1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lực lượng công binh vượt sông của Bắc Triều Tiên

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi APu, 11/11/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. APu

    APu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2002
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Lực lượng công binh vượt sông của Bắc Triều Tiên

    Trong một cuộc chiến tranh có thể xảy ra trên bán đảo Triều Tiên, vấn đề khó khăn nhất trong tổ chức tiến công của Quân đội CHDCND Triều Tiên (KPA) là phải làm sao nhanh chóng thâm nhập khu phi quân sự, bao vây Seoun, tràn vào phía nam một cách nhanh nhất để ngăn chặn quân Mỹ đổ bộ và triển khai hay ngăn chặn bất kỳ một sự tiếp viện nào của quân đồng minh. Ở đây, yếu tố có tính quyết định là khả năng nhanh chóng vượt qua nhiều con sông chủ yếu (chỉ riêng đường hành lang từ Bình Nhưỡng tới Kaesong đã bị chia cắt bởi năm hệ thống sông lớn, và tất cả các con sông này đều dễ bị đánh chặn bằng đường không). Để giải quyết vấn đề cực kỳ quan trọng này, KPA đang xây dựng lực lượng công binh vượt sông (ERC) với khoảng 12.000-18.000 quân, được trang bị đến 2.200 bộ cầu phao kiểu chữ S (S-type), 760 xe lội bánh xích K-61 và một số lượng lớn các bộ cầu phao cũ hơn của Liên Xô, các phà và thuyền máy hạng nặng GSP.
    Được đánh giá là một trong những lực lượng công binh được huấn luyện đặc biệt lớn nhất trên thế giới, ERC thực hiện cả nhiệm vụ tiến công và phòng ngự. Trong tác chiến tiến công, các đơn vị ERC hỗ trợ cho lực lượng bộ binh thê đội một, xây dựng và duy trì các công trình vượt sông trong phạm vi khu vực tác chiến phía trước. Trong tác chiến phòng ngự, các đơn vị ERC có nhiệm vụ duy trì các tuyến đường giao thông vượt qua các vật cản trên mặt nước trong phạm vi khu vực tác chiến của các lực lượng thuộc thê đội một và thê đội hai. Với những nhiệm vụ này, phần lớn lực lượng ERC được triển khai ở thủ đô Bình Nhưỡng (Bộ Tư lệnh phòng thủ và Quân đoàn III) và thành phố Kaesong nằm ở khu phi quân sự (Quân đoàn II).
    Việc duy trì các cây cầu, các thiết bị vượt sông và các đường hầm ở vùng chiến lược phía sau là trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc Bộ Tổng tham mưu, Cục An ninh Nhân dân. Ngoài ra, Cục Công binh còn có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban Kinh tế thứ hai giám sát công tác nghiên cứu phát triển và mua sắm các trang thiết bị công binh công trình. Dưới cục này là Trường bảo đảm công trình chiến đấu với các đơn vị bảo đảm công trình (không xác định được số lượng chính xác) và khoảng 16-20 trung đoàn và lữ đoàn ERC chuyên nghiệp thuộc nhiều loại khác nhau.

    Tổ chức lực lượng
    Tiểu đoàn thuyền phao kiểu chữ S (S-type): gồm một sở chỉ huy, 2-3 đại đội với khoảng 120 thuyền phao và 3-6 xuồng máy/đại đội.
    Tiểu đoàn thuyền phao nhẹ: gồm sở chỉ huy, 3 đại đội thuyền phao nhẹ với 12 phân đội cầu phao LLP và 3-6 xuồng máy/đại đội), và 1 đại đội kỹ thuật.
    Tiểu đoàn thuyền phao nặng: gồm sở chỉ huy , 2 đại đội thuyền phao nặng với 24 phân đội cầu phao TTP và 3-6 xuồng máy/đại đội và 1 đại đội kỹ thuật.
    Tiểu đoàn xe lội nước bánh xích (K-61): gồm sở chỉ huy, 2-3 đại đội xe lội nước bánh xích với khoảng 30 xe mỗi đại đội.
    Trung đoàn vượt sông: gồm sở chỉ huy, 2-3 tiểu đoàn thuyền phao kiểu S với khoảng 120 thuyền và 3-6 xuồng máy mỗi tiểu đoàn, 1-2 tiểu đoàn xe lội nước bánh xích với 90 xe K-61 mỗi tiểu đoàn, và 1 đại đội kỹ thuật (3 xe K-61).
    Trung đoàn vượt sông, Cục công binh: gồm sở chỉ huy, 3-5 tiểu đoàn thuyền phao với khoảng 120 thuyền phao kiểu S và 3-6 xuồng máy mỗi tiểu đoàn, 1 đại đội phà gồm 12 phà GSP, 6 xe K-61 và 1 đại đội kỹ thuật với 3 xe K-61.
    Trung đoàn thuyền phao, Cục công binh: gồm sở chỉ huy, 2-5 tiểu đoàn thuyền phao kiểu S và 1 đại đội kỹ thuật với 3 xe K-61.
    Trung đoàn xe lội nước bánh xích, Cục công binh: gồm sở chỉ huy với 3 xe K-61, 3-5 tiểu đoàn xe lội nước bánh xích với 90 xe K-61 mỗi tiểu đoàn, và 1 đại đội kỹ thuật với 3 xe K-61.

    Triển khai lực lượng
    Hầu hết các tiểu đoàn ERC đóng quân tại một căn cứ duy nhất ở một vị trí có thể dễ dàng tiếp cận vơi các con đường tốt để tác chiến linh hoạt, và ở gần các khu vực có thể sử dụng lực lượng. Do lo ngại vế mối đe dọa của cuộc tiến công phủ đầu và các khả năng trinh sát vệ tinh của Hàn Quốc hoặc Mỹ, KPA dự trữ một số lượng đáng kể những thiết bị ERC dưới các hầm ngầm hoặc các kho chứa.
    Các trung đoàn công binh vượt sông có thể được tăng cường cho các quân đoàn II,IV và V được triển khai ở khu phi quân sự, cho đơn vị xe tăng 820 và đơn vị cơ giới hóa 815. Các đơn vị ERC còn lại trực thuộc Cục công binh được triển khai xuống các Quân đoàn II,III,IV,V,VII,XII và Bộ Tư lệnh phòng thủ trong đó tập trung chủ yếu ở Quân đoàn II và III. Các đơn vị ERC không triển khai ở Quân đoàn I do đây là khu vực tác chiến có địa hình rừng núi.

    Huấn luyện
    Nhìn chung, chương trình huấn luyện chiến đấu của KPA được lên kế hoạch theo chu kỳ một năm (các đơn vị đặc chủng như tác chiến đặc biệt, tác chiến điện tử đôi khi có thể yêu cầu một chu trình huấn luyện phức tạp hơn kéo dài tới 3 năm). Chương trình huấn luyện hàng năm bắt đầu vào tháng 12 và kéo dài đến tận tháng 10 năm sau, được chia thành hai vòng huấn luyện. Mỗi vòng được chìa thành 2-3 giai đoạn. Đối với ERC, công tác huấn luyện ban đầu được thực hiện từ cấp tiểu đoàn trở xuống, các chương trình huân luyện bao gồm các bài học lý thuyết và huấn luyện tại cơ sở huấn luyện. Vì chu kỳ huấn luyện diễn ra liên tục, nên các đơn vị thay phiên nhau huấn luyện ở cơ sở huấn luyện hoặc ở các khu vực vượt sông. Tại đây, họ thực hành các nhiệm vụ cấp đại đội và tiểu đoàn với một bộ thiết bị huấn luyện đặc biệt. Kết thúc chương trình huấn luyện hàng năm, sẽ có các bài tập huấn luyện dã chiến cấp tập đoàn quân và quân đoàn. Trong quá trình thực hành những bài tập này, các đơn vị ERC từ cấp tiểu đoàn trở lên triển khai một phần trang thiết bị chiến đấu để tiến hành các hoạt động vượt sông và bắc cầu.
    Một dạng bại tập huấn luyện của ERC được tiến hành tại Bộ Tổng tư lệnh phòng thủ Bình Nhưỡng, đó là huấn luyện lắp ráp và sử dụng các cầu phao trên sông Teadong. Những chiếc cầu phao này được tạo thành từ các thuyền phao kiểu chữ S, các xuồng máy BMK-150/-K và có chiều dài khoảng 400m. Các đơn vị ERC cũng tiến hành khóa huấn luyện với xuồng phao và xe lội nước bánh xích K-61.

    Trang thiết bị
    Cầu phao kiểu chữ S:
    Cầu phao kiểu chữ S do CHDCND Triều Tiên sản xuất trên cơ sở cầu phao PMP của Liên Xô. Các loại phà khác nhau cũng có thể sử dụng các bộ phận của cầu này với trọng tải tùy thuộc vào số lượng thuyền phao được sử dụng. Hai xuồng máy BMK được buộc chặt ở các bên đối diện để đẩy phà đi. Hiện nay, Quân đội CHDCND Triều Tiên không sử dụng loại thuyền phao PMP.

    Cầu phao TMP:
    Cầu phao TMP lần đầu được đưa vào sử dụng trong quân đội Liên Xô năm 1942. Sau đó, nó được Quân đội Liên Xộ và các nước khác trong khối Vacsava sử dụng để bắc cầu phao nặng tiêu chuẩn trong suốt những năm 1950 và vẫn được sử dụng một cách hạn chế trong những năm 1970. Loai cầu này được đưa vào KPA sau cuộc chiến tranh Triều Tiên để thay thế cầu N2P. Dần dần, nó được thay thế bằng cầu phao TPP và sau đó là cầu phao kiểu chữ S. Có khả năng các đơn vị dự bị được trang bị hệ thống cầu phao này.

    Cầu phao TTP:
    Cầu phao hạng nặng TPP được cải tiến từ cầu phao TMP. Loại cầu này được Quân đội Liên Xô sử dụng trong những năm 1950 và dần thay thế cầu phao TMP. Quân đội CHDCND Triều Tiên sử dụng loại cầu này trong những năm 1960, lúc đầu là bổ sung, sau đó là thay thế cầu phao TMP. Cho đến những năm 1990, KPA thôi không sử dụng loại cầu này nữa, tuy nhiên những cầu này vẫn được triển khai sử dụng trong các đơn vị thuộc Cục công binh, các đơn vị huấn luyện quân dự bị hoặc được cất giữ trong kho dự trữ chiến lược để sử dụng trong tình huống khẩn cấp.

    Cầu phao LPP:
    Cầu phao LPP được quân đội Liên Xô sử dụng sau chiến tranh thế giới thứ II. KPA sử dụng loại cầu phao này trong những năm 1960, lúc đầu là bổ sung, sau đó là thay thế cầu phao gỗ NLP. Vào những năm 1980, KPA thôi không sử dụng loại cầu phao này, tuy nhiên chúng vẫn được triển khai sử dụng ở các đơn vị của Cục công binh, các đơn vị huấn luyện quân dự bị hoặc được cất giữ trong kho dự trữ chiến lược để sử dụng trong tình huống khẩn cấp.

    Xuồng phao (Potoon carrier):
    KPA sử dụng một loạt xe tải sản xuât trong nước và ở nước ngoài làm xuồng phao, nhiều nhất là các xe tải Zil-151, Sungni-6 và xe tải 6 tấn Sungni 1010. Theo một số nguồn tin, KPA cũng có thể sử dụng các xe tải Nissan và Isuzu nhập khẩu của Nhật.

    Phà đổ bộ GSP:
    Chủ yếu được sử dụng để vận chuyển các trang bị vũ khí nặng như xe tăng và pháo hạng nặng.

    Xe lội nước:
    Các đơn vị ERC đang sử dụng ít nhất 4 loại xe lội nước khác nhau, đó là xe lội nước K-62, GAZ-46(MAV), GAZ-47(GTS) và Zil -485(BAV). Trong số đó, xe lội nước bánh xích K-61 là nhiều nhất và quan trọng nhất. Tất cả các loại xe này đều không bọc thép và dễ bị các vũ khí nhỏ bình thường và hỏa lực pháo công phá.

    Xuồng máy:
    Các đơn vị ERC sử dụng các loại xuồng máy BMK-90/-130/-150/-K. Những xuồng này sủ dụng đê lắp ráp các cầu phao, đẩy bè thay cho phà và để phục vụ các hoạt động vượt sông khác.
    Ngoài ra, các đơn vị công binh của KPA cũng nổi tiếng về vìệc sủ dụng xà lan thay cho phà trên các con sông lớn và xây dựng các cây cầu bằng xà lan cải tiến.

    [​IMG]GAZ-47
  2. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Chắc đây là bài tuờng thuật của phóng viên ANTG, cái gì cũng nhất thế giới.
    Chán.
  3. negropone

    negropone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/09/2006
    Bài viết:
    959
    Đã được thích:
    18
    Híc híc 1 nửa số tin là from ANTG buồn cười thật. Theo tính toán của các chuyên gia quân sự thì với khả năng hiện nay của Triều thì nếu trong trường hợp ko có Mỹ can thiệp thì họ chỉ mất nửa ngày là có thể kiểm soát toàn bộ Seoul ko biết có quá không
  4. Typoon

    Typoon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2003
    Bài viết:
    650
    Đã được thích:
    0
    Nếu theo lịch sử thì không quá lắm, hồi coi phim Takeguchi thấy thằng chỉ huy Nam Hàn mắng đám lính "Lui nữa thì nhảy xuống biển hả?". Sau khi Mỹ vào thì ngược lại. Còn bây giờ thì không biết, toàn dọa nhau không!
    Bác cho em hỏi cái đoạn xuồng phao sao lại lấy xe tải làm vậy? hay là lấy máy của nó làm động cơ chứ xe tải dân sự chạy xuống nước nó chìm nghỉm mất còn gì?
  5. storms

    storms Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2005
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0
    1 điều tôi thắc mắc là thế này, trên bản đồ Địa lý Bán đảo Triều tiên, tất cả các con sông đều ngắn và rất dốc, chiều dài đa số là bằng 1/2 bề ngang của bán đảo, vậy thì cần gì 1 đội quân vượt sông tinh nhuệ đến mức độ "nhất thế giới" vậy?
    Còn chuyện đánh Hàn Quốc thì tôi không chắc là 1/2 ngày. Bây giờ chứ đâu còn ngày xưa nữa mà đòi như thế? Hàn Quốc là 1 nước phát triển kh6ong lẽ hẻo đến thế sao?
  6. bupbelua68731

    bupbelua68731 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2006
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Em cũng đang định nói như Bác. Kính Bác 1 ly .Nhưng có vẻ có " hơi hướng " của các chú Quân Đội Nhân Dân . Toàn đồ chợ mà cũng khoe
    Chán
  7. Typoon

    Typoon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2003
    Bài viết:
    650
    Đã được thích:
    0
    Còn tùy là phát triển cái gì nữa, một thằng lo phát triển kinh tế, một thằng lo phát triển quân sự. Nếu nói so tiền thì HQ thắng chắc còn đánh nhau thì BTT ngon hơn chứ. Nhưng đó là nếu Mỹ đứng ngoài còn nếu đứng trong thì ....
    Sao không ai trả lời giùm là sao xe tải dân sự lại trở thành thuyền phao vậy? Hồi trước thây sập cầu xe tải nó chìm lỉm luôn chứ có thành phao đâu.
  8. P20

    P20 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    5.619
    Đã được thích:
    203
    Bác xem phim bằng tiếng gì thế?Tôi xem tiếng Hàn chả hiểu qoái gì.
    Hình như bác nhầm.Trong phim là bọn Bắc đánh trước,nhưng toàn thua,còn bọn Nam tự lực cánh sinh cày lên được PongYang thì quân chí nguyện của Ghẻ nhảy sang,thế là chạy như vịt.Sau đấy quân Ghẻ nó dồn bọn nam suống tận sát biển thì Mĩ nhảy vào,...Lịch sử là thế nhưng trong phim ở trận đánh cuối cùng lại chỉ toàn bọn Bắc.(Chắc HQ kô dám chiếu cảnh lính mình phơ bọn ghẻ)
  9. P20

    P20 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    5.619
    Đã được thích:
    203
    Nếu kô có quân Mĩ thì Triều Tiên hơn HQ khoảng 600k quân(gấp đôi)nhưng như thế thì cũng chịu.Nếu chỉ hơn quân số mà thắng thì NC tổng động viên lên thì thừa sức hoãn Olympic Beijing 2008.
  10. thanhle2004

    thanhle2004 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/06/2004
    Bài viết:
    4.212
    Đã được thích:
    2.248
    [/quote]
    Bác xem phim bằng tiếng gì thế?Tôi xem tiếng Hàn chả hiểu qoái gì.
    Hình như bác nhầm.Trong phim là bọn Bắc đánh trước,nhưng toàn thua,còn bọn Nam tự lực cánh sinh cày lên được PongYang thì quân chí nguyện của Ghẻ nhảy sang,thế là chạy như vịt.Sau đấy quân Ghẻ nó dồn bọn nam suống tận sát biển thì Mĩ nhảy vào,...Lịch sử là thế nhưng trong phim ở trận đánh cuối cùng lại chỉ toàn bọn Bắc.(Chắc HQ kô dám chiếu cảnh lính mình phơ bọn ghẻ)
    [/quote]
    Chân thành khuyên bác ra hàng mua đĩa Taeguki có phụ đề TV về xem lại + đọc lại lịch sử chiến tranh Triều Tiên.
    Được thanhle2004 sửa chữa / chuyển vào 19:05 ngày 25/11/2006

Chia sẻ trang này