1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lực lượng phòng vệ Nhật Bản - 日本国自衛隊 - The Japan Self Defence Forces P2

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Minuteman3, 08/06/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. alphandt

    alphandt Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/08/2008
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    -Máy bay cảnh báo sớm từ xa E-767 AWACS_( Aitborne Warning And Control System )
    -Chiều dài : 48.51 m
    -Chiều rộng : 47.57 m
    -Chiều cao : 15.85 m
    -Phi hành đoàn : 1 phi công chính , 1 phi công phụ , 1 trường kỹ thuật , 18 kỹ thuật viên thiết bị
    -Diện tích cánh : 283.3 m
    -Chiều ngang phần đuôi : 18.62 m
    -Đường kính chảo radar : 9.14 m
    -Độ dày chảo radar : 1.83 m
    -Trọng lượng rỗng ước tính : 132.903 t
    -Trọng lượng cất cánh tối đa : 174.635 t
    -Trang bị động cơ phản lực General Electric CF6-80C2-B6FA , 61500 lbf , 276 kn
    -Mang theo : 91378 l nhiên liệu
    -Tốc độ tối đa : 840 km / h
    -Phạm vi bay : 10730 km
    -Trần bay : 12.2 km
    -Sự phát triển E-767 dựa trên sự phát triển của loại máy bay cảnh báo từ xa E-3 Sentry của Mỹ .Nhật rất chú trọng công tác phòng thủ và việc cần có 1 chiếc máy bay cảnh báo từ xa là điều hết sức cần thiết
    -Chiếc E-767 cơ bản được sản xuất bởi tập đoàn Boeing Airplane thương mại tại Washington , sau đó nó nó sẽ bị sửa sang lại khung máy bay cũng như trang bị các thiết bị tiện nghi để phục vụ cho sứ mệnh chính tại Kansas , sau đó nó sẽ được trả lại Boeing Seattle để cài đặt các thiết bị chính
    -E-767 là mẩu máy bay dựa trên mẩu máy bay thương mại B-767-200ER , được trang bị nhiều thiết bị cảnh báo và kiểm soát chuyên dụng cho nhiệm vụ cảnh báo sớm trên không tầm xa và chỉ huy phi đội máy bay chiến đấu .E-767 cung cấp một khoảng không gian rộng sàn khoảng 50% gần gấp đôi E-3 .Chảo radar được đặt phía sau nên các thiết bị điện tử bắt buộc phải được gắn trong khoang hành khách để cân bằng trọng lượng máy bay .Cabin phía sau là khu vực dành cho phi hành đoàn nghỉ ngơi .
    -Bên ngoài E-767 luôn được sơn màu xám đặc trưng , các cửa sổ sẽ bị loại bỏ để bảo vệ phi hành đoàn và thiết bị trước bức xạ điện từ từ radar phát ra.Đường kính radar khoảng 9.14 m , radar chính là Doppler 3D AN/APY-2 được phát triển bởi tập đoàn Northrop Grumman , radar hoạt động có bước song khoàng 10 GHz trong dãi tần số E, F , có tốc độ quét 6 vòng / p .Cho phép quét 1 góc 360 đô , ở độ cao hoạt động lý tưởng nó có thể phát hiện mục tiêu từ khoảng cách 320 km , mục tiêu sẽ được tách ra và hiển thị trên màn hình theo dõi riêng
    -Vào tháng 12.2006 Nhật tiến hành cải tiến hệ thống RSIP _( Radar System Improvement Program ) , hợp đồng nâng cấp này được trao cho nhà thầu Northrop Grumman với mục tiêu chính là nâng cao khả năng phát hiện các mục tiêu nhỏ , những mục tiêu có khả năng tàng hình nhờ công nghệ , khả năng phát hiện tên lửa hành trình , nâng cao thêm nữa năng lực tác chiến cũng như ứng phó điện tử , kiểm soát hoạt động chiến đầu của các phi đội
    -Cải thiện độ tinh cậy , khả năng bảo trì , sẳn sàng ứng chiến của hệ thống ,nâng cấp khả năng phát hiện các mục tiêu , tăng khả năng phát hiện tên lửa hành trình , các biện pháp đối phó điện tử chống lại mối đe doạ ECCM , cải tiến hệ thống RCMP_( Radar Control Maintenance Panel ) với những thiết bị kiểm tra độ tin cậy của hệ thống , Tăng cường khả năng sử dụng PDPC_( Pulse Doppler Pulse Compression ) dạng song làm tăng phạm vi , tốc đô , độ phân giải làm tăng khả năng phát hiện và theo dõi mục tiêu có kích thước nhỏ , nâng cấp phần mêm làm tăng độ nhạy và phạm vi phát hiện rõ rang .Giảm số lượng phụ tùng thay thế cũng như thời gian bảo dưỡng định kì .
    -Trang bị hệ thống máy tính Lockheed Martin CC-2E , trang bị hệ thống định vị quán tính kết hợp định vị bằng vệ tinh toàn cầu LN-100G do hãng Northrop Grumman cung cấp
    -Trang bị động cơ công suất lớn lên tới 61.500lbf cho phép máy bay mang theo 1 tải trọng năng và bay cao hơn
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    -Có gì sai sót mong các bác bỏ qua
  2. suhomang

    suhomang Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2012
    Bài viết:
    15.659
    Đã được thích:
    1.839
    Quan hệ Nhật-Trung đi về đâu dưới thời Tập Cận Bình?:-w

    nguồn ; http://toquoc.vn/Sites/vi-vn/detail...-trung-di-ve-dau-duoi-thoi-tap-can-binh-.aspx

    [​IMG]

    Mạng tin "Sankei" kết luận: Bước sang thời đại Tập Cận Bình, thế đối đầu Nhật-Trung dường như đang ngày càng rõ rệt. Trái với sự gia tăng kim ngạch thương mại và đầu tư từ Nhật Bản vào Trung Quốc, các trục đối lập mới trong quan hệ hai nước cũng xuất hiện mỗi lúc một nhiều. Có thể nói mâu thuẫn chủ yếu trong quan hệ Nhật-Trung là nhận thức lịch sử và vấn đề Đài Loan. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, vấn đề Senkaku và hoạt động khai thác tài nguyên trên Biển Hoa Đông đang trở thành vấn đề nổi cộm.

    Thế hệ những con người được hưởng “nền giáo dục chống Nhật” trong thời đại Giang Trạch Dân giờ đây đã trưởng thành, khiến tiếng nói bài Nhật ở Trung Quốc ngày càng lớn mạnh. Do đó, Nhật Bản cần chuẩn bị kỹ nhằm đối phó với một thế hệ lãnh đạo mới ở Trung Quốc mang trong mình tư tưởng cứng rắn với Tokyo.
  3. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    chính xác đó là clip thứ 2 mà e đã post. Nhìn đội hình tàu của Nhật đẹp và chuyên nghiệp thật.:-*:-*:-*
    Lần đầu tiên post bài bên này thấy nó xa lạ sao ấy.[:D]
  4. oanh89

    oanh89 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/03/2011
    Bài viết:
    3.152
    Đã được thích:
    4.516
    hố hố bác hùng nằm vùng bên GDQP mà nay cũng rãnh rỗi sang đây chém gió hả , em là ủng hộ nhiệt tình @}
    các bác nghĩ sao nếu đánh giá tàu ngầm lớp Harushio được trang bị động cơ đẩy không khí độc lập AIP cộng với những cải tiến về công nghệ sonar, cải thiện độ ồn khi hoạt động, lớp tàu ngầm này gần như không có đối thủ tại châu Á.???
  5. alphandt

    alphandt Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/08/2008
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    -Máy bay cảnh báo sớm E-2C Nhóm II AWACS
    -Chiều dài : 17.6 m
    -Chiều rộng : 24.6 m
    -Chiều rộng khi gập cánh : 8.94 m
    -Chiều cao : 5.6 m
    -Phi hành đoàn ới phi công chính , 1 phi công phụ , 3 kỹ thuật viên
    -Trang bị động cơ phản lực 4 cánh quạt : Allison T-54A-425 5100 shp
    -Tốc độ tối đa : 600 km / h
    -Phạm vi tối đa : 5500 km
    -Đường băng khi cất cánh : 610 m , và khi hạ cánh : 439 m
    -Trần bay : 11.28 km
    -Nhật hiện có 13 chiếc , 8 chiếc đầu được giao từ năm 1982 ~ 1985 , 5 chiếc sau được giao từ năm 1992~1993
    -Là loại máy bay cảnh báo cở nhỏ nhiệm vụ chính dùng để cảnh báo các mối đe doạ từ trên không , ngoài ra nó còn có thể dung để tìm kiếm cứu hộ , chỉ huy tấn công , trạm chuyển tiếp thông tin liên lạc , có khả năng kết nối dữ liệu với nhiều loại khí tài quân sự như tàu chiến , tàu ngầm , máy bay cảnh báo từ xa , vệ tinh quân sự …..dùng để chia sẽ thông tinh về kẻ địch được phát hiện
    -Bắt đầu triển khai vào năm 1987 sau này năm 2005 Nhật đã tiến hành nâng cấp lên thành chuẩn E-2C Hawkeye nhóm II nhằm nâng cao tính năng tương đương loại của Mỹ đang sử dụng cùng thời điểm
    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} -Thân máy bay được làm bằng kim loại nhẽ , đuôi máy bay được làm bằng vật liệu composite
    -Trang bị radar tiềm kiếm tầm xa APS-145 do tập đoàn Lockheed Martin phát triển , có khả năng theo dõi hơn 2000 mục tiêu cùng lúc và kiểm soát đánh chặn 40 mục tiêu kẻ thù có chức năng làm giảm bức xa sidelobels chống lại các biện pháp đối phó điện tử có khả năng phát hiện máy bay ở khoảng cách lớn hơn 550 km , trang bị hệ thống hiển thị OYQ-70 tiên tiến cùng với thiết bị ngoại vi máy tính hiển thị nhiều màu sắc khác nhau trên bản đồ giúp cho kỹ thuật viên dễ quan sát , và CIC_( Combat Ibformation Center ) và ACIS_( Advanced Control Indicator Set ), thiết bị tác chiến điện tử ALR-73 sau nâng cấp thành ESM AN/ALQ 127 , thiết bị liên kết dữ liệu AN/ARC 158 UHF , trang bị thiết bị liên kết dữ liệu AN/ARQ 34 HF datalink , trang bị bộ cảm biến điện tử Advanced electronic sensors với máy tính xử lý tín hiệu kỹ thuật số .Trang bị hệ thống định vị toàn cầu GPS_( Global Positioning System ) và hệ thống dẫn đường quán tính ASN-92, trang bị hệ thống ASN-50 heading and attitude reference system , trang bị hệ thống ARA-50 UHF tìm hướng tự động của Rockwell Collins và Gyros laser., trang bị hệ thống kiểm soát bay tự động AFCS_( Automatic flight control system ) , trang bị ăng ten IFF
    [​IMG]
    [​IMG]
    p/s về tàu ngầm ,chúc bác 1 ngày vui vẻ
    -Class 1 trang 58
    -Class 2
    http://ttvnol.com/quansu/1174594/page-59
    -Class 3 , 4
    http://ttvnol.com/quansu/1174594/page-63
    -Class 5
    http://ttvnol.com/quansu/1174594/page-79
    -Tàu ngầm class 5 Ssangyong mới có cái AIP đó
    Có gì sai sót mong các bác bỏ qua
    -Bài sau xin tiếp
  6. suhomang

    suhomang Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2012
    Bài viết:
    15.659
    Đã được thích:
    1.839
    Tiềm ẩn nguyên nhân tâm lý trong tranh chấp giữa Tokyo và Bắc Kinh:-w

    nguồn :http://vietnamese.ruvr.ru/2012_10_03/90072777/

    [​IMG]

    Sự căng thẳng trầm trọng trong tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Nhật Bản đặt ra loạt câu hỏi trước các chuyên gia về quan hệ quốc tế. Vì sao lại đạt mức kịch phát vào thời điểm này, nếu sự tranh cãi tồn tại dai dẳng trong nhiều thập kỷ? Tại sao, bất chấp tăng trưởng liên kết kinh tế song phương, các vấn đề chính trị không những không thuyên giảm mà trái lại gia tăng? Hiệu trưởng Học viện Ngoại giao thuộc Bộ Ngoại giao Nga, ông Alexander Lukin đã chia sẻ phân tích về những nguyên nhân xung đột, cũng như triển vọng giải quyết, trong bài viết dành riêng cho đài "Tiếng nói nước Nga".

    Nguyên nhân chính thức của sự căng thẳng là những động thái xuất phát từ phía Nhật Bản. Chính Tokyo khởi xướng chuyển giao các đảo Senkaku (Điếu Ngư) từ tay tư nhân thành sở hữu nhà nước. Về mặt pháp lý, động thái này không liên quan đến vấn đề chủ quyền: chẳng hạn như một người Hoa mua đất ở Nhật Bản, không có nghĩa Trung Quốc sẽ có chủ quyền với miếng đất ấy. Tuy nhiên, ở Trung Quốc việc các đảo trở thành tài sản nhà nước đã được xem như sự vi phạm status quo, mà theo như quan điểm của Trung Quốc, mức độ hiểu biết đã được duy trì kể từ thời điểm hai bên bình thường hóa quan hệ. Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lạc Túc Thành đã trình bày quan điểm này tại một hội nghị chuyên đề nhân kỷ niệm 40 năm bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.

    Tuy nhiên theo giáo sư Lukin, hiện hữu cả những nguyên nhân nền tảng của mối xung khắc Trung-Nhật. Tiềm lực kinh tế và chính trị mà Trung Quốc có được trong quá trình tăng trưởng kinh tế lâu dài đang ngày càng trở nên hùng hậu. Thành tựu kinh tế đạt được nhờ một phần đáng kể vào sự hợp tác với các đối tác quan trọng, bao gồm có Nhật Bản. Kim ngạch thương mại giữa hai nước trong năm ngoái đạt 345 tỷ đô la Mỹ. Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất vào nền kinh tế Trung Quốc, đối với Tokyo cũng Bắc Kinh là đối tác thương mại hàng đầu cả về xuất khẩu và nhập khẩu.

    Tưởng như hai nước phải kiên quyết né tránh bất kỳ sự xung khắc. Tranh chấp nghiêm trọng chỉ gây thêm thiệt hại không thể khắc phục cho cả hai quốc gia đều đứng trước những khó khăn kinh tế nhất định. Tuy nhiên, không phải lúc nào mối quan hệ Trung-Nhật cũng được xác định bởi yếu tố kinh tế. Có thể nhớ, vào trước thời điểm phát xít Đức tấn công Liên Xô năm 1941, Trung Quốc và Nhật Bản từng là các đối tác kinh tế vô cùng mật thiết. Sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, tất nhiên, là một yếu tố kiềm chế đối đầu giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Nhưng bên cạnh đó còn có những tính toán mang tính chính trị, dân tộc và tâm lý.

    Trung Quốc trở thành một cường quốc hùng mạnh mẽ và dĩ nhiên sẽ hành động tích cực hơn trong chính sách đối ngoại. Mặc dù Bắc Kinh tỏ ra thận trọng, nhưng trong nước đã hình thành và nổi lên những lực lượng xã hội ra sức kêu gọi hành động cương quyết hơn trong quan hệ với những đối tượng lịch sử “gây mếch lòng”, trên hết là Nhật Bản. Các lực lượng này đề xuất vận dụng tấm gương Hoa Kỳ, đó là sử dụng quân đội ngoài biên giới để bảo vệ lợi ích kinh tế và chính trị của đất nước. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đối mặt với những chỉ trích về biểu hiện yếu đuối và không dứt khoát. Dưới áp lực của công chúng, nhà chức trách Bắc Kinh mở rộng lãnh vực "các lợi ích sống còn": nếu trước đây chủ yếu đề cập tới Đài Loan, thì giờ còn có cả Điếu Ngư, các quần đảo ở Biển Đông /biển Nam Trung Hoa/, có Tây Tạng (nơi tất cả các cuộc đàm phán với Đức Đạt Lai Lạt Ma được tiến hành từ những năm 1980 đã bị đình chỉ vào năm 2010), cả Tân Cương và các vấn đề đảm bảo nguồn lực thiếu hụt cho nền kinh tế.

    Trái lại, ở trong thế lui binh địa chính trị, Nhật Bản lại cực kỳ nhạy cảm với bất kỳ nhượng bộ hay thỏa hiệp. Mọi chính trị gia cố gắng tìm kiếm thỏa hiệp về tranh chấp lãnh thổ, mà ngoài với Trung Quốc ra còn hiện hữu trong quan hệ của Nhật Bản và tất cả các nước láng giềng khác như Nga, Hàn Quốc, Đài Loan, ngay lập tức đều chịu làn sóng lên án công phẫn từ phía giới chủ nghĩa dân tộc và bị tuyên bố là kẻ phản bội.

    Vậy cuộc xung đột liệu có những triển vọng gì? Trong tình hình hiện nay, căng thẳng khó có thể tăng thêm. Cả hai nước đều quá quan tâm lẫn nhau để có thể cho phép một cuộc đối đầu nghiêm trọng. Những nỗ lực trừng phạt và áp lực từ Bắc Kinh sẽ không dẫn đến bất cứ tiến bộ nào. Các giải pháp ấy không hề mới mẻ, trong khi nền kinh tế Trung Quốc phụ thuộc vào Nhật Bản không ít hơn so với sự ràng buộc của Nhật Bản vào Trung Quốc.

    Vì vậy, bất kỳ động thái trừng phạt sẽ đều giáng hậu quả xuống cả đôi bên. Nhưng cũng khó thể lấy thỏa hiệp để giải quyết dứt điểm tranh chấp. Trung Quốc không hủy bỏ những yêu sách đối với Nhật Bản vốn liên quan cả vấn đề lãnh thổ lẫn các diễn giải về lịch sử, tới việc Nhật Bản từ chối thừa nhận sự tàn bạo trong thời kỳ thế chiến thứ II.

    Có khả năng hơn hết, sóng xung đột sẽ lên xuống đều đặn, lúc tăng lúc giảm. Nếu thành công thu được tiếp tục thúc đẩy tiềm lực của đất nước, Bắc Kinh có thể trở nên khó tính hơn và gây trầm trọng thêm cho tình hình. Giả sử nền kinh tế Trung Quốc đứng trước những khó khăn nghiêm trọng, nhà chức trách Bắc Kinh sẽ phải dồn sức tập trung vào đối phó với những vấn đề cốt yếu, - đó là nhận định trong bài viết của Hiệu trưởng Alexander Lukin, Học viện Ngoại giao Bộ Ngoại giao Nga, dành cho đài "Tiếng nói nước Nga".
  7. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    :-*vì 1 người mà tớ lần đầu tiên viết bài ở đây đó:-"[:D][:D][:D]. Mình ít khi qua đây vì không hiểu vũ khí hay kỹ thuật nên chém không được:D.
    Có cài này mới đăng cũng hay nè:
    Đặc nhiệm Nhật đổ bộ Sensaku làm Trung Quốc lo sợ


    Được đánh giá là lực lượng tinh nhuệ nhất của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản, Trung đoàn bộ binh tự vệ phía Tây Nhật Bản được xem là lực lượng chính sẽ đổ bộ và bảo vệ Sensaku nếu chiến tranh nổ ra
    [​IMG]Đặc nhiệm Nhật Bản trên tàu sân bay Mỹ

    [​IMG]Trên nhiều báo quân sự của Trung Quốc gần đây đã cho đăng ảnh lực lượng đặc nhiệm tinh nhuệ nhất của Nhật được cho sẽ đổ bộ bảo vệ đảo Sensaku/Điếu Ngư nếu xảy ra chiến tranh

    [​IMG]Máy bay trực thăng UH-1A của lực lượng đặc nhiệm Nhật Bản

    [​IMG]Lực lượng này được cố vấn giỏi nhất của Hải quân Mỹ huấn luyện, trang bị vũ khí và quân trang quân dụng tương đương với lực lượng đặc nhiệm SEAL huyền thoại của Hải quân Mỹ

    [​IMG]Đổ bộ bằng máy bay trực thăng

    [​IMG]
    [​IMG]Lính đặc nhiệm Nhật chuẩn bị diễn tập đổ bộ bằng đường không

    [​IMG]Nhảy dù chiếm lĩnh mục tiêu dưới mặt đất

    [​IMG]Vũ khí khí tài của đặc nhiệm Nhật Bản được những chiếc CH-47 chuyển đến bằng đường không

    [​IMG]Đổ bộ bằng dây thừng từ trực thăng bay thấp

    [​IMG]Lính bắn tỉa của lực lượng đặc nhiệm Nhật

    [​IMG]Lực lượng đặc nhiệm tinh nhuệ nhất của Nhật sẽ bảo vệ Sensaku nếu chiến tranh nổ ra

    [​IMG]Gan dạ, dũng cảm, đặc biệt tinh nhuệ và được bảo vệ đến tận răng

    [​IMG]Lực lượng đặc nhiệm Nhật Bản bảo vệ Sensaku đang là mối lo ngại của Trung Quốc

    [​IMG]Quân đội Nhật hiện nay sở hữu 3 trung đoàn đặc nhiệm này với quân số lên đến hàng ngàn người
  8. hiraly

    hiraly Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    3.886
    Đã được thích:
    2.011
    Harushio là hàng thử nhiệm, giờ hình như dùng để huấn luyện chứ không phải hàng trực chiến.
    class 5 là Soryu class - 16 SSK chứ nhỉ [:D]
  9. oanh89

    oanh89 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/03/2011
    Bài viết:
    3.152
    Đã được thích:
    4.516
    ơ em thấy tầu ngầm lớp Harushio hải quân nhật có 3 cái đã đưa vào trực chiến với các loại vũ khí tiêu chuẩn của các tầu lớp Soryu và lớp Oyashio .lớp HArushio được trang bị 6 máy phóng ngư lôi cỡ 533mm, tên lửa hành trình đối hạm phóng từ tàu ngầm UGM-84. như các lớp tầu ngầm khác của nhật mà ::-??:-??:-??:-??
  10. hiraly

    hiraly Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    3.886
    Đã được thích:
    2.011
    ặc, đọc ở đâu vậy, mấy con đó chỉ dùng huấn luyện thôi, chỉ có 1 con có AIP để test mà, vũ khí như nhau nhưng sonar và các hệ thống điện tử được nâng cấp khác nhau mà :-O
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này