1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Luật Tử Hình

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi FNguyen1, 11/09/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Trong phim thì kẻ ác đánh ngất người lương thiện rồi nhét
    vào áo quan . Phim không nói người này bị moi lòng ruột .
    Tôi nói áo quan to rộng nên người này không bị chết ngộp .
    Bạn đưa ra những sự thật, nhưng kê lệch tủ rồi.
  2. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    [/quote]
    =============
    1/ Là vì ông không thấy và không biết đó thôi...
    2/ Đừng vội đánh giá không công bằng... Những trường hợp được áp dụng tình tiết này thường là người có công lớn và nhiều cống hiến cho Đất nước. Việc phạm tội của họ có thể nhiều lý do, nhưng đã có chế tài của pháp luật, thế thì tại sao không ghi nhận quá trình trứơc đây của bị cáo. Làm sao đánh đồng những con người này với những người không có cống hiến gì rồi bảo là ... bất công?! Cái này là "Cào bằng" chứ "Công bằng" cái nỗi gì.
    Đương nhiên vẫn có đôi ba trường hợp lợi dụng chính sách này , nhưng xin đừng nhìn sự kiện để đánh giá bản chất như thế. Các ông cứ thử nghĩ lại đi
    Mà nghĩ cũng lạ, ngày càng có nhiều ý kiến thật khó chấp nhận. Nhất là việc đánh đồng hai khái niệm "khắc phục hậu quả" và "hối lộ"; hay "...khắc phục hậu quả là thừa nhận hành vi phạm tội của mình...". Tư vấn như thế chỉ tội nghiệp cho thân chủ, vì họ bị mất đi ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ mà đáng lý ra bị cáo đã được hưởng!
  3. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    =============
    1/ Là vì ông không thấy và không biết đó thôi...
    2/ Đừng vội đánh giá không công bằng... Những trường hợp được áp dụng tình tiết này thường là người có công lớn và nhiều cống hiến cho Đất nước. Việc phạm tội của họ có thể nhiều lý do, nhưng đã có chế tài của pháp luật, thế thì tại sao không ghi nhận quá trình trứơc đây của bị cáo. Làm sao đánh đồng những con người này với những người không có cống hiến gì rồi bảo là ... bất công?! Cái này là "Cào bằng" chứ "Công bằng" cái nỗi gì.
    Đương nhiên vẫn có đôi ba trường hợp lợi dụng chính sách này , nhưng xin đừng nhìn sự kiện để đánh giá bản chất như thế. Các ông cứ thử nghĩ lại đi
    Mà nghĩ cũng lạ, ngày càng có nhiều ý kiến thật khó chấp nhận. Nhất là việc đánh đồng hai khái niệm "khắc phục hậu quả" và "hối lộ"; hay "...khắc phục hậu quả là thừa nhận hành vi phạm tội của mình...". Tư vấn như thế chỉ tội nghiệp cho thân chủ, vì họ bị mất đi ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ mà đáng lý ra bị cáo đã được hưởng!
    [/quote]
    =======================================
    Chết dở là cái quan điểm lấy công CŨ, chuộc tội MỚI này đấy .
    Đóng công, góp sức là 1 nghĩa vụ công dân, xin hỏi là các anh gia nhập đảng là vì lý tưởng cao đẹp, để phụng sự cho đất nước hữu hiệu hơn hay là để ăn trên ngồi trước ? để sau này phạm tội sẽ được ân giảm ? Để tha hồ ăn đất ăn cát, hà hiếp dân lành ?
    Công phải cho ra công, tội cho ra tội, phải phân biệt được rõ ràng thì luật mới nghiêm .
    Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, anh có công hay đã có tội thì trước pháp luật đều phải được đối xử bình đẳng trong 1 vụ việc . Đây không phải là cào bằng mà là nguyên tắc để duy trì trật tự, trị an .
    Chính vì nhầm lẫn này nên chúng ta thấy có những con ông to , cháu bà nhớn nghênh ngang ngoài phố, coi thường phép nước thay vì họ còn phải nghiêm túc giữ mình để bảo vệ thanh danh của người có công .
    Anh có công thì được ban thưởng, tri ân bằng huy chương, tài vật xong là thôi, chả ai lại cố lập công để dự phòng cho việc phạm tội sau này, xem ra như thế là làm mất đi danh dự của những người có công .
    Mà giả sử là có công thì được coi là 1 tình tiết để giảm đi chăng nữa thì cũng chỉ 1 lần thôi chứ 1 lần công xoá nhiều lần tội, hưởng nhiều đặc ân là lạm dụng . Ai đời mà cha có công thì con cũng được ưu tiên trong xã hội thì còn gì là bình đẳng công dân ! Có khác gì thời phong kiến với tập ấm, phong vương .
    LQD , BQH chẳng hạn, lần xử án cũng dựa vào công để giảm nhẹ, vào tù 1 thời gian ngắn xong cũng lại dựa vào công để ra sớm ... những cái này theo tôi thì rõ ràng là bao che và lạm dụng, khuyến khích đảng viên phạm tội .
    Và nếu nhất dịnh có công thì SẼ được giảm tội, được chuyển ưu tiên cho con cái đời sau thì đề nghị ra rõ 1 bảng giá : Anh có huy chương gì thì sẽ được gì ? anh đóng góp mấy năm quân ngũ thì con anh làm bậy được giảm mấy năm tù ....
    Để xem thiên hạ tranh nhau ghi công cho đời sau phạm tội .
    Đem công đổi tội, đổi nhà là hành vi đáng khinh và làm hạ phẩm giá của những người có công và cố giữ mình trong sạch . Nó bẩn thỉu chả khác gì " đem điểm đổi tình "

    Được MinhTrinh sửa chữa / chuyển vào 21:14 ngày 22/09/2006
  4. FNguyen1

    FNguyen1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    0
    Nếu tôi không biết mà bác biết thì bác làm ơn chỉ ra hoặc dẫn chứng cụ thể cho mọi người lẫn tôi xem có ai là đảng viên bị xử tử chưa.
    Việc "lấy công chuộc tội" thì bác MinhTrinh có lẽ đã nói hết ý của tôi rồi. Công ra công, tội ra tội. Công thì đã được bù đắp bằng quyền lãnh đạo tuyệt đối rồi, có những ưu đãi khác nữa rồi. Vậy thì khi có tội thì phải xử công bằng như mọi người. Đó là chưa kể ở các nước khác khi quan có tội đôi khi còn phải xử nặng hơn để làm gương, nhất là các quan trong ngành hành pháp, vì họ là những người biết luật, thi hành luật nhưng cố ý làm trái luật.
    Chuyện "khắc phục hậu quả" với lại "hối lộ" thì xin bác cho biết bác có chấp nhận việc trong khi án đang được điều tra, đang được xử thì bác có khuyến khích người ta dùng tiền để đi "khắc phục hậu quả" hay không? Không cần biết dùng tiền và làm cách nào, nhưng họ tặng tiền cho nhân chứng, cho tiền nạn nhân để nạn nhân xin bãi nại, dùng tiền để xung vào quỹ từ thiện (như trường hợp ông Lâm để quên tiền trên máy bay), đem tiền trả lại khổ chủ, trả lại cho công quỹ .v.v... Những hành động này bác có cho đó là "khắc phục hậu quả" và nên khuyến khích để được giảm án không?
    Tôi chờ bác trả lời.
    FN
  5. Kien2K

    Kien2K Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2004
    Bài viết:
    433
    Đã được thích:
    0
    Đảng viên bị tử hình thiếu gì. Từ cỡ phó trở lên đa số là đảng viên. VD như: công an Vũ Xuân Trường, Phạm Văn Phước ....... nhiều lắm. Tất nhiên khi ra toà thì đã bị khai trừ Đảng rồi.
    P/S: FNguyen có phải là Nguyensaigon không vậy?
    Được Kien2K sửa chữa / chuyển vào 17:56 ngày 23/09/2006
  6. Kien2K

    Kien2K Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2004
    Bài viết:
    433
    Đã được thích:
    0

    [/quote]
    Phim chứ có phải sự thật đâu mà cãi lộn vậy. Bạn đừng có nói phim Mỹ là phải giống thật nhá
  7. FNguyen1

    FNguyen1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    0
    Có phải Vũ Xuân Trường, Phạm văn Phước là những tội phạm trong các vụ buôn má túy phải không?
    Câu trả lời của bác lại gới cho tôi những câu hỏi mới:
    1. Việc khai trừ khỏi đảng (trong mọi vụ án) là trước hay sau khi vụ án được xử? Hay là đang trong lúc điều tra? (Câu trả lời của bác theo tôi hiểu là bị khai trừ trong lúc điều tra).
    2. Có vụ án nào mà trong khi xử bị can vẫn là đảng viên, rồi cuối cùng bị tuyên án tử hình hay không?
    FN
    PS: Tôi không phải là Nguyensaigon nhưng cũng là Nguyễn từng ở Saigòn. Họ Nguyễn ở Saigòn thì nhiều vô kể.
    Vụ chết ở Mẽo rồi moi ruột, trang điểm mặt mày để mở nắp hòm (phân nửa trên) cho họ hàng thân thích tới nhìn lần cuối là có thật chứ không chỉ có ở trong phim đâu.
    Ở VN bây giờ nắp hòm cũng có ô kính cho người ta nhìn được mặt người quá cố. Mặt mũi người chết cũng được trang điểm. Tuy có điều nắp hòm được đậy kín vì VN không có chuyện moi ruột.
  8. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Phim chứ có phải sự thật đâu mà cãi lộn vậy. Bạn đừng có nói phim Mỹ là phải giống thật nhá
    [/QUOTE]
    Chả có gì mà phải cãi lộn !
    Chẳng qua l;à TV Codep luôn ca ngợi Mỹ, thậm chí cái quan tài của Mỹ cũng to !!! nên tôi bắt giò thôi .
    Phim ảnh chả có gì đáng bàn nhưng cái chú thích của TV này có mùi ! Làm sao mà quan tài ở VN lại bé hơn người ?
    Cái tính vọng ngoại cần phải chỉnh lại cho thẳng hơn .
  9. FNguyen1

    FNguyen1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    0
    Trong khi chờ bác khoiks trả lời về việc "khắc phục hậu quả" thì tôi nói thêm những suy nghĩ của tôi về việc này.
    "Khắc phục hậu quả" là hành động làm nhẹ bớt hậu quả của việc người ta gây ra. Thay vì hậu quả tồi tệ thì hành động đó nó có thể làm bớt tồi tệ hơn một chút, hoặc là đôi khi có thể cứu vãn được tình thế nữa. Khắc phục hậu quả phải được làm trong tinh thần có trách nhiệm và không vị lợi trong một sự cố nào đó. Chứ không phải vì lợi ích của mình mà người ta "khắc phục hậu quả". Khi mình làm vì mình thì mất đi nhiều ý nghĩa của nó, và nếu bị diễn dịch sai lạc trong luật pháp thì còn tai hại hơn nữa.
    Bây giờ lấy một ví dụ: Tôi lái xe đụng phải một người khác. Chưa cần biết lỗi ở ai, nhưng tôi ngừng xe rồi giúp người kia bằng cách gọi xe cứu thương hay chở người ta vào nhà thương. Hành động của tôi làm lúc bấy giờ được gọi là "khắc phục hậu quả". Nhưng không phải ai cũng đều làm như tôi, mà có người đụng xe rồi chạy luôn, nên luật pháp Mẽo mới ra luật phạt thật nặng những kẻ "hit and run" (đụng rồi bỏ chạy), và luật cũng ghi rõ là khi đụng xe bắt buộc phải ngừng để xem có ai bị thương cần giúp đỡ hay không.
    Như vậy việc tôi làm ở trên là theo luật chứ chưa phải vì tinh thần "khắc phục hậu quả", hay là vì đạo đức của con người mà tôi làm. Lại lấy một thí dụ thứ hai: Trong khi đùa giỡn với bạn bè, bạn tôi lỡ xô ngã một người bạn khác xuống lầu, bạn tôi vội chạy xuống làm cấp cứu và chở đi nhà thương. Chẳng may thằng kia chết và bạn tôi phải ra toà. Cái hành động của bạn tôi lúc làm cấp cứu và chở đi nhà thương được gọi là "khắc phục hậu quả". Dù rằng có cố gắng, hậu quả vẫn tồi tệ, nhưng hành động này vẫn được cứu xét tại toà cho sự giảm khinh.
    Trong cả hai trường hợp ở trên việc "khắc phục hậu quả" diễn ra ngay sau khi sự cố đã xảy ra. Nhưng việc "khắc phục" không nhất thiết bị giới hạn vào thời gian. Có những vụ việc, sự cố hay vụ án mà hậu quả nó không hiển hiện liền tức thời thì việc khắc phục cũng theo thời gian mà hành động. Tuy nhiên đối với luật pháp khi xét tới yếu tố này thì phải làm sao? Tôi cho rằng khi bắt đầu bị truy tố, bị khởi tố hay bị bắt ... thì những việc làm sau đó dù có cố gắng, có hảo ý, có tốt lành tới đâu cũng không được coi là "khắc phục hậu quả". Tôi nghĩ cái ranh giới giữa việc "khắc phục hậu quả" và "chạy án" là ngày mà bị can bị truy tố. Còn trong lúc điều tra mà cố gắng "khắc phục hậu quả" thì còn châm chước được. Trước đó thì còn gọi là "khắc phục hậu quả", nhưng sau đó thì phải coi như là "chạy án", là một hình thức tội phạm khác.
    Bây giờ trở lại với vụ của ông Đức giết người thì việc được trích dưới đây ta có nên coi là "khắc phục hậu quả" được không? Tôi cho là không, mà đây là hình thức "chạy án", dùng sự thiếu sót và không minh bạch của luật pháp để giảm tội cho mình.
    "Vài ngày sau khi Đức bị Cơ quan điều tra Bộ Công an bắt theo lệnh truy nã, gia đình anh ta bồi thường cho phía bị hại 100 triệu đồng. Gia đình Nguyễn Ngọc Dương có đơn gửi cơ quan chức năng, xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo."
    http://vnexpress.net/Vietnam/Phap-luat/2006/09/3B9EE49A/
    Tuy nhiên đây lại là hình thức mà toà án VN cũng như dân chúng chấp nhận nên mới xảy ra những vụ khác như vụ ông "Lâm phong bì" xin cúng hết tiền phạm pháp vào quỹ cứu trợ gì đó, rồi bà LTKO thì xin trả lại một số tiền thất thoát .... Nhưng vụ ông Lâm hình như chưa chính thức truy tố, chỉ mới bị báo chí phanh phui, ông xin cúng tiền, bị đổi chức rồi chìm luôn.
    Được FNguyen1 sửa chữa / chuyển vào 06:40 ngày 24/09/2006
  10. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11

Chia sẻ trang này