1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Luật VN được làm ngược từ ngọn?

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi tqvn2004, 05/06/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tqvn2004

    tqvn2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2004
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Luật VN được làm ngược từ ngọn?

    Mời các bác hiểu biết về luật pháp mạn đàm về bài phỏng vấn này:

    Quá tri?nh la?m luật ơ? Việt Nam co?n nhiê?u chuyện
    Nguồn: BBC Vietnamese - http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/story/2005/06/050602_vietlegalsystem.shtml

    Việt Nam cố gắng thông qua thật nhiê?u luật đê? kịp va?o WTO trong 2005

    Một trong nhưfng sai lâ?m cơ ba?n cu?a hệ thống pháp luật ơ? Việt Nam la? luật la?m ngược tư? ngọn chứ không tư? gốc.

    Đó la? ý kiến cu?a cu?a giáo sư tiến syf Nguyêfn Vân Nam tư? TP HCM cho BBC biết trong một cuộc pho?ng vấn. Gốc ơ? đây, theo ông chính la? hiến pháp.

    Quốc hội Việt Nam hiện đang hoạt động hết công suất đê? thông qua ha?ng chục bộ luật trong năm nay. Mục tiêu thúc đâ?y quá tri?nh na?y la? đê? Việt Nam có khung pháp lý có thê? kịp gia nhập tô? chức Thương mại Thế giới trong năm 2005.

    Theo tiến syf Nam, quá tri?nh la?m luật chạy đua với thơ?i gian na?y có mặt trái la? chất lượng nhiê?u luật không được cao, ngoa?i một số như luật kiê?m toán nha? nước va? luật sơ? hưfu trí tuệ. Ông tin ră?ng chất lượng không cao cu?a nhiê?u luật sef gây hại cho công chúng va? nha? nước.

    La? giáo sư luật tại đại học Humboldt cu?a Đức, ông Nam hiện đang ơ? Việt Nam ha?nh nghê? luật va? đaf tham gia tư vấn cho chính quyê?n trong việc soạn một số luật, chă?ng hạn như luật Sơ? hưfu Trí tuệ.

    La?m luật ngược la? thế na?o?

    Quốc Hội Việt Nam (lập pháp) đang xây dựng nga?y ca?ng nhiê?u bộ luật. Nhưng việc chuâ?n bị các luật lại phâ?n nhiê?u do bên ha?nh pháp la? các Bộ lo. Cufng chính phía ha?nh pháp soạn tha?o các nghị định hướng dâfn thi ha?nh luật.

    Theo tiến syf Nguyêfn Vân Nam, việc đê? các nghị định hay thông tư hướng dâfn thi ha?nh luật va?o tay các bộ la? trái với nguyên tắc nha? nước pháp quyê?n.

    Ông nói ơ? các nước theo chế độ nha? nước pháp quyê?n thi? luật có hiệu lực ngay lập tức sau khi ban ha?nh va? khi có tranh tụng thi? to?a án (tư pháp) chi? coi các nghị định cu?a Bộ như ý kiến riêng cu?a phía ha?nh pháp ma? thôi.

    Bơ?i nguyên tắc cơ ba?n nhất cu?a nha? nước pháp quyê?n la? mọi đối tượng, gô?m ca? nha? nước, pha?i bi?nh đă?ng trước pháp luật. Ha?nh pháp chi? có thê? thực hiện luật ma? không được phép la?m luật.

    Mọi diêfn gia?i văn ba?n pháp luật pha?i do to?a án tức quyê?n tư pháp đa?m đương. Mặt khác, ông nói việc Việt Nam đê? nhiê?u cơ quan cu?a chính quyê?n lo phân xư? khi có tranh tụng, ví dụ như Cục qua?n lý vê? cạnh tranh, có thê? khiến đối tác nước ngoa?i chối bo? quyê?n xét xư? cu?a cơ quan na?y.

    Ơ? các nước theo chế độ pháp quyê?n thực sự, nhưfng phán quyết cu?a các to?a như To?a Hiến Pháp, to?a Tối cao, To?a Ha?nh chính v.v. phân gia?i các luật va? gia?i thích luật qua các vụ xư? có ý nghifa vô cu?ng quan trọng cho sự phát triê?n cu?a hệ thống.

    Một phán quyết cu?a to?a có thê? buộc cơ quan nha? nước (ha?nh pháp) thay đô?i hoặc vứt bo? ca? một chính sách.

    Tiến syf Nguyêfn Vân Nam co?n cho ră?ng việc không có to?a Hiến pháp la? một nguyên nhân khiến luật lệ ơ? Việt Nam phức tạp, chô?ng chéo lên nhau.

    Nhân danh ai đây?

    Mặt khác, theo ông, một chuyện sai nguyên tắc nha? nước pháp quyê?n nưfa mọi to?a án ơ? Việt Nam khi tuyên án đê?u ?~nhân danh nước CHXHCN Việt Nam?T. Vi? khi có tranh tụng với một bên la? cơ quan nha? nước thi? hóa ra to?a án cu?a nha? nước nhân danh mi?nh đê? xư? chính mi?nh?

    Theo tiến syf Nam, to?a án đúng ra pha?i nhân danh nhân dân va? đứng độc lập với các quyê?n lực khác như ha?nh pháp va? lập pháp.

    Theo ông, nguyên tắc na?y giúp cho ba bộ phận cu?a quyê?n lực trong một quốc gia có sự cân bă?ng va? kiê?m tra lâfn nhau, tránh ti?nh trạng lạm dụng quyê?n cu?a một bên.
  2. litt

    litt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/03/2005
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Chả hiểu sao dạo này các bác hay link đến chú Bờ Bờ Cờ này thía ?
    Bờ Bờ Cờ cũng chỉ là con vịt thôi. Nó cũng chỉ loanh quanh chầu rìa, chả hiểu về Việt Nam đâu. Theo Bờ Bờ Cờ thì có mà đổ thóc giống ra mà ăn.
    Ông Nguyễn Vân Nam bình loạn như vậy đơn giản là vì những tiền đề lý luận của ông ấy được nhập khẩu từ Đức Tư Bản. Nhập khẩu về, để nguyên như vậy sử dụng. Thói quen sao chép i sì của luật gia chúng ta mà.
    Mà còn nữa, Ông Nguyễn Vân Nam không phải là tiến sĩ luật Hiến pháp, vậy nên bình loạn chuyện làm luật ở Việt Nam cũng giống như tui thôi, hì hì ..
    Được litt sửa chữa / chuyển vào 09:10 ngày 06/06/2005
  3. prokisr205

    prokisr205 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2005
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Ông Vân Nam ông ý cũng có cái lí của ông ấy đấy chứ ạ. Luật của Vn hiển nhiên là còn yếu kém, cứ lộn tùng phèo hết cả lên, dân chẳng biết đường nào mà lần. Trong khi bên này, từ cấp thành phố đến cấp tiểu bang, các cuộc họp bàn bạc về các vấn đề kinh tế, xây dựng, các hoạt động chung đều là những cuộc họp mở, chính trị trở thành một môn khoa học và tất cả mọi người đều có quyền được phát biểu ý kiến. Trong khi ở Vn, people ảe not supposed to talk about Politics in public, cùng lắm là mấy câu tán ra tán vào của mấy người ngồi nói vui với nhau, chứ á nói to á, Đảng mà nghe được mà mà tống giam vì phản gián, đi ngược đạo đức chính trị của Đảng. Bức xúc nhất , mà có lẽ cũng là ví dụ dễ thấy nhất là trong cuộc bấu cử cuộc hội, có ông không được tín nhiệm ở tổ A hoặc quận A thì sẽ chuyển sang tổ B hoặc quận B làm ứng cử viên. Quá vô lí
    Em đồng ý với nhận định là hiện nay Vn đang thay đổi các bộ luật dần để tiến đến thay đổi dần hiến pháp. Bởi lẽ hiến pháp của mình đâu có đủ vững chắc như các nước tư bản. Mà nói cái Đức Tư bản thì làm sao chứ. Tại sao không học họ trong khi con đường tư bản dẫn đến phát triển nhanh hơn CNXH, nhất là về vấn để an ninh luật pháp và kinh tế. Không đáng suy nghĩ, không đáng nói sao được khi nước mình vẫn nghèo quá. Đấy cứ nhìn Trung Quốc đấy, chiến tranh bét nhè mà bây giờ lên như diều khiến các nước TB đều phải dè chừng, thậm chí phải liên kết với nhau kìm hãm sự phát triển của nó. Nó theo TB chứ còn sao nữa. Nhìn sang anh bạn láng giềng Căm pu chia mà mình vẫn hay chê nghèo rớt mùng tơi ý, vào WTO từ năm ngoái đấy ạ. Hay như ông bạn thân Cuba kia kìa, vào WTO từ năm 95. Thế mà bây giờ mình vẫn chật vật gặp đủ khó khăn. Buồn lắm khi mà nước bạn cứ gia nhập hết cái này đến cái khác, trong khi mình cứ đứng chầu rìa. Lúc nào cũng hò hét giao lưu hội nhập mà.......muốn làm thành viên của cái gì người ta cũng phải xét đi xét lại.
    Mà em nghĩ mãi không hiểu Đảng nhà mình là hành pháp hay tư pháp nữa, cứ thích tham một công đôi việc mà chẳng việc nào làm đến nơi đến chốn. Ghét nhất là mấy tên buôn lậu với tham nhũng....làm kiệt quệ cả nền kinh tế.
    Em nói thế này không phải vì phản quốc hay gì cả, đứng từ bên ngoài nhìn vào mới thấy nước mình còn phải cố gắng nhiều. Yêu nước và muốn xây dựng đất nước tốt đẹp hơn. Nhưng việc đầu tiên là phải chỉ ra được những điểm chưa hợp lí và còn yếu kém. Mong mọi người góp ý ạ.
    Peace out !
    Được prokisr205 sửa chữa / chuyển vào 09:22 ngày 06/06/2005
  4. phongfa86

    phongfa86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2004
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Có 2 bài, đều là những phát biểu của TS Nguyễn Sĩ Dũng, liên quan đến vấn đề đang thảo luận tại topic này, xin post lên đây để mọi người cùng tham khảo và thảo luận.

    Sự đóng góp của hoạt động lập pháp
    TTCN - Triết gia người Đức đã từng khẳng định: ?oCó hai thứ rối rắm nhất trần đời là làm xúc xích và làm luật?. Làm xúc xích rối rắm nhưng sản phẩm lại nhũn nhặn và thơm ngon. Rất tiếc, làm luật thì chúng ta mới chỉ chắc chắn được về cái sự rối rắm. Sự rối rắm này nhiều khi cũng cho ra đời những đạo luật có chất lượng, nhưng nhiều khi lại không. Sự rối rắm vì vậy tự thân không phải là một giá trị.
    Có lẽ tất cả những gì không thật sáng tỏ, mạch lạc thì thường rối rắm. Những dự luật được soạn thảo đến 15-20 lần cũng vậy. Do vấn đề không được nhận biết và giải pháp không được lựa chọn từ trước, những qui định đoán chừng thường được ?obỏ ra rồi lại đưa vào như chơi?. Điều ai cũng biết là nấu một nồi cơm hai lần thì không thể nào ngon. Và chúng ta không ai chấp nhận một cách nấu cơm như vậy. Thật rủi ro: điều chúng ta không chấp nhận đối với nồi cơm thì lại chấp nhận đối với dự luật.
    Đã bao giờ bạn được kê toa mà không được khám bệnh chưa? Chắc là chưa bao giờ. Chúng ta nói chung khá may mắn khi được khám, chữa bệnh. Ước gì khi soạn thảo luật, chúng ta cũng may mắn được như vậy. Tiếc thay, các dự luật phần nhiều đang được soạn thảo theo kiểu ?okê toa? không cần khám bệnh. Sau khi tên dự luật được lọt vào chương trình lập pháp, các cơ quan bắt đầu công việc soạn luật bằng cách viết ngay lời nói đầu và điều 1, điều 2, điều 3...
    Chính vì không tiến hành nghiên cứu và phân tích chính sách (tương ứng công đoạn ?okhám bệnh?), nên các nhà soạn luật thường chỉ đề ra được những qui định mang tính chất ?othập toàn đại bổ? chung chung. Cách làm này không ?ogây chết người? nhưng không chữa khỏi bệnh. Mỗi khi các qui phạm cụ thể được đề ra thì trong mười lần đến chín tâm trạng chung là thấp thỏm: ?oChết cha, không khéo kê nhầm toa cũng nên?.
    Làm luật suy cho cùng là một cách ?ochữa bệnh?. Tuy nhiên xã hội ?oốm đau? khác với con người. Các vấn đề của xã hội phát sinh chủ yếu do cách hành xử có vấn đề của những con người khỏe mạnh gây ra. Uốn nắn cách hành xử nói trên chính là việc mà pháp luật làm để chữa bệnh cho xã hội. Tuy nhiên đây là một công việc hết sức khó khăn và rủi ro, vì chắc gì cách hành xử mong muốn đã xảy ra và nếu xảy ra chắc gì đã giải quyết được vấn đề.
    Ví dụ xe chở quá tải làm hỏng đường sá và gây tai nạn giao thông là một vấn đề. Thế nhưng điều chỉnh hành vi chở quá tải bằng cách tăng cường xử phạt nhiều khi chỉ gây ra tác dụng ngược. Các bác tài sẽ buộc lòng phải đưa các chi phí nộp phạt, chi phí cho chuyện ?olàm luật? vào vận tải, nghĩa là phải chở quá tải nhiều hơn để bù đắp cho các chi phí này.
    Như vậy nguyên nhân của hành vi chở quá tải chưa chắc đã nằm ở việc chúng ta chưa tăng cường xử phạt. Và không tìm ra nguyên nhân đích thực thì không thể đề ra được giải pháp đúng đắn để điều chỉnh hành vi.
    Thiếu sự dẫn dắt của lý thuyết lập pháp (một lý thuyết chưa tìm được sự ứng dụng trong hoạt động soạn thảo văn bản pháp luật ở nước ta), chúng ta chỉ đang soạn thảo các văn bản pháp luật theo kinh nghiệm chủ nghĩa hoặc theo phương pháp ?othử và sai?.
    Kinh nghiệm rất có giá trị. Nhưng kinh nghiệm là sự anh minh của quá khứ. Quá khứ lại thường khác với hiện tại. Còn ?othử và sai? thì có thể hay hơn là việc khoanh tay đứng nhìn. Tuy nhiên, đây là một cách làm cũng khá rủi ro: vật thử nghiệm chính là tất cả chúng ta.
    Do sự hệ trọng của các giải pháp được đề ra để điều chỉnh hành vi (còn gọi là chính sách lập pháp), ở nhiều nước trên thế giới chúng phải được chính phủ phê chuẩn trước. Không có sự phê chuẩn này, không thể bắt đầu soạn thảo văn bản pháp luật cụ thể. Và đây cũng là cách chủ yếu mà một chính phủ có thể tham gia vào qui trình lập pháp. Tất nhiên, đã thông qua chính sách thì chính phủ sẽ bảo vệ đến cùng chính sách đó trước nghị viện. Ở ta, Chính phủ không thông qua chính sách lập pháp trước mà thông qua toàn văn dự luật khi nó đã được soạn thảo xong. Cách làm này có vẻ kỹ hơn nhưng chưa chắc đã hợp lý hơn.
    Sự rối rắm của việc làm luật không kết thúc ở công đoạn chính phủ mà còn bắt đầu ở công đoạn quốc hội. Ủy ban thẩm tra, Ủy ban thường vụ Quốc hội, hội nghị đại biểu chuyên trách, kỳ họp Quốc hội là những bước tiếp theo mà một dự luật sẽ phải đi qua (và không ít khi còn phải đi trở lại). Tuy nhiên, các bước này về cơ bản chỉ khác nhau về thẩm quyền của cơ quan xem xét, chứ chưa chắc đã khác nhau nhiều về ý nghĩa và giá trị gia tăng.
    Rõ ràng ở công đoạn quốc hội chúng ta cũng đang xem xét các dự luật kỹ hơn so với nhiều nước khác. Thông thường, nghị viện nhiều nước áp dụng qui trình ba lần đọc để thông qua các dự luật. (?oLần đọc? là dịch từ ?oreading? trong tiếng Anh nên nghe khá lạ tai và tối nghĩa). Mỗi lần đọc mang một ý nghĩa và theo một thủ tục khác nhau:
    - Lần đọc thứ nhất là để chính phủ giới thiệu dự luật. Chính phủ trình bày vấn đề đang phát sinh trong cuộc sống và chính sách lập pháp được đề ra để xử lý. Các lập luận về chi phí và hiệu quả, về nguồn kinh phí và nhân lực để thực hiện cũng sẽ được trình bày với nghị viện. Sau đó các nghị sĩ có nhiều tháng để nghiên cứu dự luật và trao đổi với các chuyên gia, các cử tri.
    - Lần đọc thứ hai là để nghị viện thảo luận về chính sách lập pháp mà chính phủ đã đề ra và thông qua việc thảo luận gửi thông điệp cho xã hội về dự luật sắp được ban hành và những quan điểm khác nhau còn tồn tại.
    Sau lần đọc này, dự luật được gửi đến cho ủy ban tương ứng để xem xét và hoàn thiện. Ủy ban này làm việc với các chuyên gia, tiếp nhận ý kiến đóng góp của các đối tượng khác nhau và hoàn thiện văn bản. Sự tương tác với xã hội và giới chuyên môn (sau khi các chủ thể này nhận được thông điệp của nghị viện) chính là giá trị gia tăng của công đoạn ủy ban.
    - Lần đọc thứ ba là để thông qua dự luật theo đề nghị của ủy ban. Ủy ban đề nghị như thế nào, nghị viện cơ bản sẽ hành động như thế ấy. Lần đọc thứ ba thực chất chỉ mang tính thủ tục.
    Công đoạn nghị viện nói trên quả thực cũng khá phức tạp. Tuy nhiên, mỗi mắt xích của nó đều có ý nghĩa riêng và đều bổ sung giá trị gia tăng cho qui trình lập pháp. Ít nhất chuyện nấu cơm hai lần đã không xảy ra.
    Cuối cùng, mặc dù làm luật là một công việc phức tạp và khó khăn, trong những năm qua chúng ta vẫn đạt được nhiều tiến bộ vượt bậc. Trong những thành tựu to lớn của đất nước, không thể thiếu sự đóng góp của hoạt động lập pháp. Đó là điều cần được ghi nhận và khẳng định.
    TS NGUYỄN SĨ DŨNG
  5. phongfa86

    phongfa86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2004
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Phỏng vấn TS Nguyễn Sĩ Dũng
    - Khi trình bày báo báo tiếp thu chỉnh lý dự thảo Luật ký kết, thực hiện, gia nhập điều ước quốc tế trước Quốc hội sáng 23/5 có đại biểu Quốc hội đặt đặt câu hỏi: Ký điều ước quốc tế trái với Hiến pháp, xử lý ra sao thì ông Vũ Mão đã giải thích: nếu trái hoặc khác với luật, nghị quyết của Quốc hội thì nhất thiết phải đưa ra lấy ý kiến Quốc hội trước khi ký kết. Nhưng lại vẫn có nhiều ý kiến băn khoăn... Ý kiến của ông về vấn đề này?
    - Thứ nhất, Hiến pháp của VN rất chi tiết, có rất nhiều quy định cụ thể so với Hiến pháp các nước. Hiến pháp của họ chỉ quy định về phân quyền: Quyền giữa người dân và Nhà nước (mọi quyền không chia cho Nhà nước là thuộc về dân, thậm chí còn nói rất chung chung: tất cả những gì thuộc về quyền con người là một phần cấu thành của Hiến pháp này. Nghĩa là mọi quyền con người đều chia cho dân, bất khả xâm phạm với Nhà nước). Quyền giữa các cơ quan quyền lực của Nhà nước là phần chính nhất của Hiến pháp. Với Hiến pháp nhiều chi tiết như của VN thì "rủi ro" không tương thích với quy định quốc tế sẽ xảy ra nhiều hơn.
    Khi có sự mâu thuẫn thì phải có cơ chế xử lý, vì chúng ta đang trong thời hội nhập. Việc phải xin ý kiến của QH là cách phản ứng rất linh hoạt, vì tranh cãi về pháp lý thì sẽ không đi về đâu. Hiện tại, đó là cách xử lý tốt nhất...
    - Và cũng trong cuộc thảo luận đó, ĐB, nguyên Bộ trưởng Bộ tư pháp Nguyễn Đình Lộc đã đặt giả định: "Chúng ta có nên đặt ra vấn đề sửa Hiến pháp không?'''' ý anh thế nào?
    - Hiến pháp càng quy định chi tiết thì khi cuộc sống thay đổi sẽ càng khó phù hợp, càng phải sửa nhiều, nhất là trong quá trình hội nhập. Những quy định khung thường sẽ tồn tại lâu hơn.
    Nhưng chuyện sửa đổi Hiến pháp là một "ý chí chính trị" rất lớn, nhất là của những người lãnh đạo, những người dẫn dắt dân tộc. Rồi thủ tục sửa đổi Hiến pháp rất phức tạp, nên cần phải có thời gian và sự ủng hộ không chỉ của nhân dân mà của cả giới học giả, rồi thời điểm đã chín muồi chưa?
    - Nhiều người có trách nhiệm, có học thức đã nhận xét "Hiến pháp năm 1946 "của" Hồ Chủ tịch là Hiến pháp rất cơ bản và có tính vượt thời gian. Là một chuyên gia am hiểu về lĩnh vực này, anh có thể nói gì?
    - Khen Bác Hồ thì không có đủ lời để khen, đặc biệt là liên quan đến Hiến pháp 1946. Tôi chỉ có thể nói thế...
    Luật càng chi tiết thì càng dễ phải sửa!
    - Có những bộ luật vừa làm ra một năm đã phải sửa đổi. Vừa rồi, liên quan đến Luật Giáo dục, ông Dương Trung Quốc có nói "hãy thông qua rồi lại bắt tay vào sửa đổi tiếp". Theo anh nguyên nhân vì sao mình lại phải sửa đổi nhiều như vậy mà các ĐB vẫn rất "hăng say" với công việc này?
    - Có tình trạng như vậy là do những lý do sau:
    Thứ nhất là: Nếu không quy định chi tiết thì rất dễ xảy ra lạm quyền, tham nhũng. Tình hình tham nhũng lớn, nền công vụ chưa phát triển nên nhu cầu làm luật chi tiết là có thật. Mà đã làm luật chi tiết thì càng không tương thích theo thời gian. Vì cuộc sống luôn thay đổi, vì nhu cầu hội nhập sẽ dẫn đến việc phải sửa.
    Thứ hai: Có nhiều yếu tố phụ thuộc vào nhận thức. Ở thời điểm đó, ta mới chỉ nhận thức được đến như thế, sau đó lại phát sinh nhiều vấn đề.
    Thứ ba là: Nếu quá trình làm luật công phu - chuẩn thì sau đó sẽ đỡ phải sửa hơn. Muốn luật chuẩn thì không thể bắt đầu từ "soạn thảo luật" mà phải bắt đầu từ cuộc sống. Phải nhận biết những vấn đề của cuộc sống, nguyên nhân do đâu, có thể đề ra giải pháp gì để giải quyết. Thật ra, khi một vấn đề phát sinh, sẽ có 1001 nguyên nhân, nhưng có khi cả 1000 nguyên nhân trong đó thì luật không thể giải quyết nổi, mà chỉ 1 trong số đó là do hành vi (Luật chỉ có thể điều chỉnh được hành vi). Nếu không tìm ra nguyên nhân chuẩn, không có giải pháp đúng, thì ta chỉ "đoán mò" giải pháp thôi. Ban soạn thảo ngồi tranh luận giải pháp từ các kinh nghiệm cá nhân thì không thể "vào cuộc sống", vậy là phải sửa.
    Đó là chưa kể nếu vấn đề đó không còn thì luật cũng phải sửa. Với các nước, ngay trong luật sẽ có quy định phải đánh giá việc thực hiện để xem những điều trong luật đó có còn cần thiết hay không. Ví dụ, khi người dân còn "hồn nhiên" vượt đèn đỏ nên luật đề ra là "mỗi ngã tư đều có 1 cảnh sát", dù chi phí rất lớn. Nhưng nếu người dân sau đó thật sự làm theo "đèn giao thông", giữa đêm chẳng có ai vẫn dừng xe đèn đỏ, suốt mấy năm thì việc "cắm" cảnh sát thành thừa, lãng phí. Khi đó luật sẽ có thay đổi.
    Nhưng thật ra, quy trình làm luật cũng cần cải tiến thật khoa học để đỡ phải "sửa" hơn.
    Lẽ ra, các Bộ phải trình Chính phủ chính sách trước khi soạn thảo dự luật
    - Anh có nói đến ý muốn chủ quan của ban soạn thảo, thường thuộc về Chính phủ, các bộ ngành. Điều này có hợp lý không? Vì chính họ là người quản lý nên sẽ "chú trọng" đến quyền lợi của họ. Còn các ĐBQH thì thường thấy là... dễ thông qua. Rất hiếm thấy có dự thảo luật nào bị QH không phê chuẩn sau khi trình ra phiên toàn thể?
    - Chính phủ soạn thảo luật, đó là cách duy nhất đúng, và cả thế giới đều làm. Vì chỉ có các bộ điều hành công việc mới biết vấn đề, mới đề ra giải pháp. Còn QH không điều hành công việc thì không thể soạn thảo luật được. Ở các nước, luật đều do Chính phủ đề ra, nhưng QH có thông qua không lại là việc khác, vì QH là đại diện cho quyền lợi của người dân.
    Nếu muốn quy trình hiệu quả thì các bộ phải xem vấn đề là gì, nghiên cứu và hoạch định để đề ra "chính sách" có thể xử lý được vấn đề, phải chứng minh chính sách đó có giải quyết được vấn đề không, với chi phí chấp nhận được. Cách làm như hiện nay là "ngược", khiến luật không đi vào cuộc sống.
    Ở các nước, khi các bộ ngành nghiên cứu tìm ra vấn đề, họ sẽ soạn thảo chính sách. Chính sách đó phải được Chính phủ phê chuẩn (vì có những chính sách "đúng" nhưng không nằm trong ưu tiên của Chính phủ nên Chính phủ không phê chuẩn). Ví dụ: nước thải là một vấn đề của Hà Nội (Sông Tô Lịch chỉ còn "thơ mộng" trong cái tên). Để bảo vệ môi trường, ta đề ra luật "Các DN phải đầu tư lớn để xử lý nước thải". Chính sách không sai, nhưng nếu làm như thế, GDP sẽ không thể đạt 8.5% như mục tiêu của Chính phủ. Chính phủ sẽ phải "cân đối" giữa các mục tiêu. Khi chính sách được thông qua, ta mới tiến hành soạn thảo luật.
    Còn như cách làm hiện nay thì luật có thể sẽ "vô hiệu hóa" các ưu tiên của Chính phủ. Soạn thảo luật xong mới trình Chính phủ cả bộ luật "dày cộp" thì không ai có thể đọc và cho ý kiến chi tiết được nữa. Lẽ ra, phải để Chính phủ duyệt chính sách trước, nếu không được duyệt thì không soạn thảo luật nữa, đỡ mất công hơn.
    Phải học và hiểu về hành vi mới có thể soạn thảo luật hiệu quả.
    - Soạn thảo luật là một công đoạn rất quan trọng. Có chính sách rồi, phải "dịch" thành luật, vì luật chỉ điều chỉnh được hành vi thôi. Chẳng hạn, chính sách là "phải an toàn giao thông", nhưng vì không hiểu hết về "lý thuyết hành vi" nên luật lại điều chỉnh theo cách làm cho "làm cho tai nạn trầm trọng hơn". Nếu ta chỉ có công cụ trừng phạt, nhưng trừng phạt là con dao hai lưỡi, phạt nhiều thì người dân sẽ "chia đôi" với cảnh sát, thúc đẩy việc vi phạm nhiều hơn. Có chính sách đúng, nhưng việc "dịch chính sách thành luật" là một khoa học, mà không học thì không làm được. Phải học để hiểu đúng về hành vi, mới có thể tìm ra công cụ đúng để "điều chỉnh" được. Soạn thảo "luật" cũng là một khoa học.
    Ví dụ: nếu không có điều kiện lấn chiếm đất công thì không ai lấn chiếm, còn tạo điều kiện thì ai cũng muốn lấn chiếm. Như hồ Giảng Võ trước khi "kè bờ" đã bị lấn chiếm nhiều, còn sau khi kè bờ thì không ai lấn chiếm được nữa (không còn "điều kiện" để lấn chiếm).
    Hoặc phải có năng lực thì hành vi mới xảy ra, không có năng lực thì không thể xảy ra hành vi đó được. Ví dụ có dùng roi thì chó cũng không đủ "năng lực" để kéo xe lên dốc được mà phải là ngựa. Hoặc là một ví dụ khác: Hà Nội dù đã cấm bán hàng trên vỉa hè cả 10 - 15 năm nay nhưng vẫn không hiệu quả. Phải sắp xếp chỗ để họ bán hàng, hoặc sắp xếp công việc cho họ thì mới giải quyết triệt để vấn đề bán hàng rong. Còn "cấm" như bây giờ theo cách giật cả "cà chua" của các bà bán hàng thì thấy có cái gì đó không ổn, khiến nhiều người bức xúc, mà hôm sau họ vẫn phải bán vì họ vẫn cần cái ăn
    Ngoài ra, thông tin sẽ điều chỉnh hành vi. Nếu biết rẽ sang trái sẽ sập ổ gà thì không ai rẽ cả. Dùng truyền thông để điều chỉnh hành vi là cách nhân đạo, tôn trọng phẩm giá con người. Phẩm giá con người như bình phalê, nếu người ta làm "vỡ" đi bằng những cách trừng phạt mang tính "hình sự" thì sẽ không điều chỉnh được các hành vi khác. Nên thiên về truyền thông hơn là trừng trị. Phải học và hiểu về hành vi mới có thể soạn thảo luật hiệu quả, nếu không sẽ chỉ thiên về "trừng phạt" thôi.
    Chẳng hạn, phạt 50.000 mỗi lần vi phạm luật giao thông thì ta sẽ nộp 50.000 và nhớ không vi phạm nữa, còn nếu bắt nộp 500.000 thì ta sẽ chia đôi với cảnh sát, làm hỏng cả cảnh sát nữa. Phạt cũng chỉ là một yếu tố đánh vào "lợi ích" để điều chỉnh hành vi, còn rất nhiều yếu tố khác nữa mà phải học mới hiểu.
    ĐBQH: "Dao mổ trâu không thể dùng cắt tiết chim sẻ"
    - Thường thì tôi thấy, khi thảo luận ở QH, các ĐB thường thảo luận về hình phạt xem "nặng hay nhẹ", chứ không chú trọng đến "điều chỉnh hành vi".
    - ĐBQH là một chính khách nên cũng phải học để không bàn vào chuyện chuyên môn, kỹ thuật cụ thể mà bàn đến những chính sách có lợi cho người dân, cho cử tri mà mình đại diện. Ở phiên họp toàn thể, vấn đề ĐB cần quan tâm phải là chính sách. Phiên họp toàn thể là công cụ để giải thích về các vấn đề chính sách, để tranh luận về chính sách. Công cụ nào thì chức năng ấy: Dao mổ trâu không thể dùng cắt tiết chim sẻ.
    Chính sách chỉ là cách cư xử. Ví dụ: Chính sách "cho người nghèo" vay vốn rất hay, nhưng lấy đâu ra tiền cho vay. Phải lấy của người giàu, hay cắt của giáo dục, của y tế ... (Lấy tiền ở đâu là kỹ thuật - PV) Đó chỉ là cách cư xử, và cách cư xử đó có chấp nhận được hay không là rất quan trọng, và QH phải thảo luận về điều này, nếu QH với chức năng đại diện còn chưa đồng ý thì làm sao ngoài xã hội đồng ý được. ĐB có thể nói "Văn bản này còn nhiều vấn đề kỹ thuật, nếu không xử lý sẽ không thể vào cuộc sống. Đề nghị ủy ban phải sửa lại".
    Chưa kể, ĐB không thể hiểu sâu mọi lĩnh vực, và cũng không cần phải hiểu. ĐB là những người đại diện cho dân. Và họ chỉ cần hiểu việc thay đổi chính sách thông qua luật thì ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân như thế nào để "bấm nút" hay không.
    Các UB của QH phải mạnh để "tranh luận" với Chính phủ về chính sách
    Nhưng, kỹ thuật lại quyết định "bản chất" của chính sách, rất quan trọng, đòi hỏi các Ủy ban của QH phải mạnh. Ví dụ: trợ giá cho nông dân là một chính sách đúng, nhưng chỉ thực hiện hiệu quả khi kỹ thuật chuẩn xác. Nếu hỗ trợ tiền cho các công ty mua thóc với giá cao thì chính sách cũng bằng 0, vì các công ty sẽ nhận tiền và vẫn mua qua thương lái với giá thấp như ở thị trường rồi chia đôi phần trợ giá, còn người dân vẫn khổ. Nhưng nếu Nhà nước bù tiền khi người dân bán thóc xong, mang chứng từ lên kho bạc, thì sẽ giải quyết được vấn đề. Đó chính là kỹ thuật của chính sách, phản ánh bản chất của chính sách. Nếu kỹ thuật sai, hậu quả sẽ ngược lại.
    Tuy nhiên, đó là vấn đề của Ủy ban có trình độ chuyên sâu. Còn phiên họp toàn thể QH là để tranh luận về chính sách, nghe tất cả lý lẽ để có thể quyết theo đa số. Còn một ý nghĩa quan trọng hơn là để "bắn" thông điệp cho xã hội, để người dân nghe và hiểu luật, cho ý kiến. Chứ cứ đưa cả văn bản luật dài dằng dặc lên thì cũng chẳng ai hiểu mà cho ý kiến cả.
    Trong quy trình soạn thảo văn bản luật, phải có lúc uỷ ban nghe ý kiến góp ý của người dân, sau khi họ đã nghe tranh luận và muốn đưa ý kiến.
    - Hiện nay cánh cửa của các ủy ban đã mở để cử tri có thể góp ý cho các dự thảo luật, các chính sách tác động đến đời sống của họ chưa?
    Đã có lớp học cho những người soạn thảo luật?
    - Nhiều UB đã tìm cách có ý kiến của cử tri trên phạm vi ngày càng rộng lớn hơn.
    - Đã có những lớp học cho cách chính khách, cho những người soạn thảo luật như ông nói chưa?
    - Ta đang thay đổi sang hệ thống Nhà nước pháp quyền nên mọi thứ đều mới cho cả hệ thống, nên học là nhu cầu khách quan. QH đã thành lập trung tâm bồi dưỡng ĐB dân cử. Nhưng chương trình đào tạo sẽ phải rất tách bạch. Cũng như phải tách được khâu chính sách ra khỏi soạn thảo, tách được công chức ra khỏi chính khách, để pháp luật vào được đời sống.
    · Lương Bích Ngọc - Khánh Linh (thực hiện)[/font=.VnTime]
  6. LH_MH

    LH_MH Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/11/2004
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Bạn có thể chỉ cho tôi nguồn trích dẫn của bài này được không? Cảm ơn bạn.
    [nick] [/b]
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 08:52 ngày 08/06/2005
  7. zeroo

    zeroo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    272
    Đã được thích:
    0
    bài này từ trang vnreview từ 12/2003, hiện không còn bản lưu, nhưng trong google vẫn còn, Ở đây
  8. litt

    litt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/03/2005
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    HặĂ hặĂ, bỏĂn prokisr205 ỏĂ, tỏằ> rỏƠt thưch bài viỏt cỏằĐa bỏĂn. BỏĂn viỏt lÊng mỏĂn thỏưt 'ỏƠy. Tỏằ> chỏng bao giỏằ có thỏằf viỏt 'ặỏằÊc nhỏằng cÂu nhặ õ?oBỏằâc xúc nhỏƠt õ?Ưõ? õ?oQuĂ vô lẵ õ?Ưõ? hay õ?oGhât nhỏƠt là ..õ?. Thỏưt tuyỏằ?t bỏĂn ỏĂ. NỏằTi dung bài viỏt cỏằĐa bỏĂn không vay mặỏằÊn, không núp bóng dặỏằ>i bỏƠt kỏằ tặ tặỏằYng nào. Hiỏm ngặỏằi viỏt 'ặỏằÊc nhặ bỏĂn lỏm . Tỏằ> vote cho bỏĂn 5* 'ỏƠy.
    CÂu 'ỏĐu tiên mà bài cỏằĐa BBC phê bơnh là gơ nhỏằ? ? Khà khà, làm làm luỏưt ngặỏằÊc tỏằô ngỏằn chỏằâ không tỏằô gỏằ'c; gỏằ'c ỏằY 'Ây chưnh là hiỏn phĂp. ỏằê thơ cỏằâ cho là vỏưy 'i, 'Ê sao 'Âu nào. Tỏằ> 'ặỏằÊc biỏt là Mỏẵo câng làm luỏưt nhặ vỏưy 'ỏƠy; dỏôn chỏằâng hỏÊ, Toà Ăn Tỏằ'i cao cỏằĐa Mỏẵo chỏÊ tuyên bỏằ' khỏằ'i luỏưt do Nghỏằi thỏằc tỏ cuỏằTc sỏằ'ng và mỏằTt luỏưt chỏằ? 'ặĂn giỏÊn là cỏằƠ thỏằf hiỏn phĂp thơ chỏằn cĂi sỏằ' 1 vỏôn hay hặĂn chỏằâ. Có cỏĐn lẵ do lẵ trỏƠu thêm nỏằa cho 'ỏĐy 'ỏằĐ không nhỏằ? ? Vô khỏằ'i 'ỏƠy, viỏt ra cỏÊ tỏƠn giỏƠy. nhặng thôi, dỏằông lỏĂi.
    CĂi gỏằi là õ?ocĂc nặỏằ>c theo chỏ 'ỏằT nhà nặỏằ>c phĂp quyỏằnõ?. Viỏằ?t Nam câng 'ang phỏƠn 'ỏƠu 'ỏƠy ỏĂ. Điỏằu 2 cỏằĐa hiỏn phĂp nói rỏng nhà nặỏằ>c ta là õ?oNhà nặỏằ>c phĂp quyỏằn xÊ hỏằTi chỏằĐ nghâa cỏằĐa nhÂn dÂn, do nhÂn dÂn, vơ nhÂn dÂnõ?. Nhỏằng 'iỏằu mà ông Nam nói, phÂn ra tam quyỏằn, tỏằâ quyỏằn, ngâ quyỏằn gơ 'ó, cĂc lẵ luỏưn gia Viỏằ?t Nam biỏt cỏÊ rỏằ"i. VỏƠn 'ỏằ là, dạ mỏằTt thuyỏt, nhặng cĂc nặỏằ>c giàu câng tỏằ. chỏằâc quyỏằn lỏằc mỏằ-i nặỏằ>c mỏằ-i khĂc. Nhiỏằu nặỏằ>c nghăo câng Ăp dỏằƠng, nhặng thỏƠy mÊi câng có giàu lên 'Âu. Nỏu anh sao châp mỏằTt mô hơnh thơ anh phỏÊi chỏằâng minh 'ặỏằÊc nó thành công ỏằY Viỏằ?t Nam. "ng VÂn Nam có chỏằâng minh chỏc chỏn rỏng viỏằ?c Ăp dỏằƠng ngay nhỏằng cĂi mà õ?ocĂc nặỏằ>c theo chỏ 'ỏằT phĂp quyỏằnõ? 'ang làm sỏẵ làm 'ặỏằÊc và sỏẵ thành công ỏằY Viỏằ?t Nam ? BĂc nào có hỏằâng thú thơ vào topic vỏằ nhà nặỏằ>c phĂp quyỏằn bàn tiỏp nhâ.
    Nghỏằ? cĂi 'Ê, hôm khĂc nói chuyỏằ?n vỏằ làm món xúc xưch.
  9. tqvn2004

    tqvn2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2004
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Bác litt viết chán quá! Nếu bác đang theo học luật thì tôi khuyên bác nên đi về làm món xúc xích, có lẽ sẽ thành công hơn...
    Bác đem chuyện Tòa án Tối cao Mẽo tuyên bố luật do Nghị viện ban hành là vi hiến để dẫn chứng cho việc Mẽo cũng làm luật trái hiến pháp, thật là ngớ ngẩn. Có ai nói rằng các nước phát triển không làm luật trái hiến pháp đâu? Có điều người ta có cơ chế kiểm tra chéo, giảm thiểu những bộ luật vi hiến có hiệu lực. Ở VN có cơ chế này chửa? Có ai đứng ra kiểm tra văn bản của nhà nước xem có vi hiên hay không? Hay chúng ta coi văn bản dưới luật là luật và dùng cả trong xét xử? Tôi nhớ không nhầm thì hàng năm người ta phát hiện hàng nghìn nghị định và thông tư trái với quy định của pháp luật ở Việt Nam (nhớ là mới trái luật chứ chưa nói đến trái hiến pháp nhé! Bởi vì bản thân luật của ta cũng có điểm trái hiến pháp đấy).
    Còn bàn về Nhà nước pháp quyền, không phải cứ ghi vào hiến pháp "Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân? là xong, là trở thành NNPQ đâu! Khoan nói về cách thực hiện thế nào (tam quyền hay tứ quyền phân lập, lưỡng viện hay đơn viện, thủ tướng hay tổng thống...), hãy nói về nguyên lý vận hành của NNPQ. Để đảm bảo cho NNPQ, phải có sự phân chia quyền lực, phải có sự cân bằng quyền lực và có sự kiểm tra chéo. Ở VN ta xây dựng mô hình nhà nước pháp quyền kiểu gì đi nữa, cũng phải đảm bảo những yếu tố trên. Tôi hỏi bác, với mô hình hiện nay thì các yếu tố trên có được đảm bảo hay không mà hô hào NNPQ????
    [nick] [/b]
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 09:09 ngày 08/06/2005
  10. LH_MH

    LH_MH Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/11/2004
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    To Zeroo: Cảm ơn bác đã tìm cho tôi đường link bài của đồng chí Nguyễn Sỹ Dũng.
    To tqvn...: Ở VN, theo tôi được biết, có cơ chế bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp của các văn bản quy phạm pháp luật bác ạ, bao gồm cơ chế kiểm tra trước (dự thảo) và kiểm tra sau ( giám sát, kiểm tra vb đã ban hành). Cụ thể là:
    - Với luật, pháp lệnh: Uỷ ban pháp luật của QH phai chiu trách nhiệm bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp đối với các dự án luật, pháp lệnh. Hơn nũa, truóc khi được trình ra QH, UBTVQH, dự thảo phải qua it nhất 2 lần kiểm tra trước nữa là thẩm định của Bộ Tư pháp và thẩm tra của các cơ quan của QH, trong nội dung kiểm tra có nội dung kiểm tra về tính hợp hiến, hợp pháp.
    Với luật, pháp lệnh đã được ban hành, việc phát hiện sự vi hiến của chúng được thực hiện qua rất nhiều kênh: các cơ quan nhà nước, tổ chức, công dân...Và hậu quả đối với những văn bản này là sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ. Tuy nhiên, trên thực tế thì hình như chưa có luật, pháp lệnh nào bị phát hiện là vi hiến (lâu nay ko ở VN tôi ko cập nhật đc tình hình).
    - Với các vb dưới luât khác, cơ chế bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp được quy định rõ trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Luật hoạt động giám sát của QH, mời bạn đọc luật để tham khảo.
    Tuy nhiên, cơ chế thì có đấy, nhưng trên thực tế nó được thực hiện như thế nào, có hiệu quả hay không??? Điều này ngoài bản thân cơ chế, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác thuộc về khâu tổ chức thực hiện và cả những yếu tố ngoại pháp luật nữa.
    Vấn đề nhà nuớc pháp quyền bản thân nó là một học thuyết, do đó, việc áp dụng nó sẽ là rất uyển chuyển, phụ thuộc vào các điều kiện lịch sử, yếu tố chính trị, xã hội...Vì vậy, cũng không phải là dễ để nói rằng VN ko có căn cứ để kđịnh mình là NNPQ. Hơn nữa, có một vài lần tôi được nghe 1 số ý kiến của các nhà chính trị và giới học giả nói là: NNVN là NNPQXHCN, và khái niệm NNPQXHCH khác khái niệm NNPQ theo học thuyết nguyên thuỷ, ta có đường lối và mô hình tổ chức nhà nước riêng!!!!
    Mỗi nước có một mô hình tổ chức NN riêng, và mỗi một mô hình đều có những ưu điểm và khuyết điểm của nó. Quan điểm của tôi thì là một nhà nước lý tưởng là không phải là ở chỗ nó theo học thuyết, tổ chức theo mô hình nào, tam quyền, tứ quyền được phân chia triệt để như ra sao... mà phải là nhà nước đem lại cho người dân những lợi ích thiết thực: cuộc sống đầy đủ, tinh thần thoải mái... (nhiều thứ quá viết nhiều sợ vài trang mới hết những mong muốn). Mà để đạt được điều này, không thể giải quyết được từ riêng mô hình nhà nước. Có lẽ, quan điểm này của tôi sẽ vấp phải ý kiến phản đối của những nhà chính trị, luật gia đầy tiềm năng như các bác.
    Tôi cũng mới chỉ là một sinh viên và nghiên cứu về pháp luật VN theo kiểu từ xa thôi, mong được học tập thêm nhiều điều từ các bác.
    [nick] [/b]
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 09:03 ngày 08/06/2005

Chia sẻ trang này