1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Luật thi đấu VX tay dính tham khảo

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi VXDTA, 11/03/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. VXDTA

    VXDTA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    657
    Đã được thích:
    0
    Luật thi đấu VX tay dính tham khảo

    Xin các cao thủ góp ý cho dự thảo luật VX tay dính.
    Cám ơn nhiều.





    LUẬT THI ĐẤU VĨNH XUÂN TAY DÍNH






    ĐIỀU 1 : ĐÀI ĐẤU ( sàn đấu)

    1.1 Sàn đấu là một thảm hình vuông có kích thước 5x5m; trong sàn đấu là một hình tròn ?" khu vực thi đấu - đường kính 4m, có tâm trùng với tâm hình vuông.
    1.2 Màu sắc của sàn đấu phải khác với màu sắc của hình tròn. Hình tròn chia làm 2 phần khác nhau như vòng tròn âm dương để quy định phần sân của 2 VĐV thi đấu.
    1.3 Đường biên giới của hình tròn là đường tròn dày 2cm coa màu khác với sàn đấu.
    1.4 Có hai vạch ngang dài 40cm cách nhau 40cm đối xứng qua tâm vòng tròn


    ĐIỀU 2 : TRANG BỊ BẢO VỆ

    2.1 Các VĐV thi đấu bắt buộc mang cuky và giáp đấu.
    2.2 Trước trận đấu trọng tài điều khiển phải kiểm tra trang bị bảo vệ của VĐV, nếu ko có trang bị bảo vệ trận đấu ko được thực hiện.

    ĐIỀU 3 : TRANG PHỤC THI ĐẤU

    3.1 Trang phục của VĐV là quần võ, áo pull ngắn tay khác màu nhau
    3.2 Trang phục của trọng tài: ?. ( thống nhất, khác màu khác kiểu của VĐV )

    ĐIỀU 4 : BÔC THĂM, MIÊN THI ĐẤU

    4.1 Thể thức thi đấu đối kháng trực tiếp
    4.2 Trong trường hợp số VĐV tham gia thi đấu ko trùng với các số 2,4,8,16,32? và để xác định thứ tự các trận đấu, các VĐV bôc thăm xác định thứ tự. Số VĐV lẻ hay ko trung với các số 2,4,8,16,32? phải bôc thăm xác định lượt trận thứ nhất, thứ hai và VĐV được miễn lượt thi đấu thứ nhất.
    4.3 Cách bôc thăm xếp trận đấu: gắp thăm số thứ tự VĐV sau đó xếp tên của VĐV đã được xác định thứ tự vào sơ đồ thi đấu.

    ĐIỀU 5 : NGHI THỨC TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TRẬN ĐẤU

    5.1 Các VĐV chào HLV của mình trước khi vào thảm đấu
    5.2 Vào vị trí chuẩn bị ( hai vạch trắng trong vòng tròn đấu ) 2 VĐV chào khán giả, trọng tài điều khiển, chào nhau.
    5.3 Trong trận đấu, nếu VĐV phạm lỗi nhắc nhở hay cảnh cáo, sau khi trọng tài nhắc nhở hay cảnh cáo VĐV phải cúi đầu nhận lỗi.
    5.4 Tư thế chuẩn bị :
    - hai VĐV đứng đối diện nhau sau vạch quy định, hai chân ngang song song ( đứng trung bình hay nhị tự kiềm dương mã tấn sau vạch chuẩn bị)
    - 2 tay dính nhau ở tư thế trung bình (1 âm 1 dương vấn thủ. S )
    5.5 Sau khi trọng tài điều khiển tuyên bố VĐV thắng cuộc, các VĐV chào trọng tài, chào nhau, chào khan giả và ra khoi sàn đấu

    ĐIỀU 6 : CÁC HIỆP ĐẤU

    6.1 Một trận đấu 3 hiệp, mối hiệp 2 phút, nghỉ giữa các hiệp 1 phút
    6.2 Các VĐV thi đấu, nếu VĐV nào thắng 2-0 coi như thắng trận và chấm dứt trận đấu.

    ĐIỀU 7 : TRỌNG TÀI

    7.1 Các loại trọng tài:
    - Tổng trọng tài : Người có quyền quyết định cao nhất trong 1 trận đấu, giải đấu, giải quyết xử lý các khiếu nại, quyết định VĐV thắng thua dựa vào luật đấu.
    - Trọng tài điều khiển trên sàn đấu : 1 trọng tài
    - Trọng tài chấm điểm : 5 trọng tài
    - Trọng tài bấm giờ, cồng : 1 trọng tài
    - Trọng tài y tế : 1 trọng tài
    7.2 Các lệnh của trọng tài điều khiển trận đấu:
    7.2.1 Khẩu lệnh :
    - ?o Đấu? được dung để bắt đầu trận đấu và tiếp tục trận đấu sau khi bị gián đoạn
    - ?o Dừng? được dung khi hết hiệp hoặc trong trường hợp muốn nhắc nhở VĐV thi đấu sai luật; khẩu lệnh còn được dung khi các VĐV đã ra khỏi vòng tròn thi đấu ( cả 2 chân)
    7.2.2 Thủ lệnh :
    - Chỉ hai tay vào 2 vạch trắng giữa vòng tròn: VĐV vào vị trí thi đấu
    - Thả tay ra sau khi kiểm tra tư thế chuẩn bị thi đấu của VĐV : bắt đầu đấu (đồng thời với khẩu lệnh ?ođấu? )
    - Giơ tay VĐV thắng cuộc
    - Nhắc nhở : dung tay ra ký hiệu VĐV đấu sai luật sau đó giơ 1 ngón tay, 2 ngón tay nếu VĐV thi đấu sai luật lần 1, lần 2
    - Cảnh cáo ; dung tay ra ký hiệu phạm lỗi nặng của VĐV, sau đó giơ ngón trỏ phải làm ký hiệu trừ 1 điểm với 3 giám định ( trọng tài chấm điểm ở 3 góc sân )
    - Điểm khác nhau giữa nhắc nhở và cảnh cáo trừ điểm là:
    + nhắc nhở : trọng tài ra hiệu sai luật và giơ ngón tay nhưng ko quay về phía các giám định
    + cảnh cáo : trọng tài làm như trên nhưng quay về phía các giám định thông báo trự điểm
    7.2.3 Các trường hợp dung một lúc cả Khẩu lệnh và thủ lệnh:
    - Khi bắt đầu trận đấu
    - Khi các VĐV thi đấu nhưng sai luật qua nhiều, trọng tài phải dừng lại để nhắc nhở. Lúc đó trọng tài vừa hô ?o Dừng? vừa đưa 2 tay vào giữa 2 VĐV . Sau đó dung thủ lệnh nhắc nhở các động tác sai luật

    ĐIỀU 8 : ĐIỂM

    8.1 Tính điểm:
    8.1.1 Vùng tính điểm :
    - phần than trên phía trước hoặc 2 bên được tính từ 2 vai trở xuống tới đường cắt ngang qua rốn
    - bất cứ bộ phận nào của cánh tay khi đánh bật đối phương ra khỏi tầm dính hoặc vòng tròn thi đấu
    - không được tính điểm nếu đánh ra ngoài vùng tính điểm
    8.1.1 1 điểm : khi đánh trúng vào vùng tính điểm và ko phạm luật
    8.1.2 2 điểm : khi đánh trùng vào vùng tính điểm, ko phạm luật và đánh bật đối phương ra khỏi tầm tay dính
    8.1.3 3 điểm :
    - đánh ngã đối phương (Được tính là đánh ngã đối phương khi bất kỳ 1 bộ phận nào của cơ thể ngoài 2 bàn chân chạm đất. Không được coi là đánh ngã khi đối phương bị trượt chân do tác động bên ngoài)
    - đánh bật đối phương ra khỏi vòng tròn thi đấu ( cả 2 chân )
    8.2 Trừ điểm :
    8.2.1 Cố tình đánh vào vùng nguy hiểm : mặt, cổ, hạ bộ đối phương : trừ 1 điểm
    8.2.2 Dùng chân đạp, chấn, thúc gối vào người đối phương : trừ 1 điểm
    8.2.3 Trọng tài nhắc nhở quá 3 lần cùng 1 lỗi cảnh cáo trừ 1 điểm
    8.2.4 Trọng tài tiếp tục cảnh cáo trừ 1 điểm nếu VĐV phạm cùng 1 lỗi ở lần 4

    ĐIỀU 9 : LỖI

    9.1 Lỗi trừ điểm như điều 8.2.1 , 8.2.2 , 8.2.3
    9.2 Lỗi nhắc nhở:
    9.2.1 không nghe lệnh trọng tài trong khi thi đấu
    9.2.2 đánh ko dính liên tục
    9.2.3 ôm, ghì kẹp, nắm giữ quá 3 giây
    9.2.4 cố tình bước ra ngoài vòng tròn đấu

    ĐIỀU 10 : THẮNG THUA

    10.1 Thắng điểm : VĐV có số điểm lớn hơn
    10.2 Thắng tuyệt đối :
    - đánh bật đối phương ra khỏi vòng 3 lần
    - đánh ngã đối phương 3 lần
    10.3 Truất quyền thi đấu :
    10.3.1 VĐV phạm vào điều 8.2.1 , 8.2.2 hai ( 2) lần bị truất quyền thi đấu
    10.3.2 VĐV có thái độ, hành động phi thể thao đối với trọng tài, BTC, khan giả bị truất quyền thi đấu.
  2. quan65

    quan65 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2004
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Luật cần có các mục đích, ý nghĩa của môn thi đấu.
    Giới hạn tuổi, cân nặng, môn phái...? Trường hợp nào được, trường hợp nào ko được thi đấu? trường hợp nào cấm thi đấu...
    Phần kỹ thuật cần có các định nghĩa, qui định về giới hạn sử dụng đòn cụ thể rồi mới đến tính điểm. Qui định phải căn cứ trên đặc điểm kỹ thuật môn phái sao cho vẫn an toàn, thể thao mà không mất đi cái tinh hoa của VX .
    Các qui định bạn đưa ra sẽ làm mất đi hầu hết kỹ thuật VX, biến cuộc thi đấu thành 1 môn khác VX. Đồng thời thiếu chi tiết, cụ thể...
  3. VXDTA

    VXDTA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    657
    Đã được thích:
    0
    rất cám ơn ý kiến của anh.
    1. Phần mục đích ... chắc chắn sẽ phải thêm. -:)
    2. Tuổi, cân nặng hay môn phái chúng tôi cũng đã nghĩ tới nhưng chắc đánh dính ko quan trọng lắm phần này?
    3. kỹ thuật:
    Chân: chỉ cấm các đòn đá, triệt hay chấn ( tất nhiên phải ra định nghĩa )
    Tay, thân : ko hạn chế về đòn thế. Song tất nhiên cấm ra đòn dời. Khi ra đòn bắt buộc phải dính ít nhất 1tay vào đốiphương 9 cũng cần định nghĩa -:))
    Kỹ thuật nắm bắt bẻ kẹp giữ được nhưng ko quá 3"
    4. vùng đánh: thân trước, thân nghiêng
  4. DONGBAI

    DONGBAI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    2.204
    Đã được thích:
    0
    cho tôi hỏi 1 chút :
    đấu VX không được dùng chân đá ,triệt hay chấn....vậy đấu bằng "lang ngại bộ" đuợc không?
    tay dính tức không dùng đòn ly vậy các hình hổ ,báo bỏ đi hay sao?
    wingchun
  5. VXDTA

    VXDTA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    657
    Đã được thích:
    0
    hihi, trong tay dính vẫn dùng ngũ hình như thường, Mr. Đồng bái chưa được thấy hả? Còn đòn chân thực ra trong tay dính cùng ko cần cấm song các sư phụ cho rằng nguy hiểm.
  6. taha

    taha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    Ôhô, đã dính tay mà còn ngại người ta đá, lạ nhỉ???Người ta mà đá được thì mình thua luôn thôi, là phải nhất.
    Có mặc bảo vệ, rồi thì ai cũng thi đấu được????Bảo vệ thì bảo vệ, ra đòn mà không nương tay , em vẫn ái ngại cho các bác thi đấu lắm.Mà nương tay, (có nguyên tắc là lấy công làm thủ mà, đòn đã dính điểm đánh là phải có lực, không thì rút tay về không kịp), ehê,khi tay ra hết, đối thủ chọc khe lại thì trọng tài VXDTA tính điểm kiểu gì???Cả hai cùng có điểm ???
    EM nghĩ được xem đả lôi đài sắp tới ? Chắc các bác đăng kí thi đấu, cũng có thành quả gì rồi, nhưng bắt thăm tùm lum thế này, ngộ các bác gặp phải cao thủ, mà họ ác ý biểu diễn tý nữa, các bác không gãy xương đâu, có bảo vệ mà, nhưng khám siêu âm thì có thể. Em không đi xem, nhưng em nghe kể lại chú nào đấy biểu diễn mà chảy máu mồm, em thấy làm sao ấy.Hôm nay biểu diễn làm người ta chảy máu mồm, ngày mai mình dễ chảy máu bụng lắm các bác ạ.
    Đùa thôi, vấn đề là phải có cách tổ chức ra sao, vẫn phải phân ra lứa tuổi, vi dụ 20-25, 25-30, 30-35, tất nhiên viêc phân đó chỉ mang tính phân loại tương đối thôi, chứ không có em A bị đánh đau về gọi thầy em ra, thầy đầu tiên không muốn, nhưng thấy nó đánh đểu quá thì ra> thầy em A ra em B bi đau..........e hèm. Tất nhiên không phải ngay giải đó, vì đã dăng kí trước rồi mà, chờ sau nhá.
  7. uic

    uic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2004
    Bài viết:
    406
    Đã được thích:
    1
    Ta ha ơi, phải từ từ đã chứ, bây giờ luật đang đưa vào thử nghiệm sẽ dần dần hoàn thiện.Như môn Karate từ bao nhiêu năm rồi thi đấu thế mà vẫn phải sửa đổi bổ sung luật rất nhiều.Luật VX còn mới mẻ, sẽ hoàn chỉnh dần dần
    Bạn có biết một cú đá vòng cầu bằng ống chân của thành viên đội Tán thủ quốc gia trong một tư thế cố định là bao nhiêu kg không. Theo Mr Hoàng Anh Tuấn trọng tài cấp quốc tế ở Việt nam nói bằng máy đo của viện khoa học TDTT là 1,8 tấn. Má ơi! chả biết có thật không.Nhưng người ta vẫn lên đài đấy thôi.Miễn là đừng để bị như chú Thái Lan đấu với cậu Phan Quốc Vinh nhà ta hạng 48kg là được.Trọng tài bảo dừng rồi chú nhà ta vẫn bế đối thủ lên cho đầu người ta xuống sàn trước, rồi đưa thẳng đội bạn ra BV Việt Đức.Chả biết bây giờ ra sao.
    Nhưng quả thật việc phân loại theo tuổi ,theo cân nặng,tầm vóc, trình độ cũng là cả vấn đề nan giải đấy.
  8. quan65

    quan65 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2004
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Tôi là người yêu thích Vĩnh xuân, nhưng biết về Vĩnh xuân rất ít. Tuy nhiên vì là người yêu thích, tôi rất ủng hộ các bạn chuẩn hoá & phát triển Vĩnh xuân. Các bạn đang làm 1 việc lớn cho những người yêu Vĩnh xuân. Tôi xin có thêm vài ý kiến:
    1- Về việc hạn chế vùng đánh sẽ giảm đáng kể kĩ thuật VX cũng như tính hấp dẫn. Nên chăng là để VĐV đội mũ bảo hiểm & đeo găng tay (loại găng hở lòng bàn tay). Nếu không cho đánh vùng lưng cũng sẽ hạn chế đáng kể.
    2- Cần qui định rõ lỗi cố ý & vô tình. VD: nếu mặt A bị đập vào tay B thì khi đó sẽ có 2 khả năng: A lao vào tay B hay B cố tình dánh vào mặt A (nếu cấm đánh vào mặt). Tương tự như vậy đối với các đòn khác.
    3- Cũng cần qui định về trình độ trọng tài.
    4- Thái cực quyền của TQ cũng có thi đấu tương tự. Nên chăng tham khảo luật của họ.
    5- Nếu có thể, các bạn hãy chuẩn hoá bài vở của VX & công khai để bà con được mở rộng tầm mắt. Các bài đó có thể là do cụ Tế Công để lại, cũng có thể do người Việt sáng tạo ra. VD như viết thành sách, đưa lên mạng... Các bạn cũng có thể dạy VX online.
    Ngoài ra, tôi nghĩ là nên tham khảo ý kiến của các bậc sư phụ tiền bối của các dong VX trên đất VN.
    Chúc các bạn thành công
  9. quan65

    quan65 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2004
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0

    Thi đấu TCQ đẩy tay ở TQ bị nhiều người chê là luật thi đấu & cách thức đấu làm mất tính nghệ thuật của TCQ.
    Ở 1 số nước có tổ chức đấu VX, mình nên tham khảo.
    Ngoài ra tại TQ còn có 1 số môn có cách tập đấu tương tự VX như Đại thành quyền.
    Được quan65 sửa chữa / chuyển vào 12:37 ngày 14/03/2004
  10. taha

    taha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    Cái bác UIC này.........
    Em có dám thi đấu đâu mà bảo em vội?Em viết mấy câu ủng hộ bác VXDTA: Có ý kiến góp ý một tý ty thui mừ.
    Mà bác kể chuyện cú đá 1tấn 8 là gì nhỉ? Nếu đứng khơi khơi mà đá, đo bằng cân cấp Vũ Trụ được 8 tấn 1, cũng biết thế thôi. .......
    Vấn đề là đã dính tay, mà người ta cất chân đá được mình, chỉ 2 lạng thui, mình là người phục thiện, mình phải chấp nhận thua luôn, ý em muốn nói là thế, mà đúng là thế. Nhưng câu này không phải là góp ý về luật thi đấu, tán ngoài một chút thôi.
    Vấn đề ở đây là góp ý : tại sao nên đặt phân tuổi, nó chỉ là tương đối, nhưng nó không làm chênh lệch trình độ thi đấu quá.Chả nhẽ bác học 15 năm lại ra vuốt má ông học 2 tháng.Em đứng ngoài cười cả hai: bác học 15 năm cũng dốt, đi đấu với bác học 2 tháng, chỉ vì một cái danh.....Bác học 2 tháng đi thi đấu, một là bác dốt, hai là bác ra để thua nhưng mà cũng thành thắng, vì bác đã nhục mạ được người ta.
    Còn bác 25 tuổi trình độ bác bằng bác 35, không có sao,bác cứ đạt đẳng cấp cao ở lứa tuổi bác đi(ví dụ, xếp vào loại 1,2,3) sau cùng sẽ tổ chức giải thi không phân biệt lứa tuổi: tranh cúp Liên lục địa bác ạ.
    Đây là bác VXDTA hỏi chơi, em cũng góp ý chơi, bác hỏi thật, đây em cũng góp ý thật, thế thôi.
    Góp ý trên mạng mà.

Chia sẻ trang này