1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lực lượng phòng vệ Nhật Bản - 日本国自衛隊 - The Japan Self Defence Forces P2

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Minuteman3, 08/06/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Ăn đứt chỗ nào, Type 214 ăn đứt từ khả năng vũ khí chống ngầm, chống hạm. Động cơ AIP Đức thì tôi vẫn luôn tin tưởng tuyệt đối ăn đứt động cơ NHật, T214 nằm dưới biển 84 ngày, còn Soryu thì ko dám ghi chú rõ , có lẽ là vài ngày là phải nổi lên rồi
    Lần cập nhật cuối: 08/10/2015
  2. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Vũ khí bí mật giúp Nhật Bản "tóm" J-20, J-31 Trung Quốc
    Đức Anh | 10/10/2015 08:01

    4
    http://soha.vn/quan-su/vu-khi-bi-mat-giup-nhat-ban-tom-j-20-j-31-trung-quoc-20151008083522414.htm
    --- Gộp bài viết: 11/10/2015, Bài cũ từ: 11/10/2015 ---
    E-2D sử dụng radar X-band, làm sao phát hiện được J-31/20 ở xa, rồi làm sao dẫn đường cho AIM-120C, SM-6 bắn. Không phải Mỹ luôn ngoác mồm ra kêu radar X-band ko chống được stealth đó sao.

    Đồng chí @kuyomuko nghĩ sao về điều này
  3. divenoi_xalam

    divenoi_xalam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/06/2012
    Bài viết:
    2.635
    Đã được thích:
    2.230
    Nhật có con hàng hay phết :-p:-p

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
  4. theki22

    theki22 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/01/2009
    Bài viết:
    420
    Đã được thích:
    127
    Con này dùng UHF-band chứ có phải X-band đâu ??
  5. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.276
    Đã được thích:
    26.585
    Tàng hình hay không nó phụ thuộc vào chiều kích mục tiêu trên 1phân cực chứ không phải bước sóng của phân cực sóng đó. Các chú hiểu về tàng hình sai bét hết.
    --- Gộp bài viết: 12/10/2015, Bài cũ từ: 12/10/2015 ---
    Soryu nằm dưới mặt nước có 1/3 năm thôi chú à. Vũ khí thì cả 2bản xuất khẩu này đều xài chung hàng Mỹ theo yêu cầu của Úc. AIP xuất khẩu của Siemens thì chú qua hỏi bọn Ấn độ ấy. Bọn nó cứ tấm tắc khen pin nhiên liệu cháy nổ rất thơm
    hk111333hiraly thích bài này.
  6. longmuonhieu

    longmuonhieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/07/2013
    Bài viết:
    1.081
    Đã được thích:
    232
    VHF mới chống được tàng hình nhé mấy lão
  7. HHaylam

    HHaylam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    14/10/2015
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    32
    Nhật Bản theo tôi nghĩ là phải phát triển Hải Quân chứ lục quân thực sự không mạnh
    Hải Quân mới là lợi thế của Nhật Bản
    Không quân cũng thế
    Còn Lục quân thì chừng nào phát triển lực lượng Đặc nhiệm như Marine của Mỹ hẵng tính
  8. lamali1

    lamali1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2009
    Bài viết:
    7.259
    Đã được thích:
    13.177
    Hóng Thiên Hoàng hồi sinh:
    [​IMG]
  9. okngrdx

    okngrdx Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/11/2014
    Bài viết:
    144
    Đã được thích:
    36
    Hi vọng Nhật mau phục hồi để duy trì ổn định hòa bình khu vực
  10. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Báo Mỹ: F-2/15J vs J-10A/20

    Số phận "con cưng" J-10 Trung Quốc khi đối đầu F-2 Nhật Bản
    Nhật Minh | 17/10/2015 19:48

    16
    [​IMG]
    Tiêm kích F-2 Nhật Bản
    Chia sẻ:

    [​IMG]
    Thứ khiến phương Tây “hãi” hơn cả vũ khí Nga ở Syria

    Tranh chấp xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông đã làm tăng nguy cơ xảy ra đụng độ trên không giữa các chiến đấu cơ Trung - Nhật.
    Nhà phân tích Kyle Mizokami nhận định, máy bay chiến đấu đa nhiệm F-2 của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản (JASDF) sẽ chiếm ưu thế trước đối thủ J-10 Trung Quốc.

    Trong bài viết trên tạp chí National Interest (Mỹ), Mizokami cho biết, những tranh chấp xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông đã làm tăng nguy cơ xảy ra đụng độ trên không giữa các chiến đấu cơ của cả 2 phía.

    Ông cho hay, máy bay tuần tra của Nhật Bản đã nhiều lần bị chiến đấu cơ Trung Quốc ngăn chặn tại khu vực này, sau khi Bắc Kinh đơn phương tuyên bố thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại Hoa Đông từ cuối năm 2013.

    [​IMG]
    Theo nhà phân tích Mizokami, tiêm kích F-2 Nhật Bản chiếm ưu thế trước J-10 Trung Quốc.

    Theo Mizokami, trong trường hợp xảy ra xung đột, các tiêm kích F-15J của JASDF sẽ chiến đấu với Su-27 Trung Quốc để giành ưu thế trên không.

    Còn các tiêm kích F-2 nhiều khả năng sẽ đối đầu với J-10, bởi cả 2 loại này đều được thiết kế đa nhiệm, với năng lực tác chiến trên không và hỗ trợ mặt đất.

    Mizokami tin rằng F-2 có lợi thế trước đối thủ Trung Quốc khi giao chiến, bởi đầu tiên, F-2 có bán kính chiến đấu vượt trội (500 dặm so với mức 340 dặm của tiêm kích J-10).

    Thứ hai, F-2 được trang bị radar quét mạng pha điện tử chủ động cao cấp hơn radar của J-10. Nhờ thế, nó có thể phát hiện được J-10 trước và phóng tên lửa AAM-4B ngoài tầm nhìn.

    Theo Mizokami, AAM-4B hiện là tên lửa duy nhất trên thế giới được trang bị radar quét mạng pha điện tử chủ động.

    Do tên lửa có khả năng khóa mục tiêu sau khi phóng nên ngay cả khi sắp khóa radar, phi công Nhật Bản vẫn có thể thực hiện các động tác cơ động lẩn tránh máy bay đối phương.

    Vì vậy, tiêm kích J-10 Trung Quốc hoàn toàn có nguy cơ bị bắn hạ trước khi nó có thể chiến đấu.

    Song, Mizokami cũng thừa nhận rằng J-10 có một lợi thế trước F-2 ở tầm gần, đó là tiêm kích Nhật Bản không được trang bị hệ thống tìm kiếm và theo dõi mục tiêu hồng ngoại.

    Khi "rồng Trung Hoa" đối đầu dũng sĩ cận chiến vô song của Nhật
    Hải Vy | 19/10/2015 19:34

    1
    [​IMG]
    Chia sẻ:

    [​IMG]
    Công bố đáp án và trưng cầu trao giải: Tại sao pháo chính xe tăng Nga luôn có cỡ nòng lớn hơn các dòng xe tăng nước khác?

    Theo nhà phân tích Kyle Mizokami, tuy tiêm kích thế hệ 5 của Trung Quốc có lợi thế tàng hình nhưng Nhật Bản lại có trong tay những chiến binh cận chiến vô song.
    Trong bài viết trên tạp chí National Interest (Mỹ), nhà phân tích Kyle Mizokami đã đưa ra những dự đoán về kết quả cuộc đối đầu giữa tiêm kích J-20 Trung Quốc và F-15J Nhật Bản nếu cả 2 phía xảy ra xung đột.

    Dưới đây là nội dung bài viết:

    Khi căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản dâng cao, máy bay quân sự 2 phía xảy ra nhiều vụ chạm trán hơn.

    Một số tiêm kích Su-27 của Không quân Trung Quốc (PLAAF) từng áp sát máy bay Nhật Bản tại Hoa Đông, khiến các chiến đấu cơ F-15 tại căn cứ Okinawa phải xuất kích khẩn cấp.

    Những vụ chạm trán này dường như đã trở thành thường lệ và có thể sẽ tiếp diễn trong tương lai gần, khi tiêm kích thế hệ 5 J-20 của Trung Quốc đi vào hoạt động cuối thập kỷ này.

    Trong khi đó, Nhật Bản vẫn tiếp tục duy trì hoạt động các máy bay chiến đấu F-15J Eagle.

    Trong quá khứ, Bộ Quốc phòng Nhật Bản từng có ý định thay thế F-15 bằng các tiêm kích F-22 Raptor nhưng không thực hiện được do Quốc hội Mỹ đã thông qua đạo luật cấm xuất khẩu F-22.

    Tương quan sức mạnh F-15J và J-20

    Lô F-15J đầu tiên được chuyển giao cho Nhật Bản vào năm 1981. Mẫu máy bay này do Tập đoàn Mitsubishi Heavy Industries (Nhật Bản) sản xuất theo giấy phép.


    [​IMG]
    Tiêm kích F-15J Nhật Bản

    Về cơ bản, nó giống với mẫu F-15 của Mỹ, ngoại trừ thiết bị cảnh báo radar và tổ hợp thiết bị đối kháng điện tử mà Washington từ chối cung cấp.

    F-15J ban đầu trang bị các tên lửa không-đối-không AIM-9 Sidewinder và tên lửa dẫn đường bằng radar bán chủ động AIM-7 Sparrow – sau đó thay thế bằng loại không-đối-không tầm trung tiên tiến AIM-120. Ngoài ra, vũ khí trên F-15J còn có pháo 20mm M61.

    Quân đội Nhật Bản đã tiếp nhận 223 chiếc F-15, trong đó 8 chiếc mất do tai nạn.

    F-15J đã phục vụ quân đội Nhật Bản trong thời gian dài.

    Vào đầu những năm 2000, Tokyo đã tiến hành một chương trình nâng cấp để bổ sung cho tiêm kích này tên lửa dẫn đường bằng hồng ngoại mới (AAM-3 và AAM-5), động cơ cải tiến, radar AN/APG-63 (V)1 nâng cấp.

    Ngoài ra, phiên bản nâng cấp có khả năng mang được các tên lửa dẫn đường bằng radar AAM-4B và được bổ sung các thiết bị đối kháng điện tử cải tiến, cảm biến tìm kiếm và theo dõi bằng hồng ngoại.

    Tuy nhiên, gói nâng cấp này rất tốn kém và chỉ được áp dụng cho chưa đầy 10 chiếc F-15J mỗi năm. Cho tới nay, mới khoảng một nửa số F-15J của Nhật Bản được nâng cấp.

    Trong khi đó, "con rồng Trung Hoa" J-20 Trung Quốc là một bí ẩn. Đây là tiêm kích thệ 5 đầu tiên của nước này, được tiết lộ lần đầu vào năm 2011.

    Với 2 động cơ, 1 chỗ ngồi, có các cánh mũi và khả năng tàng hình, J-20 được đánh giá là dài hơn một chút so với F-15J.

    Nó có thân dài, rộng để chứa nhiều vũ khí bên trong thân và dự trữ nhiên liệu.

    [​IMG]
    Tiêm kích thế hệ 5 J-20 của Trung Quốc

    Có vẻ J-20 có tới 3 khoang chứa vũ khí bên trong thân, trong đó 2 khoang nhỏ hơn để chứa tên lửa tầm ngắn và 1 khoang lớn dành cho các tên lửa không-đối-không tầm xa cùng các vũ khí không-đối-đất.

    J-20 trang bị radar quét mạng pha điện tử chủ động (AESA), cho phép nó phát hiện mục tiêu từ khoảng cách xa và tấn công chúng với các tên lửa dẫn đường bằng radar.

    Các nguyên mẫu mới có vẻ còn được lắp đặt hệ thống tìm kiếm và theo dõi mục tiêu hồng ngoại, thiết bị chỉ thị mục tiêu quang-điện tử cho các nhiệm vụ tấn công không-đối-đất.

    Vai trò chính xác của J-20 vẫn chưa rõ ràng. Mẫu máy bay này có vẻ được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ tầm xa.

    Nó có thể giống như MiG-31, tiêm kích đánh chặn tốc độ cao của Nga là tìm cách bắn hạ các máy bay tiếp dầu, máy bay cảnh báo sớm, máy bay do thám, thu thập thông tin tình báo của đối phương.

    Ngoài ra, nó có thể được trang bị để trở thành máy bay ném bom hạng trung tầm xa, như chiếc F-111 của Mỹ, có khả năng tấn công các mục tiêu như Okinawa và các căn cứ trên khắp Nhật Bản.

    Nếu J-20 và F-15J đối đầu...

    Nếu giả sử J-20 được trang bị các loại vũ khí để trở thành máy bay chiến đấu tầm xa chiếm ưu thế trên không thì khi đối đầu F-15J Nhật Bản, kết quả sẽ ra sao?

    Trong trường hợp các nhà thiết kế Trung Quốc giảm được diện tích phản xạ radar của J-20 thì F-15J sẽ gặp khó khăn trong việc phát hiện mục tiêu ở tầm xa hơn.

    Bên cạnh đó, do F-15J không có khả năng tàng hình nên với radar hiện đại, J-20 sẽ dễ dàng phát hiện ra chiếc máy bay của Nhật.

    Điều này là bất lợi lớn cho F-15J khi phải giao chiến bên ngoài tầm nhìn, nhất là khi J-20 trang bị các tên lửa PL-15.

    Loại tên lửa này được Trung Quốc thử nghiệm thành công vào tháng 9/2015, được tích hợp đầu dò radar chủ động và động cơ mới giúp tăng tầm bắn.

    Tuy nhiên, khi giao chiến tầm gần, F-15J có lợi thế hơn. Động cơ trên J-20 được đánh giá còn khá yếu, ít nhất là ở hiện tại, trong khi đó F-15J lại có tỷ lệ lực đẩy trên khối lượng rất hoàn hảo.

    Gia đình máy bay chiến đấu F-15 nổi tiếng là những chiến binh cận chiến vô song, lực đẩy vượt trội và độ cơ động tuyệt vời cho phép nó giành lợi thế về vị trí trước đối thủ.

    Một điểm cuối cùng cần cân nhắc, đó là cho tới nay, J-20 chưa được trang bị pháo.

    Mặc dù các chuyên gia không quân vẫn chưa thống nhất quan điểm về hiệu quả của pháo trên máy bay chiến đấu nhưng trong tình huống không chiến tầm gần, pháo M61 trên F-15J sẽ tỏ ra rất hữu ích.

    Nhìn chung, khi so sánh chiến đấu cơ J-10 Trung Quốc và F-2 Nhật Bản, lợi thế tầm gần thuộc về J-10 còn lợi thế tầm xa thuộc về F-2. Tuy nhiên, khi xét tới các tiêm kích chiếm ưu thế trên không như J-20 và F-15J, cục diện đã thay đổi.

    http://soha.vn/quan-su/khi-rong-tru...-chien-vo-song-cua-nhat-20151019161711876.htm
    http://soha.vn/quan-su/so-phan-con-...hi-doi-dau-f-2-nhat-ban-20151017110622366.htm
    --- Gộp bài viết: 20/10/2015, Bài cũ từ: 20/10/2015 ---
    Báo Mỹ so sánh đúng, nhưng chưa toàn diện, ngoài J-10A. J-20, TQ vẫn đang và tiếp tục cải tiến các dòng J-10B, J-11B/D, đối thủ thực sự của F-2, F-15J là đây, J-20 để dành đối đầu F-22 và J-31 để dành đối phó F-35
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này