1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Luật tổ chức bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi haiaubac, 08/04/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. haiaubac

    haiaubac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2004
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Luật tổ chức bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam

    Chào các bác,em đang làm tiểu luận về nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam,bác nào biết giúp em một tay đi.Em vô cùng cảm ơn.Chứ em không biết nhiều lắm về vấn đề này.Giúp em càng sớm càng tốt.
  2. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Nhận diện nhà nước pháp quyền
    Xây dựng nhà nước pháp quyền là con đường phát triển tất yếu của đất nước ta, phù hợp với xu thế tất yếu chung của thời đại, không chỉ là nguyện vọng mà đã và đang trở thành nhu cầu hiện thực và khả năng hiện thực. Thế nhưng, muốn xây dựng nhà nước pháp quyền, trước hết cần nhận biết những tiêu chí mà nó hướng tới. Bài viết bước đầu đề cập đến một só tiêu chí như thế để nhận diện nhà nước pháp quyền.
    NNPQ từ bản thân sự ra đời và sự hiện diện trên thực tế đã cho thấy đây là những mô thức tổ chức nhà nước là phương thức tổ chức quyền lực nhà nước khoa học, hợp lý, kiểm soát lẫn nhau giữa các loại cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, hoạt động trên cơ sở pháp luật, vai trò tương xứng với năng lực, có hiệu quả. Pháp luật là phương tiện điều chỉnh quan trọng hàng đầu, pháp luật mang tính pháp lý cao: tính khách quan, nhân đạo, công bằng, tất cả vì lợi ích của con người.
    NNPQ là kiểu tổ chức xã hội ở trình độ cao và tính pháp quyền trong mọi lĩnh vực quan hệ xã hội. ''''Tính pháp quyền'''' này không chỉ thuần tuý là pháp luật, bởi vì nhà nước nào cũng có pháp luật song điều đó không có nghĩa là nhà nước đó đã là NNPQ.Có pháp luật không phải là tiêu chí duy nhất để xác định NNPQ.
    Tính chất pháp quyền này cũng không chỉ đơn thuần là ''''pháp chế? - sự tuân thủ nghiêm minh pháp luật. Tính pháp quyền ở đây có nội dung cơ bản là sự ngự trị của một nền pháp luật đáp ứng các yêu cầu công bằng, nhân đạo, dân chủ, minh bạch, phù hợp đạo đức và tất cả vì con người.
    Nhận diện từ góc độ tổ chức nhà nước.
    Dưới góc độ cơ cấu tổ chức, NNPQ đòi hỏi sự phân định, phân công rõ ràng giữa các cơ quan nhà nước cả theo chiều dọc, chiều ngang. Tính chất pháp quyền phải được thể hiện trong hoạt động của các thiết chế nhà nước và trong xã hội công dân. Nguyên tắc quản lý xã hội bằng pháp luật là một trong những tiêu chí nhận diện nhà nước pháp quyền nhưng chưa đủ. Khởi thủy của tư tưởng nhà nước pháp quyền là sự phân định rạch ròi, sự sắp xếp và phối hợp giữa các thiết chế quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nhưng cơ chế phân định, phân công trong tổ chức quyền lực nhà nước không các mục đích tự thân mà nhằm hạn chế đến mức thấp nhất sự độc đoán, chuyên quyền và vi phạm quyền con người. Cơ chế này sẽ tạo điều kiện cho sự đảm bảo tự do chính trị trong hoạt động nhà nước và xã hội. Theo Môngtétxkiơ, muốn có tự do chính trị thì phải có cơ chế tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước bảo đảm không có sự lạm quyền.
    Nhận diện NNPQ từ phương diện lập pháp được thể hiện tập trung ở chất lượng, tính khoa học, nhân văn của các sản phẩm lập pháp - các đạo luật pháp quyền và ở hiệu lực, hiệu quả của hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội.
    Cần nhận diện NNPQ từ phương diện của nền hành chính quốc gia. Đây là lĩnh vực hoạt động liên quan trực tiếp, thường xuyên nhất đến mọi cá nhân, tổ chức và xã hội, diễn ra liên tục trong mọi không gian và thời gian, sôi động hơn rất nhiều so với hoạt động lập pháp và tư pháp. Năng lực, tinh nhuệ, tiết kiệm, hợp pháp; hợp lý và hiệu quả, giải quyết, phản ứng một cách kịp thời, nhanh chóng các vấn đề nảy sinh trong xã hội - đó là những tiêu chí, tố chất cơ bản nhất của nền hành chính trong NNPQ.
    Trong NNPQ, tư pháp có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng bởi nơi đó là sự thể hiện rõ nét nhất nền công lý và sự bình đẳng trước pháp luật Nền tư pháp XHCN của chúng ta phải thực sự vì dân, xứng đáng với sự tin cậy của người dân gửi gắm việc giải quyết những vấn đề thiết thực của mình về tài sản, danh dự, nhân phẩm cho các cơ quan đại diện cho công lý. Theo chủ tịch Hồ Chí Minh: ''''nghĩ cho cùng, vấn đề tư pháp cũng như mọi vấn đề khác, là vấn đề ở đời và làm người? và ''''các phán quyết của toà án phải thấu tình đạt lý''''.
    Nhận diện từ phương diện pháp luật.
    Trong NNPQ, pháp luật có vị trí, vai trò hàng đầu trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản. Vai trò hàng đầu của pháp luật được đảm bảo bằng nhiều cách trong đó có việc xác lập và thực hiện sự kiểm soát tính tối cao của các đạo luật. Trong hệ thống pháp luật, các đạo luật phải chiếm ưu thế. Sự thống trị (ngự trị) của pháp luật đòi hỏi nhà nước phải xuất phát từ những yêu cầu khách quan của xã hội mà định ra pháp luật và chính bản thân cũng phải phục tùng pháp luật
    Trong NNPQ cần phân biệt luật và pháp luật. Luật chỉ là hình thức tồn tại của pháp luật và nó sẽ mất đi tính pháp quyển nếu nó không phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật, những nguyên tắc đó phải thể hiện được các giá trị cao cả: tự đo, bình đẳng, công bằng, nhân đạo. NNPQ không thể thông qua bất kỳ đạo luật nào mà chỉ có thể thông qua những đạo luật phù hợp với tiến bộ xã hội và các giá trị nhân văn chung, chỉ khi đó, đạo luật mới mang tính pháp quyền. Pháp luật trong NNPQ cần quy định cơ chế đảm bảo thực hiện nguyên tắc: được làm tất cả trừ nhũng gì luật cấm - đối với khu vực tư và: chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép - đối với công quyền. Một hệ thống pháp luật đúng, tốt sẽ là hệ thống pháp luật nêu được những phương án cho sự lựa chọn các hành xử phù hợp quy luật, lợi ích cá nhân và trật tự xã hội.
    NNPQ cần được nhận diện từ phương diện tự do và trách nhiệm - trách nhiệm pháp lý vả trách nhiệm đạo đức. Trong điều kiện NNPQ, tự do được mở rộng đối với mỗi cá nhân, tự do được làm tất cả những gì pháp luật không cấm. Trong xã hội hiện đại, tự do càng rộng thì trách nhiệm càng cao và chặt chẽ. Sự can thiệp sâu; cụ thể của nhà nước vào hoạt động của xã hội và đời sống cá nhân được hạn chế lại song vai trò và trách nhiệm xã hội của nhà nước lại càng ngày gia tăng với tư cách là tổ chức công quyền.
    Nhân đạo là một trong thống nguyên tắc, tiêu chí nhận diện của NNPQ, là xu thế chung của nhân loại tiến bộ.
    Nhận diện NNPQ từ phương diện mối quan hệ biện chứng của pháp luật và đạo đức như một quy luật tất yếu của sự sinh tồn quốc gia, dân tộc, như một phần thiết yếu của cuộc sống cá nhân. Pháp luật chỉ có thể thực hiện được vai trò là phương tiện điều chỉnh hàng đầu nếu có sự hỗ trợ của các quy phạm xã hội khác, đặc biệt là đạo đức truyền thống và đạo đức tiến bộ. NNPQ đề cao pháp luật nhưng không loại trừ đạo đức. Nếu chỉ sống theo pháp luật không thôi thì chưa và không bao giờ có thể xây dựng được một xã hội có kỷ cương, trật tự, ổn định và phát triển bền vững.
    Minh bạch, công khai là thuộc tính để bổ sung cho sự nhận diện NNPQ, pháp luật cần dễ hiểu, thống nhất, dễ vận dụng, dễ dàng truy cập, có độ tin cậy cao.Nhà nước phải đáp ứng nhu cầu thông tin về pháp luật, về các hoạt động thực tiễn pháp lý cho cá nhân và tổ chức.
    Tính thứ bậc về hiệu lực pháp lý cần được coi trọng trong NNPQ. Trên thực tế, còn nhiều các quy định của văn bản dưới luật lại được ''''vô tư áp dụng mặc dù trái với quy định của văn bản luật.
    Nhận diện nhà nước pháp quyền từ mối quan hệ giữa nhà nước vả pháp luật. Trước đây, do nhiều lý do, nhà nước dường như được xác định là đứng "trên, cao hơn, ưu thế hơn, trội hơn'''' so với pháp luật; nhà nước coi pháp luật chỉ như công cụ cai trị của riêng mình. Tuân thủ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật trong mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân trong NNPQ đã không còn chỗ đứng cho tư duy chính trị - pháp lý nói trên. NNPQ khác nhà nước cực quyền ở việc nhà nước thừa nhận giá trị xã hội, tính phổ biến bắt buộc chung của pháp luật, sự ngự trị của pháp luật trong các quan hệ xã hội: chỉ khi nào nhà nước được thiết lập như một tổ chức pháp lý hoạt động trên cơ sở pháp luật thì khi đó tư tưởng NNPQ mới thực sự trở thành hiện thực.
    NNPQ nhìn từ góc độ con người
    Mục đích cao cả, nhiệm vụ thường trực của nhà nước pháp quyền không gì khác hơn là vì CON NGƯỜI. Nhân tố con người, hệ thống các quyền và tự do của con người phải được quy định trong pháp luật, có cơ chế hữu hiệu đảm bảo thực hiện trên nguyên tắc thống nhất quyền và nghĩa vụ, tự do và trách nhiệm, phát huy tính tích cực, sáng tạo của con người. Khi ban hành văn bản hay một hành vi pháp lý nào đều phải đặt câu hỏi: có phục vụ quyền lợi và có thuận lợi nhất cho người dân không. Cần kết hợp hài hoà những phẩm chất tự nhiên của cá nhân với tư cách là một thực thể tự nhiên và xã hội trong xây dựng và áp dụng pháp luật. Tất cả vì con người, theo hướng có lợi cho con người cần được trở thành hiện thực - đây cũng là một trong những tiêu chí để nhận diện NNPQ. Nguyên tắc này dường như mới chỉ quan tâm trong lĩnh vực tư pháp hình sự.
    NNPQ được hiểu là sự đối lập với nhà nước cực quyền, chuyên chế, độc tài, do vậy xây dựng NNPQ không thể thiếu được quá trình dân chủ hoá. Dân chủ là một trong những đặc điểm của pháp luật trong nhà nước pháp quyền, một trong những yếu tố cơ bản để ''''nhận diện'''' nhà nước pháp quyền và trình độ phát triển của xã hội. Trong mối tương quan giữa pháp luật và dân chủ, pháp luật xác lập những khuôn khổ cho việc thực hiện dân chủ, bản thân pháp luật cũng phải phản ánh trong mình các giá trị dân chủ. Một văn bản luật tốt là thu hút được sự tham gia của nhân dân, đảm bảo cho người dân tự giác tuân thủ pháp luật, vì dân chúng tuân theo luật phải là người làm ra luật.
    NNPQ nhìn từ góc độ ý thức công dân, ý thức pháp luật và nền văn hoá pháp lý. Kiểu tổ chức xã hội ở trình độ cao như đã đề cập được đặc trưng ở năng lực, trình độ, kỹ năng, bản lĩnh vàn nghệ thuật sử dụng pháp luật của các công dân. Thay vì sự lạnh lùng, dị ứng, mặc cảm, e ngại với pháp luật như trước kia, công dân trong NNPQ được tiếp xúc với các quy định pháp luật một cách thuận tiện, ý thức về quyền và nghĩa vụ pháp lý cũng được nâng cao. Pháp luật là hiện tượng văn hoá, là công cụ giữ gìn văn hoá. Đời sống kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế tác động đến ý thức pháp luật của mỗi cá nhân, mỗi bộ phận cư dân trong xã hội, ý thức pháp luật trong NNPQ tất yếu sẽ mang ''''bản sắc'''' của NNPQ, bản sắc của một xã hội đã được tổ chức ở trình độ cao.
    Cần nhận diện NNPQ từ tính chất pháp quyền của mối "liên hệ giữa cá nhân, nhà nước và xã hội. Sự bình đẳng pháp lý, đạo đức, đồng trách nhiệm giữa nhà nước, cá nhân vừa là yêu cầu, vừa là tiêu chí nhận diện NNPQ. Trong xã hội pháp quyền, vai trò của nhà nước và dịch vụ công cùng các nhu cầu về bảo đảm an toàn, an ninh không ngừng tăng lên. Nhu cầu về công lý, về hoạt động xét xử cũng tăng lên rất mạnh. Nhu cầu này, người dân chờ đợi không ngoài ai khác là từ chính nhà nước. Xu hướng chung hiện nay trên thế giới là nhà nước dần dần thu hẹp phạm vi hoạt động của mình để tập trung nhiều hơn vào chức năng hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô, xây dựng môi trường pháp lý cho các thành phần kinh tế - xã hội hoạt động.
    NNPQ cần được nhận diện từ góc độ công bằng xã hội. Ghi nhận, bảo vệ và bảo đảm thực hiện công bằng là một trong những giá trị xã hội của pháp luật NNPQ. Việc áp dụng các biện pháp xử lý phải phù hợp với tính chất mức độ của hành vi vi phạm pháp luật quy định mức độ hưởng thụ phải tương xứng với sự đóng góp, cống hiến. Công bằng không chỉ trong bản thân các quy định pháp luật mà còn cả trong áp dụng pháp luật, nhất là khi không có quy định pháp luật tương ứng thì người vận dụng pháp luật phải dựa trên công bằng, lẽ phải mà giải quyết chứ không dựa vào ý chí chủ quan, tuỳ tiện. Áp dụng pháp luật sai sẽ dẫn đến những quyết định thiếu công bằng trong xử lý. Mọi thứ trên đời, xem ra đều có thể chịu đựng được: thiếu ăn, thiếu ngủ, nhà cửa nghèo nàn... nhưng riêng sự không công bằng thì luôn luôn là điều gây phản ứng, khó chịu nhất đối với con người.
    Theo Hoàng Thị Kim Quế
    Tạp chí Nghiên cứu Nhà nước
  3. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Nhà nước pháp trị ​
    « Nhà nước pháp trị » là cụm từ đã có từ lâu và được dùng để dịch những chữ tiếng Đức, « Rechtsstaat », tiếng Pháp, « État de droit », tiếng Anh, Rule of law, Due process of law v.v?Nhưng dịch như vậy là sáng chế ra một thuật ngữ tiếng Việt đối dịch ngoại ngữ một cách ước lệ để dùng trong những trao đổi đại cương, thông thường. Nếu đi sâu vào nội dung của các cụm từ này thì lại thấy có nhiều khác biệt - đến mức độ trái ngược nhau ?" không thể dễ dãi bỏ qua. Thí dụ nếu hiểu đúng nghĩa nguyên thủy của chữ hán việt « pháp trị » thì « État de droit » không phải là một Nhà nước cai trị bằng luật pháp theo kiểu của các « pháp gia » thời Xuân Thu, Chiến Quốc ở Trung Hoa trước Công nguyên. Thứ « pháp trị » này là cách cai trị của quân chủ chuyên chế ở Trung Hoa thời cổ trong khi ngược lại, « État de droit » là một kiểu Nhà nước dân chủ tân tiến nhất hiện nay.
    Bởi vậy, muốn bàn về các chữ État de droit, Rechtsstaat, Rule of law, Due process of law được dịch thành Nhà nước pháp trị, trước hết cần bàn qua về nội dung chữ pháp trị để xem nên hiểu chữ này theo nghĩa nào cho thích hợp với những chữ được phiên dịch. Và muốn bàn về pháp trị thì lại không thể không nhắc đến nhân trị. Đó là lý do tại sao trong cuộc thảo luận về Nhà nước pháp trị, về dân chủ pháp trị trong tương lai ở Việt Nam, lại phải nhắc đến pháp trị thời xưa.
    Từ mấy thập niên qua, chữ pháp trị bỗng nhiên có một chỗ đứng quan trọng trong ngôn ngữ chính trị và luật học của người Việt ở ngoài nước. Hiện tượng này là hệ quả đương nhiên của cuộc tranh đấu chống chuyên chế ở trong nước và từ ngoài nước, cổ võ việc giải quyết nhu cầu bức thiết phải mau chóng xây dựng cho đất nước một chế độ dân chủ chân chính, nghĩa là dân chủ pháp trị. Thật ra với người Việt Nam chữ pháp trị không phải là chữ mới lạ. Chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa từ buổi rạng đông của lịch sử, họ đã lâu đời làm quen với hai luồng tư tưởng nhân trị và pháp trị xuất phát từ miền đất này. Tuy nhiên, từ khi người Việt có những tiếp xúc văn hóa mật thiết với phương Tây, nội dung hai luồng tư tưởng ấy đã được bổ sung rất nhiều, nếu không muốn nói rằng chúng đã bị hoán cải tới mức độ mất hết bản sắc nguyên thủy. Ngày nay, người Việt Nam ít còn nhắc đến nhân trị, trái lại, coi pháp trị như một điều kiện cơ bản để thực hiện dân chủ. Và pháp trị đang là một vấn đề thời sự, cần được soi sáng. Nhưng pháp trị trong sinh hoạt chính trị cổ đại ở Trung Hoa là phản ứng ngược lại với nhân trị ; Do đó, phải tìm hiểu pháp trị qua nhân trị.
    « Vi chính tại nhân », lời nói này của Khổng tử cho thấy rằng theo quan niệm của phái nhân trị thì chính trị phải do con người quyết định (giáo sư luật học người Pháp J. Escara dịch nhân trị là gouvernement par les hommes). Sách Trung Dung có ghi, khi được Ai công, vua nước Lỗ hỏi về chính trị, Khổng Tử đã trả lời rằng : « Văn, Vũ chi chính bố tại phương sách. Kì nhân tồn tắc kì chính cử, kì nhân vong tắc kì chính tức. Nhân đạo mẫn chính, địa đạo mẫn thụ; phù chính dã giả bồ lư dã, cố vi chính tại nhân ». Hai tác giả Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê dịch là : « Việc chính trị của vua Văn, vua Vũ bày ra ở trong sách [ngày xưa là ván gỗ, thẻ tre]. Nếu những người như vua Văn vua Vũ còn, thì chính trị ấy được thi hành, nếu những người ấy mất thì chính trị ấy ngừng. Đạo của người, làm cho chính trị hóa tốt cũng như đạo của đất làm cho cây cối hóa tốt. Chính trị như cỏ bồ, cỏ lư cho nên làm chính trị tốt hay xấu là do người». Vẫn theo hai tác giả này, nhân trị có nghĩa là xã hội trị hay loạn là do người làm chính trị chứ không phải do chính thể, do pháp luật. Chế độ có tốt mấy mà không có người tốt thì cũng không thi hành được. Như vậy, nghĩa nguyên thủy của nhân trị đã hết sức rõ ràng : chính trị cốt ở con người. Tuy nhiên điều này không nên hiểu là chính trị chẳng dính dáng gì tới lòng nhân. Cũng trong đoạn trích dẫn sách Trung Dung kể trên, Khổng Tử còn nói rằng « nhân (lòng nhân) giả nhân (con người) dã ». S. Couvreur, người đã dịch bộ tứ thư ra tiếng Pháp, đã chuyển ngữ lời nói này của Khổng Tử là « l?Thumanité fait l?Thomme » (lòng nhân làm nên con người). Nói cách khác, con người phải thực hiện lòng nhân mới đúng với đạo con người. Con người đã gắn liền với lòng nhân, vậy nhân trị tất phải là cai trị bằng lòng nhân.
    Vì bốn lý do chính mà phái chủ trương nhân trị đã dựa vào con người, vào lòng nhân, không vào pháp luật, để giải quyết nhu cầu sinh hoạt chính trị của xã hội. Trước hết, ở Trung Hoa cổ đại, lễ là công cụ điều hành đời sống chung. Chỉ có lúc nào không áp dụng được lễ thì mới phải dùng đến hình pháp. Pháp luật đóng vai trò điền thế cho lễ. Mặt khác, hình pháp thời đó không phải là công cụ điều hành xã hội. Dùng hình pháp là để cải thiện con người, không phải để bảo vệ xã hội. Nguyên tắc của hình pháp là trừng phạt để thôi khỏi phải trừng phạt (Phạt dĩ chỉ phạt). Ngoài ra, người Trung Hoa thời đó tin rằng có một nguyên lý của tự nhiên điều hòa đời sống của con người và vạn vật. Con người phải tuân theo nguyên lý ấy. Nếu không tuân theo, nó sẽ gây ra rối loạn trật tự chung và hành dộng gây rối loạn này phải bị trừng trị. Sau cùng, vì vậy chỉ những những con người đủ tài đức mới có mệnh trời để cai trị dân. Nếu không phải sinh ra đã là những bậc thánh như vua Văn vua Vũ thì phải biết tu thân, để tề gia rồi trị quốc mà bình thiên hạ. Khổng Tử đã chủ trương theo phép cai trị của các tiên vương Văn, Vũ, nhưng càng về già càng thấy rằng phép cai trị này có tốt tới mấy mà không có người tốt thì cũng thành xấu. Các học trò tinh thần của ông như Mạnh Tử, Tuân Tử cũng tin như vậy. Tuân Tử nói : « Có ông vua loạn chứ không có nước loạn, có người làm cho nước hoá trị chứ không có pháp luật làm cho nước trị? Pháp luật là cái ngọn của sự trị dân, quân tử [tức người tài đức] là cái gốc. Cho nên có quân tử thì pháp tuy tỉnh lược mà đủ để thi hành cho mọi trường hợp được, không có người quân tử thì thi hành trước sau không nhằm, không kịp ứng với sự biến đổi của thời mà cũng đủ loạn ».
    Tư tưởng nhân trị, dựa vào con người và tài đức của nó để cai trị dân, ở vào thời « chiến quốc » là thời thiên hạ đua nhau tranh giành quyền bính, đã không có đất sống. Chẳng những vậy, nó còn bị phái « pháp trị » chủ trương dựa vào pháp luật, thay vì con người, bài xích kịch liệt. Phái này không thành hẳn một học phái xuất hiện cùng một lúc mà người đời sau thường gọi là « pháp gia ». Vả lại chủ trương của những người được gọi là pháp gia ấy cũng không hoàn toàn giống nhau. Nhân vật được coi là cha để của tư tưởng pháp trị là Quản Trọng, người đã gây dựng nên nghiệp bá lẫy lừng cho Tề Hoàn Công, vua nước Tề. Ngoài Quản Trọng còn có nhiều tên tuổi được kể là đầu não của pháp gia như Thân Bất Hại, Thương Ưởng, Thận Đáo, Doãn Văn, Thi Cảo và Hàn Phi. Nhưng có hai người nổi bật là Thương Ưởng và Hàn Phi. Thương Ưởng là người nước Vệ nhưng vào đất Tần (năm 301 trước Công nguyên) giúp vua Tần Hiến Công sửa đổi luật pháp, bên trong đổi mới kinh tế thiên về thực nghiệp, bên ngoài dùng vũ lực tranh bá quyền về cho nước Tần. Chính sách của Thương Ưởng là phạt nặng, thưởng hậu, không đóng góp gì nhiều cho học lý pháp trị, nhưng tạo được đà phát triển về sau cho học lý này. Và đó là sự nghiệp của Hàn Phi, có thể nói là lý thuyết gia về pháp trị. Với sách Hàn Phi Tử, Hàn Phi (người đời sau thường dùng tên sách Hàn Phi Tử làm tên người để tránh không lầm với Hàn Dũ) một mặt đả phá không tiếc thương nhân trị mặt khác thuyết minh rành rọt về pháp trị. Ông có công, từ trước Công nguyên, đã để lại cho hậu thế những khái niệm về « thế », « thuật » và « pháp », giúp cho hậu thế hiểu được những nét đặc thù của tư tưởng chính trị cổ đại của Trung Hoa mà ảnh hưởng sâu rộng của nó ngày nay vẫn chưa mất dấu vết ở trong vùng. Theo Hàn Phi, « Bỏ luật pháp để dùng tâm trị thì vua Nghiêu cũng không trị được một nước. Bỏ thước vuông thước tròn để dùng ý đo bừa bãi thì Hề Trọng cũng không làm được một bánh xe (?). Nếu khiến một nhà lãnh đạo bậc trung giữ pháp thuật hay một người thợ vụng giữ thước qui, củ, xích, thốn thì vạn sự không sai hỏng (?) Lập ra cạm bẫy không phải để phòng bị loài chuột mà chỉ để cho kẻ hèn yếu có cách chế phục được hổ dữ (?) Lập ra luật pháp (?) để cho bậc vua chúa tầm thường có thể ngăn chặn được bọn đạo chích ». Hàn Phi còn có những lời lẽ thuyết phục nên theo pháp trị như sau: «Bậc thánh nhân trị nước không đợi cho mọi người làm điều thiện theo ý mình mà chỉ tìm cách nào [để mọi người] không làm được điều trái ngược. Đợi cho mọi người làm điều thiện theo ý mình thì trong phạm vi của mình không có đến số mười người. Dùng cách nào để cho người ta không làm điều phi pháp thì toàn quốc có thể như nhau. Kẻ trị nước thì dùng số đông mà bỏ số ít cho nên không chú ý vào đức mà chỉ chú ý vào luật pháp. Ôi ! nếu phải đợi gỗ thẳng mới làm tên bắn thì trăm đời chưa hề có tên, nếu cứ đợi gỗ tròn mới làm bánh xe thì trăm đời chưa có bánh xe vậy mà trong bao nhiêu thế hệ, người ta vẫn đi xe, vẫn bắn cung. Vì sao ? Vì người ta vẫn thường áp dụng thuật biết nắn và uốn gỗ ».
    Với các pháp gia, quan niệm cổ truyền về pháp luật của Trung Hoa đồng hóa « pháp » với « hình » đã thay đổi theo chiều mở rộng. Theo giáo sư Hồ Thích, tác giả quyển Trung Quốc triết học sử, chữ « pháp » dưới ánh sáng mới bao hàm ý nghĩa « tiêu chuẩn » « khuôn mẫu » và ý nghĩa hình luật dùng vào việc cai trị dân (trị chúng chi pháp), thống nhất hành động của dân để dân nhất tề tuân theo pháp độ, tạo ổn định trong cuộc sống chung » (tề thiên hạ chi động, chí công đại định chi chế dã).Nhưng Hàn Phi chẳng những không có cơ hội thi hành chủ trương pháp trị của mình mà vì lòng đố kị ghen tài, còn bị bức tử trong nhà tù. Lý Tư, người bạn học cùng thầy với Hàn Phi chính là người đã hãm hại Hàn Phi, dùng tư tưởng pháp trị của Hàn Phi, nhưng pha trộn với « thế » và « thuật » để gây nghiệp đế cho nhà Tần. « Thế » là những điều kiện tối hảo (về nhân tâm, về sức mạnh) để áp dụng luật pháp mà cầm quyền. Thận Đáo cho biết quan điểm pháp gia về « Thế » : « Rồng cưỡi mây mà bay là nhờ có mây. Không có mây thì rồng không thiêng.Vua cũng vậy, sở dĩ đáng tôn là nhờ thế., nhờ địa vị không cần tài đức. Hiền, tài đức như vua Nghiêu mà chỉ là kẻ thường dân thì cũng chẳng trị được ai cả [thế ở đây phải hiểu là sự chính thống, légitimité, ligitimacy]; ác như Kiệt nhưng nhờ làm vua mà khuấy động được thiên hạ [thế ở đây phải hiểu là bạo lực của kẻ cầm quyền]. Còn « Thuật » theo Hàn Phi là cơ trí ngầm của vua không cho quan và dân biết, dùng để nắm vững quan lại, không phải để trị dân. Nhưng Thương Ưởng lại dùng cả « thuật » đối với dân để dân tin vào hiệu lực của pháp luật.
    Sau Tần đến Hán thì nhân trị lại tái chiếm ưu thề, nhưng chịu ảnh hưởng gián tiếp của pháp trị. Lẽ ra, pháp học Trung Hoa đã có thể đi được những bước dài trên đường tiến bộ nếu các triều đại kế tiếp nhà Tần như Ngụy, Tấn, Tùy, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh đừng để cho thế và thuật lấn át pháp trong ý đồ bảo vệ, củng cố quyền chuyên chế cho nhà vua, giam hãm pháp luật trong vai trò công cụ cho chuyên chế. Cuộc cách mạng dân quyền Tân Hợi đầu thế kỷ trước tưởng đã thay đổi được vai trò cho pháp luật ở Trung Hoa. Nhiều nhân vật duy tân lỗi lạc như Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, Hồ Thích đã tích cực cổ võ việc khôi phục và bổ sung tư tưởng pháp trị mà hoàn mĩ nhân trị. Dưới mắt Lương Khải Siêu, pháp trị chẳng qua cũng chỉ là sự tổng hợp của ba nguồn tư tưởng Lão, Khổng, Mặc nhưng ông vẫn thiên về nhân trị, như đã được cô đọng trong câu nói của Khổng Tử có được nhắc lại trong thiên Vệ Linh Công của sách Luận Ngữ : « Nhân năng hoằng đạo, phi đạo hoằng nhân » (con người có thể làm cho đạo lớn lên, đạo không làm cho con người rộng lớn được ». Rất tiếc là đợt biến pháp mới về pháp luật này chưa kịp thực hiện thì Trung Hoa cuối thập niên 40 lại rơi vào một loại chuyên chế mới còn ghê khiếp hơn chuyên chế của nhà vua.
    Ở phương Tây, tư tưởng pháp trị đã liên tục phát triển trên những cơ sở tinh thần và vật chất khác với Trung Hoa. Ở Anh, cuôc tranh đấu chống vương quyền đòi dân quyền đã kéo dài trong gần 7 thế kỷ và đã đưa tới sự toàn thắng của dân quyền, thể hiện qua một nền pháp trị chân chính Rule of law. Ở Mỹ Rule of law còn được bổ sung bằng Due process of law. Ở Đức và ở Pháp cũng xuất hiện một nền pháp trị mang tên Rechtsstaat (Đức) và État de droit (Nhà nước pháp trị). Tuy có khác nhau ở một số điểm về hính thức cũng như về nội dung, bốn kiểu pháp trị phương Tây này đã có một một số đặc tính chung là chuyên chế bất kỳ dưới hình thức nào đã bị loại trừ hẳn, con người từ phẩm giá đến tự do đều được tôn trọng và bảo vệ, dân chúng được đại diện một cách trung thực khiến cho những người cầm quyền không thể lạm quyền. Khác hẳn với nền pháp trị cổ xưa tại Trung Hoa, pháp luật hoàn toàn do vua ban ra, án do vua xét xử, tất cả quyền hành đều tập trung trong tay vua. Hiện nay những người cầm quyền chuyên chế cộng sản ở Trung Quốc đang đề ra khẩu hiệu ?odĩ pháp trị quốc?. Họ muốn trở lại nền pháp trị cổ xưa của Trung Hoa hay muốn tiếp tục sự nghiệp pháp trị hóa theo kiểu mẫu phương Tây, đã được khởi đầu với cuộc cách mạng Tân hợi nhưng chẳng bao lâu sau, đã bị gián đoạn cho tới bây giờ ? Phải chờ thời gian trả lời.
  4. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Các kiểu « Nhà nước pháp trị » Rechtsstaat và État de droit
    Về hai kiểu Nhà nước pháp trị État de droit (Pháp) và Rechtsstaat (Đức)
    Bàn về Nhà nước pháp trị ở Pháp (État de droit) hay ở Đức (Rechtsstraat) là tiếp xúc với một mạch tư tưởng pháp trị ở châu Âu có nhiều khác biệt với chủ trương Rule of law ở Anh. Châu Âu vốn có tiếng là cái nôi của nền văn hóa pháp trị lục địa mà Pháp và Đức là hai vùng cùng chung một mức độ phát triển. Từ thế kỷ 19, cả hai nước Pháp và Đức đều đã là những Nhà nước pháp định (État légal) cai trị với tinh thần trọng pháp, tuy chưa hẳn là một Nhà nước pháp trị. Năm 1920, giáo sư luật học người Pháp, Carré de Malberg, lần đầu tiên du nhập vào trường đại học Pháp khái niệm Rechsstaat của Đức đã được đề xuất tại nước này từ cuối thế kỷ 19. Nhưng sáng kiến của Carré de Malberg không được giới luật học ở Pháp hưởng ứng. Nhà nước ở Pháp vẫn không chịu vượt qua lằn ranh pháp định vì xu hướng pháp luật tập trung (légicentrisme) vẫn chiếm ưu thế trong xã hội Pháp. Phải đợi tới năm 1971, với sự đột xuất của Hội đồng Bảo hiến (Conseil Constitutionnel) trong vai trò kiểm sát tích cực hiến tính, thì mới có thể nói rằng Nhà nước Pháp trị chính danh đã thực tế hiện hữu ở Pháp.
    Tại Đức, sự chào đời của Nhà nước pháp trị xảy ra sớm hơn, 4 năm sau khi cuộc thế chiến lần thứ hai chấm dứt. Hiến pháp Cộng Hòa Liên Bang Đức 1949, ở điều 28 có nói rằng nước Đức là một Nhà nước pháp trị, theo như được định nghĩa trong Hiến pháp này mà Nhà nước, hơn ai hết, phải tuân phục hiệu lực. Như vậy là Nhà nước pháp định, ở Pháp cũng như ở Đức, đã được nâng cấp lên thành Nhà nước pháp trị nhờ có hai thay đổi cơ bản, đó là Hiến pháp được đưa lên hàng đầu của thứ bậc quy phạm và việc kiểm sát hiến tính của luật đã theo đường lối tài phán ở Đức và bán tài phán ở Pháp (nhưng về mặt thực hiệu [effectivité] thì cùng không còn tình trạng pháp luật tập trung như trước nữa). Dĩ nhiên, hai Nhà nước pháp trị ở Đức và ở Pháp không hoàn toàn giống nhau về mọi mặt, nhưng trên đại thể, thì Nhà nước hiện nay ở đó là một Nhà nước hạn chế về quyền lực, và công cụ để hạn chế là Hiến pháp; cứu cánh của việc hạn chế là sự tôn trọng có bảo đảm, một cách thực hiệu, nhân quyền và công dân quyền. Nói tóm lại, con người dưới hai chế độ dân chủ ở Pháp và ở Đức được sống trong tình trạng an toàn pháp lý. Chế độ chính trị ở hai nước này, tới giai đoạn Nhà nước pháp trị 1949 và 1971, có thể coi như đã được hợp lý hóa (rationalisé) tới cao độ, nhờ một cơ chế chính trị-pháp luật không do tự nhiên hoặc do tương quan sản xuất kinh tế mà có, mà là một hành vi ý chí (volonté) kết hợp với lý trí (raison) của hai xã hội có văn hóa, văn minh. Tất cả những cố gắng về mặt pháp luật để đi tới tiến bộ Nhà nước pháp trị ở Đức, ở Pháp - điều người ta thường gọi là tăng cường pháp chế - không phải chỉ là những lao động chuyên môn pháp điển hóa các quy phạm pháp lý, mà là hành vi hợp lý hóa bộ máy Nhà nước để cơ chế của nó vận hành theo chiều hướng của hiến trị (constitutionnalisme), phòng chống không để cho Nhà nước sang đoạt dân chủ biến nó thành chuyên chế.
    Ý nghĩa pháp lý của Nhà nước pháp trị
    Nhà nước pháp trị kiểu phương Tây, nói một cách nôm na, là nhà nước cai trị bằng pháp luật, làm cho pháp luật được dân chúng tôn trọng và tự nó Nhà nước ấy cũng đặt mình dưới sự chi phối của pháp luật. Như vậy, có ba vấn đề pháp lý được đặt ra: Pháp luật đó là pháp luật nào? Tại sao lại phải tôn trọng pháp luật? Nếu dân chúng không tôn trọng pháp luật thì phải chịu chế tài nhưng Nhà nước không tôn trọng pháp luật có chịu chế tài như dân chúng không?
    Về câu hỏi thứ nhất, có hai câu trả lời khác hẳn nhau. Một đằng là luật tự nhiên (droit naturel, natural law), đằng khác là luật thực định (droit positif, positive law). Khi nói Nhà nước pháp trị là nói Nhà nước xây dựng trên cơ sở luật tự nhiên không do con người đặt ra hay, trái lại, trên cơ sở luật thực định, luật do con người mà có. Hai luồng tư tưởng này đều có những ảnh hưởng quyết định đến pháp trị, hay đúng hơn, đã thay phiên nhau chi phối lịch sử phát triển của Nhà nước pháp trị để rồi sau cùng, sống chung trong một tình trạng có lúc rời rạc, có lúc gắn bó với nhau. Luật tự nhiên hàm nghĩa pháp luật do trời đất mà có, hoặc do Thượng đế ban bố, nhưng trong mọi trường hợp, là loại pháp luật vượt lên trên ý chí của con người, nghĩa là ở ngoài con người, có trước và ở trên Nhà nước, loại pháp luật làm cho Nhà nước trở thành một thực thể siêu việt. Thời đại cực thịnh của luật tự nhiên là thế kỷ thứ 18, với sự ra đời của những Tuyên ngôn về nhân quyền và công dân quyền, những quyền bẩm sinh tức là con người đã có sẵn khi sinh ra đời. Luật thực định là luật do con người đặt ra khi nó không còn hoàn toàn tin tưởng ở một trật tự đến từ thiên nhiên, con người để sống chung với nhau đã kết hợp chung quanh một khế ước xã hội (contrat social, social contract). Nói là con người nhưng thật ra chỉ có Nhà nước mới có thể là tác giả của pháp luật. Thế kỷ thứ XIX được kể như thời vàng son của luật thực định và ưu thế này đã kéo dài cho đến tận nửa phần đầu thế kỷ XX. Nhưng hai cuộc đại chiến thế giới nối đuôi nhau diễn ra trong nửa phần đầu này đã làm hao mòn lòng tin tưởng vào Nhà nước pháp trị thực định và con người lại trở về qui chiếu luật tự nhiên nhưng trên căn bản đã khoác cho luật này bộ áo thực định.
    Về câu hỏi thứ nhì, cả hai xu hướng « tự nhiên » và ?othực định?, với những lý lẽ khác nhau, đều đưa dẫn con người và Nhà nước đến sự tôn trọng pháp luật. Theo phái luật tự nhiên, đã là bẩm sinh thì những quyền của con người là những quyền ?ochủ quan? của chính nó, đương nhiên phải được tôn trọng, Nhà nước không có lý do gì để không chịu tôn trọng. Dưới ánh sáng của phái luật thực định, con người khi lập khế ước xã hội, đã tự nguyện từ bỏ tự do riêng của mình để đổi lấy tự do ngoài xã hội trong khuôn khổ những quy tắc của xã hội, tức là luật thực định hay ?oluật khách quan?. Nhà nước pháp trị tất nhiên phải tôn trọng luật khách quan này nếu không sẽ có hỗn loạn. Tôn trọng pháp luật có nghĩa là Nhà nước không được đi ngược lại pháp luật (contra legem) mà phải hỗ trợ cho pháp luật (secundum legem). Tuy nhiên cả hai sự tôn trọng nói trên chỉ có tính cách lý thuyết thôi. Trên thực tế, Nhà nước pháp trị nào - dù là ?otự nhiên? hay ?othực định? - cũng đều lạm quyền, tự coi mình gián tiếp hay trực tiếp là pháp luật. Cho nên đã phát sinh vấn đề chế tài.
    Về câu hỏi thứ ba, việc chế tài như thế nào đối với một Nhà nước không tôn trọng pháp luật tùy thuộc vào hai điều kiện: ai sẽ bắt buộc cho có hiệu lực thực sự? Nhà nước phải tôn trọng pháp luật và nếu Nhà nước không tuân hành thì phải làm sao? Trong điều kiện thứ nhất, hoặc là một thế lực ở bên ngoài Nhà nước (Trời, Thượng đế, hay dân tộc, hay ?opháp? [Droit]), hoặc là ở trong Nhà nước. Nếu là ở ngoài Nhà nước thì có vẻ khách quan hơn nhưng không còn thích hợp với thời đại mới với sự hiện hữu của khoa học hiện đại cũng như với quan điểm thế tục về Nhà nước. Hơn nữa, pháp luật này vẫn lại là một thứ luật tự nhiên, vượt lên trên luật thực định, nếu Nhà nước cứ không tôn trọng thì dân chúng phải hành sử? quyền nổi dậy mới áp dụng được chế tài. Và chế tài là một biện pháp chính trị mà người ta thường gọi là cách mạng. Như hai cuộc cách mạng dân quyền cuối thế kỷ thứ XVIII. Nếu là ở trong Nhà nước thì sẽ có hai trường hợp. Hoặc là Nhà nước tự mình kiểm sát mình, với rủi ro là chẳng kiểm sát gì ráo trọi. Hoặc là một cơ quan ở trong Nhà nước được chỉ định để kiểm sát các cơ quan khác của Nhà nước. Cách kiểm sát này chỉ có hiệu lực nếu có những thẩm phán độc lập dám tỏ bày quan điểm độc lập để không bị áp lực bắt phải về hùa với Nhà nước.
    Nói tóm lại, những hiện tượng nêu lên ở trên đã tóm lược một cách rất sơ sài quá trình hình thành và phát triển của hai kiểu Nhà nước pháp trị Rechtsstat (Đức) và État de droit (Pháp) đi qua ba giai đoạn. Giai đoạn xác lập tư tưởng pháp trị khởi nguồn từ sự chống đối quyền chuyên chế của nhà vua; giai đoạn tư tưởng pháp trị này thể hiện thành Nhà nước pháp trị thay thế Nhà nước cảnh sát (État de police) và Nhà nước pháp định (État légal); giai đoạn hiện nay là giai đoạn Nhà nước pháp trị trên đường toàn cầu hóa, kiểu mẫu mà những quốc gia muốn trở thành dân chủ tự do không thể không theo. Cũng cần nhấn mạnh rằng không phải như vậy là lịch sử nhân loại đã chấm hết. Lịch sử này đang giở sang những trang sử mới trên đó nhân loại còn phải chứng tỏ cho hậu thế biét rằng Nhà nước pháp trị còn tiếp tục mở rộng sự nghiệp bảo vệ và tiến thăng mọi quyền tự do của con người hay lại chỉ nhắm duy trì một trật tự pháp lý mà mục tiêu tối hậu là phục vụ những quyền lợi thuần vật chất.
    Ý nghĩa chính trị của Nhà nước pháp trị hay dân chủ pháp trị
    Trong một đoạn thuộc phần Lời mở đầu của bản Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền, người ta đọc thấy lời khẳng định sau đây: ?oĐiều cốt yếu là nhân quyền phải được một chế độ pháp trị bảo vệ để con người khỏi bị dồn vào thế cùng mà hành sử quyền nổi loạn chống lại bạo quyền và áp bức?. Chế độ pháp trị đó là Nhà nước pháp trị. Nhưng có Nhà nước pháp quyền không thôi chưa đủ?, còn phải có thêm dân chủ pháp trị. Sự hiện hữu song hành của hai định chế này đánh dấu bước tiến bộ gọi là văn hóa nhân quyền có mục đích nâng cấp dân chủ cổ điển dành ưu thế tuyệt đối cho đa số thành nền dân chủ hiện đại với sự chiếu cố đáng kể đến thiểu số, không phải với những quyền hạng nhì mà những quyền dân sự chính trị mà con người nào cũng được phép có. Đó là nội dung của nền dân chủ đa nguyên, dân chủ toàn dân hay dân chủ pháp trị. Có thể nói rằng đặc điểm của thứ dân chủ này là pháp luật được coi như một thành tố của dân chủ chứ không phải là một yếu tố độc lập với dân chủ, ở ngoài dân chủ.
    (Tài liệu sưu tầm)
  5. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    http://www.ttvnonline.net/khpl/300648.ttvn
    [topic]300648[/topic]

Chia sẻ trang này