1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lục Hòa trong cuộc sống cao đẹp.

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi mrking_hoang, 23/09/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Lục Hòa trong cuộc sống cao đẹp.

    Phật tử có nghĩa là những người con Phật, sau khi đã quy y Phật thì chúng ta sẽ có chung một người cha lành là Đức Phật vì thế Đức Phật dạy chúng ta tinh thần Lục Hòa. Sau đây là một bài viết của một người đạo Công Giáo nói về tinh thần Lục Hòa:
    TINH THẦN LỤC HÒA NHÀ PHẬT - XIN HÃY QUAY ĐẦU LÀ BỜ.
    Trong cuộc sống của mỗi người chúng ta hiện tại, không có gì nguy hiểm hơn sự bất hòa. Nhiều khi là vô ý thôi cũng để lại những hậu quả hết sức nghiêm trọng. Sự bất hòa chỉ làm cho giữa con người với con người chia rẽ nhau, gây mất đoàn kết trong một gia đình, trong xã hội. Và điều tệ hại nhất, nhiều khi chỉ vì những hành động lời nói vô ý thức mà đã vô tình chia rẽ tôn giáo, và lớn hơn và to tác hơn là chia sẽ sự đoàn kết của một dân tộc.
    Ở cuộc sống đời thường hằng ngày, chúng ta vẫn thường nghe nói đến ?o Dĩ hòa di quý? không có gì quý báu hơn khi con người với con người sống hòa thuận yêu thương nhau. Hay trong Nho Giáo cũng có câu ?o Thế thời thuận, không bằng thế địa lợi, thế địa lợi không bằng nhân tâm hòa ?o Như vậy, một lần nữa lại khẳng định, trong gia đình hòa thì gia đình ấy hạnh phúc, nhà nước hòa thì nhà nước thịnh trị, nhơn hòa thì nhân loại và thế giới được an lạc.
    Khẳng định được tính chất quan trọng của tinh thần này, chính vì thế, từ hàng ngàn năm trước Đức Phật Thích Ca đã khuyên dạy hàng Phật Tử chúng ta cố gìn giữ và chuyên trì rèn luyện tinh thần Lục Hòa nhà Phật
    Cốt lỏi của tinh thần Lục hòa được xoay quanh 6 điều cơ bản sau :
    1) Thân hòa đồng trú : Hãy chung sống với nhau một cách hòa hợp, hãy yêu thương che chở đùm bọc nhau, chứ không dùng võ lực trấn áp nhau
    2) Khẩu hòa vô tranh : Hãy nói năng với nhau một cách dịu dàng, hòa nhã. Nếu có điều gì cần thắc mắc bàn cãi, thì bàn cãi trong ôn hòa , lễ độ.
    3) Ý hòa đồng duyệt : Hãy nuôi dưỡng ý tốt đẹp với nhau, hãy trau dồi đức hỷ xã ; đừng bao giờ thù hiềm , ganh tỵ nhau.
    4) Giới hòa đồng tu : Hãy giữ đúng giới luật như nhau, hãy lấy kỷ luật làm đầu. Vô kỷ luật không một đoàn thể nào có thể tồn tại được.
    5) Kiến hòa đồng giải : Hãy giải bày những sự hiểu biết, những ý kiến của mình cho người chung quanh. Người thông hiểu nhiều, phải có bổn phận chỉ bày cho người hậu tiến và dẫn dắt họ đi kịp mình.
    6) Lợi hòa đồng quân : Hãy chia đồng đều tài lợi thu thập được cho những người cùng sống chung với mình. Để mọi người được thỏa mãn , vui vầy.


    Được mrking_hoang sửa chữa / chuyển vào 09:44 ngày 23/09/2008
  2. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    a. Giữa cha mẹ và con cái (18)
    Đức Phật đã xác định và nhấn mạnh về mối liên hệ của gia đình bằng cách khuyến khích tất cả mọi người nên duy trì mối quan hệ ràng buột gia đình với nhau , sống với nhau bằng sự tôn trọng nhân cách và được thể hiện qua trách nhiệm và bổn phận của mình trong gia đình. Ngài đã đưa ra 5 điều giới mà người con cần phải tuân thủ:
    * Cấp dưỡng cho cha mẹ (Supporting his parets now).
    * Thực hiện trách nhiệm và bổn phận của mình đối với cha mẹ (Performing duties incumbent on them).
    * Duy trì nòi giống và truyền thống của gia đình (Keeping up the lineage and tra***ion of the family).
    * Làm tròn công việc ma chay đối với người đã khuất (Making gifts in due course to the dead).
    Ngược lại, cha mẹ phải đối xử với con cái theo 5 điều:
    * Ngăn cản con cái làm những hành động bất chính (Restraining him from evil action).
    * Khuyến khích con cái làm những việc có đạo đức (Exhorting him to virtue).
    * Hướng dẫn cho con cái có nghề nghiệp ổn định (Training him to a profession).
    * Sắp xếp việc cưới hỏi thích hợp cho con cái (Arranging a suitable marriage for him).
    * Trao cho con di sản thừa kế đúng lúc (In due time, handing over his inheritance)
    b. Giữa Thầy và trò (19)
    Mối quan hệ giữa thầy và trò được đánh giá rất cao trong Phật giáo. Đức Phật dạy 5 cách được ứng dụng cho học trò đối với Thầy:
    * Đứng dậy chào Thầy (Rising from his seat in salutation).
    * Hầu Thầy (Waiting upon the teacher).
    * Ham học (Desiring to learn).
    * Chăm sóc thầy chu đáo (Rendering him personal service).
    * Chú tâm mỗi khi nghe lời dạy của Thầy (Paying attention when receiving the teacher?Ts teachings).
    Ngược lại 5 cách này, Thầy giáo phải có 5 bổn phận đối với học trò:
    * Dạy học trò những điều mà Thầy đã được huấn luyện (Training the pupil in that wherein the teacher has been trained).
    * Làm cho học trò nắm chắc những điều đã được học (Making the pupil hold fast that, which is well held).
    * Dạy bảo học trò hết lòng bằng kiến thức khéo léo của mình (Thoroughly instructing the pupil in the lore of every art).
    * Nói tốt cho học trò giữa những người bạn và đồng nghiệp (Speaking well of the pupil among his friends and companies).
    * Bảo vệ sự an toàn cho học trò trong mỗi phương diện (Providing for his safety in every quarter).
    c. Bổn phận chồng đối với vợ
    Để giữ được cuộc sống hạnh phúc gia đình giữa chồng và vợ được lâu dài, Đức Phật dạy 5 bổn phận của người chồng đối với vợ:
    * Tôn trọng nhau (Respect).
    * Lịch sự nhã nhặn với nhau (Courtesy).
    * Trung thành (Faithfulness).
    * Tôn trọng quyền làm vợ (Hand over authority to her).
    * Cung cấp cho vợ những vật trang sức cần thiết (Providing her with necessary adornment).
    Ngược lại, vợ cũng phải biểu hiện 5 bổn phận của mình đối với chồng:
    * Thể hiện tốt trách nhiệm của mình đối với chồng (Well performing her duties).
    * Biểu hiện lòng mến khách đối với dòng dõi giữa 2 gia đình (Showing her hospitality to the kin of both families).
    * Trung thành (Faithfulness).
    * Giữ gìn kỷ lưỡng tài sản của chồng (Well watching over the husband?Ts wealth)
    * Khéo léo và linh động thực hiện các việc kinh doanh. (Skill and industry in discharging all her bussiness).
    d. Bạn bè với nhau (21)
    Trong phần này, đức Phật đãđưa ra 5 phương pháp để cư xử trong tình bạn. Vị ấy phải tự mình làm tròn trách nhiệm của mình đối với bạn theo 5 điều:
    * Rộng lượng với bạn (Generosity).
    * Nhã nhặn với bạn của mình (Courtesy).
    * Có lòng nhân từ (Benevolence).
    * Cư xử với bạn giống như cư xử với chính mình (Treating them as he treats himself).
    * Nói lời tốt đẹp (Being as good as his word).
    Ngược lại, người bạn của vị ấy cũng đáp lại cho vị ấy theo 5 cách:
    * Bảo vệ bạn khi bạn không kịp đề phòng (Protecting him when he is off his guard).
    * Giữ gìn của cải cho bạn (Guarding his property).
    * Là nơi nương tựa cho bạn trong lúc nguy hiểm (Becoming a refuge in danger).
    * Không từ bỏ bạn trong lúc khó khăn (Not forsaking him in his family).
    * Quan tâm đến gia đình của bạn (Showing consideration for his family).
    e. Bổn phận giữa chủ đối với đầy tớ (22)
    Đức Phật dạy người chủ phải cư xử với người đầy tớ của mình theo 5 cách:
    * Phân công việc phải tùy theo sức khẻo và khả năng của đầy tớ (Assigning their work according to their strength and capabilities).
    * Cung cấp đầy đủ thức ăn và lương bổng cho họ (Supplying them with food and wages).
    * Chăm sóc họ khi bệnh hoạn (Looking after them in sickness).
    * Thỉnh thoảng chia sẽ cho họ những món ăn ngon (Sharing withthem occasional delicacies).
    * Cho phép họ nghỉ ngơi đúng lúc (Granting leave at time).
    Ngược lại, người tớ phải thể hiện 5 bổn phận trách nhiệm của mìng đối với chủ như:
    * Thức dậy trước người chủ của mình (Rising before the owner).
    * Đi ngủ sau chủ của mình (Going to rest after the owner).
    * Bằng lòng với công việc được giao (Contenting themselves with what is given to them).
    * Làm việc hết lòng (Well working).
    * Làm tốt thanh danh của chủ (Establishing a good reputation for the owner).
  3. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Tôn giáo bạn mà ứng dụng đạo lý nhà Phật thì họ mạnh lắm. Tiếc thay chúng ta là Phật tử mà chưa có nổi 1 trong Lục Hòa !!
    @Mr. KinhHoang: bác nên tham khảo vấn đề Lục hòa trong tăng thân Làng Mai, họ ứng dụng điều này rất tốt. Nên tăng đoàn họ rất mạnh và ổn định.
  4. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Lục hòa trong tất cả các vấn đề của cuộc sống bác Nhân ạ(Lục Hòa trong Tăng Đoàn chỉ là một mảng nhỏ!)
    Nói chung vì hám Danh; hám Lợi do sự Vô Minh của mình và của người mà cuộc sống mới cảm nhận như là đau khổ; giành giật hơn thua ghen ghét chiến tranh...
  5. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Trong giới Luật đã hàm chứa tất cả các Định và Huệ; Phật quả xuất hiện liên tục mỗi khi hành trì Giới Luật Nên chúng hãy ta chăm chỉ thi hành Giới Luật với những ý nghĩa cao cả nhất của nó...!

Chia sẻ trang này