1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lực lượng phòng vệ Nhật Bản - 日本国自衛隊 - The Japan Self Defence Forces P2

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Minuteman3, 08/06/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. HSD2010

    HSD2010 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2012
    Bài viết:
    1.734
    Đã được thích:
    4
    He he. Ở đây bác có chút nhầm lẫn rồi. Ý nhà em là mình chưa đủ $ để tham gia vào cuộc chơi vũ khí tốn kém này. Chứ còn thằng ba tàu thì có chi mà sợ nó[:D]
  2. suhomang

    suhomang Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2012
    Bài viết:
    15.659
    Đã được thích:
    1.839
    vậy mà em cứ tưởng bác đã nhụt trí rồi :)) còn chuyện tiền thì có thể còn hơi khó khăn một chút . nhưng vẫn có thể có cách giải quyết bác ạ , nếu họ coi mình là bạn cùng chung chiến hào [:D]
  3. hiraly

    hiraly Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    3.886
    Đã được thích:
    2.011
    ý bạn nói là cái chương trình F-2 ấy à. Cái đấy nó khác cái này mà, ban đầu Nhật chỉ là 1 khách hàng xuất khẩu của F-35, nhưng với biệc unban export vũ khí thì Nhật có thể đầu tư vào chương trình vũ khí quốc tế này, có thể giá 10,2 bil$ bao gồm chi phí cho nhà máy, sau này nó có thể dùng để lắp ráp, sửa chữa cho các khách hàng châu Á khác của JSF như Hàn, Sing,...

    F-2 thì có thể xem như 1 loại máy bay chỉ sản xuất cho Nhật, nên dù có được chuyển giao công nghệ, nhưng với số lượng ít, nó vẫn đắt cắt cổ,, bù lại giờ Nhật nó tự nâng cấp F-2 được.
    VN thì có chăng là mấy con trực thăng với cứu hộ như US-2 ShinMaywa... [:D]
  4. HSD2010

    HSD2010 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2012
    Bài viết:
    1.734
    Đã được thích:
    4
    Trung - Nhật: “Năm hữu nghị” thành “Năm đối đầu”
    Đặc trưng của quan hệ Trung – Nhật từ khi lập quan hệ ngoại giao 29/9/1972 tới nay thường chia làm hai vế là “Kinh tế nóng” và “Chính trị lạnh” do những vấn đề lịch sử để lại và tranh chấp chủ quyền lãnh thổ. “Kinh tế nóng” luôn được duy trì, còn “Chính trị lạnh” diễn biến thất thường tùy theo tình hình từng thời kỳ
    [​IMG]
    Trung - Nhật bắt tay nhưng căng thẳng
  5. suhomang

    suhomang Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2012
    Bài viết:
    15.659
    Đã được thích:
    1.839
    Tokyo muốn Chính phủ Nhật cho đổ bộ lên Senkaku

    [​IMG]

    nhật bản chơi quả này thì trung cộng nó nhảy dựng lên mất;))

    Cho đến nay, Chính phủ Nhật Bản chưa cho phép bất kỳ ai lên các hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku với lý do chủ sở hữu phản đối việc này. Do đó, chính quyền Tokyo sẽ nộp đơn cùng với thư đồng ý cho lên đảo của chủ sở hữu nhằm giành được sự nhượng bộ của nhà nước.
  6. xuannghiem95

    xuannghiem95 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2012
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    2
    - Cống mỏ đất hiếm cho nó mà mới nhả có tí công nghệ cũ mèm [-X , US-2 đắt lòi kèn Ấn còn chả thèm ngó ( dù báo chí Nhật lớn tiếng PR tùm lum ;)))
  7. hiraly

    hiraly Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    3.886
    Đã được thích:
    2.011
    đồ xịn mà làm vài 3 chiếc hỏi sao ko đắt, Iphone mà nó làm thế xem ai mua :))
    Nói thế mà cũng nói...
  8. blackcavitas

    blackcavitas Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2009
    Bài viết:
    1.576
    Đã được thích:
    11
    anh em nào cho một bài viết về tàu LST Osumi Class được không?
    có một chiếc là Ōsumi đang thăm Nghệ An đó, hồi chiều mới giao lưu với một phần của thủy thủ đoàn...
    Rất chi là thân thiện!
  9. hiraly

    hiraly Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    3.886
    Đã được thích:
    2.011
    bác được lên tàu à, thuộc đoàn nào vậy ?__?

    Theo mình được biết thì chiếc LST Osumi nằm trong đoàn hoạt động Pacific Partnership 2012 hoạt động ở Vinh gồm Mỹ ( USNS Mercy (T-AH 19)), Nhật ( LST Osumi ) và Singapore... bao gồm các hoạt động giao lưu, chữa trị cho trẻ em, và .... sửa nhà [:D][:D]
  10. HSD2010

    HSD2010 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2012
    Bài viết:
    1.734
    Đã được thích:
    4
    90% dân Trung Quốc muốn đánh Nhật vì Senkaku/Điếu Ngư
    Gần như tất cả công dân Trung Quốc Trung Quốc cho rằng, sử dụng sức mạnh quân sự để “bảo vệ” 4 hòn đảo Điếu Ngư mà Nhật Bản đang nắm giữ (quần đảo Senkaku), báo chí Trung Quốc hôm thứ 5, 19/7 đưa tin dựa vào kết quả thăm dò ý kiến.

    Theo đó, gần 90% số người Trung Quốc được hỏi ủng hộ sử dụng sức mạnh quân sự trong cuộc tranh chấp lãnh thổ. Trong khi đó chỉ có 41% số người dân Đài Loan ủng hộ giải pháp vũ lực. Phản đối là 5% người Trung Quốc và 31% dân Đài Loan.
    52% người Trung Quốc và 40% người Đài Loan cho rằng, tranh chấp về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư có thể dẫn tới chiến tranh với Nhật Bản.

    Cuộc thăm dò này do tờ báo Đài Loan China Times và tờ Hoàn cầu (Global Times) của Trung Quốc tiến hành với sự tham gia của 1.500 người Trung Quốc và Đài Loan trên 18 tuổi.
    Tình hình xung quanh quần đảo Senkaku căng thẳng lên do chính phủ Nhật công bố ý định quốc hữu hóa các hòn đảo này bằng cách mua lại từ các chủ sở hữu tư nhân. Phía Trung Quốc đã lên tiếng phản đối tuyên bố này của Nhật, đồng thời tổ chức cuộc tập trận lớn dài 6 ngày ở biển Hoa Đông.

    Tuần trước, 3 tàu chiến Trung Quốc đã tiến vào vùng biển gần Senkaku và đã bị một tàu hộ vệ Nhật Bản chặn lại trên đường tiếp cận Senkaku. Chính phủ Nhật lập tức phản đối và như mọi khi, ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì tuyên bố quần đảo Điếu Ngư là lãnh thổ lâu đời của họ và Trung Quốc có “chủ quyền không tranh cãi” đối với quần đảo này.
    Điếu Ngư/Senkakuu do người Trung Quốc khám phá và cuối thế kỷ XIX bị cắt cho Nhật Bản sau chiến tranh Trung-Nhật lần thứ nhất. Sau khi bại trận trong Thế chiến II, Tokyo đã mất quyền đối với tất cả các vùng lãnh thổ chiếm được, quần đảo chuyển sang quyền quản lý của Mỹ.

    Trong thập niên 1970, Mỹ trả lại Nhật Bản đảo Okinawa cùng quần đảo Senkaku. Hiện nay, về hình thức, chính phủ Nhật sở hữu 1 trong 5 hòn đảo, các đảo còn lại của Senkaku họ thuê lại của các chủ sở hữu tư nhân và cho đến gần đây chính phủ Nhật không chịu mua lại chúng.
    Trong cuộc tranh chấp này, sự ủng hộ của Mỹ có thể quyết định kết quả có lợi cho Nhật Bản. Về hình thức, Mỹ từ năm 2010 đã tuyên bố rằng, khu vực quần đảo Senkaku nằm trong phạm vi hiệu lực của Hiệp ước An ninh Nhật-Mỹ. Nhưng nay, Nhà Trắng không vội đưgs về bên nào mà kêu gọi giải quyết tranh chấp một cách hòa bình. Nguyên nhân của thái độ yêu hòa bình bất ngờ của Mỹ thật đơn giản. Đó là Trung Quốc từ lâu đã vượt qua Nhật Bản về tổng kim ngạch thương mại hai chiều với Mỹ. Hơn nữa, sắp tới, Lầu Năm góc còn cắt giảm mạnh quân đội Mỹ để tiết kiệm. Do đó, một cường quốc quân sự hùng mạnh như Mỹ có thể cũng không gánh vác nổi thêm một cuộc xung đột nữa.

    Tuy nhiên, báo chí Mỹ cũng kêu gọi Bắc Kinh đừng có quá ngang ngược. Washington đã xác định vạch đỏ quy ước mà bước qua đó, Trung Quốc chắc chắn bị giáng trả. Đó là việc xâm lược Đài Loan. Trong tình huống đó, quân đội và hạm đội Mỹ sẽ nhảy vào bảo vệ Đài Loan. Còn quần đảo Điếu Ngư và hơn nữa là quần đảo Kuriles, Nhật sẽ phải tự lo
    .
    He.he.Hay đấy .thử đi biết ngay mà(:|
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này