1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Luật sư ơi, bao giờ cho đến bao giờ ????

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi Boomerang, 25/05/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Không hiểu luật sư công chức kiểu này thì làm sao bênh vực thân chủ khi có tranh chấp với chính quyền đây nhỉ ?
    Tại các nước cũng có legal aid như thế này, nhưng như ở Canada, người dân cứ chọn LS nào mình thích, nếu thu nhập và tài sản được nằm trong tình trạng được hưởng legal aid thì nhà nước đã có bảng gía để trả cho LS thông qua văn phòng xã hội địa phương .
    Như thế công bằng và người dân được hưởng chế độ này vẫn có quyền là 1 khách hàng như người khác . Chứ hưởng của " chùa " với LS công chức thì lại có thêm LS gật, LS hỏi ý kiến , LS ngủ gục hay LS nạt nộ khách hàng .
    Ở VN nhiều người muốn làm công chức nhưng cũng nhiều người nghe đến gặp công chức là sợ ! Nhà nước sẽ tốn tiền và thế nào cũng có màn phụ thu như bên giáo dục , y tế cho mà xem .
    ====================
    http://vnexpress.net/Vietnam/Phap-luat/2004/11/3B9D82AD/
    Có luật sư trợ giúp pháp lý, sẽ giảm chi 10 lần
    Dự án Pháp lệnh trợ giúp pháp lý vừa được Bộ Tư pháp đưa ra lấy ý kiến, đã đề xuất hình thành đội ngũ "luật sư trợ giúp pháp lý". Đây sẽ là công chức ăn lương nhà nước. Theo Cục trưởng Trợ giúp pháp lý Tạ Thị Minh Lý phí trả luật sư trợ giúp pháp lý ít hơn nhiều so với luật sư đồng nghiệp khác.
    - Đề xuất ra đời luật sư trợ giúp pháp lý - một dạng luật sư công - có nguyên nhân từ vấn đề kinh phí?
    Chức danh "luật sư trợ giúp pháp lý" theo giải thích của Dự án Pháp lệnh Trợ giúp pháp lý là công chức (viên chức) nhà nước được bổ nhiệm làm luật sư trong các cơ quan trợ giúp pháp lý để thực hiện các vụ việc của đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý (người nghèo, đối tượng chính sách).
    - Hiện, chúng ta mới có luật sư tư. Thành lập lượng luật sư công là tất yếu. Nói rằng có nguyên nhân về kinh phí thì cũng đúng. Hiện, trung bình chúng tôi thuê luật sư khoảng 500.000 đồng/vụ. Nếu một tháng họ làm 4-5 vụ thì cũng mất 2.000.000-2.500.000 đồng. Còn luật công thì ăn theo lương, chỉ mất 500.000-700.000 đồng/tháng.
    Chúng tôi đã tính toán rồi. Với những vụ việc trong thời gian qua, nếu thuê luật sư tư thì chi phí gấp tới 10 lần luật sư công, mà lại không giám sát được, không biết họ làm đã tốt chưa.
    - Rõ ràng, thù lao cho luật sư công chắc chắn thấp hơn luật sư tư. Vậy làm thế nào để luật sư công không chạy ra ngoài, thưa cục trưởng?
    - Ngoài lương, sẽ đề xuất chế độ trợ cấp cho luật sư như thù lao theo vụ việc chẳng hạn, tăng các khuyến khích khác của nhà nước với họ. Chúng tôi sẽ có tính toán để phân bổ lực lượng này sao cho đủ việc, thuận lợi hơn luật sư tư là không phải tìm kiếm khách hàng. Điều quan trọng là ý thức trách nhiệm của luật sư trợ giúp pháp lý với người nghèo, đối tượng chính sách.
    - Cùng một trình độ như nhau, một luật sư tư có thu nhập cao gấp hàng chục lần luật sư công. Vậy nên thu hẹp chênh lệnh này bằng cách cho luật sư công hằng tháng tham gia vào một vụ việc bên ngoài để có thêm thu nhập, ý kiến của bà về việc này thế nào?
    - Không được. Nếu cho luật sư công nhận thêm khách hàng bên ngoài thì họ rất dễ bị cơ chế thị trường thu hút, dễ phân tâm lơ là việc công. Trong thời gian tới, Nhà nước cũng cần nghiên cứu về cơ chế, phụ cấp... cho họ một cách hợp lý.
    - Bên cạnh đội ngũ luật sư trợ giúp pháp lý, theo bà có nên huy động đội ngũ luật sư tư làm nghĩa vụ trợ giúp pháp lý bằng cách quy định bắt buộc chứ không chỉ là khuyến khích như hiện nay?
    - Khi soạn thảo Pháp lệnh, chúng tôi cũng có ý tưởng đưa ra quy định yêu cầu luật sư tư mỗi năm phải tham gia miễn phí bao nhiêu vụ... và xem đó như tiêu chuẩn xem xét khi cấp lại giấy phép hành nghề. Tôi cho rằng đây là vấn đề thuộc về đạo đức xã hội, làm luật sư phải biết luôn có tinh thần bênh vực, giúp đỡ người yếu thế. Vì vậy trợ giúp pháp lý việc đương nhiên phải làm.
    - Như vậy, luật sư trợ giúp pháp lý sẽ hoạt động theo Pháp lệnh Luật sư, thưa bà?
    - Pháp lệnh luật sư điều chỉnh luật sư tư vì luật sư tư hoàn toàn tự do. Còn luật sư trợ giúp pháp lý phải hoạt động theo Pháp lệnh và do là công chức, viên chức nên cũng đều bị điều chỉnh bởi Pháp lệnh Cán bộ, Công chức.
  2. khanglawyer

    khanglawyer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2004
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng không tìm được bản tin điện tử nào về vụ luật sư Nguyễn Huy Thiệp.
    Trong vụ án Lương Quốc Dũng, vì được xử kín nên tạo ra nhiều tin đồn, các phỏng đoán khác nhau. Tôi thấy rằng công bằng nhất là không có ý kiến gì cả.
  3. khanglawyer

    khanglawyer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2004
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    0
    Dưới đây là bài báo về vụ việc liên quan đến Luật sư Nguyễn Huy Thiệp.
    "Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP. Hà Nội Nguyễn Huy Thiệp:
    Xúi bị can khai báo gian dối ?
    Bị can không nhờ bào chữa, luật sư vẫn vào gặp được bị can trong trại giam ?
    Tháng 5 -2004, Trần Văn Chính, bị can trong một vụ án hình sự, đã gửi đơn tố cáo luật sư (LS) Nguyễn Huy Thiệp, Phó Chủ nhiệm Đoàn LS TP Hà Nội và LS Đặng Minh Tuệ dụ dỗ mình khai báo gian dối để gỡ tội cho một bị can khác.
    Nhờ LS bào chữa cho đồng phạm
    Theo cáo trạng, Trần Văn Chính có 850m2 đất nông nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ). Ngoài ra, Chính còn thuê 15.000m2 ruộng ngập nước để nuôi trồng thuỷ sản. Chính đã lừa Phạm Thị Hợp để bán 850m2, khi bán hai bên thoả thuận là đất có sổ đỏ với giá 140 triệu đồng nhưng khi giao đất, Chính lại giao 850m2 đất ở khu vực nuôi trồng thuỷ sản mà Chính thuê không có sổ đỏ.
    Khi biết mình bị lừa, thay vì tố cáo Chính với cơ quan pháp luật. Hợp đã cùng Chính lừa bán lại miếng đất 850m2 đó cho hai chị em bà Đào Băng Tâm và Đào Mộng Yến với giá 425 triệu đồng. Vụ việc vỡ lở, Chính và Hợp bị khởi tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Chính bị bắt tạm giam còn Hợp được tại ngoại.
    Ngày 24-11-2004, Hợp đến Văn phòng LS Nguyễn Huy Thiệp và cộng sự để nhờ LS Thiệp và LS Tuệ tham gia bào chữa cho mình. Thời gian sau đó, LS Thiệp và LS Tuệ đã vào trại tạm giam của Công an TP. Hà Nội gặp Chính. Sau lần gặp này, Chính đã làm đơn tố cáo LS Thiệp và LS Tuệ đã có hành vi mua chuộc Chính để Chính thay đổi lời khai nhằm gỡ tội cho Hợp. Ngoài ra, Chính và gia đình đều cho rằng họ không hề nhờ LS Thiệp và LS Tuệ bào chữa cho Chính, không hiểu sao LS Thiệp lại được giải quyết cho gặp Chính trong trại tạm giam.
    Không nhờ sao lại được gặp ?
    LS Nguyễn Huy Thiệp cho rằng chính vợ Chính đã năm lần đi cùng Hợp đến văn phòng ông nhờ bào chữa cho chồng mình. Tuy nhiên, theo phiếu yêu cầu LS bào chữa cho bị cáo Chính (do LS Thiệp cung cấp) thì người yêu cầu chính là Phạm Thị Hợp và Hợp cũng là người nộp phí (hai triệu đồng) chứ không phải là vợ hoặc con của Chính. Mặt khác, trên thực tế vợ Chính là Nguyễn Thị Cúc đã ly hôn với Chính từ ba năm nay. Trao đổi với Pháp Luật TP. HCM, Chủ nhiệm Đoàn LS TP Hà Nội Nguyễn Trọng Tỵ nói ông chưa hề biết gì về vụ việc. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hình sự, LS muốn tham gia bào chữa cho bị can nào phải có đề nghị của bị can đó hoặc được gia đình bị can nhờ và bị can chấp thuận. Và việc bào chữa về nguyên tắc phải có hợp đồng dịch vụ páhp lý. ?oNếu không có đủ những yếu tố đó làm sao anh Thiệp vào được trại tạm giam để gặp Chính ??, ông Tỵ nói. Đây là vấn đề mà cơ quan điều tra cần làm rõ khi xem xét đơn tố cáo của Chính.
    Trao đổi với phóng viên, LS Nguyễn Huy Thiệp cho rằng việc ông bị Chính tố cáo là do ông đã ngăn cản Phạm Thị Hợp cho Chính vay tiền để khắc phục hậu quả, vì thấy Chính không có khả năng trả nợ.
    Cần lưu ý rằng trong vụ án này Phạm Thị Hợp vừa là bị cáo, vừa là người bị hại (là bị cáo trong vụ cùng Trần Văn Chính lừa chị em bà Yến 425 triệu đồng, là người bị hại trong vụ bị Trần Văn Chính lừa 140 triệu đồng). Nếu Trần Văn Chính thay đổi lời khai theo hướng nhận toàn bộ việc lừa đảo chị em bà Yến thì Hợp sẽ thoát tội. Cơ quan điều tra sẽ làm rõ vụ việc này."
    Hoài Linh ?" Pháp Luật TP HCM ngày 18.10.2004
    Được khanglawyer sửa chữa / chuyển vào 11:45 ngày 02/12/2004
  4. khanglawyer

    khanglawyer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2004
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    0
    Vụ việc liên quan đến Luật sư Nguyễn Huy Thiệp - bài phỏng vấn
    "LS Nguyễn Huy Thiệp
    ?oNếu đủ chứng cứ, cứ bắt tôi đi? !
    Trao đổi với Pháp luật TP HCM, LS Nguyễn Huy Thiệp đã nói như vậy. Ông bảo: ?~Tôi bức xúc lắm nhưng không lẽ LS lại đi tố cáo khách hàng. Tôi phải nhịn thôi, chứ bình thường thì tôi cho ?onó? (bị cáo Chính) ra bã, khốn nạn?.
    Ông vào gặp Chính trong trại tạm giam theo đề nghị của ai ?
    + Vợ con của Chính đã đến văn phòng nhờ tôi bào chữa nhưng họ không có tiền và Hợp đã nộp tiền giùm.
    Ông có Hợp đồng dịch vụ pháp lý bào chữa cho Chính không ?
    + Có chứ! Có phiếu yêu cầu đàng hoàng.
    Nhưng Chính và con gái khẳng định là không hề đến nhờ ông bào chữa ?
    + Tôi khẳng định vợ con Chính lên đây không dưới năm lần.
    Ông nói là có hợp đồng, vậy ai là người ký ?
    + Tôi cũng không biết ai ký, Có thể là vợ Chính cũng có thể là Hợp ký. Tôi ngồi trên này (tầng 3), ở dưới kia (tầng trệt) nhân viên làm hợp đồng, ai ký tôi không rõ được.
    Nhân viên của ông xác nhận là ai ký ?
    + Tôi hỏi nhưng nhân viên bảo lâu rồi không nhớ.
    Có ý kiến cho rằng hợp đồng dịch vụ pháp lý do ông nguỵ tạo sau khi Chính có đơn tố cáo ?
    + Nói tôi nguỵ tạo thì đưa bằng chứng ra. Muốn kết luận phải có căn cứ.
    Sau khi có hợp đồng dịch vụ pháp lý do Hợp mời, ông đã vào trại giam gặp Chính mấy lần ?
    + Một lần duy nhất theo đúng chức năng của LS. Khi vào gặp Chính, tôi đã nói thẳng với Chính ?otôi phải từ chối bào vệ cho ông? vì quyền lợi và nghĩa vụ của Chính mâu thuẫn với Hợp. Và sau đó tôi phải cử LS Đặng Minh Tuệ vào bào chữa cho Chính. Cuối cùng ?onó? tố cáo cả hai LS.
    Tại sao Hợp lại dễ dãi trong việc định cho vợ con Chính vay 150 triệu đồng như vậy, dù đã bị Chính lừa ? Phải chăng Hợp cũng muốn cho vợ con Chính vay tiền và đổi lại là Chính nhận tội về phía mình ?
    + Tôi cho rằng Hợp rất đáng thương. Nó rất cả nể. Khi vợ con Chính nói đôi ba câu thương cảm, Hợp sẵn sàng rút ruột rút gan.
    Cơ quan điều tra đã mời ông làm việc về nội dung tố cáo chưa ?
    + Mời rồi! Hôm đó họ đến văn phòng tôi và xin lấy lời khai, tôi cười bảo ?oviệc tố tụng các anh cứ làm, tôi xin sẵn sàng cung cấp!?
    Xin cám ơn ông!"
    Pháp Luật TP HCM ngày 18.10.2004
    Được khanglawyer sửa chữa / chuyển vào 16:49 ngày 02/12/2004
  5. khanglawyer

    khanglawyer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2004
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    0
    Tổng hợp Luật sư tháng 11
    Khi đương sự vướng vào vòng lao lý, luật sư là chiếc ?ophao? đầu tiên mà họ nghĩ đến. Tuy nhiên, mặt trái của vấn đề là không ít các bi kịch dành cho thân chủ. ?oNhững bi kịch khi thuê luật sư bào chữa? đã nêu lên một số trường hợp như thế.
    Cũng đề tài luật sư vắng mặt tại phiên toà, "Oái ăm chuyện bài bào chữa bỏ túi của luật sư", nêu ra những câu chuyện nực cười về việc vụ việc diễn biến một đằng, luật sư bào chữa một nẻo.
    Tháo dỡ các ?orào cản? trong thủ tục trợ giúp pháp lý, để pháp lý có thể đến được với người nghèo. Một trong những rào cản đó là quan hệ giữa luật sư cộng tác viên và Trung tâm trợ giúp pháp lý. Nhiều phiền hà đượcnêu ra: yêu cầu nộp bảng kê thời gian làm việc của luật sư với các cơ quan cảnh sát điều tra, trại giam, viện kiểm sát, tòa án... với sự xác nhận của các cơ quan này. Tuy nhiên để có được sự xác nhận thì là ?omột điều không tưởng?.
    Cũng với hoạt động trợ giúp pháp lý và bào chữa miễn phí. "Chúng tôi cho rằng dù là LS bào chữa miễn phí hay có thù lao, đã vào nghề này rồi thì phải lấy cái tâm làm chính. Chỉ có một vài con sâu thôi và chúng tôi mong rằng phải tìm hiểu và loại ra" ?" Phát biểu của Luật sư Trần Công Ly Tao tại Hội thảo ?oLuật sư và công tác trợ giúp pháp lý? ngày 15.11.2004 tại TP HCM, sau khi có nhiều ý kiến phê bình về luật sư trong trách nhiệm bảo vệ bị cáo nhà nghèo.
    Người đang giữ chức chủ tịch, phó chủ tịch hội luật gia các cấp vẫn được tiếp tục hành nghề luật sư. Ngày 23.9.2004, Đoàn Luật sư TP HCM thông báo là các luật sư đang là chủ tịch, phó chủ tịch Hội Luật gia TP, quận, huyện nếu muốn tiếp tục hành nghề thì thôi giữ chức vụ trong Hội Luật gia trước ngày 1.10.2004. Hội Luật gia đã phản ánh lên Bộ Tư pháp và Bộ Tư pháp đã có công văn trả lời chính thức là những người trước đây là cán bộ, công chức nay đã có quyết định nghỉ hưu và đang hưởng lương hưu trí mà được bầu giữ chức vụ chủ tịch, phó chủ tịch hội luật gia các cấp thì không phải là cán bộ, công chức theo quy định của Pháp lệnh cán bộ, công chức. Vì vậy, những người này được tiếp tục hành nghề luật sư theo quy định của Pháp lệnh luật sư.
    Chúc các đồng nghiệp mạnh khoẻ, thành công trong sự nghiệp!
    Được khanglawyer sửa chữa / chuyển vào 17:07 ngày 02/12/2004
  6. garyM

    garyM Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2004
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    -------------------------------------------------
    Lâu quá mới vào thì được MOD của cái Box này táng cho một câu "dây với cánh công an và VKS thì chỉ có từ chết tới ... lỗ tiền . Thế mà các anh í lại toàn là bạn với đầy tớ của nhân dân không cơ đấy ".
    Thứ 1 Cao Văn Hùng không phải là KSV bác MOD nhé
    Thứ 2 đề nghị MOD của cái box này nghiên cứu lại Luật tố tụng hình sự VN ( Mod ra khoi) quyền điều hành phiên toà là của chủ toạ nhưng cái thằng VKS nó có chức năng là kiểm sát việc xét xử . còn trước khi tranh luận trong lúc KSV đọc bản luận tội thì kể cả chủ toạ củng không được nói chứ đừng nói là luật sư .
    Thứ 3 KSV và luật sư tranh luật là để làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án chứ không phải là buộc hay gở , kể cả KSV củng phải làm rỏ các tình tiết giảm nhẹ của bị cáo .................
    Thứ 4 khi tham gia phiên toà không chỉ luật sư mà thằng KSV cũng phải tuân theo sự điều hành của chủ toạ , khi chủ toạ bảo ngừng thì ngừng ngồi thì ngồi, cắt thì cắt , mặt dù tui dư biết đã có những Thẩm phán chủ toạ phiên toà là học trò của thầy Hải . Nếu luật sư thấy cách điều khiển phiên toà của chủ toạ không đúng với luật thì có quyền viết đơn , thư gì đó lên Toà cấp trên ,chánh án của thẩm phán đó hoặc yêu cầu KSV có kiến nghị về sai phạm của thẩm phán, mà tui nghĩ đối với thầy Hải thì chủ toạ mà có sai chỉ có nước chết , mà nếu luật sư khhông tuân thủ sự điều hành của chủ toạ thì .
    Thứ 5 VKS không làm công tác điều tra đâu nhé , việc điều tra là do Cơ quan điều tra , nếu có gì chưa sáng tỏ mà VKS có thể bổ sung thì VKS có thể phúc cung hoặc dùng biện pháp nghiệp vụ khác .
    Thứ 6 Luật sư có quyền bảo vệ quan điểm của mình , còn việc bảo vệ đúng hay sai là việc khác , chả lẻ luật sư nào củng nói ra là đúng.
    Thứ 7 Những thiếu sót về tố tụng nó có rất nhiều vấn đề , còn vviệc luật sư lấy thiếu sót để mà xúc phạm người khác thì có còn gì để nói hay không .
    Đáng lẻ viết nửa nhưng thôi nói cho lắm thì cũng thế thôi . Nhưng nhắc nhở MOD là đừng đụng vào Bác Hồ và không được phỉ báng Ngành Công An hay Kiểm Sát nhé . Nếu muốn xây dựng thì rất hoan nghênh còn nếu chởi bới thì tìm cách khác nhé
  7. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Bạn garyM thân mến.
    Bác rakhói chỉ đùa vui tí về cơ quan kiểm sát và chư vị kiểm sát viên thôi mừ ? bạnlàm gì mà gay gắt thế nhỉ, chắc lại đụng chạm nghề nghiệp chứ gì ?
    Thiệt tình ?
    Trong vụ vườn điều ở Bình Thuận, tay CVH nguyên là đại úy, điều tra viên của vụ án cách đây 10 năm, nay xử lại vụ án này, các luật sư phát hiện ra một số sai phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng từ điều tra, truy tố, xét xử cách đây 10 năm và đề nghị hủy.
    Bạn cũng hiểu là trong tố tụng, luật hình thức đóng vai trò quyết định vì nó là khuôn khổ thực thi pháp chế XHCN, và cũng là cách thức bảo vệ quyền con người trước quyền tài phán của NN. Rõ ràng sự vi phạm về thủ tục là yếu tố cương quyết để đi đến hủy án và trả lại công bằng cho người vô tội.
    Đương nhiên, trong vụ này, dưới góc độ luật sư, tớ cho rằng các cơ quan tiến hành tố tụng vì tự ái nghề nghiệp nhiều hơn là vì pháp chế XHCN ? Tớ không trực tiếp tham gian phiên tòa, nên cũng không dám đưa ra bình luận về trình tự và thủ tục tiến hành phiên tòa như thế nào, nhưng tớ cho rằng :
    - Phía luật sư cũng không hay ho gì khi dùng những lời lẽ gay gắt để về sự sai phạm năm ấy, nhất là lời lẽ của luật sư Hải --- > một biểu hiện của vi phạm đạo đức nghề nghiệp = thiếu tôn trọng cơ quan tố tụng ;
    - Nhưng bù lại, phía cơ quan tiến hành tố tụng và cả ông CVH với tư cách là nhân chứng tại phiên tòa cũng không coi trọng luật sư, ?
    Hơn nữa, nếu bạn đã từng tham gia các phiên tòa, chắc cũng biết, các vị kiểm sát viên cực kỳ hắc dịch và gây ác cảm lắm đấy, ? theo tớ, chắc phải marketing hình ảnh của họ trong đầu óc dân chúng thôi, bằng không thì ?
    He he ? Chuyện ông công tố đập bàn quát luật sư vẫn còn đấy nhé, ?
    Việt Nam ta thường thế, tại anh tại ả, tại cả đôi bên.
    Và bạn ơi, dù rằng là kiểm sát viên và luật sư cùng có nhiệm vụ làm rõ sự thật khách quan của vụ án, nhưng dưới góc độ là người truy tố + luận tội một con người, không thể không cần một chủ thể đối lập đứng ở góc độ bảo vệ tối đa những quyền và lợi ích hợp pháp của người bị truy tố.
    Vậy nhé ?
    Chào mừng bạn đến với KHPL, tay bắt tay làm quen phát nào, ?
  8. littlesmile

    littlesmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2005
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0
    Tổng hợp Luật sư tháng 12/2004
    Điểm nhấn trong hoạt động luật sư tháng 12 là phiên toà xét xử Đường Ngọc Sơn (Vĩnh Phúc). Đây là vụ án có nhiều ý kiến khác nhau ngay từ ban đầu. Phiên toà được mở ngày 29.12.2004. Ngay từ phần thủ tục một số bị cáo và luật sư của họ đề nghị thay đổi thành viên HĐXX là thẩm phán Trần Hồng Hà (Phó chán án TAND tỉnh Vĩnh Phúc) do đã có những vi phạm tố tụng. Đề nghị này được đại diện VKS giữ quyền công tố tại phiên tòa đồng tình. Nhưng HĐXX TAND tỉnh Vĩnh Phúc không đồng ý và công bố "nếu luật sư và bị cáo không chấp nhận thì làm đơn kiến nghị lên cấp trên". Ngoài ra ông Trần Đình Triển cũng không được chấp nhận bào chữa cho Đường Ngọc Sơn và Đường Thị Quế. Trước đó, ông TĐT cũng đã có đơn kiến nghị gửi tới Thủ tướng Chính phủ.
    Bài trên báo Thanh Niên >>
    Bài trên Tin Nhanh Việt Nam>>
    Luật sư Phạm Hồng Hải và Luật sư Hà Đăng được mời để bảo vệ cho bị can Mai Văn Dâu và Mai Thanh Hải trong vụ tiêu cực quota dệt may. Luật sư Nguyễn Trường Thành được chấp nhận bào chữa cho nguyên chủ tịch UBND huyện Phú Quốc Đỗ Tố trong đường dây ?ocò? nhà đất ở Phú Quốc.
    Bài trên Tin Nhanh Việt Nam (Mai Văn Dâu)>>
    Bài trên Tin Nhanh Việt Nam (Đỗ Tố)>>
    Ngoài ra, ý kiến về việc coi bài bào chữa của luật sư là một văn bản tố tụng cũng đã được dư luận nêu lên.
    Được littlesmile sửa chữa / chuyển vào 14:12 ngày 05/01/2005

Chia sẻ trang này