1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Luật Tử Hình

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi FNguyen1, 11/09/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. FNguyen1

    FNguyen1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    0
    Luật Tử Hình

    Các bác,

    Box này đã đề cập tới luật tử hình của VN chưa? Nếu có các bác gởi giùm cái link. Cám ơn.

    Ngoài ra tôi nghe nói vụ Lã thị Kim Oanh đã xử xong, và bà Kim Oanh đã bị tử hình rồi phải không? Nếu đúng vậy thì từ hồi kết ánh cho tới khi bị xử tử là khoảng bao lâu? Bà Oanh bị xử bắn hay là gì?

    Lại nữa, cũng nghe nói sau vụ xử bà Kim Oanh thì VN đã bãi bỏ án tử hình đối với tội phạm kinh tế rồi phải không? Còn tội tham nhũng thì sao?

    FN
  2. tungptvpbank

    tungptvpbank Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/05/2006
    Bài viết:
    204
    Đã được thích:
    0

    Đúng là bác ở Mỹ có khác, chẳng biết gì về Pháp Luật ở tổ quốc. Nhưng phải thưa thật với bác là em không biết và cũng không được học cái luật này. Bác xem bên Đại học Harvard có môn này thì bảo em để em qua đó học.
  3. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    =============
    Luật Tử hình, nghe Gứm nhỉ? Không có Luật này đâu, chỉ có các văn bản hướng dẫn về Trình tự, thủ tục Thi hành án tử hình mà thôi. Hiện vừa có 01 văn bản mới quy định về vấn đề này. Nếu quan tâm thì PM cho tôi.
  4. FNguyen1

    FNguyen1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    0
    Thế ra VN không có luật về tử hình à? Chỉ có án và thi hành án lệnh tử hình thôi à? Giết một người nhân danh pháp luật là một chuyện lớn chứ đâu phải nhỏ mà không có kuật.
    Ở Mẽo có luật về tử hình, còn gọi là "capital punishment law" hoặc là "death penalty law". Các bác cứ google mấy chữ này thì ra ngay thôi.
    Tui tìm trên net thì không thấy tin tức án tử hình của bà Lã thị Kim Oanh được thi hành, chỉ có tin án phúc thẩm cho bà ta vào năm 2004 thôi. Nhưng nghe đồn là bà Oanh đã bị xử rồi. Chuyện đồn này chắc có cơ sở, vì ở VN từ lúc bị tuyên án tử hình cho tới lúc án được thi hành hình như chỉ có vài năm thôi, ví dụ vụ Năm Cam án được thi hành rất mau. Có điều vụ xử tử Năm Cam được báo chí đăng nhưng vụ bà Kim Oanh thì không nghe thấy gì cả. Hay là bà ta chưa bị xử?
    Tui cũng tìm thấy tin bên sở công an đề nghị huỷ bỏ án tử hình dành cho tội phạm kinh tế, nhưng không biết kết quả ra sao.
    FN
  5. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    Các nước Âu châu hầu hết bỏ tử hình rồi. Họ vẫn tự hào là luật của họ " nhân đạo", và " bảo vệ nhân quyền". Đáng nói hơn nghe nói là người châu Âu có thói quen tuân thủ luật hơn các noi khác. Dân trí họ cũng cao. Tự do , bình đẳng là những khẩu hiệu xuất hiện đầu tiên ở châu Âu , từ thời cổ đại kia. Cho nên không có gì là lạ khi trong lòng XH chậu Âu người ta luôn đề cao tự do cá nhân và bình đẳng. Tôi có được nghe một chuyện ông Thủ tướng Đức Stroido đi thăm dân chúng bị một bà giáo thất nghiệp tát vào mặt mà chẳng dám làm gì. Người Á châu thì vẫn nặng về tôn ti trật tự, lễ giáo của Nho giáo nên những khái niệm trên vẫn trong cái "trật tự" đó.
    Còn vụ cụ thể kia thì khong biết thực hư , có lẽ cũng không nên bàn sâu.
    theo tôi thì tương lai nên bỏ án tử hình, trừ tội giết người vaqf tham nhũng. Vì tham nhũng cũng là ăn cắp những thành quả lao động của người khác, nhưng tinh vi hơn và chủ thể thực hiện thuộc nhưng đối tượng "quân tử". Nghe nói trong thứ tự cxép hạng các nước tham nhũng, vN năm qua lại tăng mấy bậc. Xem chừng còn nghiêm trọng hơn chứ chưa giảm.
    Được do_re_mi sửa chữa / chuyển vào 18:00 ngày 13/09/2006
  6. tungptvpbank

    tungptvpbank Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/05/2006
    Bài viết:
    204
    Đã được thích:
    0
    Sorry bác FNguyen1 nhé !
    Bác ở Mẽo nên em nhờ bác cung cấp cho em thông tin về việc đóng tiền bảo lãnh để được tại ngoại ở Mẽo.
    Em đặt trường hợp bà Oanh bị CQ ĐT, TA xét xử và kết luận bà Oanh tham nhũng... gây thiệt hại cho nhà nước VN X tỷ đồng. Ví dụ(example): Do thương mẹ, thương vợ mà con và chồng bà Oanh quyết định bán nhà bán đất bán thân (sang làm cô dâu cho Hàn Quốc) để gom đủ tiền cho bà Oanh đền cho nhà nước VN. Vậy theo bác VN có nên tha cho bà Oanh ko?
    Các bác nào có cao kiến vào chỉ giáo nhé !!!
  7. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    bác tungptvpbank
    Hình như bác hiểu sai ý của việc đóng tiền bảo lãnh để được tại ngoại ở Mẽo.
    Theo trình tự tố tụng tại mỹ , thì một người đang ngây thơ trong trắng muốn được dựa cột (hay kết án) thì phải đi qua những công đoạn sau
    1. truy tố tại toà
    2. bị toà án kết tội
    3. bị toà xử tội
    4. ...... kháng án chừng vài chục năm
    5. thi hành án
    một người bị truy tố tại toà thì chưa bị coi là phạm nhân . họ vẫn là nghi can (suspect) . Nhưng vẫn có thể bị giam giữ trong quá trình điều tra và kết tội . Tuỳ theo mức độ nghiêm trọng và khả năng cao bay xa chạy cũa mỗi nghi can mà toà có thể cho phép nghi can được tự do hay phải ngồi tù . Nên nhớ lúc này bị can vẫn được coi là vô tội . việc đóng tiền bảo lãnh để được tại ngoại ở Mẽo là để bảo đảm nghi can sẽ có mặt tại toà trong phiên toà xét xử .
    Giả sử bác tungptvpbank bị nghi ngờ là bóp cổ bác Fnguyen1nên bị truy tố tại toà . bác có thể được toà cho đóng tiền bảo lãnh để có thể lang thang đi chơi trong khi chờ cơ quan điều tra làm việc . Tới ngày xét xử , nếu bác có mặt , toà sẽ hoàn trả lại số tiền này . Nếu bác không có mặt , toà sẽ lấy số tiền này và xử bác khiếm diện (vắng mặt).
    Nếu bác không có khả năng đóng tiền tại ngoại , ai đó có thể cho bác vay (dĩ nhiên sẽ lấy thù lao cho sự rủi ro) . hoặc nếu số tiền bảo lãnh (bail) cao quá không đóng nổi , bác có thể ngồi tù để chờ cơ quan điều tra làm việc . nếu bác bị kết tội sau này thời gian ngồi tù này có thể tính vào án tù của bác . nếu bác vô tội , toà sẽ .... xin lỗi và có thể bồi thường cho thời gian ngồi tù này
  8. FNguyen1

    FNguyen1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bác Constancy đã chỉ cho cái link bàn về chuyện tử hình. Tui lôi nó lên đây cho các bác đọc chơi.
    "Trường hợp hy hữu - sau phát súng ân huệ - tử tội không chết ..."
    http://5nam.ttvnol.com/khpl/342751/trang-1.ttvn
    Nói chung thì tui cũng không tìm được gì gọi là luật tử hình của VN từ mấy trang của chủ đề trên. Nhưng đọc qua mấy trang này tui nghĩ có người có lẽ hiểu sai về "Tu chính án thứ 5" và án lệ "không xử án hai lần cho một tội" của Mỹ.
    Theo tui hiểu thì hiến pháp Mỹ không cho phép "xử hai lần cho một tội", nhưng đã có tuyên án thì việc thi hành án vẫn có thể phải tiếp tục thi hành cho đến hết mới thôi. Xử án là một chuyện, nhưng thi hành án là một chuyện khác.
    Nếu các bác biết rằng đa số (nếu không nói là hầu hết) các bản án tử hình khi được thi hành tại các tiểu bang còn giữ án tử hình tại Mỹ đều có một bác sĩ chứng nhận tử tội đã chết hay chưa. Thông thường án tử hình ở Mỹ được thi hành bằng cách chích thuốc độc vào mạch máu. Nếu tử tội vì một lý do gì đó chưa chết ở dose đầu tiên thì sau khi có sự kiểm nghiệm của bác sĩ, tử tội sẽ bị chích thêm cho tới khi nào chết mới thôi. Điều quan trọng là có chữ ký nhận của bác sĩ là tử tội chết rồi thì án đó mới được coi là đã thi hành xong.
    Bây giờ lấy một ví dụ khác, không phải là án tử hình, mà là một án có thời hạn hoặc là án chung thân. Nếu tù nhân đang thi hành án ở trại giam vượt được ngục, tức là thoát được khỏi sự kiểm soát của cai ngục (giống như việc thoát khỏi phát súng ân huệ), như vậy thì coi như án đó đã được thi hành xong rồi phải không? Đâu phải vậy! Khi tù nhân bị bắt lại hắn vẫn bị tù tiếp tục với cái án cũ, và thêm cái án mới là vượt ngục nữa. Trừ phi hắn đổi tên đổi họ và trốn luôn như một người đào tẩu, chứ đừng để bị bắt lại.
    Trở lại chuyện tử hình bằng xử bắn, nếu tử tội không chết vì phát súng ân huệ thì chắc chắc cũng phải chết vì bị chôn sống. Vì luật pháp VN qui định là xác của tử tội phải được chôn ở pháp trường. VN không có chuyện chứng nhận chết của bác sĩ nên sau khi bắn rồi chôn tại chỗ là coi như xong. Nhưng chuyện này lại nảy sinh ra một vấn đề khác (ở trang 8 chủ đề trích dẫn trên) là người ta trộm xác tử tù để làm gì không biết (có thể là để đi chôn chỗ khác.) Nhưng vấn đề có thể xảy ra là đội xử bắn có thể bị mua chuộc, hoặc người bắn phát súng ân huệ bị mua chuộc, hoặc cả hai, hoặc cơ hội người tử tù có thể sống sót sau khi xử bắn ... là điều hoàn toàn có thể. Nếu tử tù còn sống (thoi thóp) và "xác" được mang đi thì có nhiều cơ hội là án chưa được thi hành đầy đủ. Vì vậy chôn tại pháp trường là cách để biết rằng tử tội đã thi hành án.
    Bây giờ nếu tử tội thoát được phát súng ân huệ, rồi người nhà lấy "xác" đem đi chữa trị, rồi thoát chết. Người này có thế nói là "án đã được thi hành" rồi và viện dẫn "không được xử hai lần" để sống phây phây như cũ được không? Chắc chắn là không thể! Hắn muốn sống tiếp thì phải đổi tên họ, trốn đi, ẩn đi mà sống, chứ nói ra là án tử hình phải được thi hành tiếp.
    FN
  9. FNguyen1

    FNguyen1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    0
    Bác không phải lo! Bà Kim Oanh cũng đã từng đề nghị với hội đồng xét xử là cho bà nộp lại một số tiền để "khắc phục hậu quả". Cái "khắc phục hậu quả" này của bà KO đề nghị khác với tiền "bail" để được "tại ngoại hầu tra" (tức là không bị giam trong thời gian điều tra và xét xử) của luật lệ bên Mẽo.
    Bà KO làm vậy giống như là để chuộc tội, một cách gián tiếp nhận mình có tội. Mà cụm từ "khắc phục hậu quả" cũng chính là những chữ người ta thường dùng khi đi hối lộ. Còn "bail" là dùng tiền để mua sự tự do tạm thời cho mình (theo luật định) để cho mình có thể tiếp tục làm những công việc bình thường trong thời gian chờ điều tra, xét xử. Nhưng khi đã có án hoặc tuyên án rồi thì phải thi hành thôi. Không còn xài "bail" sau khi án đã tuyên được.
    Tuy nhiên, bà KO vẫn còn có thể sai người nhà dùng chiêu "khắc phục hậu quả" dù rằng án đã tuyên!
  10. FNguyen1

    FNguyen1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    0
    Sau khi tra cứu thêm về "Tu chính án thứ 5" của Mẽo thì tui biết được thêm như sau:
    Ở đây:
    http://en.wikipedia.org/wiki/Fifth_Amendment_to_the_United_States_Constitution
    Và ở đây:
    http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/doc_constitution_viii.html
    Trích từ trang trên:
    Tuyên ngôn Nhân quyền
    Điều bổ sung sửa đổi thứ 5
    QUYỀN TRONG CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ
    Không một ai bị buộc phải chịu trách nhiệm về một tội nghiêm trọng hay một tội xấu xa khác nếu không có sự tường trình và cáo trạng của Bồi thẩm đoàn, trừ những trường hợp xảy ra trong lục quân, hải quân hoặc trong lực lượng dự bị, khi đang thi hành công vụ trong thời chiến hoặc trong tình trạng xã hội gặp hiểm nguy. Không một ai sẽ bị kết án hai lần về cùng một tội có nguy hại đến tính mạng và thân thể; không một ai bị ép buộc phải làm chứng chống lại bản thân mình trong một vụ án hình sự và bị tước đoạt sinh mạng, tự do hoặc tài sản, nếu không qua một quá trình xét xử theo đúng luật; không một tài sản tư hữu nào bị trưng dụng vào việc công mà không được bồi thường thích đáng.
    CHÚ THÍCH:
    Một tội phạm tử hình là một người bị trừng phạt bằng cái chết. Một tội phạm bị tước quyền công dân là một người có thể bị trừng phạt bằng cái chết hoặc tống giam. Điều sửa đổi này bảo đảm rằng không ai phải hầu tòa với tư cách là tội phạm liên bang như vậy trừ khi một bồi thẩm đoàn đã kết tội (buộc tội) ông ta hoặc bà ta. Bồi thẩm đoàn là một nhóm người đặc biệt được lựa chọn để quyết định xem có đủ bằng chứng chống lại một người đang bị kiện hay không. Một người không thể bị đe dọa hai lần (xét xử hai lần) cho cùng một tội bởi cùng một chính phủ. Tuy nhiên họ có thể bị xét xử lần thứ hai nếu bồi thẩm đoàn không thể nhất trí về lời tuyên án, nếu vụ án bị coi là sai vì một số lý do, hoặc nếu họ yêu cầu một phiên tòa xét xử mới. Điều sửa đổi này cũng bảo đảm rằng một người không thể bị buộc phải làm chứng chống lại chính mình.
    Điều khoản về quy trình tố tụng đúng, tuyên bố rằng không một người nào bị tước đi cuộc sống, tự do hay tài sản mà không có ?omột tiến trình tố tụng đúng? là một trong những điều khoản quan trọng nhất của Hiến pháp. Điều bổ sung sửa đổi thứ 14 giữ nguyên các cụm từ này nhằm hạn chế quyền hạn của các bang. Cụm từ này phản ánh ý tưởng cho rằng cuộc sống, tự do hay tài sản của một người không phải phụ thuộc hoàn toàn vào nhiệm ý của các quan chức chính phủ. Ý tưởng này có nguồn gốc từ bộ Magna Carta, quy định rằng quốc vương Anh không thể bắt giam hay làm hại một người ?otrừ khi do phán quyết theo luật pháp của các Thượng Nghị sỹ hoặc theo luật của đất nước".
    Tòa án Tối cao đã áp dụng điều khoản về quy trình tố tụng đúng - đây là một khoản trong Điều bổ sung sửa đổi thứ 14 hạn chế quyền hạn của các bang - trong nhiều tình huống khác nhau. Cho đến giữa thế kỷ XIX, tòa án đã sử dụng điều khoản về quy trình tố tụng đúng để chống lại các điều luật ngăn cản nhân dân sử dụng tài sản của họ theo ý muốn. Ngày nay, tòa án sử dụng điều khoản về quy trình tố tụng đúng để chống lại các điều luật can thiệp vào quyền tự do cá nhân.
    Điều sửa đổi này cũng nghiêm cấm chính phủ lấy tài sản của cá nhân kể cả vì mục đích công mà không có khoản đền bù xứng đáng. Quyền lấy tài sản cá nhân sử dụng cho mục đích công của chính phủ được gọi là quyền sung công tài sản. Các chính phủ sử dụng nó nhằm đòi đất tư để xây dựng quốc lộ, trường học và các cơ sở hạ tầng công cộng khác, tuy nhiên họ phải trả cho chủ sở hữu đất một khoản đền bù công bằng.
    Hết trích.
    Còn "double jeopardy" là sao? (also called "autrefois acquit" meaning "already acquitted" - có nghĩa là "được tha bổng"), cũng có nghĩa là cấm kết án hai lần cho một tội phạm. Ở trang sau có định nghĩa về "double jeopardy":
    http://en.wikipedia.org/wiki/Double_jeopardy
    Ở đây có nói về phim "Double jeopardy" và tính cách pháp lý trong phim này.
    http://en.wikipedia.org/wiki/Double_Jeopardy_%28film%29
    Như vậy, một người đã được tha bổng không thể bị đem ra xử lại. Cũng vậy, một người đã thọ án không thể bị đem ra xử lại (dù rằng để nhận án nhẹ hơn).
    Chuyện tử tù thoát chết không thể dựa vào Tu chính án thứ năm vì án lệnh chưa được thi hành hoàn toàn và kết thúc.
    FN

Chia sẻ trang này