1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lực lượng phòng vệ Nhật Bản - 日本国自衛隊 - The Japan Self Defence Forces P2

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Minuteman3, 08/06/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Nhật chuẩn bị cho tấn công đường không tầm xa
    (Vũ khí) - Theo kế hoạch, đến năm 2019, Nhật sẽ nhận loạt chiến đấu cơ, UAV, máy bay tiếp dầu mới... và đặc biệt là 10 chiếc máy bay vận tải hạng nặng C-2.
    Tăng năng lực vận tải

    Lực lượng tự vệ trên không Nhật Bản (JASDF) công bố hình ảnh máy bay vận tải C-2 mới của quân đội nước này đang bay thử nghiệm tại căn cứ không quân Gifu. Theo kế hoạch, Bộ Quốc Phòng Nhật Bản sẽ triển khai các máy bay vận tải quân sự C-2 đầu tiên tại căn cứ không quân Miho ở thành phố Sakaiminato, tỉnh Tottori.

    Lực lượng JASDF dự tính sẽ mua 60 chiếc C-2 để thay thế cho những chiếc máy bay vận tải C-1 và C-130H đã lỗi thời. Dự kiến 10 chiếc C-2 đầu tiên sẽ được hoàn thành và bàn giao cho JASDF trong 4 năm tới.

    Theo một số thông tin ít ỏi được công bố, máy bay vận tải C-2 có chiều dài 44m, trọng lượng cất cánh tối đa là 141 tấn (tải trọng gần 40 tấn), được trang bị 2 động cơ phản lực GE CF6-80C2K1F cho tốc độ di chuyển tối đa 890km/h, với trần bay 12.200m, tầm bay 6.500km.

    C-2 có thể chở được 110 binh sĩ với đầy đủ trang bị hoặc các loại xe thiết giáp sẽ phục vụ đắc lực cho quân đội Nhật Bản trong tình huống chuyển quân tới các khu vực xa trên thế giới.

    Tác chiến tầm xa

    Kế hoạch trang bị máy bay C-2 của JASDF cho thấy, lực lượng này đang hoàn thiện năng lực tác chiến tầm xa của mình. Và đây cũng chính là nội dung của "Lễ hội hàng không" (Aviation Festival) tại sân bay Ibaraki lực lượng JASDF vừa tổ chức.

    Tại đây có trưng bày nhiều loại máy bay chiến đấu tiên tiến, trong số đó, có một mô hình máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ được sơn màu của lực lượng phòng vệ Nhật Bản đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo mọi người.

    [​IMG]
    Lực lượng JASDF thử nghiệm máy bay vận tải C-2.
    Theo giới phân tích, căn cứ vào "Đại cương kế hoạch phòng vệ" và "Kế hoạch xây dựng lực lượng phòng vệ trung hạn giai đoạn 2014-2019" do chính phủ Nhật Bản ban hành, trong vòng 5 năm tới, JASDF nhanh chóng chuyển đổi và mở rộng, phát triển thành một lực lượng tấn công không thể xem nhẹ.

    Theo những văn kiện có liên quan đến xây dựng lực lượng quân sự mà chính phủ Nhật đã công bố, trước năm 2020, lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản sẽ lần lượt trang bị hàng loạt phương tiện tác chiến mới.

    Đầu tiên, Tokyo đã xác định đặt mua 42 chiếc F-35 của Mỹ thay thế cho 75 chiếc F-4EJ và RF-4E/EJ đã lão hóa, đã phục vụ trong lực lượng không quân nước này từ vài chục năm nay.

    Theo kế hoạch, Mỹ sẽ bàn giao chiếc F-35 đầu tiên cho lực lượng tự vệ trên không Nhật Bản vào năm 2016, sau đó các phi công nước này sẽ sang Mỹ để huấn luyện 2 năm. Do vậy, F-35 sẽ chính thức được triển khai trong biên chế của JASDF vào khoảng năm 2018.

    Theo giới phân tích, do khả năng tàng hình và khả năng tấn công mặt đất của F-35 tương đối mạnh, sau khi Nhật Bản đưa F-35 vào biên chế sẽ hình thành “ưu thế xuyên phá phi đối xứng” với các quốc gia xung quanh. Do đó, "tàng hình" và "tấn công" sẽ trở thành từ khóa quan trọng mới trong chiến lược tác chiến của JASDF.

    Trong thời gian tới, JASDF sẽ tiếp nhận 4 chiếc máy bay cảnh báo sớm kiểu mới, 3 chiếc máy bay không người lái tầm xa, và các loại máy bay bảo đảm hỗ trợ, bao gồm 3 chiếc máy bay tiếp dầu trên không, và đặc biệt là 10 chiếc máy bay vận tại C-2…

    Tất cả những trang bị phục vụ, bảo đảm mới này sẽ nâng cao khả năng của lực lượng JASDF khi triển khai các hoạt động ở ngoài biên giới.

    Về việc thay thế máy bay chiến đấu, tạp chí Aviation Enthusiasts của Nhật đã tiết lộ, nhập khẩu máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F-35 của Mỹ không phải là trọng tâm duy nhất trong quá trình điều chỉnh lực lượng không quân Nhật Bản.

    Để tránh tình trạng đơn điệu về chủng loại, lực lượng JASDF đã thúc đẩy kế hoạch phát triển “Máy bay chiến đấu quốc nội tương lai”. Đến năm 2020, Nhật Bản có khả năng bố trí đồng thời 4 loại máy bay chủ lực, bao gồm: Máy bay chiến đấu F-2, phiên bản nâng cấp của F-15, F-35 và 1 loại chiến đấu cơ nội địa.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/nhat-chuan-bi-cho-tan-cong-duong-khong-tam-xa-3303109/
    --- Gộp bài viết: 18/03/2016, Bài cũ từ: 18/03/2016 ---
    @kuyomuko Nhật bẩn ko có quả BVR thực thụ nào như PL-15 thì làm sao mà tấn công đường không tầm xa, dự án máy bay tàng hình thì ì ạch
  2. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.371
    Đã được thích:
    26.716
    Tấn công đường không tầm xa là bay từ bên Okinawa qua xóa sổ mấy cái Trạm Giang, Tam Á, Sơn Đông rồi về đó chú. Chỉ cần ném bom ngu thôi cũng đặng. Chú dốt vãi
    tommyjj, arrow2iloveubaby thích bài này.
  3. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.883
    Đã được thích:
    17.406
    theo đít vịt thì tụi Nhựt bị bọn Úc nhợn loại rồi cụ chuối ah, tụi Úc sẽ chọn tàu ngầm của Phớp :D
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/bin...quoc-khien-nhat-ban-thua-dau-3306784/?paged=2
  4. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.371
    Đã được thích:
    26.716
  5. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.883
    Đã được thích:
    17.406
    tụi Nhựt down giá nhiều mà Úc vẩn không chọn, mà e nghĩ có down giá cỡ nào thì 1 kon Soryu giá tầm 3 tỉ usd vẫn quá mắc so với sức nhà ta, nhà ta mua 6 kon kilo mà chỉ có 2 tỉ usd thôi
  6. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.371
    Đã được thích:
    26.716
    Cái các anh cần là xây dựng quy chuẩn kiểm tra chứ đừng có suy nghỉ theo kiểu cứ mua tầu ngầm tầu nổi luntun là đánh thắng được giặc. Phải xây dựng nền tảng trước.
    hk111333 thích bài này.
  7. Hac_Cong_Tu

    Hac_Cong_Tu Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    721
    Đã được thích:
    160
    Soryu, tàu ngầm AIP tốt nhất châu á, top thế giới, nhưng bán ko ai thèm mua =))

    Trung Quốc khiến Nhật Bản thua đau


    Nhật Bản đã mất hợp đồng đóng tàu ngầm hàng chục tỷ USD với Australia mà nhân tố đứng sau rất có thể là Trung Quốc.
    Nhật Bản tung chiêu mới với Australia
    Tin sét đánh

    Ngày 26/4, nguồn tin Chính phủ Nhật Bản xác nhận rằng một thành viên Nội các Australia đã thông báo qua điện thoại cho Chính phủ Nhật Bản biết Tokyo đã thất bại trong việc giành hợp đồng trị giá hàng tỷ USD đóng mới tàu ngầm cho lực lượng hải quân Australia.

    Hợp đồng đóng mới 12 tàu ngầm cho hải quân Australia có tổng kinh phí lên tới 38,6 tỷ USD trong đó bao gồm cả chi phí bảo trì và quản lý.

    Trong vụ đấu thầu này, Tập đoàn Công nghiệp nặng Mitsubishi (Nhật Bản) phải cạnh tranh với các đối thủ nặng ký gồm Tập đoàn ThyssenKrupp AG (Đức) và Tập đoàn quốc phòng DCNS (Pháp).

    Tàu ngầm lớp Soryu của Nhật Bản

    Nhật Bản đã đề nghị sẽ cung cấp công nghệ tàu ngầm chạy điện-diesel lớp Soryu của Lực lượng Phòng vệ trên biển với khả năng tàng hình tiên tiến. Tuy nhiên, Tokyo đã không vượt qua được các đối thủ trong cuộc cạnh tranh này.

    Một số nguồn tin cho biết Australia đã quyết định trao hợp đồng trên cho Tập đoàn DCNS của Pháp. Dự kiến, Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull sẽ có thông báo chính thức về quốc gia thắng thầu trong chuyến thăm cơ sở đóng tàu ngầm tại Adelaide vào cuối ngày 26/4.

    Trước đây vài ngày, hôm 22/4, Nhật Bản đã có những nỗ lực cuối cùng nhằm cứu vãn tình hình khi tính tới khả năng can thiệp cấp cao.

    Đó có thể là một cuộc gọi điện trực tiếp từ Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho người đồng cấp Australia Malcolm Turnbull, để thuyết phục và thúc đẩy khả năng giành hợp đồng đóng tàu ngầm mới cho Australia.

    Hồi tuần trước, một nhóm chuyên gia ở Tokyo gấp rút kết nối các kênh ngoại giao, đánh giá những thông tin truyền thông và tin tình báo về các đối thủ dự thầu để tham mưu cho Thủ tướng Abe.

    Động thái của Nhật Bản diễn ra sau khi một nguồn tin rò rỉ trong cuộc họp mới đây của Ủy ban An ninh Quốc gia Australia cho biết Nhật Bản đã bị loại mặc dù kết quả chính thức chưa được công bố.

    Dùng cả thủ đoạn

    Trước sức ép cạnh tranh quá lớn từ các đối thủ Đức và Pháp, Nhật Bản từng tung “chiêu xấu” để loại bớt đối thủ. Tokyo bị cáo buộc tung tin giả rằng Đức đã bị loại trong cuộc đua giành hợp đồng này.

    Hồi đầu tháng 3 vừa qua, báo chí Australia cho biết Nhật Bản bị cáo buộc tung tin giả rằng Đức đã bị loại trong cuộc đua giành hợp đồng đóng tàu ngầm cho Australia.

    Những thông tin này sau đó đã bị Chính phủ Australia cũng như những người đại diện Tập đoàn công nghiệp hàng hải ThyssenKrupp Marine Systems (TKMS) của Đức ở Australia bác bỏ.

    Cuộc đua giữa ba nước Nhật Bản, Đức và Pháp đã giúp Australia hưởng lợi khi chi phí mua sắm giảm đi so với dự kiến xuống 5 tỷ AUD/một chiếc (khoảng 3,5 tỷ USD).

    Tàu ngầm cũ lớp Collins của Australia

    Giới chức Nhật Bản cũng vào cuộc nhằm “dìm hàng” các đối thủ. Đại sứ Nhật Bản tại Australia gần đây đã tham gia cuộc tranh luận công khai với tuyên bố rằng những rủi ro kỹ thuật của các nhà thầu châu Âu là cao hơn so với của Nhật Bản.

    Người Nhật cho rằng rất khó để chuyển đổi từ một tàu ngầm hạt nhân thành tàu ngầm điện thông thường như người Pháp dự định làm, hoặc tăng gấp đôi kích thước của một chiếc tàu ngầm nhỏ như người Đức đề xuất.

    Ngược lại, những người châu Âu lại chỉ ra rằng Nhật Bản không có kinh nghiệm chế tạo tàu ngầm ở nước ngoài, nhất là khi kết hợp với các nhà đóng tàu nước ngoài.

    Nhà thầu quốc gia của Hải quân Pháp cung cấp phiên bản thông thường của tàu ngầm điện hạt nhân lớp Barracuda, còn Tập đoàn TKMS của Đức đề xuất tàu ngầm Type 216, phiên bản nâng cấp từ tàu ngầm Type 214. Trong khi đó, chính phủ Nhật Bản đề xuất tàu ngầm lớp Soryu.

    Mỗi nhà thầu được yêu cầu cung cấp ba bản báo cáo đánh giá chi tiết, bao gồm chế tạo tàu ngầm ở nước ngoài, lắp ráp một phần ở Australia và chế tạo nguyên chiếc tại một nhà máy đóng tàu ở Australia.

    Hợp đồng đóng tàu ngầm cho Australia nhiều khả năng đã về tay Pháp

    Các công ty châu Âu được đánh giá là thành công hơn so với Nhật Bản trong việc đưa ra các lợi ích kinh tế trong các đề xuất của họ.

    Tuy nhiên, Nhật Bản đã tăng uy tín của mình trong vấn đề này thông qua đàm phán với các công ty của Anh đang hoạt động rất tốt tại Australia như Bab**** và BAE Systems.

    Công ty Bab**** đang phụ trách bảo trì tàu ngầm lớp Collins của Australia, bao gồm cả ống phóng ngư lôi và các bộ phận khác của hệ thống vũ khí.

    Còn BAE Systems, hãng chuyên chế tạo tàu ngầm hạt nhân của Anh, hiện có 4.500 người làm việc cho các dự án đóng tàu hải quân ở Australia.

    Thua vì lợi thế?

    Chương trình đóng tàu ngầm mới của Australia có nhiều yếu tố chi phối. Bên cạnh các thông số kỹ thuật thì các yếu tố chiến lược, chính trị và kinh tế mới là chìa khóa quyết định của Canberra.

    Trong nước, dự án này sẽ đem lại những lợi ích kinh tế và tạo ra công ăn việc làm, đặc biệt đối với Nam Australia, tiểu bang có khả năng chế tạo tàu ngầm tốt nhất.

    Nền kinh tế của Nam Australia đang trong tình trạng trì trệ và sự ủng hộ cho chính phủ liên bang sụt giảm rõ rệt do một số nghị sỹ trong Liên minh cầm quyền Tự do Quốc gia đang có nguy cơ mất ghế.

    Nhật Bản từng có lợi thế khi liên minh 3 bên Mỹ - Nhật - Australia đang được củng cố và giới phân tích thậm chí còn cho rằng Washington hậu thuẫn Tokyo trong thương vụ tàu ngầm này.

    Thủ tướng Australia Turnbull và người đồng cấp Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Bắc Kinh hôm 15/4

    Về mặt kỹ thuật, các hệ thống của Mỹ cho các tàu ngầm mới có thể tích hợp với hệ thống của Nhật Bản, nhưng với các nước châu Âu có thể lại không.

    Tuy nhiên, một yếu tố thứ ba có tầm ảnh hưởng không nhỏ ở đây là Trung Quốc.

    Chọn Nhật Bản, Australia chắc chắn sẽ bị phía Trung Quốc phản đối vì Bắc Kinh coi đây là dấu hiệu tham gia vào các nỗ lực của Mỹ và Nhật Bản nhằm kiềm chế Trung Quốc.

    Trung Quốc có tầm kinh tế quan trọng đối với Australia, là đối tác thương mại lớn nhất của Australia, chiếm khoảng 26% tổng kim ngạch thương mại nước ngoài trong năm 2014 - 2015 so với 12% của Nhật Bản.

    Thương mại của Australia với Trung Quốc tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, trong khi thương mại với Nhật Bản đã bị suy giảm tương đối.

    Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull mới đây đã có chuyến công du tới Bắc Kinh. Bề ngoài tuy lớn tiếng chỉ trích các động thái của Trung Quốc ở Biển Đông, song nhà lãnh đạo Australia vẫn “vuốt ve” Bắc Kinh và đề cao những lợi ích hợp tác kinh tế.

    Rất có thể, quyết định loại Nhật Bản khỏi vụ đấu thầu đóng mới tàu ngầm đã được Australia đưa ra sau chuyến thăm này.

    http://soha.vn/trung-quoc-khien-nhat-ban-thua-dau-20160426113513061.htm
  8. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    Úc là thằng chuyên dùng tàu ngầm do thám Khựa.
    nó mua của Pháp hay Đức Nhật ko ngoài mục đích đó
  9. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.883
    Đã được thích:
    17.406
    Hac_Cong_Tu thích bài này.
  10. Hac_Cong_Tu

    Hac_Cong_Tu Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    721
    Đã được thích:
    160
    Tôi đã nói từ lâu rồi, Nhật sẽ thua kèo này có ai tin đâu, giờ trắng mắt ra chưa :)) vậy mà ngày xưa tung hô con Soryu này là sub non nuke tốt nhất quả đất

    Phải gọi đúng là bản Shortfin Barracuda Block 1A (phiên bản chạy diesiel của lớp hạt nhân Barracuda)

    Sub Nhật rất kém, nói chung vũ khí Nhật đều là hàng nhái có giấy phép của Đức, Mỹ, nhưng dĩ nhiên chất lượng ko thể bằng và bán thì ko ai thèm mua, nên luôn đóng cửa bán cho BQP của chúng với giá cực đắt, số lượng ít, các nước kém phát triển ko đủ tiền mua lại lầm tưởng do nó có công nghệ khủng nên mới đắt, Soryu chỉ nhỉnh hơn Type 206 và tiệm cận 209 thôi, làm gì có cửa so với các loại sub AIP/dieseil khác, ngay cả khi so sánh với Yuan class, Soryu class cũng ko có cửa địch lại
    Lần cập nhật cuối: 28/04/2016
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này