1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Luật Tử Hình

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi FNguyen1, 11/09/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
  2. nguyenbalocvn

    nguyenbalocvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2006
    Bài viết:
    1.401
    Đã được thích:
    0
    Thông thường theo nguyên tắc thì trước khi khởi tố sẽ khai trừ Đảng. Đó là đối với những vụ án và những bị can trong lúc điều tra không cần phải giữ yếu tố bất ngờ.
    Đối với những bị can mà quá trình điều tra đối với họ đang được giữ bí mật thì có thể khởi tố, áp dụng biện pháp ngăn chặn trước khi khai trừ Đảng. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra đó thì Chi bộ nơi người đó sinh hoạt sẽ làm thủ tục khai trừ Đảng, để đảm bảo chắc chắn là khi bị truy tố ra trước Tòa thì người đó không còn là Đảng viên nữa.
    Do đó, hoàn toàn không có chuyện 1 người đã bị truy tố mà còn là Đảng viên, nói chi đến chuyện lúc bị xử bắn vẫn còn là ĐV. Tuy nhiên, nên tách bạch 2 ý rõ ràng : Thực tế có nhiều ĐV vi phạm pháp luật, thậm chí đến mức phải xử tử hình (chứ không phải chưa có ĐV bị tử hình như có bác đã nói). Nguyên tắc Hiến định là mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.
    Tôi không đồng ý với quan điểm đánh đồng giữa "Khắc phục hậu quả" với "Hối lộ". Trong ví dụ của bác, 1 người đưa tiền hối lộ cho CSGT thì thật sự tôi chưa bao giờ nghe thấy hay được biết rằng giữa 2 người đó có ai nói đến chữ "Khắc phục hậu quả" cả.
    Theo tôi nghĩ thì chế định "Khắc phục hậu quả" trong Luật Hình sự mang tính nhân văn. Pháp luật không phải chỉ để trừng trị. Nếu 1 người gây thiệt hại thì việc khắc phục hậu quả có 3 ý nghĩa : 1.Người này ý thực được việc mình làm là sai 2.Hậu quả nguy hại do người này gây sẽ được khắc phục 1 phần, tức là thiệt hại cho xã hội sẽ được giảm bớt 3.Giáo dục được ý thức tuân thủ pháp luật của người dân khi học biết rằng mọi thiệt hại mà người phạm tội gây ra đều phải được bồi thường và nếu biết khắc phục hậu quả thì sẽ được giảm nhẹ hình phạt
    Dĩ nhiên sau đó dù có khắc phục hậu quả đến thế nào thì người phạm tội vẫn phải chịu hình phạt của phát luật đối với tội phạm do mình gây ra.
  3. Kien2K

    Kien2K Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2004
    Bài viết:
    433
    Đã được thích:
    0
    Nói như thế khác nào hỏi: Có công dân nào ở VN bị tử hình chưa? "vì bị kết án tử hình thì đương nhiên bị tước quyền công dân rồi"
    Về chuyện cái hòm tôi nghĩ bác Codep nói không rõ thôi chứ hòm nhỏ hơn người thì làm sao cho vào được. Ở VN nhiều gia đình làm đám ma lớn lắm, cái hòm chỉ là chuyện nhỏ.
    Mỗi dân tộc có nét văn hoá riêng của mình, Ở VN thì việc đụng chạm "mổ xác" là tối kị, trừ khi chết không rõ nguyên nhân phải nhờ pháp y can thiệp. "Chính điều này gây không ít khó khăn cho việc hiến xác cho khoa học hay hiến tặng, cấy ghép nội tạng". Ở Tây Nguyên có dân tộc còn làm cái hòm rất to, khi nhà có người chết thì lại đào lên và cho xác vào "cả gia đình chôn chung 1 hòm"
    Mỗi đất nước, có luật pháp riêng của mình, Luật pháp của Mỹ sẽ là hay đối với người Mỹ nhưng không thể hay đối với người Việt hay người nước khác. Nó còn tuỳ thuộc vào truyền thống văn hoá, phong tục tập quán nữa. Ở VN nếu đánh con mà phải ra toà như Mỹ thì chắc dân chúng sẽ nén cái luật đó ra đường lâu rồi.
    Ngay tại VN bây giờ, có nhiều điều của luật khi áp dụng cho 1 số đồng bào dân tộc thiểu số cũng chưa được "gần như không áp dụng"
    Được Kien2K sửa chữa / chuyển vào 14:01 ngày 24/09/2006
  4. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1

    Trích dẫn thì nhiều quá, nhưng qua những bài viết của ông tôi chợt thấy có khi ông phải tự nghiên cứu lại phần chung của Luật HS VN trước khi đợi người khác trả lời mình.
    Tôi nhắc ông: tuyệt đại đa số trường hợp Đảng viên phạm tội trước khi KTBC thì các CQ THTT đã làm việc với cấp Ủy nơi người có hành vi phạm tội và khai trừ Đảng rồi (có trường hợp đặc biệt hơn, để đảm bảo tính bí mật thì vẫn KTBC trước khi làm thủ tục. Tuy nhiên tôi chưa thấy trường hợp này trong thực tế), chứ như ông nói "tử hình Đảng viên" thì... Còn lý do tại sao, ông tự nghiên cứu.
    Thật khó chấp nhận khái niêm khắc phục hậu quả và hối lộ như đã nói... Ôn còn viện dẫn việc đưa tiền cho nhân chứng thì quả thật chẳng tôi biết nói thế nào để đả thông quan điểm của ông... Cái ví dụ đụng xe như đã nói thuộc tình tiết "người phạm tội đã hạn chế hậu quả..." của khoản 1 Điều 46 BLHS rồi. Mà chẳng ai nói đưa tiền cho nhân chứng là... "khắc phục hậu quả" cả. Bác nguyenbalocvn đã có bài phân tích rất chính xác về vấn đề này rồi đấy, ông nên tham khảo thêm.... Không hiểu ai trang bị lý luận như thế này với một người hành nghề luật nhỉ?
    Có khi tôi không trả lời ông nữa, mà là một người khác, có uy tín hơn. Hoặc ít ra ông tự tìm hiểu lấy. Như thế khách quan hơn!
    Được khoiks sửa chữa / chuyển vào 18:33 ngày 24/09/2006
  5. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Có mấy bài khoe Mỹ, có mấy câu khoe Mỹ hở bác Minh Trinh ?
    Bác có biết những bài chê Mỹ không ?
    Bác có hiểu trên diễn đàn, chúng ta chỉ nên bàn luận, chứ không
    nhắm vào người đăng bài không ?
  6. FNguyen1

    FNguyen1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    0
    Bài này tui chỉ giới hạn vào chuyện "Khắc phục hậu quả". Các bác nào từng tỏ ra kuyến khích hoặc bênh vực việc "khắc phục hậu quả" trong khi điều tra và trong khi xử thì xin hãy cho ý kiến về vụ án giết người trồi bỏ trốn tôi đã từng trích đăng. Tôi muốn biết các bác có chấp nhận điều này không? Ngoài ra xin chú ý, "gia đình anh ta" (bị can Đức) có phải là anh Đức hay không?
    "Vài ngày sau khi Đức bị Cơ quan điều tra Bộ Công an bắt theo lệnh truy nã, gia đình anh ta bồi thường cho phía bị hại 100 triệu đồng. Gia đình Nguyễn Ngọc Dương có đơn gửi cơ quan chức năng, xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo."
    http://vnexpress.net/Vietnam/Phap-luat/2006/09/3B9EE49A/
    Bác khoils,
    Trong rất nhiều vụ án nạn nhân đôi khi cũng được coi là nhân chứng. Khi đưa tiền cho nạn nhân trong lúc vụ án đang điều tra, đang xử tại sao không thể coi đó là hành động mua chuộc nhân chứng được chứ!
    Luật pháp ở nước người trong nhiều vụ còn cấm bị can liên lạc hoặc tiếp cận với nhân chứng, vật chứng trong lúc điều tra hoặc xử án nữa.
    Tôi nói cho bác hiểu thêm để cho bác bớt kiêu căng tự phụ đi. Nhưng tôi nghĩ bác đang tránh né câu trả lời. Bác không biết và không trả lời được thì cũng không có ai chê bác gì đâu.
    FN
  7. FNguyen1

    FNguyen1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    0
    Tôi lại nghĩ cái nguyên tắc bác đưa ra nó không đúng với trình và nguyên tắc tự mà hiến pháp đã đặt ra.
    Tại sao lại phải khai trừ đảng một cá nhân phạm tội nếu tội đó không dính líu gì tới đảng? Có phải tất cả đảng viên khi bị khởi tố vì bất cứ tội gì đều bị khai trừ khỏi đảng chăng?
    Mặt khác, tại sao lại phải khai trừ đảng một cá nhân phạm tội vì tội phạm đó bắt nguồn từ việc cá nhân đó thủ đắc một đặc quyền mà ít người có được.
    Nếu bác nói đến nguyên tắc thì nguyên tắc nó phải đi như thế này: Có A rồi mới có B, vì có B mà dẫn đến C. Cũng vậy, phải là đảng viên mới được cất nhắc lên làm lãnh đạo, làm lãnh đạo có quyền rồi mới cơ hội phạm tội tham nhũng. Nếu cá nhân này không làm lãnh đạo thì người này có cơ hội phạm tội tham nhũng không? Câu trả lời: hầu như là không. Vì vậy khi khai trừ đảng một cá nhân lãnh đạo, tức là đồng thời cũng phải tước quyền lãnh đạo của họ. Nhưng điều này đâu có thể được. Khi xét xử một án thì người đang xét xử vẫn còn nguyên chức vụ mà họ đang giữ. Họ mới chỉ là nghi phạm chứ không phải là tội phạm. Vì vậy trong khi xử một vụ án mà cấp lãnh đạo là bị can thì ngưòi đó vẫn phải được coi là một đảng viên. Chỉ khi nào án đã thành, tức là án được tuyên thì lúc đó muốn khai trừ hay làm gì đó với bị can thì làm.
    Bây giờ đặt trường hợp nếu bị can vô tội thì sao? Lại nhận vào làm đảng viên tiếp chắc!?
    Vì vậy khai trừ khỏi đảng trước khi tuyên án chỉ là một hành động phủi tay, chối bỏ trách nhiệm mà thôi.
    FN
  8. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Câu này dễ FNguyen1 ạ, vì đơn giản là khi vi phạm pháp luật, Đảng viên đã vi phạm điều lệ Đảng. Mà theo điều lệ Đảng, thì vi phạm dạng này bị khai trừ
    Câu dễ thế mà cũng vẫn phải hỏi à
  9. FNguyen1

    FNguyen1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    0

    Câu hỏi có vẻ dễ với bác nhưng không hề dễ với tôi. Đó là sự thường.
    Câu trả lời của bác là khi đã rõ mười mươi người đó là tội phạm, có phán quyết của toà hẳn hoi thì khai trừ là điêu dễ hiểu. Nhưng trong lúc điều tra, trong khi đang xử tại sao lại khai trừ họ?
    Còn những vi phạm pháp luật như giao thông, luật hôn nhân, luật thương mại ... tức là tất cả các luật ngoạii trừ luật hình sự thì họ có bị khai trừ không?
    Mấy câu hỏi trên dễ trả lời đối với bác thôi mà, phải không?
    FN
  10. nguyenbalocvn

    nguyenbalocvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2006
    Bài viết:
    1.401
    Đã được thích:
    0
    Bác nhìn nhận sự việc không toàn diện rồi.
    Câu hỏi đầu tiên thì bác kien0989 đã trả lời đúng rồi, em không bàn thêm.
    Có phải tất cả đảng viên khi bị khởi tố vì bất cứ tội gì đều bị khai trừ khỏi đảng chăng? - Đúng thế, đã bị khởi tố về hình sự thì sẽ bị khai trừ Đảng.
    Cũng vậy, phải là đảng viên mới được cất nhắc lên làm lãnh đạo, làm lãnh đạo có quyền rồi mới cơ hội phạm tội tham nhũng. Nếu cá nhân này không làm lãnh đạo thì người này có cơ hội phạm tội tham nhũng không? -Thứ nhất : Không phải chỉ có Đảng viên mới có thể làm lãnh đạo. - Thứ hai : Không phải chỉ có tội phạm tham nhũng mà còn nhiều tội khác, cho nên bác quy Đảng viên chỉ phạm tội tham nhũng là quá hẹp. - Thứ ba : Bác đừng suy luận kiều bắc cầu A, B, C như vậy, ai cũng rõ đó chỉ là 1 phương pháp ngụy biện thôi.
    Vì vậy khi khai trừ đảng một cá nhân lãnh đạo, tức là đồng thời cũng phải tước quyền lãnh đạo của họ. Nhưng điều này đâu có thể được - Xin thưa với bác, đã khai trừ thì dĩ nhiên là sẽ tước quyền lãnh đạo, việc tước quyền lãnh đạo thường còn được thực hiện trước khi khai trừ. Việc vừa có dầu hiệu sai phạm (chỉ là dầu hiệu, vì không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội có hiệu lực của Tòa án) đã bị xử lý ngay, điều này cũng thể hiện 1 phần tính nghiêm minh, kịp thời của Đảng và Nhà nước, bác công nhận điều này chứ?
    Khi xét xử một án thì người đang xét xử vẫn còn nguyên chức vụ mà họ đang giữ. -Hoàn toàn không bao giờ có chuyện này.
    Bây giờ đặt trường hợp nếu bị can vô tội thì sao? Lại nhận vào làm đảng viên tiếp chắc!? -Vẫn có những trường hợp sau khi xét xử bị can được tuyên vô tội, lúc đó có 2 trường hợp xảy ra : 1.Tuy được tuyên vô tội nhưng thật sự người này cũng đã có những sai phạm nhất định (dù chưa đến mức phạm tội hình sự), do đó phải chịu kỷ luật Đảng (khai trừ là hợp lý, hoặc mức khác nhẹ hơn - lúc đó cơ quan Đảng có thẩm quyền sẽ ra quyết định cụ thê). Đa số sẽ rơi vào trường hợp này. 2.Người đó hoàn toàn không có sai phạm. Do đó sẽ được phục hồi Đảng tịch và mọi quyền lợi khác như trước khi bị khởi tố. Tuy nhiên, trong trường hợp này tuyệt đại đa số sẽ không thể phục hồi được hoàn toàn như xưa, đây là yếu điểm lớn nhất trong quá trình xử lý cán bộ nhưng trường hợp loại này rất hiếm, và tôi cho rằng điều này cũng hợp lý (vì tỉ lệ sai sót mức này có thể chấp nhận được, đồng thời cơ quan hữu quan cũng đã làm hết trách nhiệm, phục hồi hoàn toàn cho họ; cái họ mất là góc độ xã hội như cách đánh giá của người khác về họ, những cơ hội mà họ phải bỏ lỡ ...). Mặt khác, Nghị quyết 388 cũng đã quy định đền bù cho những trường hợp này.
    Vì vậy khai trừ khỏi đảng trước khi tuyên án chỉ là một hành động phủi tay, chối bỏ trách nhiệm mà thôi. -Mỗi người có quan điểm riêng, và quan điểm của tôi cho rằng chỗ này bác chưa đúng. Theo tôi thì việc khai trừ này thể hiện tính nghiêm minh, kiên quyết vì căn cứ để khai trừ là nhưng hành vi sai phạm của người đó, đồi chiếu với quy định của Đảng (chắc bác hiều nhầm ý ở đây, khi khai trừ không phải là căn cứ vào quyết định khởi tố của CQĐT mà căn cứ vào hành vi sai phạm cụ thể của người đó).
    Vài dòng xin trao đổi với bác.

Chia sẻ trang này