1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lực lượng phòng vệ Nhật Bản - 日本国自衛隊 - The Japan Self Defence Forces P2

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Minuteman3, 08/06/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. suhomang

    suhomang Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2012
    Bài viết:
    15.659
    Đã được thích:
    1.839
    Fuji Firepower Review 2012

    [YOUTUBE]SzpMcfeYa-k&feature=relmfu[/YOUTUBE]


    [YOUTUBE]c7rZZYOyeO4&feature=relmfu[/YOUTUBE]


    [YOUTUBE]zK47iJuihc8&list=1&feature=plcp[/YOUTUBE]
  2. hiraly

    hiraly Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    3.886
    Đã được thích:
    2.011
    Bài viết tổng hợp hay, dù vẫn còn sai 1 vài chi tiết:

    Nhật Bản hạ thủy tàu Akizuki thứ 3


    Ngày 22/08/2012, Nhật Bản đã tổ chức hạ thủy tàu khu trục Akizuki thứ 3 một nỗ lực tăng cường sức mạnh trước sự trỗi dậy của Trung Quốc.
    (ĐVO) Lễ hạ thủy được tổ chức với sự chứng kiến của rất nhiều người nhưng không công bố một cách chính thức trên các phương tiện thông tin đại chúng.

    Thay vào đó, một đoạn clip được đăng tải trên Youtube đã cho thấy toàn cảnh lễ hạ thủy tàu khu trục đẳng cấp này.

    Tàu khu trục mới được đặt tên là DD 118 Fuyuzuki thuộc lớp 19DD hay còn gọi tàu khu trục lớp Akizuki (lấy theo tên gọi chiếc đầu tiên của lớp tàu này).

    Đây là con tàu thứ 3 trong kế hoạch 4 chiếc được hạ thủy.

    Trước đó 2 chiếc đã được hạ thủy là DD 115 Akizuki, DD 116 Teruzuki trong đó DD 115 Akizuki đã được đưa vào sử dụng.

    Sau khi hạ thủy tàu sẽ được lắp đặt vũ khí, thiết bị điện tử cùng các trang thiết bị khác, dự kiến tàu sẽ đi vào phục vụ trong biên chế lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản(JMSDF) từ năm 2014.

    Đẳng cấp hàng đầu châu Á

    Không phải đến khi tàu khu trục lớp Akizuki đi vào sử dụng thì sức mạnh của lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản mới được biết đến.

    Hải quân Nhật Bản được ví như “gã khổng lồ đang ngủ” và từng là lực lượng lớn thứ 3 thế giới sau Hải quân Mỹ và Hải quân Hoàng gia Anh.
    [​IMG]
    Tàu khu trục DD 118 Fuyuzuki đang được hạ thủy, hình ảnh lấy từ clip đăng trên Youtube.
    Sau chiến tranh thế giới thứ 2 trong một thời gian dài Nhật Bản chỉ tập trung vào phát triển kinh tế, công nghiệp quốc phòng Nhật Bản chỉ hoạt động hạn chế chủ yếu đảm bảo cung cấp cho Cục phòng vệ Nhật Bản.

    Tuy nhiên, trước những diễn biến phức tạp của thế giới thời gian qua, đặc biệt là sự trỗi dậy không ngừng và ý đồ vượt qua chuỗi đảo thứ hai của Hải quân Trung Quốc đã phả “luồng hơi nóng” sau gáy Nhật Bản.

    Trong biên chế JMSDF đã có 4 tàu khu trục Aegis lớp Kongo, một thiết kế sửa đổi từ tàu khu trục lớp Arleight Burke của Hải quân Mỹ.

    Nhật Bản cùng với Hàn Quốc là hai quốc gia trên thế giới được Mỹ chia sẽ bản quyền radar AN/SPY-1 các tàu Aegis của Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ tạo nên một hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo xuyên suốt khu vực Đông Bắc Á.

    Dù các tàu Aegis này có khả năng tác chiến độc lập rất cao nhưng nhiệm vụ chính của nó là phòng thủ tên lửa đạn đạo, danh sách những loại tên lửa mới từ Trung Quốc liên tục được kéo dài. Bên cạnh đó còn có mối nguy cơ từ các tên lửa của Triều Tiên.

    JMSDF cần một tàu khu trục bảo vệ cho các tàu Aegis, do đó, tàu khu trục lớp Akizuki được thiết kế với nhiệm vụ này.
    [​IMG]
    DD 115 Akizuki chiếc đầu tiên của lớp tàu này đã được đưa vào sử dụng trong biên chế lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản.
    Từ yêu cầu nhiệm vụ, tàu được thiết kế với khả năng chống hạm và phòng không tầm trung. Thực tế chứng minh rằng đối với tác chiến hải quân, chống hạm tầm dưới 200km và đối không trong phạm vi 50 km là quan trọng nhất, nơi quyết định sự sống còn của cả một hạm đội.

    Vũ khí trên tàu gồm: pháo hạm 127mm, 8 tên lửa chống hạm Type-90 tầm bắn 200km, 1 hệ thống phóng thắng đứng Mk41 gồm 32 ống phóng cho tên lửa đối không tầm trung RIM-162 ESSM tầm bắn 50km, ống phóng Mk-41 củng được sử dụng để phóng tên lửa chống ngầm RUM-139 tầm bắn 22km.

    2 hệ thống phòng thủ tầm cực gần Plalanx CIWS block 1B, 2 ống phóng ngư lôi kép 324mm HOS-303, hệ thống chống ngầm trên tàu được hỗ trợ bởi 1 trực thăng chống ngầm SH-60K.

    Hệ thống điện tử tương đương tàu khu trục Zumwalt

    Điểm nổi bật nhất của tàu khu trục lớp Akizuki là hệ thống điện tử siêu hạng được đánh giá gần tương đương với hệ thống điện tử trên tàu khu trục tương lai Zumwalt.

    Tàu được trang bị radar tìm kiếm mục tiêu OPS-20C, hệ thống kiểm soát mục tiêu OYQ-11 tương đương với AN/UYQ-70 của Hải quân Mỹ, với 16 kênh dữ liệu cho phép giao chiến nhiều mục tiêu cùng lúc.

    Hệ thống kiểm soát hỏa lực FCS-3A cho tên lửa chống hạm và tên lửa đánh chặn RIM-162 ESSM. Đây là hệ thống vũ khí tác chiến đối không AAW (anti-aircraft warface) do Nhật Bản phát triển nó bao gồm hai thành phần chính một radar băng tần kép đa chế độ và một hệ thống kiểm soát bắn.
    [​IMG]
    DD 116 Teruzuki đang được hoàn thiện tại nhà máy đóng tàu ở Nagasaki Ảnh: MHI FCS-3A tương thích với tên lửa đánh chặn RIM-162 ESSM tạo nên một khu vực phòng thủ địa phương (LAD) cho phép đối phó hiệu quả với các mục tiêu đường không như máy bay, tên lửa chống hạm. Hệ thống sonar chống ngầm kéo theo OQQ-22, hệ thống đối phó điện tử NOLQ-3D.

    Trái tim của tàu là hệ thống dữ liệu chiến đấu tích hợp ATECS, cho phép tàu đối phó hiệu quả với nhiều mục tiêu cùng lúc, tấn công, phòng thủ, chống ngầm toàn diện.

    Toàn bộ các hệ thống điện tử trên tàu được kết nối với nhau thông qua mạng diện rộng NOYQ-1B, mạng diện rộng của tàu được đánh giá “ngang cơ” với mạng diện rộng trên tàu khu trục Zumwalt của Hải quân Mỹ.

    Không ồn ào, phô trương như một số nước khác, sự tăng cường lực lượng của JMSDF diễn ra khá âm thầm lặng lẽ nhưng điều đó khiến đối phương phải giật mình khi nhận ra giá trị sức mạnh đích thực của Hải quân Nhật Bản.

    Với bối cảnh thế giới hiện tại rất khó xảy ra những cuộc chiến hải quân quy ước trên biển như kiểu trận chiến vịnh Leyte trong chiến tranh thế giới thứ 2. Thay vào đó, các cuộc đụng độ hay chạm trán ngắn.

    Trong những cuộc chiến như vậy chất lượng con tàu là nhân tố then chốt, xét trên phương diện chất lượng, lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản chính là lực lượng số 1 châu Á hiện nay ngoại trừ sự hiển diện của các tàu Aegis của Hải quân Mỹ.

    Quốc Việt (tổng hợp)
  3. hiraly

    hiraly Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    3.886
    Đã được thích:
    2.011
    Con 22DDH đầu tiền (28/08/2012):

    [​IMG]
    [​IMG]
  4. suhomang

    suhomang Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2012
    Bài viết:
    15.659
    Đã được thích:
    1.839
    Nga và Nhật Bản sẽ xây dựng nhà máy khí hóa lỏng tại Vladivostok

    nguồn : http://vietnamese.ruvr.ru/2012_09_08/87608058/

    [​IMG]

    Hôm nay, Nga và Nhật Bản đã ký kết biên bản ghi nhớ về hỗ trợ xây dựng một nhà máy chế biến khí hóa lỏng ở Vladivostok, nơi hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo APEC vừa khai mạc trong ngày. Dưới tài liệu có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản trị OAO Gazprom Alexey Miller và lãnh đạo Cơ quan năng lượng và tài nguyên Nhật Bản Ichiro Takahara.

    Theo thỏa thuận, phía Nhật Bản sẽ đóng góp đầu tư tài chính vào công trình và hỗ trợ tìm kiếm khách hàng tiềm năng mua khí hóa lỏng do nhà máy mới sản xuất. Cơ sở công nghiệp sẽ động thổ thi công tại Vladivostok vào năm 2013, dự kiến bắt đầu hoạt động chế biến khí năm 2017. Sản lượng hàng năm của xí nghiệp được ước tính khoảng 10 triệu tấn khí hóa lỏng.

    Nhật Bản là nhà nhập khẩu khí hóa lỏng lớn nhất thế giới. Năm 2011, chi phí mua nguồn tài nguyên này của Nhật đạt 78,5 triệu đô la. Thời gian gần đây, nhu cầu nhiên liệu của Nhật Bản, đặc biệt là khí hóa lỏng, đã tăng lên đáng kể do tai nạn của nhà máy điện hạt nhân Fukushima-1, kéo theo việc ngừng hoạt động hầu hết các lò phản ứng hạt nhân trong nước. Việc mua nhiên liệu khí hóa lỏng từ Nga, hiện chiếm tỷ lệ gần 9% nhập khẩu khí đốt hàng năm của Nhật Bản, ngày càng có vai trò quan trọng đối với nước này. Theo các nhà phân tích, công suất của cơ sở công nghiệp trong tương lai ở Vladivostok có khả năng đảm bảo đến 14% nhu cầu khí đốt hàng năm tại Nhật Bản.

    hy vọng nhật bản sẽ không như châu âu :-w
  5. hiraly

    hiraly Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    3.886
    Đã được thích:
    2.011
    đã có request budget 2013 của JSDF, nhưng chỉ có bản japanese :(

    Có vẻ chương trình Future Soldier của Nhật đã bước vào giai đoạn triển khai lớn:

    [​IMG]
  6. JapanJAV

    JapanJAV Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2012
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    Hình như ở vùng biển Đông Bắc Á hiện nay thì Nhật là nước có đội tàu chiến nhiều nhất phải ko các bác
  7. hiraly

    hiraly Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    3.886
    Đã được thích:
    2.011
  8. JapanJAV

    JapanJAV Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2012
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    chắc thằng Mĩ cố tình moi tiền anh Nhật đây mà =))
  9. hiraly

    hiraly Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    3.886
    Đã được thích:
    2.011
  10. Dong_Phuong_Hong

    Dong_Phuong_Hong Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/08/2012
    Bài viết:
    289
    Đã được thích:
    0
    Ngộ tưởng tụi nó sẽ phát minh ra gundam hay cái gì nhảm nhí đại loại tuơng tự chứ nhẫy hơ hơ ;))
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này