1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lực lượng phòng vệ Nhật Bản - 日本国自衛隊 - The Japan Self Defence Forces P2

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Minuteman3, 08/06/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. txdai148

    txdai148 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/12/2009
    Bài viết:
    1.417
    Đã được thích:
    0
  2. suhomang

    suhomang Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2012
    Bài viết:
    15.659
    Đã được thích:
    1.839
  3. alphandt

    alphandt Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/08/2008
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    1.Speed Brake
    [​IMG]
    2.pháo M-61A1 Vulcan 20 mm
    [​IMG]
    [​IMG]
    3.Lổ thoát khí của pháo M-61A1
    4.Mass Balance
    [​IMG]
    5.Ăng ten cảnh báo APR-4
    [​IMG]
    6.Đèn hoa tiêu
    7.Anti Collision Light
    8.Cánh đuôi nằm đứng
    9.Cánh lái hướng
    10.Light Formation
    [​IMG]
    11. Inner Pylon SUU-59-A
    [​IMG]
    12.Missile Launcher LAU-114
    13.Missile Launcher LAU-106-A
    [​IMG]
    [​IMG]
    14.Bánh đáp sau
    15.Nắp che bánh sau
    [​IMG]
    16.Missile Launcher LAU-106-A
    17.Cảm biến nhiệt độ
    [​IMG]
    18.Ăng ten UHF
    [​IMG]
    19.Hệ thống hút khí làm mát động cơ
    20.Hệ thống lấy gió lám mát các thiết bị điện tử
    [​IMG]
    21.Mounting Space Electronics
    22.Ghế phi công
    [​IMG]
    23.Hệ thống hiển thị Head – Up
    24.AOA Sensor ( Angle Of Attack )
    [​IMG]
    25.Ăng ten PDF_( Automatic Direction Finder )
    [​IMG]
    26.Radome
    [​IMG]
    27.Cảm biến tốc độ
    [​IMG]
    28.Light Formation
    [​IMG]
    29.Đèn hạ cánh bánh trước ( Có 2 đèn , cái náy là cái ở trên )
    [​IMG]
    30.Đèn hạ cánh bánh trước ( Có 2 đèn , cái náy là cái ở dưới )
    31.Nắp che bánh trước
    32.Bánh trước
    33.Fuel dumping mouth
    [​IMG]
    34.Ram-Air Intake ( Tăng áp suất khí náp vào động cơ )
    [/url][​IMG]
    35.Primary Heat Exchanger ( Đầu vào bộ trao đổi nhiệt dung làm mát động cơ )
    36.Cửa xả bộ trao đổi nhiệt
    [​IMG]
    37.Jet Fuel Starter Exhaust Port
    +Hình cấu tạo động cơ
    [​IMG]
    - Compressor Blades
    - Engine Mounting Links
    - Titanium Skin Panelling
    - Fire Extinguisher Container
    - Engine Bay Dividing Firewall
    - Corrugated Inner Skin Doubler
    - Afterburner Ducting
    - Main Engine Mounting Frame 9
    - Afterburner Nozzle Actuators
    - Nozzle Shroud Fairing
    - Nozzle Actuating Rods
    - Afterburner Exit Nozzles
    - Jet Pipe Central Tail Fairing
    - Central Gearbox ( CGB )
    - Jet Fuel Starter
    - Engine Bleed Air Ducting
    Hệ thống động cơ F-15 tạo thành từ 1 tập hợp các yếu tố
    • Engine induction and air inlet system
    • Jet Fuel Starter (JFS)
    • Engine oil system
    • Ignition system
    • Engine control system ( ECS )
    • Engine monitoring system ( EMS )
    • Afterburner (augmentor) system
    • Variable area exhaust nozzles
    • Engine anti-ice system
    • Assymmetric thrust departure prevention system ( ATDPS )
    • Engine monitoring display ( EMD )
    • Fire warning/extinguishing system
    • Engine caution system
    • Secondary power system
    38.Fuel outlet
    [​IMG]
    39.Outlet CENC
    40.Móc dung để đáp máy bay trên tàu sân bay
    [​IMG]
    [​IMG]
    41.Variable - Area Afterburner Nozzles.
    [​IMG]
    42.Outrigger
    43.Target Sutabire
    44.Dogtooth leading edge
    [​IMG]
    45.Cánh tà
    46.Wing Aileron
    47.Light Formation
    48.Đèn hoa tiêu
    [​IMG]
    49.Ăng ten cảnh báo APR-4
    50.Nơi chứa bánh đáp sau
    51.Nới Chứa pháo M-61A1 Vulcan 20 mm
    52.Hệ thống thả mồi bẩy ALE-45 Chaff
    53.Ăng ten ECM ALQ-8
    [​IMG]
    54.Cổng lấy không khí vào đồng cơ
    [​IMG]
    55.AN/ARN-118 TACAN
    [​IMG]
    56.AOA Sensor ( Angle Of Attack )
    57.AN/ARC-182 U / VHF
    [​IMG]
    58.Ăng ten ECM ALQ-8
    [​IMG]
    59.Cảm biến tốc độ
    60.Ăng ten ECM ALQ-8
    [​IMG]
    61.AN/ARC-182 UHF
    [​IMG]
    62.Cảm biến nhiệt độ
    63.Ăng ten ECM ALQ-8
    64.Cửa lấy gió làm mát các thiết bị điện tử
    65.Operation panel intercom
    66.20mm cannon bullet feed port
    67.Bồn chứa nhiên liệu bên ngoài máy bay
    -Có gì sai sót mong các bác bỏ qua
    -Bài sau xin tiếp về loại máy bay này

    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Trên mạng xem được bài viết này thấy hay , đưa lên đây cho mọi người xem
    Ngày 16/10, nhà nghiên cứu Viện Khoa học Quân sự Trung Quốc Đỗ Văn Long đã tham gia chương trình truyền hình “Không-thời gian quốc phòng” trên đài phát thanh nhân dân Trung ương Trung Quốc, đã phân tích về sức mạnh quân sự của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản.

    Đỗ Văn Long cho rằng, Lực lượng Phòng vệ Mặt đất là lực lượng có quy mô binh lực lớn nhất trong Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, khả năng tác chiến tổng hợp tương đối mạnh, có vai trò răn đe rất mạnh trong tác chiến phòng thủ lãnh thổ, tính năng một số vũ khí như xe tăng, pháo đã vượt vũ khí cùng loại của quân Mỹ.

    Theo Đỗ Văn Long, ngành chế tạo Nhật Bản phát triển, tiềm lực chiến tranh không thể đánh giá thấp, việc sản xuất tất cả những trang bị hạng nặng đều đã xem xét tới lưỡng dụng - quân sự và dân sự; các doanh nghiệp sản xuất ô tô, sản phẩm điện tử… của Nhật Bản có thể chuyển sang sản phẩm hàng quân dụng bất cứ lúc nào nếu xảy ra các trường hợp bất lợi như “có chuyện” ở xung quanh.

    Nhật Bản coi trọng xây dựng trang bị chiến đấu trên bộ và lực lượng tác chiến cơ động

    Hiện nay, cùng với sự thay đổi không ngừng của hình thái chiến tranh, rất nhiều quốc gia đặt trọng điểm xây dựng quân đội vào hải quân và không quân, nhưng Nhật Bản vẫn rất coi trọng xây dựng lực lượng trên bộ.

    Chẳng hạn xe tăng, rất nhiều nước không còn coi trọng xây dựng lực lượng xe tăng nữa, nhưng Nhật Bản vẫn đang tiếp tục nghiên cứu phát triển xe tăng kiểu mới. Chẳng hạn xe tăng Type-10 bắt đầu được biên chế vào mùa hè năm 2012. Tại sao Nhật Bản lại làm như vậy?
    Đỗ Văn Long cho rằng, Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản luôn là một lực lượng tác chiến có trang bị tốt, quy mô thích hợp, khả năng tác chiến cơ động rất mạnh.

    Trong các loại vũ khí đánh bộ, xe tăng chắc chắn là vũ khí quan trọng nhất, khả năng cơ động của nó lại là yêu cầu cốt lõi của chiến tranh hiện đại.

    Trọng lượng chiến đấu của xe tăng Type-10 của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản bắt đầu tiếp cận xe chiến đấu bộ binh hạng nặng của nước ngoài, làm cho khả năng tác chiến cơ động của xe tăng-loại trang bị hạng nặng này được cải thiện chưa từng có.

    Trong tương lai, nếu ở xung quanh Nhật Bản “có chuyện”, ở các hòn đảo tây nam “có chuyện”, trang bị chiến đấu của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất sẽ có thể được vận chuyển đường không, đường biển một cách nhanh chóng tới nơi xảy ra xung đột, đưa vào tác chiến.

    Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản còn rất coi trọng xây dựng khả năng tác chiến cơ động cao, kiểu lập thể (ba chiều), không chỉ có vũ khí bọc thép trên bộ có khả năng cơ động và khả năng tác chiến tổng hợp rất mạnh, mà còn có rất nhiều khả năng tác chiến tổng hợp trên không – đặc biệt là máy bay trực thăng tấn công có khả năng tấn công đối đất rất mạnh.

    Sự phát triển máy bay trực thăng của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản rất nhanh. Hiện nay không chỉ trang bị máy bay trực thăng tấn công thế hệ mới AH-1 do Mỹ chế tạo, mà còn trang bị máy bay trực thăng tấn công hạng nặng AH-64D.
    Vai trò răn đe rất mạnh trong tác chiến phòng thủ lãnh thổ

    Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản chủ yếu phụ trách các nhiệm vụ như chiến đấu mặt đất, phòng không mặt đất, đổ bộ và tác chiến chi viện đường không tầm gần. Như vậy, sức mạnh của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản rốt cuộc như thế nào?

    Đỗ Văn Long cho rằng, Lực lượng Phòng vệ Mặt đất có vị trí rất quan trọng trong Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, tổng quân số của Lực lượng Phòng vệ là 250.000 người, trong đó Lực lượng Phòng vệ Mặt đất đã chiếm 140.000 quân. Lực lượng Phòng vệ Mặt đất đang đóng vai trò quan trọng về sức mạnh răn đe trong phòng thủ lãnh thổ.

    So với Lực lượng Phòng vệ Trên không và Lực lượng Phòng vệ Biển, Lực lượng Phòng vệ Mặt đất mặc dù khả năng điều động tầm xa tương đối yếu, cũng không có nhiều trang bị công nghệ cao, nhưng có ưu thế quy mô, có vai trò răn đe rất mạnh trong tác chiến phòng thủ lãnh thổ.

    Hiện nay, Lực lượng Phòng vệ Mặt đất đang nâng cao các khả năng điều động binh lực và tác chiến cơ động. Trong tương lai, trong tác chiến giành giật đảo đá, chẳng hạn như tranh đoạt đảo Senkaku với Trung Quốc, hoặc tranh đoạt quần đảo Nam Kuril với Nga, đều đòi hỏi điều động lực lượng tiện lợi nhất, có khả năng cơ động và khả năng tác chiến tổng hợp mạnh nhất trong Lực lượng Phòng vệ Mặt đất.

    Về ý nghĩa này, tác chiến tấn công-phòng thủ đảo đá, tác chiến quy mô nhỏ là khả năng cốt lõi trong xây dựng Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản.
    Hiện nay, Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản cũng rất coi trọng đối với tác chiến ở ngoài biên giới, chẳng hạn những hoạt động gìn giữ hòa bình trong những năm gần đây, Nhật Bản đều tích cực tham gia, hơn nữa trong các hoạt động gìn giữ hòa bình, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã bắt đầu sử dụng trang bị tốt hơn.

    Trước đây, trong việc tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản có mang theo súng máy hay không còn gây tranh cãi, họ sẽ cho rằng loại vũ khí này quá nặng, không phù hợp với thân phận nước bại trận của Nhật Bản, nhưng đến thời gian chiến tranh Iraq, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã mang xe bọc thép hạng nặng tới Iraq, thậm chí còn muốn đưa xe tăng Type-90 đến Iraq.

    Điều này có nghĩa là, về tác chiến ở nước ngoài, Nhật Bản đã rất coi trọng xây dựng khả năng cơ động, khả năng cảnh giới và khả năng tác chiến tổng hợp. Lực lượng Phòng vệ Mặt đất tác chiến xuyên biên giới, đột phá hạn chế của chính sách “chuyên phòng thủ” cũng sẽ trở thành một xu thế phát triển quan trọng.

    Nhiều loại vũ khí tác chiến trên bộ như xe tăng, pháo có tính năng vượt vũ khí quân Mỹ

    Trước đây, không ít người cho rằng, Nhật Bản là người khổng lồ về kinh tế, người tham vọng về chính trị, người lùn về quân sự.

    Nhưng, trải qua nửa thế kỷ phát triển, có bình luận cho rằng, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, đặc biệt là Lực lượng Phòng vệ Mặt đất đã từ lực lượng phòng thủ (mà trước đây chỉ có thể dùng để tự vệ) phát triển thành lực lượng tác chiến mặt đất (đi hàng đầu thế giới), tính năng của một bộ phận vũ khí đã vượt vũ khí cùng loại của Mỹ.
    Đỗ Văn Long lấy ví dụ cho rằng, tính năng tổng hợp của xe tăng Type-90 hiện có của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản đã vượt xe tăng M1A1 của Mỹ; trong khi đó xe tăng Type-10 mới tiến bộ hơn, thông qua áp dụng công nghệ xe tăng M1A2 của Mỹ, tính năng đã được nâng cao về chất, hệ thống kiểm soát hỏa lực, hệ thống thông tin, hệ thống liên kết dữ liệu, hệ thống thông tin của nó đều tốt hơn M1A2, độ linh hoạt trong tấn công, khả năng tấn công, hiệu quả tiêu diệt tổng hợp đối với mục tiêu của nó đều được tăng cường rất lớn.

    Máy bay trực thăng tấn công AH-1 và AH-64 của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, trải qua cải tiến, khả năng phát hiện mục tiêu, khả năng tấn công chính xác mục tiêu mặt đất của nó cũng đã được cải thiện rất lớn.

    Ngoài ra, tên lửa chống tăng của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản đều có khả năng chống hạm, không chỉ có thể tiến hành tấn công các mục tiêu xe tăng và bọc thép, mà còn có thể tấn công các tàu chiến cỡ nhỏ, trong thời điểm then chốt/quan trọng của thời chiến, còn có thể đóng vai trò của lính thủy đánh bộ, thực hiện nhiệm vụ phòng thủ bờ biển.

    Hiện nay, nhìn vào cuộc diễn tập Fuji và các cuộc diễn tập của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, pháo áp chế của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản có trình độ công nghệ rất cao.

    Pháo FH-70 mà Nhật Bản sẽ nhập của Thụy Điển làm trang bị chủ lực, loại pháo này là pháo tiên tiến nhất châu Âu, thông qua tiếp thu công nghệ của loại pháo này, Nhật Bản cải tiến đưa ra pháo tự hành 155 mm, tầm phóng và độ chính xác của pháo cải tiến đã vượt pháo tự hành M109A6 Paladin của Mỹ.
    Ngoài ra, về khả năng tấn công tầm xa, Nhật Bản cũng đã trang bị hệ thống phóng rốc-két đa nòng kiểu M270 do Mỹ chế tạo, loại tên lửa này sau khi được Nhật Bản cải tiến, đã có bố cục kết hợp hỏa lực tầm xa, tầm trung và tầm gần, hơn nữa còn vượt vũ khí Mỹ về tầm phóng, tấn công chính xác và uy lực.

    Không thể đánh giá thấp tiềm lực chiến tranh của Nhật Bản

    Số liệu của một cuộc điều tra cho thấy, Nhật Bản hiện có hơn 1.500 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm quân sự, một khi có nhu cầu, trong 1 năm Nhật Bản có thể sản xuất được 20.000-30.000 xe tăng, hơn 10.000 khẩu pháo, hơn 10.000 máy bay, tàu chiến các loại có tổng lượng giãn nước 9 triệu tấn, hơn 13 triệu súng ống - giống như một công xưởng quân sự khổng lồ, đây phải chăng có nghĩa là Nhật Bản có tiềm lực chiến tranh tương đối mạnh?

    Đỗ Văn Long cho rằng, tiềm lực chiến tranh của Nhật Bản không thể đánh giá thấp. Việc sản xuất các trang bị hạng nặng trong nước của Nhật Bản đều đã tính tới lưỡng dụng – quân sự và dân sự, chẳng hạn những doanh nghiệp sản xuất xe tải hạng nặng của Nhật Bản đều có thể nhanh chóng chuyển sang sản xuất xe tăng hoặc xe chiến đấu bộ binh; nhà máy sản xuất súng, pháo của Nhật Bản, ngoài sản xuất hàng quân sự, còn có được nâng đỡ bởi các chương trình hàng hóa dân dụng
    Một khi xảy ra những trạng thái bất lợi như “có chuyện” ở xung quanh Nhật Bản, bước vào trạng thái chiến tranh, những doanh nghiệp này của Nhật Bản có thể lập tức chuyển sang sản xuất hàng quân sự. Như vậy, việc sản xuất các loại ô tô của Nhật Bản trên thực tế chính là hình thức ban đầu của các loại nhà máy sản xuất xe chiến đấu, bất cứ nước nào cũng không có loại tiềm lực này.

    So với các nước khác, ngành chế tạo của Nhật Bản đi ở hàng đầu. Hiện nay, cùng với việc Nhật Bản từng bước “cởi trói” và nới lỏng “Ba nguyên tắc” trong xuất khẩu vũ khí, việc xuất khẩu vũ khí trong tương lai của Nhật Bản có khả năng sẽ trở thành một phương hướng quan trọng để Nhật Bản cải thiện trình độ kinh tế nước này.

    Chiếc “van” này một khi được mở ra, khả năng Nhật Bản sau đó có thể xuất khẩu ra nước ngoài không còn là ô tô Toyota, Mitsubishi và đồ điện nữa, mà là xe tăng Type-10 hoặc các loại xe bọc thép.

    Từ ô tô đến xe tăng, từ đồ điện dùng cho đời sống hàng ngày đến hệ thống thông tin quân dụng của Nhật Bản, thực ra giữa chúng chỉ cách một lớp giấy cửa sổ, một khi lớp giấy này bị đâm, tiềm lực chiến tranh của Nhật Bản sẽ không thể coi thường.
    http://giaoduc.net.vn
    [:D]Chúc các bác vui vẻ
  4. hiraly

    hiraly Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    3.886
    Đã được thích:
    2.011
    Mình thấy nó không hay tẹo nào hết. Bài viết này trên giaoduc.net dài quá, dùng câu và từ lập nhiều lần, một số thông tin chắp vá không đúng, vẫn dùng việc so sánh tiềm lực nhằm câu view, ý thì không có gì mới hết.
  5. shamanking_quang

    shamanking_quang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/02/2007
    Bài viết:
    1.591
    Đã được thích:
    360
    Lạ nhỉ, Nhật ko có tàu sân bay như của Mỹ mà lại làm móc hãm để hạ cánh trên tàu sân bay để làm gì hả các bác? Mà đây là lần đầu em mới nghe là F15 có phiên bản hạ cánh trên tàu sân bay đấy
    [​IMG]
  6. dragonboy1080

    dragonboy1080 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Bài viết:
    5.265
    Đã được thích:
    880
    Chắc văn của bọn Tàu nó thế đấy bạn ạ, đọc hơi giống..Sử ký Tư Mã Thiên.

    Cái gì Nhật cũng bắt đầu từ "mua của Mỹ", sao đó là "vượt Mỹ" <== hơi thổi phồng quá chăng? :-w

    Dù sao bài báo cũng đúng ở vụ các tập đoàn chế tạo của Nhật Bản <== Nhật và Đức giống nhau ở điểm này, nhiều tập đoàn đã có "truyền thống" thời bình thì sản xuất ô tô, tủ lạnh, máy giặt, sang thời chiến thì sản xuất xe bọc thép, chiến xa, tàu chiến, tàu ngầm (Mitsubishi, Honda, Suzuki, Mercedes, BMW, Siemens...)

    Riêng bọn Mitsubishi thì thời bình cũng vẫn sản xuất tăng đều (bao trọn gói tăng của Nhật luôn) ^:)^
    http://autodaily.vn/2012/06/nhung-chiec-xe-quan-su-mang-nhan-hieu-mitsubishi/

    Hôm trước tớ lọ mọ đọc về U - Boat của Đức, thấy chiếc tàu ngầm quân sự đầu tiên trên TG do ông Krupp nào đó đóng (theo đơn đặt hàng của Nga), đến thế chiến I, II hãng Krupp tiếp tục đóng U boat <== hãng Thyssen Krupp này không có gì xa lạ ở VN, máy nghiền, máy đập của tụi nó đúng là bá đạo :-bd
  7. suhomang

    suhomang Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2012
    Bài viết:
    15.659
    Đã được thích:
    1.839
    Lễ kỷ niệm 15 đơn vị đồn trú của lữ đoàn NAHA

    [YOUTUBE]rZpex7kWkso&list=1&feature=plcp[/YOUTUBE]
  8. MDvn

    MDvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    862
    Đã được thích:
    0
    [YOUTUBE]vmhFmN2jc0s[/YOUTUBE]
    [YOUTUBE]D9-tLYqaSuc[/YOUTUBE]

    Airshow của Nhựt [r2)]
  9. alsou

    alsou Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/07/2003
    Bài viết:
    2.780
    Đã được thích:
    786
    Không phải thiết kế cho tsb mà là thiết kế để hạ cánh trên đường băng bị đóng băng (mùa đông) hoặc sân bay dã chiến chiều dài ngắn cần cáp hãm
    Bên topic Mỹ tớ có post một số hình lười lục lại quá
    F-15 lên xuống tsb vài phát là giảm tuổi thọ khung sườn nhanh lắm
  10. MDvn

    MDvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    862
    Đã được thích:
    0
    [youtube]D9-tLYqaSuc[/youtube]

    É sầu tiếp :D

    Tụi nó quay đẹp quá :x :x

    Thích mấy cái kiểu sơn máy bay của tụi Nhật vl :x
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này