1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lực hấp dẫn trong lòng Trái Đất

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi werty98, 12/09/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. KTY

    KTY Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2004
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    Nói mãi vẫn không sửa. VLV nếu không biết định luật vạn vật hấp dẫn nói gì thì đừng nói kẻo lại bị mọi người rủa đấy.
    Khi vật rơi vào trong lòng Trái đất thì phần vỏ bên ngoài sẽ không có tác dụng do lực hút của các thành phần đó cân bằng lẫn nhau. Vì sao nó cân bằng thì tự đọc sách mà hiểu thêm nhé. Hiểu là được, không cần reply lại bài này đâu kẻo đọc mệt lắm.
  2. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Tớ nghĩ anh em cứ tranh luận đi, mặc kệ thằng vật lý vui
    Mấy bài viết của nó nhờ mod xóa đi là được.
  3. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    Một số người hình như chưa chắc lắm về định luật Gauss giải thích lực hấp dẫn trong lòng quả cầu đặc (tương tự như trường hợp tính lực tĩnh điện trong lòng quả cầu tích điện không dẫn điện). Tôi tìm cách giải thích theo kiểu cổ điển, hy vọng sẽ dễ hiểu hơn.
    [​IMG]
    Được haidelft sửa chữa / chuyển vào 01:59 ngày 27/09/2006
    Được haidelft sửa chữa / chuyển vào 02:01 ngày 27/09/2006
  4. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
  5. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    Trong bài toán ban đầu của werty, nếu không xét đến trường hợp quỹ đạo cong, nhưng lại tính đến masat của không khí với hệ số J thì kết quả sẽ thay đổi ra sao nhỉ?
  6. vat_ly_vui

    vat_ly_vui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    419
    Đã được thích:
    0
    Cái này tôi nói riêng với bác Haidefl.... người khác thích thì trả lời... không thì đừng có nói hay đừng có mà chọt gậy bánh xe.....
    Bác Haidefl nói hay quá nhỉ..... Định luật Gauss mà bác đưa ra hay quá nhỉ......
    Tôi hỏi bác nhá.... Định luật Gauss đưa ra khi nào...??? Có thí nghiệm kiểm chứng chứng minh chưa....????
    Đọc cái phần định luật của bác đưa ra... tôi thấy rằng.... quả cầu của bác là 1 quả cầu rỗng ruột... mỏng vỏ hoặc đặc vỏ...
    Trái Đất đặc ruột hay rỗng ruột vậy ha bác Haidefl.....???
    Nói thật với bác... Nếu mà Định Luật Gauss đúng... thì nó chỉ đúng với trạm ISS thôi bác ạ.....!!!!!
    Tôi lấy tiếp 1 chứng minh....
    Dựa theo F=GMm / R2
    Trên trạm ISS... các phi hành gia trôi lơ lửng trong các Modul...
    Vậy tại sao không áp dụng F=GMm / R2... để làm cho các phi hành gia có thể đi đứng bình thường như trên mặt đất...???
    Xem kỹ tấm hình tôi Up lên nhá.....!!!
    [​IMG]
    Bác nhìn cho kỹ cái hình giữa.... Nó mô tả hiện trạng ISS nằm theo dạng có hướng ABCD.... Nếu Tôi hoặc NASA gắn thêm 1 khối kim lọai nặng M về 1 phía và chạy dọc theo Modul..... nhằm làm tăng lực hấp dẫn về phía đó... để giúp các phi hành gia có thể đi đứng tốt hơn không trôi lơ lửng được không...???
    Nếu gắn khối nặng vào... thì phải gắn theo phía nào....????
    Đấy... tại sao NASA không biết áp dụng định luật vạn vật hấp dẫn để mà làm cho các phi hành gia có thể giữ thăng bằng trong không gian nhỉ....?????
    Liệu khi gắn khối nặng M vào thì các phi hành gia có giữ thăng bằng tốt hơn không nhỉ...??? Nếu làm được cả 4 phía như hình vẽ của tôi như vậy sẽ test được có lực hấp dẫn hay không có liền...!!!
    Các bác đừng cười tôi nhé.... vì tôi suy luận theo chính Vạn Vật Hấp Dẫn đấy.....!!!! Chứ tôi không có dùng ASC...!!!
    Trở lại cái vấn đề của bác và định luật Gauss... Trái Đất đặc ruột hay rỗng ruột...???
    Hỏi tiếp bác.... con người đã đào 1 con đường hầm sâu trong lòng đất từ Pháp qua Anh rồi đấy...... Bác đến 2 nước đó làm thí nghiệm xem..... 2 viên bi của bác có rơi vào đến đọan giữa đường hầm không....??? Để bác tính thời gian chúng gặp nhau...!!!! cho bác lực cản không khí lớn gấp 2 lần bình thường luôn đấy......
    Còn việc tại sao nó không rơi không lăn vào giữa đường hầm.... tôi đã chứng minh cụ thể rồi.....!!!!!
    Xin lỗi bác à....
    Ngay từ đầu lý thuyết Gauss mà bác Up lên tôi thấy cái chữ giả sử là thấy có vấn đề rồi.
    Tiếp theo.... có 1 hình tròn vi phân có diện tích S1 trên bề mặt quả cầu, ta thấy luôn tồn tại 1 hình tròn vi phân thứ 2 đối diện qua điểm M có diện tích S2
    khối lượng S1 được tính là m1 =S1x P
    khối lượng S2 được tính là m2 = S2xP
    P là khối lượng riêng tính theo diện tích (Kg/m2)

    Hỏi ngay bác đọan này.... P (kg/m2 ) của 1 cục sắt nguyên khối bác tính được bao nhiêu vậy...??? P (kg/m2 ) Của con người bác tính được bao nhiêu vậy...???
    Theo như cái hình mà bác vẽ....điểm M làm tôi liên tưởng giống như 1 đường đi ánh sáng qua 1 tiêm điểm trên thấu kính hội tụ..... Nếu diện tích S1 lớn thì diện tích S2 phải nhỏ.... hoặc ngược lại.
    Hỏi tiếp bác nhé.... Nếu có 1 cái quả cầu rỗng ruột như vậy.... tôi bỏ vào đó chỉ duy nhất 1 cục sắt (không phải viên bi) ..... có diện tích là S1= 50x50 cm , m = 1kg..... bác xác định dùm tôi cái S2 và cái m2 dùm nhá...... Có đúng thực tế không nhá....!!!
    Theo như cái phương pháp định lý Gauss mà bác Up lên.... thì nó cần phải có S1 và S2 ngược chiều nhau qua M... nên 2 cái khử lực của nhau..... đúng không...???
    Đến đây thì tôi đã hiểu tại sao bác KTY nói là lực hút của các thành phần đó là cân bằng nhau rồi........!!!!
    Vậy bác đi xác định dùm tôi cái thằng S2 và m2 của 1 khối sắt mà tôi đã bỏ vào nhá.... Tùy bác chọn quả cầu rỗng bao lớn... điểm M nằm bất kỳ.... bác giải đi....!!!
    Bài giả sử của Gauss là 1 hình tròn.... tôi thay 1 khối sắt trong thực tế là hình vuôn.... được không nhỉ...???
    Nếu mà tổng hợp lực bằng không... thì hiện tượng gì xảy ra nhỉ... nó lơ lửng đúng không ha..... !!!! Bác kêu các nhà khoa học trên Trạm ISS.... bỏ 1 vật chính giữa Modul ISS... xem nó có lơ lửng không... hay theo thời gian nó sẽ dần dần trôi về 1 điểm cố định nào đó..???
    Qua tiếp cái phần III của bác....
    bác bóc tách 1 quả cầu ra làm nhiều lớp Phần II.... giống như Trái cam ban đầu có vỏ.... khóet 1 cái lỗ đi vào tâm.... Khi 1 vật đang đi vào tâm trong cái lỗ đó... khi 1 vật vừa đi vào ngay bên dưới lớp vỏ sẽ có tổng hợp lực =0 vì S1 và S2 khử nhau đúng không ha..... bóc bỏ phần vỏ đó... không tính nữa
    Vậy vật đó sẽ bị phần lõi bên trong lớp vỏ hút vào...... sao khi vật đó đi sâu vào tâm chút nữa.... bóc thêm 1 lớp vỏ ra nữa... đúng không ha... vì các lực vẫn cân bằng nhau..... theo như Phần II chính bác viết lại của Gauss...
    Bóc mãi bóc mãi.... Tôi hỏi bác.... phần nhân nằm ở đâu...???? Chắc chắn 1 đều nếu cứ bóc tách như phân tích tại phần III của Gauss.... tại tâm Trái Đất..... Nhân Trái Đất sẽ có diện tích = S1+ S2.
    Vì nếu nhân mà lớn hơn S1+S2 thì nó sẽ tiếp tục bị bóc tách.... Để vật đi đến tâm........Không biết tôi suy luận theo Gauss có đúng không nhỉ..... chắc là sai quá nhỉ....???
    Tôi hỏi bác nhé... phần nhân có M bằng bao nhiêu để có lực hấp dẫn lớn hút mọi vật vào như vậy...????
    Trên Trái Đất có bao nhiêu vật thể ha...????? Khối lượng nhân Trái Đất là bao nhiêu ha....????
    Cái khối lượng vỏ mà bác bóc ra có khối lượng bao nhiêu ha...??? Để chỉ còn lại mỗi phần nhân để nhân hút mọi vật vào...
    và có F = F1+F2+F3+....+ Fo = 0+0+0+0+.....+Fo= 0+0+0+0+.....+ GMm / d`2
    => F= GMm / d`2
    Hỏi tiếp bác nhá... khi đi vào đến nhân.... chiếu theo cái giả sử ở phần I........ S1 tại tâm..... điểm M ở đâu để xác định S2...m2....?????
    Nếu chiếu theo Gauss thì lực hút của 1 vật thể khối cầu (Trái Đất)... nó sẽ phát suất từ tâm..... theo như phần III mà bác viết....
    Vậy hỏi bác lần nữa...... Vạn Vật Hấp Dẫn... F bắt nguồn từ đâu....... từ tâm Trái Đất hay từ vỏ Trái Đất.......
    M của Trái Đất tính từ nhân hay tính cả khối Trái Đất.....????
    Nó rơi vào tâm chứng tỏ.... tại tâm có lực hút rất lớn.... Bác đi chứng minh dùm tôi... tại tâm ...... Thể tích khối bao nhiêu..... M lớn bao nhiêu => lực hấp dẫn bao nhiêu vậy...????????
    Bác khi đó bác phân tích ngược lại dùm.... cái bài R/4 dùm tôi..... xem tại nhân (tâm) Trái Đất có khối lượng bao nhiêu để có lực hấp dẫn lớn hút mọi vật vào tâm nhá....!!!
    Tôi đang đợi câu trả lời của bác đấy......!!!!
    Không biết bóc tách mãi.... phần nhân có diện tích bao nhiêu nhỉ...... có M bao nhiêu để có F hút mọi vật vào tâm nhỉ...?????
    Được vat_ly_vui sửa chữa / chuyển vào 15:10 ngày 27/09/2006
  7. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Cậu này laị không hiểu người ta đang noí caí gì rồi .
    trích KTY
    --------------------
    Nói mãi vẫn không sửa. VLV nếu không biết định luật vạn vật hấp dẫn nói gì thì đừng nói kẻo lại bị mọi người rủa đấy.
    Khi vật rơi vào trong lòng Trái đất thì phần vỏ bên ngoài sẽ không có tác dụng do lực hút của các thành phần đó cân bằng lẫn nhau. Vì sao nó cân bằng thì tự đọc sách mà hiểu thêm nhé.
    ---------------------
    VLV
    ---
    Trái Đất đặc ruột hay rỗng ruột vậy ha bác Haidefl.....???
    ----------
    Có ai đi chứng minh là TĐ rỗng ruột đâu.
    Định luật Gauss với mô hình vĩ mô mới có thể kiểm chứng được như traí đất đối với lực hấp dẫn khó có thể cho cậu chấp nhận. Nhưng với một dạng lực khác là lực Culong cho điện tích vốn có công thức y chang lực hấp dẫn thì có thể kiểm chứng dễ dàng
  8. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn Haidelft thế mà tôi cứ chứng minh mãi rằng tổng các vectơ lực đặt lên khối m bằng 0 mà không được. Ai ngờ nó đơn giản như vậy.

    VLV ơi cái cục nặng mà bạn ghép vào cái trạm không gian đó để tạo ra cho các phi hành gia một lực hút để họ có thể đi đứng bình thuờng như ở trái đất phải không? nhưng vì khối luợng đó quá nhỏ nên không có tác dụng. Muốn có tác dụng thì phải gắn một khối nặng cỡ trái đất lên đó mới đuợc.
  9. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    Chào vlv,
    Bài của tôi viết không nhằm vào vlv đâu, sao mà tự nhận vậy? Ngay từ đầu tôi đã thấy có vài người băn khoăn nên pot lên vậy thôi. Nếu vlv nói trái đất đặc, không thể tính theo từng lớp, từng lớp thì thôi, nhưng đó chính là nền tảng của phương pháp tính vi phân, tích phân mà bây giờ cách ngành kỹ thuật vẫn sử dụng, hay là vlv chưa học đến vi phân, tích phân?
    Còn trên trạm không gian, giữa nhà du hành và con tầu chắc chắn tồn tại lực hấp dẫn, nhưng nó quá nhỏ (vì G =6.2e-11) nên không thể đi lại trên thân tầu được.
    vlv đừng trả lời , vì đơn giản là tôi không thích tranh cãi với bạn.
  10. vat_ly_vui

    vat_ly_vui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    419
    Đã được thích:
    0
    Nhưng ít ra nó cũng sẽ có F lớn hơn những chỗ khác.... và hút mọi vật về phía nó chứ... đúng không nhỉ....????
    Bác nên phân biệt.... Nếu như theo định luật Gauss thì nó đã cân bằng... Vậy thêm cái vật nặng đó vào... tất nhiên là nó phải hút mọi vật về phía nó thôi......
    Thế tôi hỏi bác nhé.... tại sao cách tìm G của ****ndish lấy 4 quả cầu... 2M và 2m.... tại sao M hút được m.......????? Làm dây xoắn... tính ra G....
    Cái M so với cái m của ****ndish là bao nhiêu nhỉ..???? vậy gắn cái M vào trạm ISS là bao nhiêu so với các nhà du hành vũ trụ nhỉ.....
    Bác dùng Vạn Vật Hấp dẫn tính tóan xem cần bao nhiêu M để giúp cho các nàh du hành có thể đi lại.... Mặc dù không dễ dàng... ít ra cũng được như trên Mặt Trăng là sướn tênh rồi... vì có trọng lực...... máu sẽ chảy bình thường..... tôi nhớ không lầm thì các nhà khoa học tìm ra được vật chất siêu nặng mà.....
    Bác tính tóan xem..... theo như cái hình tôi vẽ.. mà chạy dọc theo Modul.... sẽ cần bao nhiêu M siêu nặng đó.....???
    Bác biết làm 1 phép tính so sánh không ha...???? Đó là nơi bắt nguồn từ chữ tại sao.... khi nào... thế nào đấy
    Còn việc để cho các nhà du hành có thể bước đi bình thường như trên mặt đất.... dễ lắm bác ơi.....
    Chỉ cần gắn thêm cái khối nặng M vào... để nó hấp dẫn mọi vật về 1 phía..... sau đó... trên sàn bên trong của Modul.... lót 1 lớp sắt mỏng.... còn giày của các nhà du hành thì gắn thêm 1 cái nam châm điện....... Tôi có thể thiết kế ra nó.....
    Ý tưởng này tôi đã có từ rất lâu rồi... từ khi tôi biết được sự hiện diện của trạm Mir và ISS có trên quỹ đạo.... Cách nay cũng 8 năm rồi
    Đó là tôi muốn nói về đi lại trên trạm ISS bằng giày nam châm điện..... chứ tôi không nói cái khối nặng M..... Cái khối nặng M là để kiểm chứng vạn vật hấp dẫn của Newton thôi....!!!!
    Được vat_ly_vui sửa chữa / chuyển vào 15:08 ngày 27/09/2006

Chia sẻ trang này