1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lực li tâm và lực hướng tâm vậy SGK sai hay học sinh sai

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi The_Dark_Ranger, 08/11/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Theo quán tính thì bạn đang phi thẳng, trong khi đó xe vòng sang trái. Nếu bạn đứng vững, lực ma sát ở chân bạn kéo bạn đổi phương chuyển động theo xe, tạo mômen xoay thân hình bạn nên bạn có cảm tưởng bị xô nghiêng về bên phải. Nếu không vững, bạn "đi " thẳng vào thành xe, lực tương tác giữa bạn và thành xe sẽ giúp bạn chuyển hướng theo chuyển động của xe hoặc phá vỡ thành xe để bạn đi thẳng theo quỹ đạo của mình (nghĩa là lộn cổ ra ngoài xe). Lực nào ở đây???
    Nếu xét trên hệ quy chiếu gắn với xe, rõ ràng bạn kô có sự di chuyển nào, không thể giải thích được việc bạn bị lao đao. Song lúc đó hệ này so với mặt đất là chuyển động có gia tốc, thế thì đặt thêm 1 lực ly tâm vào hệ quy chiếu gắn với xe mới giải thích được sự chuyển động của bạn trong xe. Còn khi cái thành xe nó không giữ bạn được, "lực ly tâm" biến mất ngay lập tức và bạn phi thẳng theo hướng mà newton tiên đoán.
    Ví dụ vật trong tầu vũ trụ của bạn cũng thấy vui vui, nhưng bạn quên là nó cũng đang chuyển động với cungf vận tốc so với trái đất, nghĩa là nó hành xử như chính con tàu vũ trụ. Bạn cần biết tại sao tầu vũ trụ lại cứ bay như thế trong khi chỉ có mỗi lực hấp dẫn hay không???
    Được kien0989 sửa chữa / chuyển vào 01:44 ngày 12/11/2006
  2. kieuvulinh

    kieuvulinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    2
    Vấn đề lực hướng tâm và li tâm luôn luôn là một rắc rối, vì rõ ràng ai cũng công nhận là lực ly tâm có thể nhận thấy được khi đi xe mà lại cho là không có, còn lực hướng tâm thì không ai cảm nhận được lại cho là có.
    Theo tôi thì như thế này:
    Lực hướng tâm hoàn toàn có thể cảm nhận và đo đạc được. Thí nghiệm như sau: Lấy 1 hòn đá cột vào sợi dây một đầu cầm sợi dây, quay cho hòn đá chuyển động tròn quanh tay. Lúc này tay sẽ cảm nhận được lực căng. Nếu gắn lực kế vào giữa hòn đá và sợi dây ta sẽ đo được lực này.
    Như vậy là đã có lực hướng tâm rồi nhé. Bây giờ chọn hệ qui chiếu là vật đang chuyển động, nên vật sẽ được coi như là đứng yên. Do đó cần phải thêm vô lực ly tâm nghịch với lực hướng tâm nữa thì mới cân bằng lực được. Như vậy lực li tâm là do ta thêm vào để tính toán vậy thôi.
    Giải thích hiện tượng ngã người khi xe qua khúc cua. Đây là sự nhầm lẫn do xe chạy qua khúc cua theo đường cong còn người thì bị ngã ra bên ngoài đường cong nên lầm tưởng do lực li tâm. Thực chất lực này là lực quán tính bình thường thôi giống như khi xe thắng gấp thì hành khách bị chúi người về phía trước vậy.
    Mà đúng vậy trong thí nghiệm về hòn đá nếu ta cắt dây thì hòn đá văng ra theo hướng tiếp tuyến chứ đâu phải theo hướng pháp tuyến của lực ly tâm. Cát đất bám trên bánh xe khi quay cũng văng ra theo hướng tiếp tuyến vậy.
  3. kieuvulinh

    kieuvulinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    2
    Giải thích về vấn đề tàu vũ trụ và mặt trăng.
    Trước tiên nói về tàu vũ trụ đầu tiên tên lửa đẩy gia tốc cho tàu vũ trụ một tốc độ nào đó khi ra khỏi bầu khí quyển nếu muốn quay xung quanh trái đất thì người ta bẻ hướng cho tàu vũ trụ bay vuông góc với bán kính trái đất (chứ nếu // thì đi luôn rồi). Lúc này lực hấp dẫn sẽ đóng vai trò là lực hướng tâm làm cho tàu vũ trụ chuyển động tròn. Tuy nhiên lực hướng tâm (=0.5mv^2/R thì phải) chỉ sử dụng bao nhiêu đó của lực hấp dẫn cho nên có ba trường hợp xảy ra:
    Lực hướng tâm = lực hấp dẫn: vật chuyển động tròn không rơi xuống bề mặt trái đất.
    Lực hướng tâm < lực hấp dẫn: còn thừa một phần lực hấp dẫn kéo vật rơi vào trái đất.
    Trường hợp cuối vật vẫn chuyển động quanh trái đất nhưng ngày một xa hơn và sau cùng thoát khỏi trái đất.
    Như vậy trường hợp mặt trăng do lực hấp dẫn = lực hướng tâm (MT không rơi) nên nhiều bạn hiểu lầm lực hướng tâm là lực hấp dẫn
    Được kieuvulinh sửa chữa / chuyển vào 13:00 ngày 15/11/2006
  4. co_chuyen_gi_dau

    co_chuyen_gi_dau Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Mấy hôm nay vào diễn đàn không được nên ngồi xem các bác tranh luận nhau.
    Tranh luận nhau về li tâm và hướng tâm.
    Cái vấn đề mà bác Haidelft hỏi...... Trong sách Vật Lý lớp 10 có nói rất rõ về ly tâm tạo quán tính. Đó là do Newton đưa ra.
    Ứng dụng về li tâm quán tính rất cụ thể qua việc tại các cua quẹo người ta thường xây nghiêng 1 chút...... Tùy theo tốc độ ma xây nghiêng bao nhiêu độ.... Thấy rất rõ trong các đường đua xe thể thức 1 (F1) (A1).... và đua xe moto phân khối lớn.
    Khi po cua mà vòng cua không nghiêng.... theo quán tính (li tâm) sẽ văng ra khỏi đường đua..
    Còn nói về việc các bác tranh cãi về lực li tâm và hướng tâm đã giữ cho Mặt Trăng quay theo quỹ đạo quanh Trái Đất.
    Tôi nói thật với các bác. Dựa theo Trái Đất và Mặt Trăng có khối lượng dễ tính tóan đúng không...???
    Lốc xóay cũng kéo mọi vật bay theo quỹ đạo quanh tâm bão đấy các bác ạ....... Hỏi các bác nhá... Khối lượng của cơn bảo bao nhiêu để nó tạo lực hướng tâm giữ cho mọi vật bay theo quỹ đạo của bão...????
    Đấy... bấy nhiêu thôi.... Đủ so sánh rồi... không cần nói nhiều...????
    Còn thích nói nhiều.... cho các bác xem cái này.
    [​IMG]
    Tôi chỉ nói đơn giản thôi nhá... không đi vào chi tiết nhá... đừng bắt bẻ tôi dùng công thức sai nhá.
    a= v / t (v hay v2 thì mặc xác nó.... Cái chính ở đây là a tỷ lệ thuận với V)
    Fht = ma
    => Fht = m.v / t
    Chứng minh các bác nhá......
    Gắn 1 vật vào 1 cái lực kế.... buộc lực kế vào sợi dây
    [​IMG]
    Quay sợi dây..... quay càng nhanh... lò xo càng giãn ra... => lực càng lớn..... vì a tỷ lệ thuận v
    Theo Newton..... Mặt Trăng quay quanh Trái Đất được giữ bởi lực hướng tâm, và lực hướng tâm cũng chính là lực hấp dẫn.
    Fht = Fhd
    Lực kế càng giãn ra => Khỏan cách càng lớn.
    Mà theo Fhd = GMm / R2
    Khỏan cách càng lớn thì lực hấp dẫn càng nhỏ.
    Trong khi đó lực hướng tâm lại càng lớn....
    Mâu thuẫn nhau chưa mấy con vẹt......!!!
    Chấp nhận Newton sai chưa mấy con vẹt.

    Lực ly tâm (lực quán tính) vô đây mà đọc các bác: http://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%B1c_ly_t%C3%A2m
    Được co_chuyen_gi_dau sửa chữa / chuyển vào 22:31 ngày 15/11/2006
  5. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    Qua các ý kiến của mọi người về vấn đề này, tôi xin tổng kết lại vấn đề về lực hướng tâm - ly tâm qua mấy điểm sau:
    1. Chỉ có một lực tác dụng lên vật quay: với mặt trăng thì là lực hấp dẫn của quả đất, đối với người ngồi trên ô tô (lúc vào cua) là chính thành ô tô (hay ghế ngồi v.v..) tác dụng lên, với toàn bộ ô tô thì đó chính là lực ma sát của lốp xe với mặt đường. Những lực đó là lực hướng tâm.
    2. Có thể thấy rõ vấn đề này khi phân tích gia tốc của vật chuyển động tròn đều : chỉ có một gia tốc hướng vào trong tâm, như vậy chỉ tổn tại một lực sinh ra nó mà thôi.
    3. Các vật đang chuyển động vòng (như tầu vũ trụ, mặt trăng, hay một vật quay được giữ bởi một sợi dây) khi không có lực hướng tâm tác dụng đều tiếp tục di chuyển theo phương tiếp tuyến mà không đi thẳng theo hướng ly tâm.
    4. Quan niệm lực ly tâm chẳng qua là do khái niệm phản lực (cái này cũng của Newton). Khi ta va người tường thì ta cũng bị đau, tường cũng tác dụng lại một lực đúng như thế. Khi ta ngồi trên ô tô đang vào cua, cửa kính tác dụng vào ta một lực để giữ ko cho ta chuyển động thẳng thì cũng có nghĩa là ta tác dụng vào cửa kính đúng một lực đó. Hay nói cách khác, lực ly tâm chính là phản lực của lực hướng tâm.
  6. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Chú ếch cốm điên khùng này không biết cả cách đọc cái phương trình đơn giản kia, mà đòi phủ nhận Newton???
    R càng lớn, mẫu số càng lớn thì giá trị phân số càng nhỏ, mà a càng nhỏ thì lực càng lớn hả ếch khùng???
    Bài thuốc cho ếch cốm là cố ăn lấy vài chục tấn sữa có DHA, hoặc vài đàn cá voi, xong rồi hẵng ộp ộp tiếp nhé.
    Thân
  7. emyeuoi1984

    emyeuoi1984 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/10/2004
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    đói bụng quá mà phải ráng nói vài lời, trước hết trích một tấm hình cho dễ hiểu đã, nói không gian chi xa xôi, có ra tới đâu, nói tại trái đất thôi:
    [​IMG]
    đây là hình khi máy bay đang banking(lượng tròn) chỉ có một hợp lực cuối cùng là lực nâng xiên tác dụng lên máy bay, và có xu hướng hướng tâm, còn apparent weight là trọng lượng giả tác động, lớn nhất khi máy bay turn mà nằm ngang hoàn toàn.
    bác nào rãnh thì giải thích với, tui bùn ngủ rồi...
  8. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Theo tớ thì dùng muối Iode cho hợp túi tiền!
  9. kieuvulinh

    kieuvulinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    2
    Nhiều bạn tranh luận nhưng không với tinh thần học hỏi nên thật khó cho mọi người.
  10. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Chú này chắc mới vào diễn đàn nên chưa biết!
    Đối với những người vào diễn đàn không phải để học hỏi mà để "khẳng định mình" thì cũng không cần tranh luận theo kiểu học hỏi làm gì!
    Nếu chú đưa ra một ý kiến gì đó rồi bảo mọi người là đúng, là tuyệt vời, còn các nhà khoa học từ trước nay là ngộ nhận, mọi người khuyên bảo mãi không nghe thì cũng đành phải vậy thôi!
    Cố tìm lấy cái thuyết Áp suất chất mà học!

Chia sẻ trang này