1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Luật Tử Hình

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi FNguyen1, 11/09/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyenbalocvn

    nguyenbalocvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2006
    Bài viết:
    1.401
    Đã được thích:
    0
    Xin phép cho em thêm 1 ý.
    Ngoại trừ bị khởi tốt hình sự thì bị khai trừ ngay, còn tất cả các vi phạm pháp luật khác sẽ xem xét tính chất, mức độ sai phạm ... để xem xét có kỷ luật hay không và kỷ luật ở mức nào. Ví dụ : Vi phạm luật HNGĐ như bồ bịch lăng nhăng ... có thể bị khai trừ (đánh giá vào phẩm chất đạo đức); hay vi phạm luật giao thông mức độ thấp (ai mà không từng bị, phải không các bác) thì thông thường không xử lý, hơạc bị phê bình nhắc nhở...
  2. FNguyen1

    FNguyen1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    0
    Tôi không biết tôi nhìn sự việc không toàn diện hay bác mới là người không nhìn một cách tổng thể. Bây giờ tôi hỏi các bác nhé!
    1. Luật pháp VN vẫn coi một người là vô tội cho tới chứng minh có tội, phải không?
    Tôi biết là dư luận và xã hội VN nhìn nhận theo kiểu khác, tức là cứ bị bắt hay bị truy tố là có tội rồi. Nhưng cái này không phải là pháp luật! Bác đồng ý không?
    2. Vậy thì khi một người bị khởi tố, người đó đã có tội hay chưa? Nên nhớ chỉ mới khởi tố chứ chưa tuyên án nhé!
    Nếu bác trả lời là "có" thì khỏi phải bàn nữa, bởi vì bác đang nhìn sự việc theo dư luận chứ không phải theo luật pháp. Còn như nếu bác trả lời là "không" thì tại sao khai trừ khỏi đảng khi người ta vẫn là "vô tội"?
    3. Nếu người thường làm lãnh đạo thì chắc chắn không có vấn đề "đảng" trong này, cũng như không có vấn đề "khai trừ khỏi đảng", có đúng không?
    4. Trong khi vụ án đang thụ lý hoặc đang được điều tra, bị can có thể bị tạm thời ngưng điều hành công việc, cho nghỉ dài hạn không ăn lương hoặc có ăn lương, nhưng trên thực tế chức vụ của họ vẫn là như vậy không có gì thay đổi. Nó chỉ thay đổi khi nào có phán quyết của toà án thì lúc đó mới là quyết định cuối cùng. Lấy một ví dụ nhỏ: Trong khi ông TT Clinton bị điều tra vụ lẹo tẹo với cô Lewinski ông ta vẫn là TT của nước Mỹ.
    5. Đã "vô tội", đã được "trắng án" thì làm gì còn cái gọi là "những sai phạm nhất định". Rõ ràng bác nhìn sự việc theo dư luận chứ không nhìn theo con mắt luật pháp!
    6. Tôi không biết tin vào ai. Người thì nói khai trừ khỏi đảng khi có quyết định khởi tố, bác thì nói khai trừ căn cứ vào hành vi sai phạm. Ai có quyền "căn cứ"? Làm sao biết đó là sai phạm nếu không là toà án. Vì vậy tôi nói là chỉ nên khai trừ họ khi đã có phán quyết của toà án là người này có tội, có đúng không? Các bác phản đối tôi điều gì?
    FN
  3. Adamour

    Adamour Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.124
    Đã được thích:
    0
    Bác FNguyen đưa ra các câu hỏi rất hay.
    Tôi cũng có một câu hỏi nhỏ:
    Nếu ai đó lập ra một câu lạc bộ, họ có thể đưa ra một quy định thế này được không: "Khai trừ thành viên nào tạo ra nguy cơ làm mất uy tín của câu lạc bộ" ?
    Được adamour sửa chữa / chuyển vào 10:49 ngày 25/09/2006
  4. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    ==================
    Đáng lý ra tôi không muốn nói thêm, nhưng lại cảm thấy có trách nhiệm đối với sự ấu trĩ của ông bạn.
    1/ Ông phải xem Nghị Quyết 01/2006 của Hội đồng thẩm phán TAND TC để rõ về "Các trường hợp cũng được xem là đã khắc phục hậu quả". Còn nếu vì lý do gì đó ông vẫn không muốn cập nhật kiến thức, nhưng lại muốn cãi với người khác thì tôi xin rút lui, vì có nói với ông cũng bằng thừa.
    2/ .Không biết ông học Luật từ đâu ra, kiến thức thế này à đi chê người khác sao ông bạn?! Trong cùng một vụ án riện biệt mà có 02 tư cách tố tụng ư (mà lại vừa là nhân chứng, vừa bị hại nữa chứ?) Đương nhiên có 1 số vụ đặc biệt, để đảm bảo việc xử lý CQTT đã nhập vụ án, ví dụ: A và B đánh nhau, cả hai đều bị thương tích ở mức đủ cấu thành theo Điều 104. Do đó phải khởi tố cả 2. Như vậy khi xét xử cả hai vừa là bị cáo, vừa là bị hại.. Chứ riêng như cái mà ông nói: vừa bị hại, vừa là nhân chứng trong cùng vụ án (mà quyền và lợi ích của người đó bị xâm phạm) thì có khi ông nên nghiên cứu thêm lĩnh vực TTHS đi nhé, tôi nói thật lòng đấy.
    3/ Riêng cái ý này thì bác đúng, nhưng cũng cần nói thêm lý do cái gọi là tránh né: đó là vì tôi không biết bắt đầu trả lời từ đâu. Bởi lẽ với một người bị mất căn bản thì thật khó khăn để giải thích cho họ hiểu.
    4/ Riêng cái khoản luật pháp nước người thì, như đã nói từ lâu, tôi không bàn đến nhé.
    P/s: Thật ra tôi hoàn tòan không có ý đả kích, nhưng cứ băn khoăn với ý nghĩ: nếu lý luận thế này mà đi tư vấn cho thân chủ thì thật thiệt thòi cho họ, bác ạh!
    Chào thân ái và quyết thắng!
  5. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    =======================
    Khổ cái bác này, có vẻ bác ở Mẽo? Trước khi có phán quyết của TA về hành vi phạm tội thì đã có kết luận chính thức về mặt Đảng rồi. Việc khai trừ là căn cứ vào kết luận này chứ không vì bản án. Hy vọng bác thỏa mãn?
    Nếu quan tâm đến vấn đề này tôi nghĩ trước tiên bác nên mượn tài liệu về nghiên cứu, sau đó trao đổi với mọi người thay vì cứ đặt ra các câu hỏi cắc cớ và bảo vệ sự ngớ ngẩn của mình như hiện nay
    Chào thân ái và quyết thắng!
  6. lawhappynet

    lawhappynet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2006
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Law on Capital Punishment cung vay thoi, o nuoc ngoai em nghi ho tach ra nhu vay cho tien con minh thi trong 1 luat the thoi.
  7. FNguyen1

    FNguyen1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    0
    Khi chê ngưòi khác là "ấu trĩ" không có nghĩa là tự nó sẽ nâng mình lên thành người lớn đâu bác khoils ạ!
    1. Tôi không cần phải xem nghị quyết gì cả nhưng vẫn thấy chuyện "khắc phục hậu quả" là có vấn đề. Chuyện tội phạm Đức giết người 20 năm sau gia đình anh ta "khắc phục tội phạm" không phải là một trường hợp đơn lẻ (và cũng chưa thấy bác trả lời chuyện "khắc phục" này có đáng chấp nhận hay không). Một vụ án đáng chú ý khác là vụ Đồ Sơn cũng có chuyện "khắc phục hậu quả". Mời các bác đọc bài Hải Phòng "khắc phục" ... Đồ Sơn sau đây:
    http://www.vov.org.vn/?page=109&nid=21873
    Trong vụ án này ông Chu Minh Tuấn, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hải Phòng đã được miễn tố vì đã biết "khắc phục hậu quả". Nhưng thực tế "hậu quả được khắc phục là do UBND TP Hải Phòng sau khi phát hiện việc cấp đất sai đối tượng đã ra quyết định huỷ bỏ quyết định cấp đất trái pháp luật, chứ không phải do bị can Tuấn tự "khắc phục hậu quả"". Trường hợp này cũng giống như trường hợp gia đình anh Đức "khắc phục hậu quả" gìum anh Đức trong vụ án giết người vậy!
    Như vậy việc "khắc phục hậu quả" được lý giải và biện hộ rất tuỳ tiện và sai lạc trong nền tư pháp VN, và có ai nêu ra thì bị cho ngay là "ấu trĩ".
    2. Tôi chẳng chê ai cả nhưng tôi biết là trong nhiều vụ kiện cả hai bên nguyên đơn (kể cả nạn nhân) lẫn bị đơn đều có thể xuất hiện trước toà với tư cách nhân chứng. Cái này không có gì là sai trong tiến trình tố tụng cả
    ..
    4. Khi bác nói không bàn luật pháp nước người thì tôi có thể biết sự trưởng thành của bác tới đâu rồi.
    Ở đây không ai nói chuyện đem luật nước ngưòi để áp dụng cho VN. Đó chỉ là vấn đề đưọc nêu ra để so sánh và thảo luận mà thôi. Trong quá trình thảo luận và so sánh nếu có rút ra được bài học gì thì đó là tùy mình.
    Thêm nữa, vào trong trang này không nhất thiết phải là luật sư hay học luật mới được bàn luận về luật. Tôi chưa từng học luật, tôi không có khả năng và cũng không muốn tư vấn cho ai về luật. Nhưng không phải vì thế mà người khác có thể "loè" tôi về luật được đâu, nhất là lên mặt người lớn dậy dỗ này nọ.
    FN
  8. FNguyen1

    FNguyen1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    0

    Đúng, tôi ở Mẽo! Và bất cứ ai ở nước ngoài hoặc ở trong nước mà có đầu óc suy luận một chút sẽ lấy làm thắc mắc ngay với câu trả lời của bác: "Trước khi có phán quyết toà án thì đã có kết luận chính thức của đảng rồi."
    Nếu thực sự VN có một nền tư pháp độc lập với cả hai ngành kia là Hành pháp và Lập pháp thì hành động "có kết luận trước" là một việc coi như có tác động lớn tới tiến trình xử án của toà. Hoặc nói cách khác là toà án sẽ không còn được vô tư để xử khi đã có một kết luận như vậy đưa ra từ trước..
    Nhưng ở VN thì chuyện này bình thường vì toà án là ai, và đảng là ai thì mọi người đều rõ.
    FN
  9. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    ===============================
    ... "Trước khi có bản án thì đã có kết luận chính thức về mặt Đảng rồi" ... Kết luận này thuộc vấn đề quản lý nhân sự của Đảng, hoàn toàn không liên quan đến việc kết luận có tội hay không có tội của HĐXX. Chịu khó hiểu rộng hơn và bớt ấu trĩ đi ông bạn!
    Chào thân ái và quyết thắng!
  10. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    ===========================
    1/ Như đã nói: vì ông không đọc, không nghiên cứu mà lại thích chê nền tư pháp VN là tuỳ tiện và lệch lạc thì có lẽ không cần giải thích thêm.
    2/ Ông phải phân biệt đâu là TTHS, đâu là TTDS cái đã, rồi hẵng nói!
    3/ Trưởng thành hay không lại là vấn đề khác. Có khi một chú nhóc cử nhân nghiên cứu thật tốt hệ thống pháp luật VN lại có lý luận sắc sảo hơn mấy cụ cứ ngồi xem lõm bõm Luật nước này, nước nọ và bảo rằng cái gì cũng hay, còn VN là bất cập!
    4/ Tôi chỉ mạo muội nghĩ rằng, nên trao đổi thêm chút quan điểm của mình để những người hành nghề có thêm cái nhìn toàn diện hơn thôi, Nếu bác chịu khó khẳng định vấn đề này từ đầu thì có lẽ đỡ mất công phải tranh luận dài dòng với bác.
    Chào thân ái và quyết thắng!

Chia sẻ trang này