1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lực lượng phòng vệ Nhật Bản - 日本国自衛隊 - The Japan Self Defence Forces P2

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Minuteman3, 08/06/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Phi_Ho

    Phi_Ho Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2015
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    27
    Và F-35 là CT tốn kém có thể là vô dụng nhất lịch sử. Indo chưa bao giờ là cường quốc KTQS, Indo năm nào còn gào thét TQ phải bán C-602/704/705 đời cũ nhưng TQ nhất quyết ko bán
  2. hiraly

    hiraly Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    3.886
    Đã được thích:
    2.011
    Chú dở hơi quá, cái anh nói là tiền cơ ....
    MafiaMichelHung thích bài này.
  3. darkkainyn

    darkkainyn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/04/2012
    Bài viết:
    566
    Đã được thích:
    201
    ==! thay vì vật nhau thì các bác kiếm thông tin có ích post ngon hơn ví dụ trong chuyến viếng thăm lần này nhà ta có sơ múi gì được thêm không chẳng hạn
  4. Phi_Ho

    Phi_Ho Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2015
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    27
    Nhật thực ra ko đủ lực lấy lại Kuril, tôi tin chắc là như vậy, ko xét vkhn, chỉ nói về vk thông thường, Nhật ko có Mỹ cũng bó tay. Như thời chiến tranh lạnh thì ko thể, năm 1990-1991 Nhật có thể lợi dụng tình hình rối ren của LX, có điều cũng ko đủ sức, vì khi ấy số lượng và chất lượng LX cũng vẫn cực mạnh, tới bây giờ thì lại càng ko, Nhật sau WW2 chưa bao giờ là thế lực hải quân hùng mạnh như năm 1942 cả, số lượng máy bay ít, mạnh nhất là 200 F-15J thì chất lượng xét hiện tại, chỉ ngang đám Su-27SK, J-11 cũ. Lại ko có máy bay ném bom tầm xa như Tu-160, H-6 hay chuyên chống tàu như Tu-22M2. Nay Nga còn điều thêm Su-35S, Su-30SM, MiG-31BM thay thế đám Mig 23 cũ. Rồi thêm S-300, P-800, Buk-2M, Tor-M2U, sắp tới có thể là S-400. Hạm đội tàu nổi và tàu chạy điện Nhật coi có vẻ mạnh mẽ, nhưng khi khai chiến, dự là chỉ có đám Soryu còn sống, chứ tàu to, đạn nhiều (nhưng mà toàn đạn PK) như Atago, Kongo đi tong ngay, bởi Nga toàn chơi Ashm siêu âm, số lượng lớn, Nhật lại ko có TSB hoặc loại như FA18EF, ko đọ được với Nga trong 1 trận đánh. Hạm đội Nhật chỉ mạnh ở khả năng ASW chống ngầm, cơ mà tàu ngầm cũ như lớp Oscar, Kilo thì có thể đám P-1/3 Nhật săn được, chứ các lớp mới như Yasen, Amur thì khó ăn, ngay cả lớp Akula cũ cũng vượt qua được hàng rào sonar Mỹ giăng ở vịnh Mexico, hay Type 039 thình lình nổi lên trước TSB Kitty Hawk. Chống ngầm thì cả Mỹ còn đau đầu với tàu ngầm Fap lớp cũ, vượt qua nhiều vòng DDG-51, LA, CG-47 để khoá TSB vào tầm ngư lôi, Nhật giờ Mỹ tôn vinh khả năng chống ngầm số 2 TG, sau Mỹ, thì ko biết làm được trò trống gì, vả lại cũng ko có nhiều khu cho SH-60J, P-1/3 hoạt động, vì Su-35S, Su-30SM, MiG-31BM đều nhiều đạn, radar to, bay nhanh, phạm vi hoạt động xa hơn F-1/2/4J/15J, khó lòng hỗ trợ khi khai chiến, E-767 AWACS rất dễ thành con mồi cho MiG-31BM, cả NATO nếu ko có F-22/35, thì chưa chắc chống được MiG-31BM làm thịt E-2/3, huống hồ Nhật. Nhật được Mỹ khoe hiệp đồng tác chiến ko thua Mỹ mấy lần tập chiếm đảo, rồi RIMPAC này nọ, tuy nhiên nếu KQ Nga bận giao chiến, tàu đổ bộ Nhật, rồi V-22, tàu đệm khí mini kéo bầy xâm nhập Kuril, thì dễ ăn trọn tầm bắn của K-300P (P-800), pháo bờ biển của Nga (có thể là loại A-222), Type 10/90 chưa kịp đổ bộ đã thành tàu ngầm rồi, mà có đổ bộ được thì lại gặp Kornet-EM, T-80, sắp tới có thể là cả Hermes, T-14, giờ Kuril giống như pháo đài bất khả xâm phạm, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật cùng liên thủ chiếm đánh thì may ra
    Lần cập nhật cuối: 27/09/2015
  5. darkkainyn

    darkkainyn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/04/2012
    Bài viết:
    566
    Đã được thích:
    201
    thiệt ra thì ông nhật lùn cũng chả muốn chiếm kuril làm gì khi quan hệ với Nga hiện tại vẫn đang trong trạng thái tạm gọi là tốt đẹp hiện nay,kuril không quan trọng bằng quan hệ Nga Nhật nên giờ chỉ chống đối trên lý thuyết thôi
    cái mà nhật lùn quan ngại hiện nay là TQ và triều tiên,nhưng có lẽ triều tiên đang bị thuyết phục bởi sự giàu có của 2 ông hàng xóm là Nhật lùn với hàn xẻng thì phải,dạo này thấy Triều tiên xích mích ở biên giới TQ,trước đây chưa hề thấy
  6. Phi_Ho

    Phi_Ho Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2015
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    27
    TT như thằng tâm thần, gặp ai cũng đòi đánh, nhưng gặp chí phèo như TQ, đại gia Hàn, Nhật có Mỹ bảo kê nên chưa dám, điên nhưng vẫn còn tỉnh lắm
  7. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Nới lỏng xuất khẩu, vũ khí Nhật Bản vẫn có nguy cơ ế: Vì sao?
    Hải Vy | 05/10/2015 19:34

    1
    [​IMG]
    Chia sẻ:

    [​IMG]
    Táo bạo, thần tốc - Nga "dọn bãi" để Chính phủ Syria phản công

    Hiện thế giới không có mấy nhu cầu đối với vũ khí Nhật Bản. Những khách hàng tiềm năng của Nhật như Malaysia, Việt Nam... lại khó có thể mua vũ khí của nước này.
    Mở cửa cho ngành công nghiệp quốc phòng Nhật Bản tiến ra thị trường quốc tế là một bước tiến đáng kể, tuy nhiên, quá trình này không thể diễn ra trong một sớm một chiều.

    Ngày 1/4/2014, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí của Nhật Bản và ban hành “3 nguyên tắc chuyển giao công nghệ và thiết bị quốc phòng”.

    Trong đó, Nhật Bản sẽ được phép xuất khẩu vũ khí sau khi các đề nghị cung cấp trải qua một quá trình phê duyệt nghiêm ngặt để đảm bảo rằng giao dịch sắp thực hiện sẽ thúc đẩy hòa bình quốc tế và an ninh của Nhật Bản.

    Mặc dù bước tiến trong chính sách xuất khẩu vũ khí không thu hút nhiều sự quan tâm hay tranh cãi như các sáng kiến an ninh khác của ông Abe nhưng đây là một sự thay đổi đáng kể trong vị thế quốc phòng của Nhật Bản.

    1 năm rưỡi sau, vào ngày 1/10 năm nay, Bộ Quốc phòng Nhật Bản (MOD) đã thành lập Cơ quan Hậu cần, Công nghệ và Mua sắm (ATLA) hùng hậu với 1.800 nhân viên để giải quyết nhiều thách thức còn tồn tại trong việc thực hiện chính sách xuất khẩu mới.

    Một nhóm 50 thành viên trong ATLA sẽ được phân công đặc biệt để thúc đẩy kế hoạch xuất khẩu vũ khí.

    Trước thời cơ lịch sử này, tạp chí The Diplomat đã có bài viết thảo luận về những yếu tố thúc đẩy hướng chính sách mới của ông Abe và tìm hiểu xem con đường phía trước của chính phủ, cũng như ngành công nghiệp vũ khí Nhật Bản sẽ ra sao.

    Những lo ngại mang tính chiến lược và liên quan đến ngành công nghiệp đã thúc đẩy chính phủ Nhật Bản.

    Tuy nhiên, sự không chắc chắn trong cách thực hiện những thay đổi này và nhu cầu vẫn còn tương đối ít đối với vũ khí Nhật Bản trên thị trường quốc tế sẽ đặt ra những khó khăn lớn.

    Các cuộc thảo luận được công bố với Ấn Độ và Australia, liên quan tới khả năng cung cấp thủy phi cơ tìm kiếm – cứu nạn US-2 và tàu ngầm diesel-điện lớp Soryu, là 2 trường hợp hiếm hoi.

    [​IMG]
    Thủy phi cơ US-2
    Trong tương lai, Nhật Bản có vẻ sẽ tập trung mở rộng xuất khẩu những thiết bị nhỏ hơn, thay vì các loại vũ khí đắt tiền như vậy.

    Các yếu tố thúc đẩy

    Điều gì đã thúc đẩy ông Abe nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu vũ khí? Theo Jeffrey Hornung, nhà phân tích các vấn đề an ninh và đối ngoại tại Quỹ hòa bình Sasakawa, Nhật Bản muốn:

    1 – Giảm chi phí mua sắm trong nước.

    2 – Tăng cường hợp tác với Mỹ.

    3 – Trở thành đối tác an ninh tích cực hơn với các quốc gia có cùng chung chí hướng, lợi ích.

    Giảm chi phí là yếu tố được đặc biệt ưu tiên bởi các loại vũ khí nội địa của Nhật Bản hiện nay có mức giá “cắt cổ”. Nếu Chính phủ Nhật Bản muốn tăng cường năng lực, họ phải có khả năng trang bị công nghệ với mức giá rẻ hơn.

    Do chi phí dành cho công tác nghiên cứu và phát triển rất cao nên việc bán được nhiều sản phẩm sẽ giúp giảm chi phí trên mỗi đơn vị, ở mức độ gần như thường xuyên.

    Một ví dụ trong trường hợp này là thỏa thuận bán tàu ngầm lớp Soryu cho Australia. Nếu Nhật Bản giành được hợp đồng này, chi phí của mỗi con tàu sẽ giảm xuống vì chi phí đầu tư nghiên cứu và thiết kế tàu ngầm Soryu là một khoản cố định đã được chi trả trước đó.

    Tàu ngầm lớp Soryu

    Tuy nhiên, liệu việc nới lỏng lệnh cấm vũ khí có dẫn tới sự thay đổi về giá cả trong thời gian ngắn hay không vẫn là một câu hỏi mở.

    Trên thực tế, việc giảm giá này có thể phải mất nhiều năm, nếu không muốn nói là hàng thập kỷ, mới có thể trở thành hiện thực do vẫn còn tồn tại nhiều nghi ngại về mức độ cạnh tranh của ngành xuất khẩu vũ khí Nhật Bản trên thị trường quốc tế.

    Stephen T. Ganyard, chủ tịch công ty tư vấn Avascent International, cho rằng nhu cầu còn ít ỏi với vũ khí Nhật là trở ngại lớn để đạt được mục tiêu của chính phủ nước này.

    Theo Ganyard, hiện thế giới không có mấy nhu cầu đối với vũ khí Nhật do nước này thiếu tầm nhìn, ít các sản phẩm mang tính cạnh tranh toàn cầu trong khi mức giá quá cao.

    Cho tới hiện tại, khách hàng duy nhất của các nhà sản xuất quốc phòng Nhật Bản là chính phủ của nước này. Điều đó khiến ngành công nghiệp Nhật Bản thiếu các nguyên tắc thị trường cơ bản.

    Ganyard cho biết, ngành công nghiệp quốc phòng Nhật Bản là “một thế giới riêng, với những quy luật riêng”.

    Chính phủ Nhật Bản là bên định giá cho các loại vũ khí và không chịu tác động của thị trường quốc tế. Hiện chưa có cơ chế nào để đạt được hiệu quả đề ra.

    Có vẻ như điều trái khoáy nhất là những quốc gia có tiềm năng trở thành khách hàng đầu tiên của vũ khí Nhật, như Malaysia, Việt Nam, Indonesia, Philippines và Thái Lan, lại có nguy cơ không đủ tiền mua chúng.

    Các quốc gia khác có nguồn tài chính để mua những sản phẩm tốt nhất, như Singapore, sẽ tiếp tục lựa chọn vũ khí từ Mỹ, do vũ khí Nhật Bản không còn là loại tiên tiến nhất hay chúng cũng chưa từng được thử nghiệm thực chiến.

    Do đó, xét từ góc độ kinh tế, những lợi ích trong ngắn hạn của việc nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu vũ khí vẫn còn nhiều vấn đề.

    Tuy nhiên, nếu chỉ nhằm phục vụ những lợi ích chiến lược của cam kết tăng cường năng lực thì điều quan trọng đối với Nhật Bản lúc này là bắt đầu bổ sung nguyên tắc thị trường vào ngành công nghiệp.

    Xuất khẩu và hợp tác sản xuất vũ khí sẽ mang lại nhiều hơn sự cân bằng bên trong – củng cố năng lực công nghiệp nội địa của Nhật, giảm phụ thuộc vào Mỹ - và sự cân bằng bên ngoài - lợi tức có được ở sẽ giúp Nhật chi trả cho các nghiên cứu và phát triển tương lai.

    Đề nghị hợp tác chia sẻ công nghệ tàu ngầm giữa Nhật Bản và Australia là ví dụ cơ bản cho thấy Nhật Bản đang nỗ lực giảm bớt nỗi lo bị Mỹ “bỏ rơi” bằng cách chứng minh cam kết “chia sẻ gánh nặng” của mình.

    Tại đây, sự cân bằng bên ngoài (ràng buộc Mỹ nhiều hơn với an ninh Nhật Bản) sẽ khớp với sự cân bằng bên trong (phát triển năng lực tự bảo đảm an ninh của Nhật Bản).

    Narushige Michi****a, Giám đốc Chương trình An ninh và Các nghiên cứu quốc tế tại Viện Nghiên cứu chính sách quốc gia nói với Defense News:

    “Bằng cách cung cấp vũ khí cho những quốc gia này, chúng ta có thể kiếm được tiền, cân bằng với Trung Quốc, tăng cường và thể chế hóa các quan hệ đối tác của chúng ta, trong khi giúp những quốc gia này củng cố năng lực. Đây là hợp tác các bên cùng có lợi”.

    Xuất khẩu là yếu tố mà Nhật Bản cần có để khuyến khích hoạt động hiệu quả hơn từ phía các nhà sản xuất vũ khí. Đây là một sự thay đổi có lợi không chỉ cho Nhật Bản mà còn cho các đồng minh và đối tác của nước này.

    Khi Mỹ đối mặt với áp lực ngân sách lớn hơn, Nhật Bản sẽ phải nỗ lực nhiều hơn nữa để chứng minh rằng họ là một đồng minh đáng để Mỹ bảo vệ.

    Những “minh chứng” cho điều này sẽ đến từ việc thực hiện một cam kết nghiêm túc nhằm đáp lại nỗ lực duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực mà Mỹ tiến hành.

    Những thách thức tương lai

    Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều rào cản lớn do Nhật Bản hầu như không có kinh nghiệm sử dụng xuất khẩu vũ khí như một công cụ đối ngoại.

    Mặc dù Nhật Bản đã bổ sung những nguyên tắc chính trị mới song chúng vẫn chưa được hệ thống hóa và các doanh nghiệp nước này sẽ không “bước vào sân chơi” cho tới khi một số vấn đề mơ hồ được làm sáng tỏ.

    Trên thực tế, việc thiết lập những quy định mới khá phức tạp, đặc biệt là những quy định về việc sử dụng ngoài mục đích và chuyển giao cho bên thứ 3.

    Theo Ganyard, sẽ là thảm họa nếu vũ khí Nhật cuối cùng lại được bán cho các tổ chức chính phủ hoặc phi chính phủ mà khiến nước này phải “bẽ mặt” vì đã cung cấp, dù trực tiếp hay gián tiếp.

    Ganyard cho rằng, ngoài đưa ra những chỉ dẫn rõ ràng, chính phủ Nhật Bản cần sẵn sàng cam kết chia sẻ rủi ro trong việc mở rộng sản xuất quốc phòng.

    Điều này có thể được thực hiện qua những khoản vay lãi suất thấp dành cho những khách hàng tiềm năng hoặc tài trợ các chương trình nghiên cứu và phát triển.

    Đối với các công ty Nhật Bản, theo Ganyard, sáp nhập là một cách để tạo sự răn đe chiến lược từ cơ sở công nghiệp quốc phòng mạnh mẽ.

    Phương thức độc đáo này sẽ cho phép Nhật Bản giành được vị trí trong thị trường quốc phòng toàn cầu thông qua việc sáp nhập, thâu tóm và mua lại quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến các sản phẩm quốc phòng.

    Tuy nhiên, một lần nữa, các công ty này cần được khích lệ. Họ cần cảm thấy thuyết phục rằng:

    Khi đứng giữa 2 lựa chọn – mua lại 1 công ty nước ngoài không thuộc lĩnh vực quốc phòng, với các quy tắc rõ ràng và mua lại 1 công ty quốc phòng, với tương lai không chắc chắn thì việc thiết lập 1 công ty quốc phòng quốc tế sẽ xứng đáng với đồng tiền họ bỏ ra.

    Những rủi ro cho các doanh nghiệp không chỉ nằm ở vấn đề tài chính mà còn là uy tín.

    Các công ty lớn của Nhật Bản như ShinMaywa, Mitsubishi, Kawasaki, Hitachi và Toshiba không muốn bị mang tiếng là "sứ giả của thần chết".

    Hội chợ vũ khí tổ chức tại Yokohama hồi tháng 5 năm nay đã thu hút tới 4.000 khách tham gia. Mặc dù đây là một bước tiến lớn nhưng đây là lần đầu tiên hình thức hội chợ này được tổ chức ở Nhật Bản.

    [​IMG]
    Mô hình thủy phi cơ US-2 do tập đoàn ShinMaywa Industries sản xuất tại hội chợ ở Yokohama
    Sự vắng mặt các loại súng, tên lửa và những thiết bị “gai góc” khác của Nhật Bản đã cho thấy tâm lý của nước này.

    Yếu tố uy tín cũng lý giải tại sao chính phủ Nhật Bản rất hào hứng thúc đẩy việc bán các thủy phi cơ tìm kiếm, cứu nạn US-2 bởi sẽ dễ được lòng công chúng hơn khi đây là một giao dịch phi quân sự.

    Trong tương lai, Ganyard tin rằng Nhật Bản sẽ tập trung vào xuất khẩu các thiết bị nhỏ hơn như cảm biến theo dõi trên các hệ thống tên lửa đạn đạo.

    Tốc độ thực hiện cải cách mới sẽ phụ thuộc vào quyết tâm chính trị của Nhật Bản trước mối đe dọa từ Trung Quốc và Triều Tiên.

    Tuy nhiên, những thách thức mà ngành công nghiệp quốc phòng Nhật Bản phải đối mặt sẽ khiến tiến trình này diễn ra một cách chậm rãi và thận trọng.

    http://soha.vn/quan-su/noi-long-xua...van-co-nguy-co-e-vi-sao-20151005163611337.htm
    --- Gộp bài viết: 07/10/2015, Bài cũ từ: 07/10/2015 ---
    Bài báo đúng 90% rồi, đồng chí @kuyomuko thấy có đúng ko ?

    Thứ 1: đồ Nhật tuy mẫu mã đẹp, như đồ Mỹ, nhưng cải lương hơn về giá thành, đắt và ko chắc hơn được đồ Mỹ Âu
    Thứ 2: Nhật tự hào khoe vũ khí theo quy chuẩn riêng, do đó khó tích hợp với các hệ thống của NATO, tôi chưa nghe máy bay, tàu chiến Nhật có link-16 bao giờ.
    Thứ 3: quá ít sản phẩm, quanh quẩn là các máy bay chống ngầm, cánh ngầm, trong khi thứ tiêu diệt tàu ngầm hiệu quả nhất là tàu ngầm và tàu hộ vệ thì Nhật ko hề có sản phẩm nào
  8. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.373
    Đã được thích:
    26.726
    1. Đồ Nhựt Bổn sản xuất số lượng ít nên đắt là đương nhiên. Người Nhựt Bổn thiên hoàng có mức sống rất cao nên giá nhân công, chuyên gia đắt. Nó chả có gì chắc chắn hơn đồ Âu Mỹ ư? Đồ Âu Mỹ đầy nhà nhưng chúng tôi đek thèm xài mà tự rèn lấy đấy. Đắt hơn vẫn rèn đấy...nhiêu đó đủ thấy người Nhựt Bổn chúng tôi tự rèn binh khí đek phải vì tiền như bọn tầu khựa. Chúng tôi muốn chuyển tinh hoa kỹ thuật Nhựt Bổn vô đó đó chú...

    2. Nhựt Bổn mà không link-16 thì sao hiệp đồng với bọn cầy. Đó là yêu cầu bắt buộc rồi. Nhưng ngoài link-16 đã lạc hậu thì Nhựt Bổn còn có kênh trao đổi số liệu dự phòng nữa chú. Tận 32bit do nec xây dựng từ hồi 198x. Cái gì chú "chưa nghe" thì không có nghĩa là nó hẻm có nhoé.

    3. Tầu ngầm xuất khẩu siêu việt Soryu cả thế giới thèm khát chú không thấy à? Chú phải về khám mắt thôi. Thực ra, rào cản lớn nhất về xuất khẩu vũ khí là do hiến pháp hoà bình cuả chúng tôi. Chúng tôi chả khát máu như bọn tầu khựa. Chứ mà chíng tôi xuất khẩu tràn lan như Nga thì tầu khựa có mà khóc thét.
    Thien_Binh_PLhiraly thích bài này.
  9. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    1. đắt nhưng ko sắt ra miếng thì mãi ko bán được
    2. nhận sai :-D
    3.Tàu ngầm Nhật đấu thầu đã thua Type 214 ở Úc rồi, còn P-1 thì do giá mắc, Phi, Thái nó mua P-3 cũ
  10. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.373
    Đã được thích:
    26.726
    1. Nó đã bán được cái nào đâu mà xắt với chả bằm. Hiến pháp chưa sửa thì tiếp thị chơi cho vui chứ bán có mà ăn cám.
    2. Giỏi...cứ tiếp tục phát huy tinh thần nhận sai hầu hết các luận điểm của chú nhé :-D.
    3. Chưa có kết quả đâu. Có thành công hay không là phụ thuộc vào gói tín dụng cấp cho dự án mà bên nào xoay ngon hơn. Chứ kỹ thuật thì tầu ngầm Nhựt Bổn ăn đứt Type-214 rồi
    hiralymatcua3 thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này