1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Luật Tử Hình

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi FNguyen1, 11/09/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. yeungheluatsu

    yeungheluatsu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/09/2006
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Ở Việt Nam mình tử hình là bắn. Không biết là bắn bao nhiêu phát nhỉ? Có bác nào biết không?
  2. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    Deleted
    Được khoiks sửa chữa / chuyển vào 18:48 ngày 20/09/2006
  3. Anger_Unlimited

    Anger_Unlimited Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2004
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    0
    Trước khi phát biểu nhố nhăng điều gì tớ phải nói câu này trước: "I take the fifth" để cho các bác đừng có buộc tội em gì cả, kể cả tội thiếu hiểu biết mà phát biểu lung tung.
    Về cái meaning của autrefois acquit (nghĩa mot-a-mot nha) hình như ko phải tha bổng mà là đã được xử trắng án (vì hình như có sự khác nhau thì phải, nói chung đếch biết gì nên toàn nói hình như thôi)
    Còn cái tử tù thoát chết thì đúng như bạn nói làm gì có proceeding lần 2 đâu để mà viện dẫn DeeJay .
    Còn cái phim DJ đấy tớ cũng xem lâu rồi, thích xem chỉ vì T.L. Joné (hồi đó đếch thèm biết A. Judd là ai), nhưng cái hiểu về DJ trong đó theo tớ nghĩ lúc xem phim là sai.
  4. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Nếu Re không nhầm thì L.T.K.Oanh đã được ************* chấp nhận đơn xin ân giảm rồi bác FNguyen ah.
    Bác Rakhoi, em thắc mắc chút:
    1/ luật Mẽo có giới hạn việc đóng tiền bảo lãnh trong một số trường hợp nào đó ko, ví dụ như đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, nguy hiểm có thể đóng tiền thế chân để ra ngoài hóng gió ko?
    2/ Một kẻ bị tình nghi giết người (nghe chừng có vẻ cũng nghiêm trọng) -như bác nào đó trong giả sử nêu trên của bác- thực tế có thể được chấp nhận cho bảo lãnh (với số tiền rất lớn) ko ?
    Hoặc một tên giết người hàng loạt (mức độ nguy hiểm cao hơn tên vừa rồi) có thể cho bảo lãnh ko ?
  5. FNguyen1

    FNguyen1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    0
    Sở dĩ tui nói "khắc phục hậu quả" được dùng rộng rãi trong việc hối lộ vì tui đã thấy và đã nghe người ta hối lộ cho cảnh sát giao thông, công an ... và nói cụm từ này nhiều lần rồi. Tức là khi người ta biết mình vi phạm điều luật gì đấy và bị bắt thì dùng tiền để "khắc phục hậu quả".
    Tui cũng thấy việc "khắc phục hậu quả" này không có lợi trong việc xử án mà còn tạo nhiều sự khó khăn, qua mặt pháp luật nữa.
    Ở Mẽo cũng có vụ "khắc phục hậu quả", nhưng việc này làm không có sự can dự của tòa án. Cái này người ta gọi là "dàn xếp (thương lượng) ngoài tòa", tức là việc được hai bên nguyên và bị dàn xếp khi còn có thể thương lượng được, chưa phải chính thức ra tòa. Đôi khi tòa còn khuyến khích chuyện này nữa, vì ra tòa tức là phải tiêu tốn tiền thuế của dân. Tuy nhiên, khi dàn xếp như vậy thì phải hiểu là không có ai bị kết tội trong vụ việc, và người nhận bồi thường phải cam kết không được truy tố bên kia nữa, tức là bãi nại (có thể phải có sự chứng nhận của tòa án).
    Bằng như vụ việc đã chính thức đưa ra tòa và được tòa thụ lý thì không có việc thương lượng hay "khắc phục hậu quả" nữa. Trong khi tòa đang xử mà làm việc này có thể coi như xen vào tiến trình xử án làm mất đi tính cách vô tư, độc lập và tối cao của tòa án. Lại nữa, việc "khắc phục hậu quả" chưa chắc là đã bồi thường đúng người, đúng việc và đúng mức bồi thường. Nhiều khi người ta dùng đồng tiên và lợi dụng sự kém hiểu biết về luật của đối phương để mua chuộc tình cảm hoặc hủy bỏ vụ kiện với số tiền "khắc phục hậu quả" không xứng với tội phạm.
    Vì vậy chuyện bồi thường phải do tòa án quyết định chứ không để cho bị cáo quyết định được. Hơn nữa, khi ta "tình nguyện sửa chữa" hay "khắc phục hậu quả" tức là ta mặc nhiên công nhận ta có lỗi. Chuyện này tuyệt đối không nên để xảy ra khi ta phải liên quan tới bất cứ vụ án nào. Mọi lời nói hoặc hành động đều có thể dùng làm chứng chống lại mình tại tòa thì chớ nên làm.
    FN
  6. FNguyen1

    FNguyen1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    0
    À ra thế! Cái này coi như là "dơ cao mà đánh khẽ". Nhưng sao không thấy một mẩu tin nào loan việc bà LTKO được ân giảm vậy hè?
    Trong khi chờ đợi bác rakhoi trả lời tui cũng thêm vài ý về việc tiền bail để tại ngoại. Đó là do quan tòa định mức bao nhiêu để được tại ngoại. Ông tòa phải cân nhắc mức độ nghiêm trọng của tội phạm để định mức từ zero cho tới không được đóng bail mà phải ngồi tù trong lúc điều tra, tức là bị tước quyền bảo lãnh bằng bail.
    FN
  7. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Hihi... đồng chí Fnguyen xưa nay điềm đạm và bây giờ thì vẫn điềm đạm cộng thêm mấy câu dường như là mỉa mai bóng gió thì phải
    Việc xét đơn ân giảm của LTKO không phải giơ cao đánh khẽ gì cả mà chỉ là cân nhắc và tỏ lượng khoan hồng của ông ************* chứ ông ta có giơ cao đâu, toà án đấy chứ .
    Còn khắc phục hậu quả cũng xin đừng hiểu rộng ra ngoài xã hội kiểu " xoá đói giảm nghèo " nhé ... hối lộ, đút lót để chạy án, thoát tội không thể coi là khắc phục hậu quả được . Riêng cái khoản khắc phục này thì có lời khuyên Fnguyen là nếu lỡ gặp quan toà Reme thì chớ có dại mà xin khắc phục ... con người có trái tim sắt này không coi tiền là nam châm. Cách hay nhất là cứ nhận tội, xong thì lấy thuyết nhà Phật ra mà .. dọa : Này là nhân quả, này là hoả ngục ... mấy cái này nhiều quan toà rất sợ trong thời buổi các đảng viên thi nhau lễ phật cầu quan cầu chức, khối quan toà, luật sư sáng mắt đi tìm anh thày bói mù để hỏi ý kiến trước khi xử .
    Trở lại vụ LTKO, tớ mà là ... ************* thì không những ân giảm bên này mà còn moi mấy ông thứ trưởng liên quan đến vụ án bắt chia chung những ngày trong tù cùng với LTKO nữa cơ .
    Mà so tội của LTKO với mấy trự đảng viên trong mọi vụ án khác xem ra có khi còn nhẹ hơn đấy ... chỉ riêng vụ dầu khí là đã thấy con số thiệt hại gấp bội rồi chưa tính khoản chạy án .
  8. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    bác rêm
    theo như kiến thức tớ học hỏi được từ các cuốn ... tiểu thuyết của John Grisham .(trời vật cái cô nhà cons tự dưng mà bày cho tớ đọc mấy cuốn truyện .... thổ tả này . hừm làm tớ mất bao nhiêu là thì giờ để đọc ) thì sau khi tội phạm (crime) xảy ra , cơ quan điều tra (tức là cảnh sát , FBI , ATF ...) bắt đầu làm việc . Những người bị tình nghi dính lứu đều được ưu ái mời về nhà đá trong thời gian các cơ quan công quyền hoàn tất hồ sơ tố tụng. Tất nhiên cảnh sát phải có lý do chính đáng để thuyết phục quan toà chìa ra cái giấy mời (trát toà để tạm giam/tạm giữ nghi can)
    Giả như bác FNguyen1 được phát giác nằm ngay đơ giữa đường với vết bầm tím quanh cổ . hơhơhơ nếu bác í không buồn thở nữa thì có thể tạm kết luận tội ác đã xảy ra phỏng ạ . Giả như có ai đó báo cáo với CQDT đã gặp bác tungptvpbank đi chơi với bác FNguyen1 ngay trước khi bác FNguyen1 chuyển sang từ trần . mà bây giờ tay bác tungptvpbank nại còn thâm tím , trầy xước hoặc bác í thích giữ cái dây rất tiện lợi cho việc xiết cổ trong túi chẳng hạn thì coi như tạm đủ để CQDT nghi ngờ bác tungptvpbank có liên quan đến việc bác FNguyen1 nằm ngay đơ giữa đường . Nếu kết luận này thuyết phục được toà án thì quan toà có thể ra trát toà để tạm giam/giữ bác tungptvpbank trong thời gian CQDT hoàn tất công tác điều tra .
    Đóng tiền tại ngoại (bail) để được tạm tự do thay vì tạm giam giữ trong giai đoạn này có thể đơn giản hay phức tạp tuỳ thuộc vào rất nhiều yếu tố
    Nếu tội phạm chỉ là chuyện lẻ tẻ thượng cẳng tay hạ cẳng chân, lái xe không đúng luật .... , luật sư hay bất cứ thân nhân nào của nghi can cũng có thể xin đóng tiền bail cho nghi can được tạm tự do trong thời gian chờ đợi phiên toà xét xử . ngay cả nghi can cũng có thể tự bảo lãnh chính mình được nếu có đủ tiền trong túi hoạc có đủ uy tín để thuyết phục quan toà . Mức đóng tiền bail cũng thường được định sẵn . Cạnh các toà án cũng thường có các tổ chức chuyên môn cho vay tiền lấy lãi nặng để tiện việc phục vụ quần chúng nhân dân những khi tối lửa tắt đèn , tiền bạc không có . Thông thường mức phí của họ là 10-50% số tiền bail . Ví dụ mức bail là $2000 thì chỉ cần đưa họ $200 họ sẽ ứng cho toà $2000. Sau này nếu bác đến hẹn lại lên thì toà trả lại cho họ $2000 , $200 của bác đưa cho họ thì coi như ... của họ . Nếu bác không ra toà , họ mất $2000 nhưng sẽ đi lùng bác để kiếm cả vốn lẫn lời
    Nếu tội phạm nghiêm trọng hơn, Toà thường không cho tại ngoại vì sợ nghi can trốn mất . Lúc này luật sư của nghi can có thể yêu cầu một phiên xử để xin tại ngoại và ấn định mức tiền bail nếu được phép . Phiên toà này không xét xử gì đến việc nghi can có tội hay không mà chỉ xét xử nghi can có đủ uy tín để được tại ngoại hay không
    Tuỳ theo mức độ nghiêm trọng của tội phạm và khả năng có thể tàng hình của nghi can mà toà chấp thuận và định mức cho số tiền bail.
    Có rất nhiều lý do và yếu tố mà luật sư hai bên có thể đưa ra để yêu cầu/phản đối việc tại ngoại cũng như nâng cao/giảm bớt mức tiền bail .
    Lý do chưa có tiền án thường được dùng để xin tại ngoại (đại khái em nó trước nay vẫn trong trắng , việc bị tình nghi chỉ là lỗi lầm của cơ quan công quyền). Các bá Kiến có của chìm của nổi tiền bạc vung vãi khắp nơi cũng dễ xin tại ngoại hơn các anh Chí phèo có thể lủi mất bất cứ lúc nào ... đại khái là thía
    Toà có thể không cho tại ngoại hoặc cho tại ngoại với mức tiền bail mà .... nghi can không thể đóng nổi .
    thế nhé
  9. FNguyen1

    FNguyen1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    0
    Bác MinhTrinh,
    Đâu có mỉa mai bóng gió gì đâu bác ơi! Đây là sự thật ở VN mà! Ông ************* với ông quan toà chỉ là một thôi mà, đâu có đứng độc lập với nhau đâu. Bác cứ nhìn vụ xử Đồ Sơn thì rõ, quan toà xử theo gợi ý của bên UBND Tỉnh với mức án là khiển trách và phạt vạ tới ... 50.000 VNĐ (ít hơn tiền phạt vi cảnh). Kiểu xử này phải gọi là "giơ thấp rồi vuốt má" thì đúng nhất.
    Lại nói tới án tử hình ở VN. Theo tui thấy thì chưa bao giờ có một án xử tử hình đối với các đảng viên phạm tội. Có một trường hợp ngoại lệ theo tôi nhớ, là thời kháng chiến chống Pháp ông Hồ có xử bắn một sĩ quan hậu cần tiêu xài hoang phí.
    Khi đảng viên phạm tội, họ đưa ra các huân chương với bằng khen này nọ thì tội của họ được chiết giảm tới một nửa, và đôi khi không còn tội nữa. Các bác nghĩ cái này có công bằng không?
    Riêng với trường hợp bà LTKO, tôi cho rằng bà ta không đáng bị án tử hình, nếu phải so với mức độ gây nguy hại nghiêm trọng của các tham quan tham cùng thời.
    FN
    PS: Btw, bác dùng chữ "chạy án" thì cụm từ "khắc phục hậu quả" nó cũng có một nghĩa như thế! Nhưng mà người ta khắc phục để hậu quả xấu đừng xảy đến cho mình chứ không phải cho người kia.
  10. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Bạn đã biết phản ứng vừa qua của báo chí và vụ án tại Đồ Sơn sẽ phải xử lại ?
    Những điều bạn dẫn chứng đều đúng cả nhưng không phải luôn luôn đúng đâu vì chúng ta nên nhìn nhận rằng : Càng ngày thì vai trò của pháp lý được đề cao hơn cũng như vai trò của Đảng càng lúc càng thu bớt lại. Vấn đề chỉ là thời gian nhanh hay chậm mà điều này, nó nằm trong tay giới trẻ trong nước .
    Nếu bạn đọc thông tin trên các báo khoảng 5 năm về trước và ngày hôm nay thì sẽ thấy là có nhiều tiến bộ lắm .
    Còn trước kia thì quả là không sai khi trí thức không quan trọng bằng cục phân và những người chỉ biết cầm súng chưa qua nổi bậc tiểu học lãnh đạo thì làm sao khá nổi, lại còn lý luận không biết cũng cứ làm, sai đâu sửa đấy nó làm nát toét cả 1 hệ thống hành chánh, kinh tế quốc gia .

Chia sẻ trang này