1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lực lượng dân quân tự vệ việt nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi xuanhunghd, 09/06/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. xuanhunghd

    xuanhunghd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2006
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn các bác đã sắn tay góp ý cho em .Các thày quân sự chả thương sinh viên gì cả .Đang mùa thi cử mà cho thời gian ngắn quá ,vừa ôn thi vừa làm tiểu luận mệt quá!
    Làm xong tiểu luận em nhất định post baìg bài cho các em khoá sau có tài liệu tham khảo đỡ khổ
  2. xuanhunghd

    xuanhunghd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2006
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Cac bac nao can tham khao ve luat thi vao daY:
    PHÁP LỆNH
    VỀ DÂN QUÂN TỰ VỆ
    Để xây dựng lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh, góp phần củng cố và tăng cường quốc phòng, giữu vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội;
    Để tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân trong việc xây dựng lực lượng dân quân tự vệ;
    Căn cứ vào Điều 46 và Điều 91 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
    Căn cứ vào các Nghị quyết của Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ 6 và kỳ họp thứ 8 về chương trình xây dựng pháp luật;
    Pháp lệnh này quy định về dân quân tự vệ.

    Được xuanhunghd sửa chữa / chuyển vào 11:22 ngày 10/06/2006
  3. xuanhunghd

    xuanhunghd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2006
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG I
    NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
    Điều 1
    Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng, không thoát ly sản xuất, công tác, là một bộ phận của lực lượng vũ trang nhân dân của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của **********************, sự quản lý, điều hành của Chính phủ và của Uỷ ban nhân dân, sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của cơ quan quân sự các cấp; là một trong những công cụ chủ yếu để bảo vệ Đảng, bảo vệ Chính quyền, bảo vệ tính mạng tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước ở cơ sở.
    Lực lượng này được tổ chức ở xã, phường, thị trấn gọi là dân quân; được tổ chức ở các cơ quan Nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị-xã hội gọi là tự vệ.
    Điều 2
    Công dân Việt Nam không phân biệt dân tộc, tôn giáo, thành phần xã hội, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi, đủ sức khoẻ, có nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.
    Điều 3
    Công dân trong độ tuổi quy định tài Điều 2 của Pháp lệnh này, hàng năm phải được đăng ký quản lý và tuyển chọn vào dân quân tự vệ. Việc đăng ký, tuyển chọn do Chính phủ quy định.
    Điều 4
    Thời gian tham gia dân quân tự vệ là 4 năm; đối với tự vệ thì căn cứ vào yêu cầu của cơ sở, thời gian tham gia có thể kéo dài đến hết độ tuổi quy định tại Điều 2 của Pháp lệnh này.
    Khi hết thời hạn phục vụ, công dân tham gia dân quân tự vệ đã hoàn thành nhiệm vụ được cấp giấy chứng nhận và được chuyển sang đăng ký tại cơ sở để quản lý và sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi có nhu cầu.
    Điều 5
    Các cơ quan Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân có trách nhiệm xây dựng lực lượng dân quân tự vệ.
    Điều 6
    1- Các xã, phường, thị trấn, cơ quan Nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội phải tổ chức lực lượng dân quân tự vệ để bảo vệ địa phương, cơ sở.
    2- Việc tổ chức tự vệ trong doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác do Chính phủ quy định.
    Điều 7
    Lực lượng dân quân tự vệ có các nhiệm vụ:
    1- Sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu tiêu diệt, tiêu hao lực lượng địch, làm nòng cốt cho phong trào toàn dân đánh giặc, bảo vệ địa phương, cơ sở;
    2- Phối hợp với công an, Bộ đội Biên phòng, bộ đội thường trực và các đoàn thể nhân dân giữu vững chủ quyền lãnh thổ, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; bảo vệ các công trình quốc phòng, các kho vũ khí trang bị kỹ thuật, phát hiện và thu giữ các loại vũ khí trang bị quân sự tồn giữ bất hợp pháp ở địa phương; tham gia xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện;
    3- Bổ sung cho quân đội, phối hợp với quân đội chiến đấu, phục vụ chiến đấu, phục vụ tiền tuyến;
    4- Gương mẫu chấp hành và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; xung kích trong lao động sản xuất, bảo vệ sản xuất, phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, địch hoạ và các sự cố nghiêm trọng khác.
    Điều 8
    Cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ phải chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ, quy định của Nhà nước và của Bộ Quốc phòng về dân quân tự vệ; khi làm nhiệm vụ phải mang phù hiệu dân quân tự vệ.
    Điều 9
    Nghiêm cấm việc tổ chức, sử dụng lực lượng dân quân tự vệ trái với quy định của Pháp lệnh này.
  4. xuanhunghd

    xuanhunghd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2006
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG II
    TỔ CHỨC, BIÊN CHẾ, TRANG BỊ, HUẤN LUYỆN, HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ
    MỤC I
    TỔ CHỨC, BIÊN CHẾ, TRANG BỊ
    Điều 10
    Tổ chức, biên chế, vũ khí trang bị của lực lượng dân quân tự vệ phải phù hợp với tính chất, yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh thời bình, thời chiến, đặc điểm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và điều kiện cụ thể của từng địa phương, cơ sở.
    Điều 11
    1- Tổ chức lực lượng dân quân tự vệ bao gồm: lực lượng nòng cốt là lực lượng chiến đấu; lực lượng rộng rãi là lực lượng phục vụ chiến đấu, đồng thời là lực lượng chiến đấu khi cần thiết.
    2- Quy mô, cơ cấu tổ chức lực lượng dân quân tự vệ ở từng địa phương, cơ sở do Chính phủ quy định.
    Điều 12
    Không biên chế vào lực lượng dân quân tự vệ những quân nhân dự bị đã được sắp xếp vào các đơn vị dự bị động viên.
    Điều 13
    1- Ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn và các doanh nghiệp Nhà nước gồm có chỉ huy trưởng, chính trị viên, phó chỉ huy trưởng, có trách nhiệm làm tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân, giám đốc doanh nghiệp chỉ đạo về công tác quốc phòng, trực tiếp chỉ đạo, chỉ huy lực lượng dân quân tự vệ trong xây dựng và hoạt động.
    2- Đối với xã, phường, thị trấn: chỉ huy trưởng là thành viên Uỷ ban nhân dân phụ trách công tác quốc phòng; chính trị viên là cán bộ kiêm nhiệm; phó chỉ huy trưởng là cán bộ chuyên trách hoặc bán chuyên trách do Chính phủ quy định.
    Đối với doanh nghiệm Nhà nước, chỉ huy trưởng, chính trị viên, phó chỉ huy trưởng do giám đốc doanh nghiệp phân công người phụ trách và báo cáo danh sách cho cơ quan quân sự địa phương. Đối với doanh nghiệp có nhiều đơn vị cơ sở trên nhiều địa bàn, ngoài ban chỉ huy quân sự phải bố trí thêm cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm giúp người chỉ huy về công tác tự vệ.
    3- Đối với các cơ quan Nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị-xã hội thì thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm chỉ đạo và phân công người phụ trách chỉ huy lực lượng tự vệ của cơ quan mình và báo cáo danh sách cho cơ quan quân sự địa phương.
    Điều 14
    Vũ khí, trang bị của dân quân tự vệ từ bất cứ nguồn nào đều phải được đăng ký, quản lý chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích và đúng quy định của pháp luật.

    MỤC II
    GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ, HUẤN LUYỆN QUÂN SỰ
    Điều 15
    Hàng năm, cán bộ, chiến sỹ dân quân tự vệ được học tập chính trị, huấn luyện quân sự theo nội dung chương trình do Bộ quốc phòng quy định. Thời gian học tập chính trị, huấn luyện quân sự được lập thành chỉ tiêu và đưa vào kế hoạch hàng năm của các địa phương, cơ quan Nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị-xã hội và các doanh nghiệp.
    Điều 16
    1- Thời gian tập trung học tập chính trị, huấn luyện quân sự hàng năm cho cán bộ, chiến sỹ dân quân tự vệ được quy định như sau:
    Lực lượng tại chỗ từ 5 đến 7 ngày;
    Lực lượng cơ động, binh chủng chiến đấu là 7 ngày;
    Các phân đội làm nhiệm vụ thường trực sẵn sàng chiến đấu là 10 ngày;
    Cán bộ chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn và cán bộ chuyên trách tự vệ các doanh nghiệp Nhà nước từ 10 đến 15 ngày;
    Cán bộ chỉ huy lực lượng tự vệ ở các cơ quan Nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị-xã hội là 5 ngày.
    2- Khi có yêu cầu cần thiết hoặc khi có chiến tranh, thời gian huấn luyện cho các đối tượng nói trên có thể kéo dài hơn do Chính phủ quy định.
    MỤC III
    HOẠT ĐỘNG CHIẾN ĐẤU CỦA LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ
    Điều 17
    Hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ trong sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đặt dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, sự quản lý điều hành của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, sự chỉ huy trực tiếp của Ban chỉ huy quân sự cơ sở và của cơ quan quân sự cấp trên.
    Điều 18
    Ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn, doanh nghiệp Nhà nước, thủ trưởng các cơ quan Nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị-xã hội phải có kế hoạch tác chiến và phải được cơ quan quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trực tiếp phê chuẩn. Việc lập và phê chuẩn kế hoạch tác chiến của lực lượng tự vệ trong doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác do Bộ quốc phòng quy định.
    Điều 19
    Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn và thủ trưởng cơ quan Nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp và giám đốc doanh nghiệp Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội phải triển khai các kế hoạch bảo đảm huấn luyện, chiến đấu của lực lượng dân quân tự vệ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong mọi tình huống.
    Điều 20
    Khi có lệnh của người chỉ huy quân sự có thẩm quyền điều động dân quân tự vệ làm nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ chiến đấu, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ngoài địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, thủ trưởng cơ quan Nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị-xã hội, giám đốc doanh nghiệp phải chấp hành nghiêm chỉnh.
    Điều 21
    Ở những địa bàn trọng điểm biên giới, ven biển, hải đảo, nội địa có yêu cầu sẵn sàng chiến đấu cao, thì tổ chức lực lượng dân quân tự vệ luân phiên thường trực chiến đấu do Bộ Quốc phòng quy định.
  5. kenjijing

    kenjijing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/11/2004
    Bài viết:
    339
    Đã được thích:
    0
    Em cũng là dân quân tự vệ địa phương nè các bác, thật ra làm cái này cũng hay lâu lâu được cầm súng nhưng công việc thường ngày là giữ xe,gác đêm ở phòng chqs của phường,phường nhờ thì cũng phải giúp, khi thì đi tuần tra phát cho mỗi cây gậy . Không biết chiến tranh xảy ra được phát súng gì chứ cầm cây gậy thì vứt cha ròi.
  6. ColdAir

    ColdAir Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2005
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    0
    Hiện nay trang bị cho DQTV bọn tớ là CKC và K44, cũng mấy lần tớ hỏi các bác quận đội, sao thời buổi này còn xài phát một ớ, không cho anh me xài AK cho sướng, thì thấy được phân tích, bản chất vũ khí cho lực lượng dân quân tự vệ phải là :
    - Dễ sử dụng
    - Dễ bảo quản
    Nghĩ đi nghĩ lại, cũng đúng!
  7. su_30

    su_30 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    3.452
    Đã được thích:
    495
    Nói như đồng chí ấy chắc phải suy nghĩ lại.
    Khi có chiến tranh địch đỗ bộ tiến vào , DQTV Du kích địa phương là lực lượng có cơ hội giáp mặt với kẻ thù dầu tiên và nếu DQTV chỉ được phát CKC thì quả là lãng phí cơ hội,sức mạnh và sự hy sinh của LL này.
    1 nhóm nhỏ 1-2 người nếu có AK khi phục kích được hay chạm trán địch sẽ có cơ hội gây tổn thất lớn hơn cho kẻ địch.
    Em xin lỗi các bác, giả dụ có chiến tranh mà cầm CKC đối đầu là chết chắc. Không lẽ trốn lặng lẽ cho bọn địch đi qua khỏi mình.
    Giá phổ thông của AK-47 là bi nhiêu hả các bác? VN mình ít ra cũng có 1 triệu khẩu AK chứ ít đâu mà lại ....CKC. Mấy anh mang CKC chắc phải mang nhiều lựu đạn có ý nghĩa hơn nhỉ. Khi cần là ném ùm ùm... hạ gục nhanh tiêu diệt gọn
    Được su_30 sửa chữa / chuyển vào 19:58 ngày 19/06/2006
  8. RandomWalker

    RandomWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    5.360
    Đã được thích:
    1
    DQTV vẫn được sử dụng súng tự động đấy chứ, tuỳ từng vùng thôi, vùng nào hên thì được phát AK, M16, vùng nào xui thì SKS, MN, thậm chí cả carbine M1, M2...
  9. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Nói không biết có ai tin không? Ngày xưa, chỗ tớ ở DQTV có quy mô tới trung đoàn(?), họ có cả pháo cao xạ 37mm.
    Năm nào họ cũng mang ra tập, buổi chiều họ nghỉ không ai trông coi, trẻ con ra phá.
    Bọn tớ cũng mở càng, đội chống, quay mâm, nâng nòng khí thế. Vì vậy mà tớ tí nữa bị đứt một chân do thò xuống khe mâm pháo, may mà thằng quay mâm bé, yếu quá nên không quay tiếp nữa, chứ không thì... chân tớ mới bị khứa có một đường, mặc dù không chảy máu, vậy mà hơn hai chục năm rồi mà bây giờ vẫn còn dấu ở ống quyển.
    Còn súng thì tớ thấy ngoài K-50, CKC, K-44 còn có cả AK-47, M-79...
  10. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Đúng là tuỳ nơi và tuỳ nhiệm vụ, có thể không chỉ AK hay M-16 mà còn 12 ly 7, 14 ly 5, cao xạ 37mm, pháo 85mm, ĐKZ, cối.....
    DQTV tổ chức đến cấp trung đoàn như chỗ bác ov10 không biết có phổ biến lắm không, chứ đến cấp tiểu đoàn thì khá nhiều rồi.

Chia sẻ trang này