1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lực lượng phòng vệ Nhật Bản - 日本国自衛隊 - The Japan Self Defence Forces P2

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Minuteman3, 08/06/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Capricon2000

    Capricon2000 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/03/2012
    Bài viết:
    1.223
    Đã được thích:
    2

    P 3 là máy bay chống ngầm, thực ra làm nhiệm vụ trinh sát điện tử.

    Đây là loại máy bay Khựa không có và rứt thèm muốn.

    Chính máy bay này làm Chú khựa lái J 10 đâm dzô MÉO mồm nổ OÀNH phát rứt là TO
  2. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
  3. Capricon2000

    Capricon2000 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/03/2012
    Bài viết:
    1.223
    Đã được thích:
    2
    Tokyo's flamboyant and ultraconservative governor, Shintaro Ishihara, said last spring that his city would buy some islands in the East China Sea. Today, China and Japan are caught in a war of words over who controls those islands. Some observers call Ishihara's move a power play that has sparked a crisis.

    http://www.wgbh.org/News/Articles/2012/9/26/Tokyos_Governor_Stokes_The_Island_Feud_With_China.cfm

    Ông Ishihara tuyên bố mùa xuân năm ngóai là đang xem xét mua vài hòn đảo vùng biển tranh chấp với Khựa.

    Phen này Khụa bẩn có thích nổ OÀNH sẽ MÉO mồm và ăn phịt một bãi rất TO , hơ hơ.
  4. suhomang

    suhomang Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2012
    Bài viết:
    15.659
    Đã được thích:
    1.839
    Trung Quốc và Nhật Bản có thể đẩy nhanh đến Ngày Tận thế:-w

    nguồn : http://vietnamese.ruvr.ru/2012_11_28/96159979/

    [​IMG]

    Trong tầng lớp thượng lưu chính trị của Nhật Bản và Trung Quốc có những người hiểu được nguy cơ tiếp diễn sút giảm tồi tệ hơn nữa trong quan hệ song phương của hai nước vì cuộc tranh chấp xung quanh quần đảo Senkaku-Điếu Ngư. Nhưng cả Tokyo và Bắc Kinh đều chịu áp lực nặng nề từ dư luận, nếu không phải là chủ nghĩa dân tộc thì cũng có xu hướng cực đoan. Người Nhật và người Trung Quốc đều chờ đợi sự nhượng bộ của nhau trong cuộc tranh chấp lãnh thổ, tuy nhiên chẳng bên nào sẵn sàng chịu nhường bước, - chuyên viên Andrey Ivanov từ Viện Nghiên cứu Quốc tế của MGIMO nhận xét.

    “Trong cuộc trò chuyện tin cậy, các chuyên viên Trung Quốc ngỏ ý rằng dành cho việc nối lại đối thoại bình thường, thì điều cần thiết là phía Nhật Bản phải đi tới một nhượng bộ nhỏ: cần công nhận có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc về quần đảo Điếu Ngư. Người Trung Quốc tin chắc là làm như vậy chẳng có gì phức tạp, bởi Tokyo dường như đã công nhận hiện hữu tranh chấp ngay từ năm 1970, trong cuộc hội đàm với các ông Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình. Cả hai vị lãnh đạo này đã đồng ý một cách khôn ngoan rằng nên chuyển việc tranh chấp này cho các thế hệ tương lai giải quyết. Và bây giờ, theo các chuyên viên Trung Quốc nói, hẳn cũng có thể làm như vậy được. Vướng mắc là ở chỗ các chuyên viên và giới ngoại giao Nhật Bản luôn phủ nhận rằng thời nào đó Tokyo từng công nhận sự tồn tại của cuộc tranh chấp lãnh thổ, và khẳng định là bây giờ Nhật Bản không thể làm điều đó”.

    Từ chối thừa nhận hiện có cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, phía Nhật Bản vin vào ý kiến công luận trong nước, sẽ bất bình nếu có nhượng bộ như vậy và sẽ đòi bãi nhiệm nội các.Ngoài ra, người Nhật e rằng ngỏ lời xác nhận có tranh chấp với Trung Quốc tức là sẽ tạo cớ để Trung Quốc nêu sách cứng rắn hơn đòi trả lại các hòn đảo. Trên thực tế nỗi e ngại này không phải là thiếu căn cứ, như thí dụ cho thấy chính từ nước Nhật, qua cuộc tranh cãi vì quần đảo Nam Kuril. Chỉ cần một lần hồi cuối những năm 1980, ông Gorbachev thừa nhận có vấn đề, là người Nhật lập tức xiết chặt lập trường cứng rắn hơn. Rồi tiếp đến một lần vào đầu năm 2000, Tổng thống Putin thừa nhận sự hiện hữu Tuyên bố chung Xô-Nhật năm 1956 và khả năng lý thuyết trao cho Nhật Bản 2 trong số 4 hòn đảo sau khi ký kết Hiệp ước hòa bình như là cử chỉ thiện chí, thế là Tokyo khăng khăng nhất loạt đòi trả lại toàn bộ 4 hòn đảo”.

    Như đang thấy, dường như theo phương pháp “suy bụng ta ra bụng người”, hiện giờ người Nhật hiểu rằng người Trung Quốc cũng có thể làm như vậy, và sau khi Tokyo công nhận có tranh chấp, Bắc Kinh sẽ bắt đầu mở rộng tăng cường áp lực để đòi trả lại đảo Điếu Ngư. Lo ngại viễn cảnh đó, chính quyền Nhật Bản bác bỏ khả năng thừa nhận đang tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Càng ngày quan hệ Nhật Bản-Trung Quốc càng tiếp tục xấu đi.

    Ở Tokyo, người ta nhìn thấy giải pháp cho vấn đề không phải là ở bình thường hóa quan hệ với Bắc Kinh bằng con đường thỏa hiệp và nhân nhượng, mà trong hướng phát triển hợp tác quân sự với Hoa Kỳ và củng cố tiềm năng quốc phòng. Tuy nhiên, đây là con đường đầy rẫy nguy hiểm cho Nhật Bản, cũng như đem lại cho thế giới những hậu quả rắc rối bất ổn nghiêm trọng, - chuyên viên Nga Andrei Ivanov đánh giá.

    “Ở Nhật Bản đã bắt đầu các cuộc thảo luận về việc củng cố Hải quân, đối trọng với sự tăng cường nhanh chóng của hải quân Trung Quốc. Người ta đã bắt đầu nói cả về khả năng xem lại hàng loạt điều khoản trong Hiến pháp Nhật Bản, để dành tự do cho quân đội Nhật Bản trong hiệp lực quốc phòng tập thể cùng với Hoa Kỳ đối phó với Trung Quốc. Sự củng cố liên minh quân sự Nhật-Mỹ sẽ trở thành "món quà" khó chịu đối với Trung Quốc. Nhưng cả với chính Nhật Bản cũng không tránh khỏi đối mặt với nhiều vấn đề hơn”.

    Hiện trạng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương củng cố khối chống Trung Quốc do Hoa Kỳ dẫn đầu sẽ kích động Bắc Kinh tiếp tục tăng cường lực lượng vũ trang của mình, - chuyên viên Ivanov phân tích. Mức tăng chi phí cho nhu cầu quân sự có thể gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế Trung Quốc. Dễ đoán rằng Chính phủ Trung Quốc sẽ đổ hết tội lỗi cho chính sách thù địch của Hoa Kỳ và Nhật Bản, và điều đó kéo theo đợt bùng phát mới của tinh thần chống Nhật và chống Mỹ trong xã hội Trung Quốc. Tiếp theo hiển nhiên sẽ không tránh khỏi tăng cường vị thế của phái dân tộc và giới quân sự ở nước này, thiên về hô hào giải quyết vấn đề bằng sức mạnh. Quá trình tương tự cũng sẽ diễn ra tại Nhật Bản. Bởi viễn cảnh cắt đứt tất yếu quan hệ hợp tác thương mại với Trung Quốc sẽ giáng đòn đau vào nền kinh tế Nhật Bản. Kết quả là, không thể loại trừ khả năng quyền hành thuộc về phái dân tộc ở Nhật Bản và thậm chí Tokyo sẽ từ bỏ qui chế phi hạt nhân đã tự nguyện nhận lấy trước đây. Tất cả những điều đó có thể xảy ra khá nhanh. Và giả sử quan hệ Nhật-Trung chuyển sang giai đoạn đối đầu quân sự, thì như vậy cũng đồng nghĩa với "ngày tận thế”. Ít nhất, sẽ cáo chung mô hình quan hệ liên quốc gia, mà ngày nay đang được xem là cơ sở của trật tự thế giới, - chuyên viên Nga dự báo.
  5. Hector_S

    Hector_S Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/06/2005
    Bài viết:
    1.261
    Đã được thích:
    612
    Đồng chí Cap trích dẫn thì trích dẫn lại 1 phần nội dung thôi, ai lại trích dẫn nguyên bài kèm cả hình ảnh dài dằng dặc rồi nói có đôi ba chữ thế kia.
  6. hiraly

    hiraly Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    3.886
    Đã được thích:
    2.011
    ông oành làm gì mà ông cap thù thế kia nhỉ!? Bài nào cũng thấy lôi vào :))
  7. gamateur

    gamateur Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    09/06/2008
    Bài viết:
    286
    Đã được thích:
    1
    Đúng Cạp già đi chấp thằng oành nhóc con, xuông câp quá, :)
  8. hiraly

    hiraly Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    3.886
    Đã được thích:
    2.011
    Chà, bài này đáng chú ý đây, mà theo IHT, IHT là báo nào vậy ta, có phải cái này ko nhỉ :-?

    Nhật Bản tăng liên kết quân sự, đối phó Trung Quốc

    Nhật Bản nỗ lực nâng vị thế bằng một cách hoàn toàn mới: lần đầu tiên trong nhiều chục năm, Nhật cung cấp viện trợ quân sự cho nước ngoài, xây dựng mối liên kết với những nước đang đối phó với Trung Quốc.

    Trong bối cảnh Trung Quốc trỗi dậy ngày càng mạnh về kinh tế và quân sự, đặc biệt là quân lực trên biển, nơi đang có tranh chấp với Nhật, Tokyo đã thầm lặng liên kết với các đối tác láng giềng. Nhật lần đầu tiên vượt rào kể từ sau Thế chiến II, cung cấp viện trợ quân sự cho nước ngoài, chuẩn y một gói viện trợ trị giá 2 triệu USD cho lực lượng công binh sang huấn luyện lính của Campuchia và Đông Timor về cứu nạn thiên tai và các kỹ năng khác như xây dựng đường sá.
    Tàu chiến của Nhật Bản không chỉ tham gia các cuộc tập trận chung với quân đội của nhiều nước trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, mà còn bắt đầu đến thăm cảng của các nước vốn lâu nay lo sợ sự hồi sinh về quân sự của Nhật Bản.
    Sau khi đẩy mạnh các chương trình viện trợ dân sự để huấn luyện và trang bị cho lực lượng bảo vệ bờ biển của các quốc gia khác, các quan chức quốc phòng và các nhà phân tích Nhật Bản dự báo rằng nước này sẽ sớm tiến đến một mốc mới: bán các trang thiết bị quân sự như thủy phi cơ, hoặc có thể cả những chiếc tàu ngầm tàng hình chạy bằng dầu diesel thích hợp với các vùng biển cạn nơi mà Trung Quốc đang gia tăng đòi chủ quyền lãnh thổ.
    Ranh giới giữa phòng vệ và tấn công

    Tất cả các động thái trên, tuy còn khiêm tốn, nhưng chứng tỏ một sự thay đổi ở Nhật Bản. Nước này từng bác bỏ những lời kêu gọi liên tiếp của Mỹ về việc trở thành một cường quốc thực thụ ở khu vực, vì lo ngại rằng làm như vậy sẽ đi quá xa so với chủ nghĩa hòa bình thời hậu chiến mà Nhật đã xác định cho mình.
    Quyết tâm thầm lặng vượt qua sự do dự để trở thành một thế lực trong khu vực đến vào lúc này, khi cả Mỹ và Trung Quốc đang quyết cạnh tranh để khẳng định quyền lực của họ ở châu Á. Đây cũng là lúc mà các tham vọng chủ quyền của Trung Quốc đang làm dịu nỗi cay đắng của một số nước Đông Nam Á từng bị người Nhật thống trị trong thế kỷ trước.


    Tàu chiến và máy bay Nhật trong một cuộc tập trận tháng trước. Động lực làm Nhật Bản thay đổi chiến lược an ninh quốc gia chính là cuộc tranh chấp căng thẳng với Trung Quốc về những hòn đảo không người trên biển Hoa Đông. Cuộc tranh chấp này làm gia tăng mối quan ngại của người Nhật rằng sự yếu kém của mình, và các cuộc đấu đá về tài chính của nước bảo trợ là Mỹ, đang làm cho Nhật ngày càng dễ bị tổn thương.
    Keiro Kitagami, cố vấn đặc biệt về an ninh cho Thủ tướng Yoshihiko Noda, nói: “Trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, mọi thứ Nhật Bản phải làm là theo Mỹ. Với Trung Quốc, thì giờ đây đã khác. Nhật Bản cần phải có lập trường của riêng mình.”
    Những động thái này của Nhật Bản hoàn toàn không có nghĩa là Nhật có thể sẽ chuyển hóa quân đội, vốn đang hoàn toàn đóng vai trò phòng vệ, để sớm thành một lực lượng tấn công. Công chúng Nhật trong quá khứ từng chống lại nỗ lực của một số chính khách muốn sửa đổi hiến pháp hòa bình, và món nợ khổng lồ của đất nước sẽ hạn chế số lượng viện trợ quân sự của Nhật Bản cho nước ngoài.
    Tuy nhiên, thái độ ở Nhật Bản ngày một chuyển chuyển hóa một cách rõ ràng khi Trung Quốc tiếp tục tăng mức chi phí quốc phòng hai con số hàng năm và khẳng định rằng họ sẽ tiếp quản các đảo hiện đang dưới sự kiểm soát của Nhật Bản, cũng như một loạt đảo khác ở Biển Đông mà một số nước Đông Nam Á nói rằng thuộc quyền kiểm soát của họ.
    Các nhà lãnh đạo Nhật Bản đã kiên quyết đối đầu với thách thức từ Trung Quốc tại các đảo người Nhật gọi là Senkaku còn người Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, và các cuộc thăm dò dư luận cho thấy lập trường này được dư luận ngày càng ủng hộ. Cả hai chính đảng lớn đang công khai nói về việc diễn giải linh hoạt hiến pháp, theo đó sẽ cho phép Nhật Bản được phép bảo vệ các nước đồng minh - chẳng hạn như bắn hạ bất kỳ tên lửa nào của Triều Tiên nhằm vào Mỹ - và như vậy sẽ xóa nhòa ranh giới giữa quân đội tiến công và phòng vệ.
    Lực lượng phòng vệ của Nhật Bản đã bắt đầu ngả theo xu hướng như vậy ở Iraq và Afghanistan khu vực mà Nhật ủng hộ các chiến dịch hành quân do Mỹ lãnh đạo bằng cách triển khai các tàu chở dầu của hải quân để tiếp nhiên liệu cho các tàu chiến tại Ấn Độ Dương.

    Tìm đồng minh 'cùng chí hướng'

    Các quan chức Nhật nói rằng chiến lược của họ không phải để khơi dậy một cuộc chạy đua tranh giành ảnh hưởng với Trung Quốc, nhưng nhằm xây dựng các mối quan hệ với các quốc gia khác cùng chia sẻ nỗi lo về nước láng giềng hay áp đặt của mình. Họ thừa nhận rằng việc xây dựng khả năng cho lực lượng bảo vệ bờ biển của các quốc gia khác cũng là một cách tăng cường khả năng của các nước đó để chống lại bất kỳ mối đe dọa nào từ Trung Quốc.
    “Chúng tôi muốn xây dựng liên minh cùng chí hướng ở châu Á nhằm ngăn chặn Trung Quốc không được lấn át chúng tôi.” Yoshihide Soeya, Giám đốc Viện nghiên cứu Đông Á tại đại học Keio ở Tokyo nói.
    Hoặc như Thứ trưởng quốc phòng, Akihisa Nagashima, nói trong cuộc phỏng vấn rằng: “Chúng tôi không thể để cho Nhật Bản đi vào suy yếu một cách thầm lặng.”
    Mỹ nói chung đã hoan nghênh những nỗ lực như vậy của Nhật Bản vì chúng phù hợp với chiến lược củng cố các nước châu Á về quân sự của Mỹ, để các nước này có thể đối phó với Trung Quốc, cũng như mở rộng sự hiển diện về quân sự của Mỹ tại khu vực.
    [​IMG]
    Tàu hải quân Nhật và các nước tham gia cuộc diễu binh trên biển nhân kỷ niệm 60 năm thành lập lực lượng phòng vệ trên biển của Nhật, tháng 10/2012. Trung Quốc, nước vốn bị thiệt hại nặng nề bởi các cuộc xâm chiếm lãnh thổ của đế quốc Nhật trong thế kỷ 20, đã phản ứng xu thế trên, nói rằng Nhật Bản đang muốn đảo ngược kết quả của chiến tranh thế giới lần thứ 2. Tại một cuộc họp về quốc phòng tại Australia tháng trước, trung tướng Ren Haiquan của Trung Quốc đã cảnh báo nước chủ nhà không nên liên minh chặt chẽ với cái mà ông ta gọi là một nước phát xít đã từng ném bom thành phố Darwin của Australia.
    Tuy nhiên, với mức độ thay đổi địa chính trị đang sôi sục tại khu vực, những mối lo ngại về sự phục hồi của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản dường như đang mờ dần tại một số nước có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Các nhà phân tích ở các nước này và trong khu vực nói rằng nước họ hoan nghênh và đôi khi còn kêu gọi sự giúp đỡ từ phía Nhật Bản.
    “Chúng tôi đã gạt những cơn ác mộng về Chiến tranh thế giới lần thứ 2 sang một bên, vì mối đe dọa từTrung Quốc”, Rommel Banlaoi, một chuyên gia về an ninh tại Viện nghiên cứu Hòa bình, bạo lực và khủng bố tại Manila, Philippines nói.
    Nhật Bản được coi là nước duy nhất trong khu vực có lực lượng hải quân đủ mạnh để kiềm chế Trung Quốc. Mặc dù chi phí quốc phòng của Nhật Bản giảm, ngân sách quốc phòng của nước này, theo nhiều cách tính khác nhau, đứng hàng thứ 6 thế giới. Để phù hợp với lập trường hòa bình của mình, Nhật Bản không có các loại tên lửa tầm xa, tàu ngầm hạt nhân hoặc các tàu sân bay cỡ lớn cần thiết cho việc triển khai sức mạnh thực của mình. Tuy nhiên những chiếc tàu ngầm chạy điêzen của Nhật được coi là loại tốt nhất trên thế giới. Hải quân Nhật Bản cũng có các tàu tuần dương được trang bị tên lửa Aegis tiên tiến có khả năng bắn hạ tên lửa đạn đạo, và hai tàu khu trục chở máy bay lên thẳng lớn có khả năng sửa chữa để chở các máy bay chiến đầu có khả năng cất cánh thẳng đứng.

    Đọc thêm: Nhật phô diễn sức mạnh hải quân

    Hải quân Nhật Bản đã có một bước tiến lớn về mở rộng liên kết quốc phòng, khi năm 2009 đứng ra tổ chức một cuộc tập trận chung với Australia – cuộc tập trận đầu tiên với một nước ngoài Mỹ. Kể từ đó, hải quân Nhật đã tham gia một số cuộc tập trận hải quân đa quốc gia ở Đông Nam Á, và tháng 6 vừa qua đã có cuộc tập trận hỗn hợp đầu tiên với Ấn Độ.
    Các nhà phân tích và cựu quan chức nói rằng giới quân sự Nhật Bản cho đến nay vẫn rất thận trọng trong việc viện trợ trong các lĩnh vực không liên quan đến chiến sự như cứu trợ thiên tai, chống cướp biển và y tế. Nhưng thậm chí những biện pháp hạn chế này cũng giúp xây dựng các mối quan hệ quốc phòng. Một kế hoạch đang được thương lượng là đào tạo nhân viên y tế cho lực lượng hải quân một quốc gia Đông Nam Á, để họ phục vụ các thủy thủ của nước này làm việc trên các tàu ngầm mới mua của Nga.
    Tetsu Kotani, một nghiên cứu viên tại Viện nghiên cứu quốc tế tại Tokyo nói rằng chiến lược của Nhật là tạo ra các lực lượng tuần duyên và phòng vệ mini kiểu Nhật trên Biển Đông.
    Theo chương trình viện trợ dân sự trong thập kỷ qua nhằm xây dựng các lực lượng bảo vệ bờ biển, quan chức Nhật nói rằng họ đang ở giai đoạn cuối của gói viện trợ liên quan đến an ninh lớn chưa từng có – cung cấp cho Lực lượng phòng vệ bờ biển của Philippines 10 tàu đổ bộ trị giá khoảng 12 triệu USD mỗi chiếc. Bộ Quốc phòng Nhật nói họ có thể sẽ viện trợ những tàu tương tự cho một quốc gia Đông Nam Á khác.

    Đọc thêm: Nhật cấp 10 tàu đổ bộ cho Philippines

    Theo cựu bộ trưởng quốc phòng Nhật, Toshimi Kitazawa, Bộ Quốc phòng Nhật Bản nói rằng họ có kế hoạch tăng gấp đôi chương trình viện trợ quân sự vào năm tới để giúp các nước ven Biển Đông, và có thể còn bán tàu ngầm cho những nước này. Ông Kitazawa nói thêm rằng Australia và Malaysia cũng có thể là các khách hàng tiềm năng.
    Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn gần đây, ông Kitazawa nói: “Nhật Bản từng không nhạy cảm với nhu cầu an ninh của các nước láng giềng trong khu vực. Chúng tôi có thể cống hiến được nhiều để giúp họ thảnh thơi tâm trí.”
  9. suhomang

    suhomang Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2012
    Bài viết:
    15.659
    Đã được thích:
    1.839
    Hải quân Nhật Bản @-)


    [YOUTUBE]6N6OCDAXsU0&feature=plcp[/YOUTUBE]
  10. hiraly

    hiraly Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    3.886
    Đã được thích:
    2.011
    clip hay =D>
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này