1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

LUẬT THI ĐẤU + LỊCH SỬ CỦA MÔN QUẦN VỢT (trang 3)

Chủ đề trong 'Tennis' bởi xipomos, 05/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. xipomos

    xipomos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2003
    Bài viết:
    993
    Đã được thích:
    0
    Điều 36: Thứ tự đỡ giao bóng trong đánh đôi
    Thứ tự đỡ giao bóng sẽ được quyết định trước khi bắt đầu mỗi set:
    Đôi đỡ giao bóng ở game đầu sẽ chọn ra người đỡ bóng trước và người đó sẽ tiếp tục đỡ giao bóng đầu tiên ở các game lẻ của set đó. Đôi đối phương cũng như vậy, quyết định ai đỡ giao bóng trước ở game thứ hai và đấu thủ này tiếp tục đỡ giao bóng trước ở các game chẵn của cả set. Đồng đội đỡ giao bóng luân phiên từ đầu đến cuối mỗi game.
    Tình huống: Trong đánh đôi đồng đội của đấu thủ giao bóng hoặc đỡ giao bóng có được phép đứng ở vị trí che tầm nhìn của đấu thủ đỡ giao bóng hay không?
    Quyết định: Được. Đồng đội của đấu thủ giao bóng và đồng đội của đấu thủ đỡ giao bóng có quyền đứng ở bất kỳ chỗ nào bên phía sân mình, kể cả ở ngoài sân.
    Điều 37: Giao bóng không đúng thứ tự trong đánh đôi
    Nếu một đấu thủ giao bóng không đúng thứ tự, đấu thủ cùng đội phải giao bóng ngay sau khi lỗi được phát hiện. Những điểm đã tính trước đó vẫn giữ nguyên. Nếu game kết thúc trước khi phát hiện lỗi thì trình tự giao bóng tiếp tục theo trình tự đã nhầm.
  2. xipomos

    xipomos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2003
    Bài viết:
    993
    Đã được thích:
    0
    Điều 38: Lỗi và thứ tự đỡ giao bóng trong đánh đôi
    Nếu trong một game, thứ tự đỡ giao bóng bị thay đổi bởi những người đỡ giao bóng thì lỗi đó tiếp tục cho đến hết game, khi lỗi được phát hiện. Các đấu thủ sẽ quay trở lại đúng trình tự đỡ giao bóng ban đầu ở game tiếp sau của set đó.
    Điều 39: Lỗi giao bóng trong đánh đôi
    Giao bóng hỏng như đã quy định ở điều 10 hoặc nếu bóng chạm vào đồng đội của đấu thủ giao bóng. Nhưng nếu bóng được giao chạm đồng đội đấu thủ đỡ giao bóng không phải là một quả đánh lại như điều 24a trước khi bóng chạm sân thì đấu thủ giao bóng được điểm.
  3. xipomos

    xipomos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2003
    Bài viết:
    993
    Đã được thích:
    0
    Điều 40: Đánh bóng trong đánh đôi
    Sau quả giao bóng, bóng có thể được đánh đi, đánh lại bởi bất kỳ đấu thủ nào của đôi. Nếu một đấu thủ chạm vào bóng đang trong cuộc bằng vợt của mình trái với luật thì đối phương sẽ thắng điểm.
    Ghi chú: Trừ trường hợp có quy định khác, mọi điều đã nói trong luật này đối với đấu thủ nam cũng bao gồm cho cả nữ.
    Chỉ dẫn về kẻ sân
    Thông thường người ta hay kết hợp sử dụng sân đơn và sân đôi.
    Trước hết phải chọn vị trí của lưới, kẻ một đường thẳng dài 12,8 m. Đánh dấu ở giữa (dấu X như hình vẽ), từ đó đo đạc và định hướng về mỗi phía để xác định các điểm
    - Từ 4,11 m đến điểm a và điểm b nơi mà lưới cắt phía trong đường biên dọc.
    - Từ 5,03 m đến vị trí cọc chống đơn (thanh gỗ) n- n.
    - Từ 5,49 m đến điểm A, B nơi mà lưới cắt phía ngoài đường biên dọc.
    - Từ 6,40 m là vị trí cột lưới NN, vị trí cuối cùng của đường kẻ chính 12,8 m.
    Đóng cọc đánh dấu 2 điểm A và B và buộc vào mỗi cọc đó một sợi dây. Cọc A đo theo đường chéo sân một đoạn 16,18 m và ở cọc B đo một đoạn 11,89 m theo đường biên dọc của sân. Kéo thẳng hai sợi dây và chúng gặp nhau tại điểm C, đó là một góc sân ta đã có.
    Theo cách làm như trên, sẽ có được góc D của sân. Ta có thể kiểm tra quá trình thực hiện vừa qua bằng cách đo độ dài đoạn CD - đường cuối sân có độ dài đúng bằng 10,97 m.
    Lúc này có thể đánh dấu điểm giữa I và cả hai điểm cuối của đường biên trong c, d cách C, D là 1,37 m. Đường giữa sân và vạch phát bóng có thể đánh dấu bằng các điểm F, H, G bằng khoảng cách 6,40 m từ lưới kẻ dọc theo các đường b, c, XI, ad.
    Phần sân bên kia lưới cũng làm như vậy để hoàn thành cả mặt sân.
    Ghi chú:
    - Khi chỉ cần kẻ sân đơn thì không cần các đường nằm ngoài a, b, c, d nhưng sân thì vẫn theo số đo như ở trên. Việc lựa chọn góc của đường cuối (c,d) có thể tìm bằng cách buộc 2 sợi dây vào 2 điểm a,b thay cho 2 điểm A, B và sau đó sử dụng số đo dài 14,46 m và 11,89 m và cột lưới sẽ ở vị trí n, n và lưới đơn (10 m) có thể được sử dụng.
    - Khi kết hợp cả sân đơn và sân đôi và dùng lưới đánh đôi cho cả đánh đơn và lưới phải được đặt 2 cọc chống có chiều cao 1,07 m ở điểm nối đặt cọc chống đơn. Nếu cọc vuông thì cạnh tiết diện không quá 7,5 cm. Tâm của cọc chống đơn cách mép ngoài đường biên dọc sàn đơn là 0,94m ở mỗi bên.
    Để đánh dấu vị trí đặt cọc chống đơn ở điểm n, n đánh dấu chữ thập + bằng sơn trắng.
  4. xipomos

    xipomos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2003
    Bài viết:
    993
    Đã được thích:
    0
    Tài liệu tiếng Anh trên trang web
    http://www.cliffrichardtennis.org/planet_tennis/history.htm
    Tớ xin phép dịch lại để chúng ta cùng nâng cao kiến thức về môn thể thao lâu đời này! Do khả năng dịch thuật còn hạn chế, nếu có sai sót mong các bạn thông cảm!

    --- LỊCH SỬ MÔN QUẦN VỢT ---
    * Nguồn gốc xa xưa:
    Lần theo dấu vết những bức họa được khắc trên đá ở những ngôi đền thời Ai Cập cổ từ những năm 1500 trước Công Nguyên, chúng ta bắt đầu đi tìm nguồn gốc của môn thể thao với bóng này. Thực chất, người Ai Cập cổ và những thế hệ tiếp theo của họ coi trò chơi với bóng như một phần của lễ hội tôn giáo. Những tập tục và khái niệm căn bản của môn thể thao này được lan truyền sang Châu Âu vào thế kỉ thứ 8, ảnh hưởng của nó đã được nhân rộng và theo chân những người Ma Rốc, với đế chế trải dài tới tận miền Nam nước Pháp, đến Châu Âu. Cũng thật kì lạ, chính sự kết hợp của nền văn hóa Phương Đông và Cơ Đốc giáo rốt cục đã tạo nên nguồn gốc của môn quần vợt.
    ---> Sân quần vợt Pháp được chạm trổ
    Các thầy tu Cơ Đốc bắt đầu thích thú với những tập tục của người Ma rốc và họ trở thành những người Châu Âu đầu tiên chơi trò chơi với bóng, mà sau này trở thành môn quần vợt. Hình thức đầu tiên của trò chơi được gọi là ?oLa Soule? , các đấu thủ đánh bóng bằng tay hoặc gậy. Trò chơi dần trở nên phổ biến khắp các tu viện ở Châu Âu, đến nỗi Giáo hội phải ngăn cấm chơi trò này trong những ngày lế Thánh.
    Hình thức sớm sủa của môn quần vợt (bóng được đánh qua lại giữa những vách tường) dần dần vươn ra khỏi các tu viện và trong suốt thế kỉ 12 và 13 nó càng được phát triển mạnh mẽ hơn. Các đấu thủ cảm thấy dễ điều khiển quả bóng khi chỉ sử dụng bàn tay, từ đó họ chế tạo ra những bao tay bằng da. Không lâu sau đó, những găng tay này được thay thế bởi những tay cầm bằng gỗ- đây là phiên bản đầu tiên của vợt tennis. Những quả bóng cũng dần được cải tiến, từ gỗ đặc chuyển sang kiểu thiết kế nhẹ hơn ?" bóng làm từ da bọc cám. Trò chơi sớm được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là ở Pháp, nơi nó được Hoàng gia chấp thuận.
    * Môn quần vợt chính thống: (Real Tennis)
    ---> Sân quần vợt chính thống
    Pháp chính là nơi thực sự khai sinh ra môn quần vợt mà chúng ta biết ngày nay. Suốt thế kỉ 16,17 và 18, nó trở thành môn thể thao thời thượng của các vị vua chúa cũng như giới quý tộc và được gọi là ?o Jeu de paumme?- trò chơi bằng tay. Người Pháp bắt đầu trò chơi bằng cách la lớn ?otenez? ( Chơi!). Trò chơi được biết đến dưới tên gọi Royal hay Real Tennis(môn quần vợt chính thống).
    Real Tennis thật sự rất khác với môn quần vợt mà chúng ta biết ngày nay. Nó được chơi trong nhà, trong những gian phòng lớn với trần nhô ra và điểm thắng được tính nếu bóng bay ra khỏi những bức tường của gian nhà. Nó rất khác với môn quần vợt trên cỏ ngày nay, nơi sân bóng là những ô chữ nhật kẻ trên mặt cỏ và bóng rơi giới hạn trong những đường biên chứ không phải bay ra khỏi những bức tường. Một điểm khác biệt chủ yếu nữa là Real Tennis sử dụng hệ thống tính điểm ?ochases?(đuổi bắt?). Ngày nay, nếu bóng nảy hai lần coi như mất điểm. Tuy nhiên, trong Real Tennis, người tính điểm có thể tính điểm ở lần bóng nảy thứ hai, gọi là ?ochase?. Ngoài việc chơi để lấy điểm, các đấu thủ con tranh đua nhau bằng cách cố gắng đưa quả ?ochase? càng gần về phía bức tường sau lương đối phương càng tốt. Người thua điểm có thể kiếm nhiều điểm bằng cách đánh giỏi hơn và thắng ở những quả ?ochase?. Sau những thăng tiến ban đầu trong Hoàng gia Pháp, môn quần vợt đã lan rộng khắp Châu Âu, trở nên đặc biệt phổ biến ở Anh quốc. Cũng như ở Pháp, môn này được coi là môn thể thao dành cho vua chúa. Vua Henry VIII cũng rất hăng say với môn này và đã cho xây một sân quần vợt ở ngay trong cung điện của ông tại Hampton Court. Sân này ngày nay vẫn được sử dụng cho những người đam mê môn Real Tennis. Môn quần vợt không chỉ giới hạn trong phạm vi hai nước Pháp, Anh mà nó còn lan rộng sang tận Tây Ban Nha, Ý, Hà Lan, Thụy Sĩ và Đức. Tuy nhiên, vào thế kỉ 18, môn thể thao này đã đi vào suy tàn. Cuộc Cách Mạng Pháp và những cuộc chiến tranh của Napoleon đã gần như loại trừ nó ra khỏi lãnh thổ Châu Âu.
    ---> Sân cổ tại Versailles
    ... (còn tiếp)
    Được xipomos sửa chữa / chuyển vào 06:01 ngày 07/01/2005
  5. xipomos

    xipomos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2003
    Bài viết:
    993
    Đã được thích:
    0
    *Môn quần vợt trên cỏ: (Lawn tennis)
    Đến thế kỉ 19, sự thịnh vượng dưới thời Nữ hoàng Anh đã đem lại cho môn quần vợt một sức sống mới. Các sân đánh được xây dựng khắp nơi , trong những khu nhà nổi tiếng, và những câu lạc bộ quần vợt đầu tiên, có những tiện nghi đầy đủ cho các thành viên cũng bắt đầu xuất hiện. Chính trong giai đoạn này, môn quần vợt trên cỏ được ra đời. Những người say mê môn này đã cố gắng đưa môn quần vợt ra ngoài trời, và sự xuất hiện của loại cao su lưu hóa đã góp phần thúc đẩy quá trình đó. Phát minh về cao su đã cho phép người ta chế tạo ra những quả banh mềm, không làm hại mặt cỏ nhưng vẫn giữ được tính chất đàn hồi và dẻo dai của cao su.
    --->Dụng cụ quần vơt thời xưa
    Một yếu tố quan trọng khác mang lại sức sống cho quần vợt là cảm giác thoải mái và tính giản đơn của môn này: Tất cả những gì cần thiết là một mặt sân cỏ phẳng. Dần dần môn quần vợt trên cỏ trở nên phổ thông trong giai cấp những người giàu có. Môn này đã từng thuộc quyền sở hữu riêng của các thành viên hoàng gia và giới quý tộc nhưng đến thời nữ hoàng Victoria tại Anh, nó đã sớm đi vào đời sống của tầng lớp thượng lưu.
    Thuật ngữ Quần vợt trên cỏ (Lawn tennis) được đặt tên bởi Athur Balfour, một chính khách người Anh. Chẳng bao lâu sau, mặt sân cỏ được thay thế bởi những mặt sân tổng hợp, thậm chí làm bằng đất sét và bê tông. Trong một khoảng thời gian ngắn, quần vợt trên cỏ đã thay thế môn bóng vồ (croquet) trở thành môn thể thao ưa thích mùa hè. Nổi bật nhất là vào năm 1875, do câu lạc bộ bóng vồ toàn Anh, thành lập năm 1869 đã không đủ sức lôi kéo người xem, người ta đã thay môn Quần vợt trên cỏ vào vị trí đó như một cách để thu hút khán giả. Trò chơi mới này đã ngay lập tức nhận được sự chào đón nồng nhiệt, đến nỗi vào năm 1877 , tên gọi của câu lạc bộ đã được chuyển thành ?oCâu lạc bộ bóng vồ và quần vợt trên cỏ toàn Anh?. Với mấu đất thuê rộng 4 mẫu Anh tọa lạc tại Wimbledon, ngoại ô Luân Đôn, Câu lạc bộ có ý định tăng thêm nguồn vốn dự trữ. Và cuối năm đó, giải vô địch Quần vợt trên cỏ đầu tiên trong lịch sử đã được tổ chức. Một uỷ ban được thành lập nhằm thảo một bộ luật cho giải đấu gồm 22 đấu thủ, với khoảng 200 khán giả đến sân theo dõi. Giải vô địch Wimbledon được khai sinh từ đây.
    *Wimbledon- Giải đấu được ưa chuộng nhất thế giới
    Giải vô địch Wimbledon là một bước phát triển quan trọng trong lịch sử môn quần vợt. Giải đấu đã thu hút sự chú ý của công chúng và chẳng bao lâu sau, những nhà vô địch đầu tiên đã bắt đầu xuất hiện. Người đầu tiên trong số này là William Renshaw, tay vợt đã vô địch 8 lần từ năm 1881 đến 1889 (á quân vào năm 1887) ?" một kỉ lục chưa ai phá được cho đến tận hôm nay.
    --->William Renshaw
    Chỉ một vài năm sau đó, môn thể thao đã trở nên phổ thông rộng rãi ghê gớm, không chỉ ở Anh mà trên toàn thế giới, và vào năm 1905 May Sutton, tay vợt người Mỹ ,đã trở thành đấu thủ quốc tế đầu tiên tham gia giải đấu. Trong năm này, giải quy tụ 71 đấu thủ. Vài năm sau, vào năm 1909, Câu lạc bộ bóng vồ và Quần vợt trên cỏ toàn Anh đã lấy 2 màu tím và xanh cỏ làm biểu tượng, được sử dụng cho đến ngày nay.
    Môn quần vợt tiếp tục phát triển và đến năm 1927 bản tin tức đầu tiên về một sự kiện quần vợt đã được phát thanh trên radio. Điều này khiến môn quần vợt càng phổ biến rộng rãi hơn. Vào những năm 1930, môn này đã trở thành biểu tượng của thời trang, đứng đầu là các ngôi sao Anh quốc như Fred Perry, Don Budge và những nhà vô địch quốc tế như Henri Lacoste. Bạn có thể thấy trong hình, mốt ăn mặc của các tay vợt cũng có nhiều khác biệt so với thời nay! Các tay vợt nam mặc những chiếc quần ống dài trong khi các tay vợt nữ bận những chiếc váy dài với bít tất.
    --->Fred Perry --->Henri Lacoste
    Xu hướng thời trang phát triển theo phong cách riêng của các đối thủ. Vào năm 1933, tay vợt người Mỹ Bunny Austin đã làm choáng váng người xem khi trở thành người đầu tiên bước ra sân trong trang phục quần sọt! Những năm 1930 đánh dấu thời kì bùng nổ của môn quần vợt. Vào năm 1937, giải vô địch Wimbledon đã được phát sóng lần đầu tiên trên radio. Đây là một sự kiện quan trọng đưa môn quần vợt lên tầm vóc toàn cầu.
    Phong trào bỗng chấm dứt một cách đột ngột vào năm 1939, khi cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ 2 ngăn không cho giải được tổ chức đến tận năm 1946. (Một cách tình cờ, đây cũng là năm cuối cùng các đấu thủ mặc quần dài ra sân.) Các thế hệ sau chiến tranh tiếp tục thay đổi bộ mặt của môn quần vợt, cải tiến kỹ thuật, biến quần vợt thành trò giải trí mang tính phức tạp đối với tầng lớp trung lưu. Những năm 1960 là sự thống trị của các tay vợt Úc như Rod Laver, Roy Emerson. Và với sự phát triển rộng rãi của vô tuyến truyền hình đưa trò chơi đến với công chúng trên khắp thế giới, quần vợt trở thành một môn thể thao có kinh phí lớn, mang tầm vóc quốc tế. Chương trình truyền hình có màu đầu tiên của giải Wimbledon được bắt đầu phát sóng vào năm 1967.
    Trong suốt những năm 1970 và 1980, các tay vợt quốc tế dần chiếm ưu thế. Công chúng bắt đầu yêu mến những Bjorn Borg, Jimmy Connors và John McEnroe? Về phía nữ, các tay vợt ngôi sao như Sue Barker, Chris Evert, Evert Lloyd và Martina Navratilova? đã trở thành những thần tượng, lôi kéo công chúng đến sân. Tay vợt nữ người Anh đầu tiên là Virginia Wade, cũng là người Anh cuối cùng dành được chức vô địch vào năm1977. Tiền thưởng của giải cũng ngày càng được tăng lên.Vào năm 1986, ban tổ chức đã lần đầu tiên đưa vào sử dụng loại bóng có màu vàng- với mục đích để bóng dễ nhìn hơn dưới máy quay khi bay với tốc độ cao.
    --->Bjorn Borg --->Jimmy Connors
    --->Sue Barker --->Virginia Wade
    Vào những năm 1990,môn thể thao trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Đặc biệt là khi người Anh bắt đầu le lói tia hi vọng một chức vô địch sẽ về tay hai tay vợt yêu thích của họ là Greg Rusedki và Tim Henman. Mặc dù đã thực sự mang tầm vóc quốc tế, giải vô địch Wimbledon vẫn luôn là một sự kiện thể thao trong năm đối với người dân Anh.
    Quần vợt - Môn thể thao cho tất cả mọi người:
    Ngày nay, quần vợt trở thành môn thể thao đối kháng mang tầm cỡ thế giới, làm say đắm hàng triệu con tim người chơi và quần chúng hâm mộ trên toàn cầu. Các sự kiện và giải đấu được tổ chức liên tục quanh năm, các tay vợt hàng đầu trở thành những biểu tượng thể thao của thế hệ mới. Môn giải trí một thời dành cho các vị vua chúa này ngày nay đã trở thành môn thể thao dành cho tất cả mọi người.
    Được xipomos sửa chữa / chuyển vào 05:20 ngày 09/01/2005
  6. xipomos

    xipomos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2003
    Bài viết:
    993
    Đã được thích:
    0
    LỊCH SỬ QUẢ BÓNG TENNIS
    ->Spencer Gore, nhà vô địch Wimbledon đầu tiên vào năm 1887
    Những quả bóng tennis đầu tiên được làm bằng da nhồi với len hoặc tóc. Chúng nặng đến nỗi có thể gây ra những chấn thương nghiêm trọng, thậm chí, có thể giết chết ai đó.
    Bắt đầu từ thế kỉ thứ 18, người ta dùng những mảnh len quận chặt xung quanh một cái lõi bằng cách cuộn những sợi len xung quanh một quả bóng nhỏ, sau đó được cột chặt lại theo nhiều hướng rồi được bọc bằng một miếng vải trắng và khâu lại.
    Từ khi môn quần vợt trên cỏ ra đời vào những năm 1870, loại cao su Ấn Độ được chế biến theo công nghệ lưu hóa (phát minh bởi Charles Goodyear vào những năm 1850) bắt đầu được sử dụng thường xuyên để sản xuất những quả bóng tennis.
    ->Trận chung kết Wimbledon năm 1888,Ernest Renshaw sau đó là người thắng giải.
    CÁCH ĐẶT TÊN TRÒ CHƠI
    Khi môn quần vợt hiện đại trở nên phổ biến, cần có một tên gọi để phân biệt môn quần vợt cổ với quần vợt hiện đại. Ở Anh, người ta gọi là Real Tennis, ở Mỹ - Court Tennis và ở Úc là Royal Tennis.
    NGUỒN GỐC CỦA VIỆC XẾP HẠT GIỐNG
    ->tennis trên đại lộ Place, New York,1885
    Xếp hạt giống là để tránh việc các tay vợt được lựa chọn phải gặp nhau ở những vòng đấu đầu tiên.
    Thủ tục này lần đầu tiên được áp dụng tại giải vô địch quốc gia Mỹ năm 1922 và sau đó được chấp thuận tại giải vô địch Wimbledon năm 1924.
    Ở nội dung đơn, mỗi quốc gia được phép chỉ định không quá 4 tay vợt được xếp hạt giống và ở nội dung đôi là không quá 2 cặp. Những tay vợt và cặp đấu này sau đó được bốc thăm để rơi vào những nhánh đấu khác nhau.
    Việc xếp hạng dựa theo thành tích được bắt đầu vào năm 1927 khi các tay vợt có thứ hạng nhất định được xếp làm các hạt giống.
    NGUỒN GỐC CỦA CÁCH TÍNH ĐIỂM
    ->1935,Fred Perry trong trận chung kết với R. Menzel tại sân số 1
    Vài những ngày đầu tiên, cách tính điểm của môn quần vợt sân trường (rackets) và quần vợt phổ thông được áp dụng chung cho môn quần vợt trên cỏ.
    Đối với môn quần vợt sân trường, mỗi ván gồm 15 quả thắng điểm(aces), người giao bóng phải đánh cho bóng ?otrong sân? cho đến khi đối thủ đánh ra ngoài.
    Cách tính điểm trong môn quần vợt được áp dụng vào giải vô địch Wimbledon vào năm 1877 và được chọn làm tiêu chuẩn cho các giải đấu sau.
    15,30,40?
    Nguồn gốc của cách tính 15,30,40 v.v? không rõ lắm, được cho là vào thời xa xưa và có gốc rễ từ Pháp. Một giải thích hợp lý là hệ thống tính điểm dựa trên sự có mặt của chiếc đồng hồ được đặt ở cuối sân đấu. Kim giây đi được một phần tư đồng hồ mỗi loạt đánh và điểm cũng được ghi 15,30,45 như kim trên đồng hồ. Khi kim chỉ đến 60, vòng quay kết thúc và hiệp đánh cũng chấm dứt.
    ?oĐều?(Deuce) và ?oKhông?(Love)
    Chữ ?odeuce? có nguồn gốc từ tiếng Pháp ?odeux?, khi điểm lợi thế của hai bên bằng nhau. Chữ ?olove? cũng được cho là lấy từ tiếng Pháp ?ol?oeuf?, nghĩa là ?oquả trứng?, tượng trưng cho con số không. Có giả thuyết cho rằng chữ ?olove? lấy từ một thành ngữ trong tiếng Anh:?Neither for love nor for money?, nghĩa là ?okhông có gì?.

Chia sẻ trang này