1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lực hấp dẫn trên mặt đất

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi werty98, 20/10/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Bác Haidelft, bác đừng lộn với lực Corriolitte đấy nhé.
    Trái đất quay từ Tây sang Đông. Ở trên cao thì vận tốc ngang (dĩ nhiên từ tây sang đông) lớn hơn ở duới thấp.
    Ở xích đạo thì vận tốc lớn hơn ở vĩ tuyến 45 độ. nhưng các vận tốc đó đều song song với nhau hết, và đều đi từ tây sang đông.
    Không có lệch xuống đông nam hay đông bắc gì cả.
  2. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    ============================
    Bác binh000 xem lại đi, có lực tác dụng theo hướng bắc-nam đấy. Tôi cũng không rành lắm về lực Coriolis, nhưng nếu nó có tác dụng lên vật rơi thì cũng phải tính chứ.
    to dangiaothong : bài này chỉ định tính thôi, định lượng phức tạp lắm, vì chuyển động ngang theo hướng đông cũng thay đổi vận tốc chứ không phải chuyển động đều đâu.
  3. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Gia tốc theo hướng đông do lực gì sinh ra hả bác?
  4. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    ==============================
    Vì đây là trường lực hấp dẫn hướng tâm nên mô men động lượng được bảo toàn :m V1(R+h) =mV''(R+h'')=mV2R
    Với V1: vận tốc của vật trước khi rơi
    V'' : vận tốc theo chiều tây-đông tại thời điểm đang rơi khi độ cao còn là h''
    V2 : vận tốc tây-đông khi vật bắt đầu chạm đất
    h'' liên tục giảm thì V'' cũng phải tăng lên.
  5. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Em thấy vật chuyển động trong trọng trường, ở bất kì vị trí nào lực tác dụng lên vật luôn hướng tâm, không có thành phần theo phương tiếp tuyến.
  6. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    =======================
    Câu đó đúng khi vật đó ngay từ đầu vật đó không có thành phần chuyển động ngang, mô men động lượng bằng 0. Trường hợp đang xét vật có chuyển động ngang (theo sự tự quay của Trái Đất). Phần này cũng tương tự như bài của Werty nên mình cố tình đưa vào mục này. Ở bài đó nếu bắn thẳng lên trời thì quá dễ, nhưng bắn xiên mới là vấn đề, vì có thành phần chuyển động ngang.
  7. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0

    Vì đây là trường lực hấp dẫn hướng tâm nên mô men động lượng được bảo toàn :m V1(R+h) =mV''''(R+h'''')=mV2R
    Với V1: vận tốc của vật trước khi rơi
    V'''' : vận tốc theo chiều tây-đông tại thời điểm đang rơi khi độ cao còn là h''''
    V2 : vận tốc tây-đông khi vật bắt đầu chạm đất
    h'''' liên tục giảm thì V'''' cũng phải tăng lên.
    [/quote]
    __________________________________________________________
    Như vậy là chỉ có vận tốc theo huớng Tây-Đông là thay đổi, còn chẳng có dịch chuyển Nam-Bắc gì hết. đúng không?
  8. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.178
    Đã được thích:
    5.572
    Định nghĩa: vector mômen động lượng = tích hữu hướng của vector bán kính và vector vận tốc nhân với khối lượng vật.
  9. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Theo định nghĩa trên thì vectơ moment động luợng sẽ lệch về phía nam, nhưng không phải là vật rơi lệch về phía nam. Vật chuyển động theo phuơng của vectơ vận tốc.
    Vactơ M = m R^ V
    Được binh000 sửa chữa / chuyển vào 20:21 ngày 10/11/2006
  10. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    ===================================
    Ngoài sự lệch về phía Đông như mọi người đã phân tích, tại sao vật lại rơi lệch về phía Nam (khi ở bán cầu Bắc) và ngược lại?
    Vật khi rơi sẽ có 2 lực tác dụng đồng thời: lực trọng trường (mầu đỏ) và lực li tâm (mầu xanh). Vì tốc độ quay của Trái đất nhỏ nên lực li tâm tác dụng lên vật cũng nhỏ, rất nhỏ so với trọng lực của nó. Ở xích đạo thì 2 lực trên cùng phương nhưng khác hướng, do đó tổng hợp lực tác dụng lên vật vẫn có phương thẳng đứng. Khi ở bán cầu Bắc thì 2 lực ko cùng phương, do đó lực tổng hợp sẽ bị lệch về hướng Nam (mặc dầu nhỏ nhưng vẫn tồn tại).
    Bác nào thử tìm tại vĩ độ bao nhiêu thì lệch nhiều nhất ?
    [​IMG]

Chia sẻ trang này