cuộc sống.
    Trước hết cần nói về vấn đề nhận thức. Từ trước đến nay, vai trò của Luật sư (LS) trong các hoạt động tố tụng hoàn toàn bị xem nhẹ, thực tế cho thấy ảnh hưởng của LS đối với việc giải quyết các vụ án hình sự hoặc dân sự là rất hạn chế, nếu không muốn nói là vô tác dụng... Nguyên nhân trước hết là cách giải quyết của Cơ quan điều tra, VKS, TA hầu như đều dựa vào hồ sơ chứ không coi trọng việc tranh tụng tại phiên toà. Có một câu cửa miệng của các cơ quan tư pháp là: "Án tại hồ sơ", có nghĩa là hồ sơ điều tra thế nào thì VKS cũng ra cáo trạng thế đó, đến khi đưa vụ án ra xét xử thì TA cũng chỉ dựa phần lớn vào các tài liệu, cáo trạng đó mà giải quyết, mọi việc được quyết định căn cứ vào hồ sơ... Các thủ tục xét hỏi, tranh luận tại phiên toà cjhỉ mang nặng tính hình thức... Vì thế, vai trò của LS tranh tụng rất mờ nhạt, các đương sự tìm đến LS đôi khi là vì mục đích khác là nhờ LS... "chạy" nhiều hơn là nhờ LS bảo vệ quyền và lwọi ích hợp pháp trước Toà. Hiện tượng này diễn ra trong suốt thời gian dài nên đã tạo ra 1 tâm lý không coi trọng vai trò LS, những cán bộ ở các cơ quan điều tra, VKS, TA vẫn quen với quan niệm rằng: có LS tham gia vào các vụ án chỉ thêm phức tạp, rắc rối, gây khó khăn cho quá trình tố tụng... Thậm chí có tâm lý phỏ biến là LS thuộc "phe địch", còn các cơ quan điều tra, VKS, TA là "phe ta"
    Đến nay tuy đã có các văn bản về cải cách tư pháp như NQ08, BLTTHS, Pháp lệnh LS 2001... nhưng muốn những văn bản này thực sự được tuân thủ triệt để thì 1 việc hết sức quan trọng là làm sao phải thay đổi nhận thức của các cán bộ thuộc cơ quan tiến hành tố tụng, trước hết từ những việc nhỏ nhất như vị trí, chỗ ngồi của LS và đại diện VKS tại phiên toà. Cứ nói là bình đẳng nhưng khi tranh luận thì 1 ông ngồi trên, một ông ngồi dưới ngang với bị cáo thì chỉ về hình thức đã thấy không bình đẳng rồi, thậm chí mới đây tôi được dự 1 phiên toà, khi đến phần tranh luận, đại diện VKS vẫn ngồi để phát biểu, nhưng LS khi muốn phát biểu lại phải đứng
    Trở lại với vụ án Vườn điều, bài báo ở link của bạn khanglawyer chỉ là nhận định từ 1 phía, xét về khía cạnh tin tức thì khá là chi tiết, cặn kẽ, nhưng nếu xét về khía cạnh pháp lý nội dung nêu tại bài báo đó còn quá nhiều điều phải bàn. Những lập luận đưa ra trong bài báo chưa đủ căn cứ để kết luận rằng các LS trong vụ án đã vi phạm đạo đức hành nghề LS hoặc vppl... Chưa xét kỹ đến nội dung, bản thân hình thức văn bản của các cơ quan liên ngành TA, VKS,CA tỉnh BT trong bản kiến nghị đó cũng đã phần nào thể hiện tâm lý Địch><Ta giữa các cơ quan tố tụng với LS... Tại sao lại phải liên ngành họp lại và đưa ra kiến nghị nhỉ? Mỗi cơ quan có thể đưa ý kiến riêng của mình cơ mà?
    Có thể thấy ngay một điều rằng, cái khung pháp lý cho cải cách tư pháp của VN đâng dần được định hình, nhưng yếu tố nội tại là nhận thức của những người trực tiếp thực thi pluật thì lại chưa sẵn sàng, vì vậy việc cải cách tư pháp ở VN sẽ còn là một câu chuyện dài kỳ, nhưng rồi cũng phải có hồi kết thôi.
    Còn rất nhiều ví dụ khác về các thách thức như bạn khanglawyer đang băn khoăn, nhưng .... buồn nghủ rồi , lúc khác tớ viết tiếp vậy...
  3. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    Bác Khang mến
    Tớ đọc bài báo mà .... cười vãi
    Chứng cớ duy nhất mà đại diện VKS nêu ra để "kết án" các luật sự là "luật sư đã vi phạm quy tắc về đạo đức nghề nghiệp trong ứng xử, không tuân thủ sự điều hành của chủ tọa phiên tòa, thể hiện ở chỗ, có lần phát biểu cắt ngang lời của đại diện VKS và không chịu ngồi xuống khi chủ tọa yêu cầu? "
    heheheheh chả lẽ khi nghe KSV buộc tội thân chủ mình một cách phi lý thì các luật sư cứ ngồi im nghe như chuyện người khác phỏng . Mà nếu LS "không chịu ngồi xuống khi chủ tọa yêu cầu? " thì để cho chủ toạ xử lý chứ mắc mớ gì đến KSV mà lại lôi ra đây để ... lên án . hay là KSV cũng muốn dành luôn quyền điều khiển phiên toà của chủ tọa
    Những kết luận điều tra của VKS đâu có phải là .... lời bác Hồ dạy đâu mà KSV lại đòi các luật sư phải tin như .... tin báo Nhân Dân cơ chứ . Nếu mọi người không có quyền nghi ngờ kết quả điều tra của VKS thì còn cần toà án làm quái gì nữa nhể
    ông Cao Văn Hùng khẳng định: ?o8 vấn đề mà luật sư dùng làm căn cứ buộc tội tôi là không đúng sự thật. Nhưng do muốn che giấu tội lỗi cho thân chủ của mình, các luật sư đã lợi dụng những thiếu sót về thủ tục tố tụng rồi phân tích đánh giá không khách quan về vụ án, qua đó các luật sư cố tình tung ra tài liệu, chứng cứ không đúng sự thật, rồi gán ghép cho tôi thực hiện hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án và đề nghị khởi tố tôi? trong lúc phiên tòa chưa kết thúc và cũng chưa có một kết luận chính thức nào của cơ quan chức năng?. Trong đơn, ông Cao Văn Hùng còn tố cáo các luật sư ?oxúc phạm đời tư của nhiều nhân chứng khác, xúc phạm đến nhân dân và các cơ quan tố tụng tỉnh Bình Thuận như nhân dân tỉnh Bình Thuận không tin vào các cơ quan tố tụng Bình Thuận?.
    Nếu ông Hùng có quyền khảng định những kết luận của ông í thì tại sao các LS lại không có quyền khẳng định những kết luận của LS về ông Hùng nhể
    mà rõ ràng ở đây thì ông Hùng cũng nhận là đã có "những thiếu sót về thủ tục tố tụng " tức là "yếu về nghiệp vụ" rồi chứ . Thế thì có bị "xúc phạm" thì cũng là đáng rồi . sao lại còn già hàm đòi người khác phải tôn trọng cơ nhể
    Chả lẽ các KSV đều là ... thánh cả . chả bao giờ phạm sai lầm hết . Ai dám thắc mắc nghiệp vụ của các KSV thì là "lợi dụng dân chủ trong tranh tụng [/i] " và không biết giữ gìn uy tín cho những KSV ..... dốt , không đủ năng lực
    Chả hiểu KSV Cao Văn Hùng có họ hàng với lão Cao ... bồi bên box TL không nhể
    Bác Zeroo
    Tớ đồng ý với nhận định của bác
    dây với cánh công an và VKS thì chỉ có từ chết tới ... lỗ tiền . Thế mà các anh í lại toàn là bạn với đầy tớ của nhân dân không cơ đấy
  4. khanglawyer

    khanglawyer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2004
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    0
    Tôi giới thiệu tin "Hậu án Vườn điều: Đề nghị xử lý 3 luật sư" không có chủ định bàn về vấn đề pháp lý cho một vụ việc đó. Bởi vì, vụ việc sẽ được cả hai phía_đều rất am hiểu pháp luật_đưa ra chứng cứ và lập luận để bảo vệ cho mình. Và dù kết quả vụ việc thế nào thì nó cũng chỉ là một "hiện tượng" nằm trong một quá trình Cải cách tư pháp mà Nhà nước Việt Nam đang tiến hành.
    Tiến trình Cải cách tư pháp đã cho ra đời các Bộ luật Tố tụng mới, Nghị quyết về bồi thường cho người bị oan.... đồng thời, các cơ quan tư pháp và tổ chức bổ trợ tư pháp cũng có nhiều thay đổi. Những vấn đề đó tuy có nhiều khó khăn nhưng cũng đã vượt qua hoặc có thể vượt qua. Cải cách tư pháp bắt đầu gặp phải thách thức:
    1/ Việc ra đời của nhóm ''''Vì Công lý":
    Vụ việc này kết thúc với kết luận của Đoàn Luật sư Hà Nội cho rằng "hoàn toàn trái pháp luật". Điều lạ là nếu kết luận "hoàn toàn trái pháp luật" thì lẽ ra phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền (chứ không phải là Đoàn Luật sư) quyết định và xử lý theo pháp luật (?).
    http://vnexpress.net/Vietnam/Phap-luat/2004/05/3B9D2576/
    http://www.vnn.vn/xahoi/phapluat/2004/05/133694/
    2/ Vụ để cấp giấy chứng nhận người bào chữa phải bắt buộc thêm một loại giấy tờ là "hợp đồng dịch vụ pháp lý" chỉ thông qua một hướng dẫn không có hiệu lực pháp lý. Có lẽ vụ này sẽ có một kết thúc có hậu cho Luật sư.
    http://www.vnn.vn/xahoi/phapluat/2004/08/225170/
    3/ Nghị quyết 388 về bồi thường thiệt hại cho người bị oan yêu cầu người gây oan sai phải hoàn trả lại tiền bồi thường. Vấn đề này sẽ được giải quyết ra sao khi thực tế cũng thừa nhận rằng trước đây thẩm phán xét xử không phải hoàn toàn là "độc lập chỉ tuân theo pháp luật". "Án bỏ túi" không phải là án do thẩm phán đó đã quyết từ trước mà là quyết định trên cơ sở đã có ý kiến của tổ chức Đảng, ý kiến của cấp trên, hoặc nghị quyết liên ngành ... Bây giờ xử lý thẩm phán đó như thế nào ?
    4/ Vụ án Vườn Điều tại Bình Thuận như trên là thêm một ví dụ về "tranh luận dân chủ" tại toà. Vụ việc này chưa có kết thúc. Chúng ta hãy chờ xem.
    Tóm lại, Cải cách tư pháp đang bắt đầu với các thách thức. Nó có thể dừng lại ở mức độ nào đó hoặc có thể tiến xa hơn. Nhưng muốn tiến xa hơn thì cần phải có sự thay đổi trong cả một hệ thống.
    Xin đọc thêm bài "Nhìn lại 2 năm thực hiện Nghị quyết 08-TW của Bộ Chính trị":
    http://www.luatsuhanoi.org.vn/tinhoatdong/nghiquyet_08.asp
    Được khanglawyer sửa chữa / chuyển vào 15:17 ngày 05/09/2004
  5. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Rảnh, fsai nhí nhố một chút về vấn đề tranh luận, nhất là trong tranh luận các vấn đề pháp lý.
    Đọc các bài viết trên box, đôi lúc, fsai có cảm nhận là chúng ta chưa đọc kỹ lắm những bài viết trước, nên đôi lúc phát triển chủ đề lan man và thừa thãi.
    VD :
    Bạn x phát biểu chủ đề x, với các lý lẽ và các mối liên hệ : x1, x2, x3.
    Bạn y thay vì cho rằng chủ đề x có một số thiếu sót, cần bổ sung thêm, nhưng đôi lúc lại đưa thêm các lý lẽ và các mối liên hệ y1, y2, y3 chả liên quan tới x cả. Trong khi đó, lẽ ra chỉ cần chỉ ra x1 hay x2 hay x3 chưa hợp lý. Thế thôi.
    Hị hị ?
    Đặc biệt, đôi khi trong tranh luận, nhất là trong các vụ việc cụ thể, với những con người cụ thể trong thực tế, chúng ta hay nêu lên cảm xúc, thái độ về khía cạnh đạo đức. Theo fsai, (quan điểm cá nhân fsai ) thì có lẽ nên tránh đựơc bao nhiêu thì tránh, vấn đề này cực kỳ nhạy cảm, và có thể gây nên những hiệu ứng rất tiêu cực.
    VD nhé :
    Trong cái vụ 10 tờ vé số của người chống quá cố, fsai nhớ là có ai đã cho rằng chị vợ tham tiền. Giải sử rằng vụ việc đang tranh luận tại toà, nếu người vợ ấy quật lại là : ?ohai ông bà là cha mẹ của anh ấy, già rồi cũng còn tham tiền nên mới chối bỏ tôi, một người được chính hai ông bà đi cưới hỏi đàng hoàng về cho con ông bà? thì sao nhỉ. Theo fsai, chúng ta tranh luận như vậy là xúc phạm đến họ.
    Cuối cùng, đôi lúc, trong tranh luận về một nội dung x chẳng hạn, thay vì tập trung vào các lý lẽ và các mối liên hệ x1, x2, x3 ( để chứng minh x) thì lại tập trung vào cá nhân x. Hồi còn đi học, fsai nhớ có một cách tranh luận rất tệ hại như sau :
    Bạn x phát biểu quan điểm x.
    Bạn y cho rằng quan điểm x kô đúng, và để chứng minh x kô đúng, bạn ấy chỉ phát biểu nhỏn một câu : bạn x chả biết biết gì về lĩnh vực x, hoặc bạn x chỉ học hết lớp 2 trường làng thì biết gì mà nói, hết.
    Hị hị ?
    Rõ ràng, ai đọc cũng thấp bạn y văn hóa ngắn, chả biết gì về tranh luận, chỉ biết mạt sát và chỉ trích cá nhân.
  6. MagicEyesinParadise

    MagicEyesinParadise Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Tớ thì chưa qua lớp đào tạo luật sư, nhưng công việc tiếp xúc với các luật sư khá nhiều và cũng hầu như là làm như các luật sư "nghiệp sư" vẫn làm là tư vấn cho khách hàng "những gì họ cần nghe" và "những gì họ thích nghe". Trong cách tranh luận, đúng như FSAI đã nói...nếu xét một vấn đề mang tinh pháp lý theo khía cạnh đạo đức, tình cảm thì chẳng nên chút nào hay nói đúng hơn là nó quá khập khiễng. Luật do con người tạo ra qua sự đúc rút, nghiên cứu thì vẫn biết nó còn cả cái "tình" trong đó nhưng nếu hành xử theo "tình" thì có những trường hợp thấy thật là "khoai". (<--tớ cũng muốn hị hị giống FSAI).
    Chuyện trong tranh luận người ta lôi tuổi tác, kinh nghiệm, chê bai...rồi thẳng thắn dìm người tranh luận với mình trong mớ kiến thức ngắn ngủi của họ thì cũng còn nhiều lắm, chúng ta cũng chưa thể làm gì hơn là đào tạo lại họ để có một kiểu tư duy mới tốt hơn thế. Có lẽ nó đối với một số người đã trở thành "bệnh", là thói quen...mà thói quen thì cũng khó sửa lắm. Làm nghề luật sư, như một số người vẫn ví von...là "nghề buôn nước bọt" (có thể phản cảm một chút)...mà đã là "buôn" thì cũng không chỉ có những người nghiên cứu hay học luật mới buôn được...ai cũng có thể buôn. Tớ nhớ lại những câu chuyện ngụ ngôn ngày xưa..thỏ làm người bào chữa, cũng chẳng cần học luật hay biết nhiều về luật...mà chỉ cần hiểu đời, hiểu về người đang tranh luận với mình là đã có thể thắng kiện. Thời đại này không còn làm được như thế, nhưng nghĩ kĩ ra nó vẫn có phần đúng. Đôi khi chúng ta cố ý tranh luận một vấn đề gì đó với người khác dù cho lượng kiến thức đã đủ để "nói có sách mách có chứng", đầy đủ dữ liệu, thông tin và chứng cứ nhưng chưa nắm được thông tin về người tranh luận với mình thì dù sao mình vẫn còn những bất lợi nào đó. Tìm ra được điểm này ở đối phương thì ta dễ nắm "phần thắng" hơn. Như vậy, nói đến một luật sư, cũng không chỉ nhắc đến những kiến thức chuyên môn của họ mà ta còn phải suy nghĩ nhiều về kinh nghiệm cũng như cách "tranh luận" của họ để mà đánh giá. Chúng ta muốn thật sự trở thành một luật sư giỏi cũng cần phải nhìn nhận vấn đề này. Nói như vậy thì binh pháp Tôn Tử xưa cũng ứng ngay với cả cái nghề của anh em mình, "biết người biết ta trăm trận trăm thắng"...hay ít nhất cũng thắng được 50 trận cũng đủ để anh em bia bọt thoải mái FSAI nhẩy ! (Tớ lại muốn hị hị roài ).
  7. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Nếu là BỘ trưởng bộ tư pháp tôi sẽ thay đổi chút chút về quyền lợi của Luật sư.
    Không biết trong này có ai đã là luật sư chưa, tôi thì có một ông chú quen quen là luật sư, có lần qua thăm và học hỏi về nghề nghiệp, tôi được ông chú than ơi là than, rồi nhiều thông tin trên báo, tôi chưa thực tế về công việc luật sư ở Việt nam, nhưng tôi thấy luật sư ở Việt nam y chang "Con Rối", chẵng giống các nước khác, tiếng nói của Luật sư kinh khủng,
    - Ở Việt nam cái thủ tục rườm rà đẩy luật sư thành còn rối là đúng ví dụ trước đây chỉ cần trình giấy giới thiệu và thẻ luật sư là Tòa án đã cho gặp bị can, bị cáo, nay theo ?ochỉ đạo? của Tòa án NDTC phải có hợp đồng dịch vụ pháp lý. Sau khi báo chí đăng tin về việc ?ohành? luật sư; Tòa án địa phương không bắt trình Hợp đồng pháp lý mà lại xoay sang ?ohành? theo kiểu khác là yêu cầu phải có chữ ký xác nhận của bị cáo (chữ ký yêu cầu của vợ bị cáo không được chấp nhận) mà lỡ bị cáo đang bị giam trong tù thì Luật sư phải đích thân vào tù để xin chữ ký của bị cáo ( Mà nghe đâu rằng luật sư vào tù thăm bị cáo cũng rất khó ..????) , mà có xin được chữ ký của bị cáo cũng phải xin thêm cái mộc và con dấu xác nhận của quản giáo, mà quản giáo thì yêu cầu cơ quan công an, xác nhận thì mới cho con dấu,,,, Rồi về địa phương xác nhậnở địa phương, đợiđịa phương xác minh công khai, trong khi bị cái chưa bị xử mà chỉ bị tạm giam thôi, địa phương công khai tùm lum..... trời ơi đây có thể nói là một câu chuyện dài nhiều tập, biến luật sư Việt nam thành kẻ đi xin chữ ký , lấy đâu còn thời gian để làm công việc chuyên môn nữa...
  8. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay, fsai lại rảnh rỗi, chán làm, thèm chát nên lên đây nhí nhố tiếp.
    Nhân tiện hôm bữa nói tên nofear về chuyện luật sư - giáo viên luật - công chức, tớ vào đây luôn.
    Quan điểm của tớ về chuyện này rất đơn giản :
    Luât sư = nghề kinh doanh đặc thù.
    Giáo viên dạy luật = một nghề nghiệp
    Đã gọi là nghề = sống bằng nghề = toàn tâm theo nghề = kô chấp nhận tình trạng kiêm nhiệm, nhất là hai nghề này, mà đơn giản theo fsai còn do những lý do như :
    1. Nghề luật sư đòi hỏi cao về tính trung thực, công khai, rõ ràng và đạo đức.
    2. Nghề luật sư đòi hỏi kỹ năng nghề nghiệp cao = dựa theo kinh nghiệm từng trải và rèn luyện = kô chấp nhận tình trạng làm chơi chơi, vui vui để kiếm thêm thu nhập.
    3. Giáo viên = truyền đạt kiến thức = kô phải là người thực sự trui rèn kỹ năng nghề nghiệp luật sư = cũng cần toàn tâm toàn ý cho nghề dạy học.
    cuối cùng, cho giáo viên làm luật sư để tăng kiến thức và hiểu biết là vô lý, vì kô lẽ chỉ có làm luật sư, giáo viên mới học thêm đựơc àh. Trong khí đó, với tư cách là người dạy đại học = công tác nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu khoa học của chúng ta hiện nay còn đang yếu, cần tập trung thêm.
    Cúng cuồi, thực sự của vấn đề, theo fsai, nằm ở thu nhâp, vì thu nhập mà một số gv luật theo cv luật sư. Điều này có nghĩa, họ làm chỉ đơn thuần vi tiền. ---> suy nghĩ như vậy về công việc của luật sư lại càng kô ổn ---- > họ nên xem lại tư cách giáo viên.
  9. khanglawyer

    khanglawyer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2004
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    0
    Tổng hợp Luật sư tháng 10
    Cán bộ, công chức phải chọn một trong hai nghề. Ngày 01.10.2004 là thời điểm mà theo Pháp lệnh Luật sư 2001, tất cả cán bộ, công chức đang làm luật sư sẽ phải chấm dứt hành nghề, rút tên ra khỏi đoàn luật sư hoặc gửi quyết định thôi không làm cán bộ công chức mới được tiếp tục hành nghề. Xuất hiện nhiều ý kiến khác nhau về việc này. Tuy nhiên, dự thảo về văn bản pháp luật về trợ giúp pháp lý đề cấp đến luật sư là công chức.
    Quan hệ giữa luật sư với khách hàng có nhiều vấn đề. Sự kiện bà Huỳnh Thị Giản (Bình Thuận) kiện luật sư Võ Đức Tuấn (ĐLS Bà Rịa ?" Vũng Tàu) vì vi phạm thoả thuận trong vụ việc của con trai bà. Vụ việc Nguyễn Kỳ Việt bị thân chủ tố cáo việc đòi tiền ?ohứa thưởng?, Luật sư Nguyễn Huy Thiệp bị tố cáo ...
    Quá trình xúc tiến thành lập tổ chức luật sư toàn quốc vẫn được tiếp tục. Qua sự việc vừa qua cho thấy luật sư bảo vệ cho người khác nhưng không tự bảo vệ được mình. Đặc biệt là sau những ?osự cố" trong phiên toà xét xử vụ án Năm Cam và đồng bọn xảy ra đối với luật sư Đặng Văn Luân, các luật sư luôn bị ám ảnh bởi ý kiến đề nghị khởi tố và xử lý kỷ luật đối với luật sư mà các cơ quan tiến hành tố tụng đưa ra. Theo đề án, có thể tổ chức luật sư toàn quốc sẽ được thành lập năm 2005 và là thành viên của Hội luật gia Việt Nam.
    Vụ án vườn điều cũng là điểm nóng của tháng. Đáng chú ý bởi đây là vụ án có luật sư bào chữa miễn phí. Ba ngành công an, kiểm sát, toà án tỉnh Bình Thuận cùng ký tên, đóng dấu vào một văn bản đề nghị xử lý ba luật sư. Trước đó, ba luật sư này cũng làm đơn tố giác điều tra viên . Luật sư Trần Vũ Hải - một trong các luật sư tham gia bào chữa - cũng có ý tưởng về việc thành lập một website các bản án ?ocó vấn đề?. Như vậy có thể nói dự án ?ovì công lý? không được chấp thuận nhưng vẫn có sự hợp tác của các văn phòng luật sư đối với các vấn đề bức xúc của xã hội.
    Phiên họp thứ 9 dự thảo tổ chức chiến lược cải cách tư pháp thời kì 2006- 2020. Nội dung cải cách tư pháp đề cập đến nâng cao đội ngũ luật sư cả về số lượng và chất lượng.
    Thành phố Hồ Chí Minh tổng kết việc thực hiện nghị quyết 08/NQ-TW, hai vấn đề được nêu đó là: bộ luật tố tụng hình sự 2003 chưa thể hiện rõ tinh thần ?otranh tụng? và việc thủ tục cấp Giấy chứng nhận người bào chữa.
    Chúc các đồng nghiệp mạnh khoẻ, thành công trong sự nghiệp!
    Được khanglawyer sửa chữa / chuyển vào 14:31 ngày 04/11/2004
  10. zeroo

    zeroo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    272
    Đã được thích:
    0
    Đồng chí khanglawyer có cái link về vụ LS Nguyễn Huy Thiệp không? Tớ tìm mãi chưa thấy.
    Luật sư Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Hồng Hải bào chữa trong vụ Lương Quốc Dũng. Đây cũng đang là đề tài khá "hot" trong giới luật sư ở HN, nhưng tiếc rằng đây là vụ xét xử kín nên các thông tin chi tiết không được công bố . Hỏi những người trực tiếp tham dự phiên toà thì cũng toàn nhận được câu trả lời lấp lửng... Đại khái là tại phiên toà, các LSư đã đưa ra nhiều tình tiết và luận cứ rất thuyết phục nhằm chuyển tội danh cho LQD. VKS cũng không lý giải và phản bác được về những lập luận của luật sư. Nhưng kết quả cuối cùng thì như các bác đã biết, không thay đổi được gì nhiều.

Chia sẻ trang này