1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

lực hấp dẫn là tương tác phát sinh thứ cấp hay là trực tiếp

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi nguyenhhdang, 11/10/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyenhhdang

    nguyenhhdang Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/02/2006
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    0
    lực hấp dẫn là tương tác phát sinh thứ cấp hay là trực tiếp

    lấy hai ống nước nối với hai máy bơm và thả hai đầu hút nước vào hồ nước, khi hai đầu ống gần nhau ở một khoảng cách nhất định chúng sẽ hút nhau.
    cho con lắc dây dao động trong hồ nước, khi ta xoay hồ nước, hướng con lắc sẽ xoay theo
    bên cạnh đó nếu chấp nhận con lắc dây giử một hướng lắc cố định trong vũ trụ thì có thể kết luận giữa quả lắc và môi trường (loại trừ môi trường khí quyển trái đất) có một lực tương tác gì đó và lực này là rất nhỏ trong điều kiện thông thường. tuy nhiên là có.
    vậy mọi vật thể có khối lượng đều có tương tác với môi trường xung quanh nó, lớn dần theo khối lượng của vật
    vậy lực hấp dẫn giữa hai vật có khối lượng là lực thứ cấp phát sinh chăng?
    nếu bỏ một thứ bột lơ lững vào hồ nước ta sẽ thấy nếu đầu hút nước của ống trong lòng nước thì hình ảnh khoảng không gần đầu ống không có dạng xoáy, khi đầu ống gần mặt nước thì khoảng không này có dạng xoáy.
    vậy hình ảnh xoáy của một tập hợp các phần tử là biểu thị cho tình trạng đang bị hút của tập hợp đó và gần vị trí đó có một bức ngăn cách của loại vật chất có đặc tính khác .
  2. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.181
    Đã được thích:
    5.574
    Câu hỏi nghe có vẻ trí tuệ, nhưng cách đặt vấn đề quá tệ lòi ra việc mất căn bản về vật lý.
    Hấp dẫn là một vấn đề rất "hấp dẫn" và chưa có sự giải thích triệt để. Có lẽ Einstein của thế kỷ XXI sẽ là người có đáp án thuyết phục cho vấn đề này. Hy vọng sẽ là người VN
  3. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Trong một thời gian ngắn mà sao bác này nghĩ ra lắm thứ cao siêu thế. Nhưng cái gì cũng đặt vấn đề rồi bỏ lửng, chán chết. ít ra thì cũng phải như VLV chứ
  4. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    Hai ống hút mà chế tạo như dưới đây thì chúng ''đẩy'' nhau chứ không ''hút'' ?
    [​IMG]
    Nhưng dù sao đưa ra nhiều ý tưởng (có thể tốt, có thể không) thì vẫn hơn là không có. Anh em có thêm điều kiện để tranh luận. Vấn đề là bạn phải có lý lẽ để bảo vệ ý tưởng của mình.
  5. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    mỗi ngày một phát kiến --- thiên tài
  6. huantran

    huantran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/12/2003
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
    Tớ có một thắc mắc: không hiểu sao VN ta nhiều thiên tài Vật lý thế mà không có những vĩ nhân tương tự bên Toán nhỉ? Ít ra là tớ thấy box Toán không có nhiều phát kiến vĩ đại như box Vật lý? Toán và Lý cũng không phải là quá xa nhau. Tại sao?
  7. nguyenhhdang

    nguyenhhdang Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/02/2006
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    0
    tui có phải giáo sư tiến sĩ gì đâu, chỉ là người trần tục có con mắt xét nét bày ra các góc cạnh chưa thấy xem xét của các vấn đề đã nhiều người bàn để bàn chơi thôi mà. tui đâu có công bố phát minh trên tạp chí khoa học danh tiếng nào đâu
    tui chỉ là đưa các case để tìm bạn tinh tế có thể thấy các điểm che dấu lập lờ để làm bạn tâm giao thôi mà.
    cười ha ha ha!
  8. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Box Vật lý thoáng hơn, ít nguời ra vẻ ta đây nên mọi nguời phát biểu tự nhiên hơn( vì vậy mới có điều kiện phát hiện những thiên tài còn ẩn kín). và vì vậy Box Vật lý có tính quần chúng hơn.
  9. nguyenhhdang

    nguyenhhdang Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/02/2006
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    0
    trừu tượng hóa hai đầu ống hút nước lên đi các bác. hai vật có khả năng hút vào trong mình liên tục môi trường xung quanh mình và đặt hai vật ấy gần nhau thì chúng hút nhau.
    kết luận: vật này hút liên tục môi trường xung quanh mình.
    môi trường này là một tập hợp các phần tử cũng có các lực tương tác với nhau.
    vậy ánh sáng truyền trong chân không cũng như sóng âm truyền trong nước thôi
    tính chất hạt được gán cho ánh sáng theo tôi biết khi plank nhận thấy nguyên tử hấp thu năng lượng ánh sáng theo từng định lượng rời rạc. ta thử xét ở một góc độ khác là việc hấp thu nl as của nguyên tử không do as có tính chất hạt mà do các nguyên nhân nội tại của nguyên tử xem. có thể plank đi theo hướng trên là do thời ông hiểu biết về ntử còn ít. hiện nay hiểu biết về ntử đã phong phú lên rồi mà.
    bàn các bác ơi!!!!!!!!
  10. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Có gì đâu mà bàn. 2 cái ống có lỗ như hình Haidelft vẽ đó, nếu xoay lỗ hút vào nhau, khi chưa cho máy chạy để hút nuớc, thì áp suất các mặt là đều như nhau. Khi cho máy hút nuớc, do dòng nuớc chảy vào trong lỗ, nên áp suất ở đó yếu đi, áp suất ở sau lưng đẩy tới nên 2 ống đó bị đẩy sát vào nhau, nguời ta gọi là nó hút nhau.
    Khi lỗ hút ở gần mặt thoáng , khối nuớc bị hút đi, tạo ra 1 chỗ trống, lớp nuớc bề mặt chảy vào chỗ trống đó thành dòng, theo qui luật của lưu chất, tạo nên 1 xoáy nuớc. Không phải là hiện tuợng lạ.

Chia sẻ trang này