1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lực lượng phòng vệ Nhật Bản - 日本国自衛隊 - The Japan Self Defence Forces P2

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Minuteman3, 08/06/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. machaos

    machaos Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/12/2016
    Bài viết:
    356
    Đã được thích:
    22
    Lợi thế trước Trung Quốc khi Nhật có tàu sân bay, F-35
    (Vũ khí) - Theo tờ Sankei Shimbun, để đối phó với sự manh động của Trung Quốc, Nhật Bản cần sở hữu tàu sân bay và tiêm kích tàng hình F-35.
    Sở hữu tàu sân bay

    Nhận định trên được tờ Sankei Shimbun đưa ra hồi cuối tháng 12/2016, để tăng cường khả năng tấn công và củng cố phòng thủ trên không ở các đảo và vùng biển Hoa Đông có tranh chấp với Trung Quốc, Nhật Bản cần tăng cường khả năng chiến đấu đường không, đặc biệt là tàu sân bay và chiến đấu cơ F-35.

    Trong khi đó, chuyên gia quân sự Mỹ Kyle Mizokami viết trên tạp chí Week có trụ sở tại New York rằng, muốn giành lợi thế trước Trung Quốc, Nhật Bản sẽ buộc phải biến Izumo thành tàu sân bay thực thụ, mang được các chiến đấu cơ.

    Chuyên gia này cho rằng các chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 như Chengdu J-20 và Shenyang J-31 đang là những áp lực rất lớn với Nhật Bản và những máy bay trực thăng mà Izumo mang theo sẽ chỉ thành bia bắn cho những chiến đấu cơ của Trung Quốc.

    Tàu Izumo gần giống với một tàu khu trục hạm. Tuy nhiên với kích thước lớn (dài 250m và lượng giãn nước 24.000 tấn) và boong tàu phẳng để làm nơi hạ cánh cho 14 máy bay trực thăng, Izumo hoàn toàn có thể biến thành tàu sân bay bất kỳ lúc nào.

    [​IMG]
    Tàu Izumo của Nhật Bản.
    Dù Izumo không có đường băng dài hay khoang chứa máy bay, nhưng các chiến đấu cơ cất và hạ cánh thẳng đứng như F-35B và Harrier vẫn có thể hoạt động trên Izumo. Nhiều quốc gia, đặc biệt là Trung Quốc vẫn coi đây là một tàu sân bay thực thụ.

    Nhật Bản đã đặt mua nhiều máy bay thế hệ thứ 5 phiên bản cất cánh thẳng đứng F-35B của Mỹ. Theo tính toán của Kile Mikoyaki thì một Izumo có thể mang từ 10 - 15 chiếc F-35. So với tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc hiện tại, số máy bay này là đủ để tác chiến chống lại một trận đánh chớp nhoáng.

    Chưa kể đến Izumo được tích hợp những công nghệ tác chiến điện tử hàng đầu thế giới, với khả năng phòng thủ, chỉ huy biên đội tàu chiến, chỉ huy tác chiến trên không trên biển rất vượt trội. So với những tàu sân bay hiện tại trên thế giới, Izumo dù nhỏ nhưng không hề kém cạnh. (Mikoyaki cho rằng không cần so sánh với Liêu Ninh).

    Tuy nhiên, chuyên gia quân sự này cũng chỉ ra nhiều rào cản khiến Nhật Bản khó có thể sở hữu tàu sân bay. "Vấn đề không phải ở công nghệ, Nhật hoàn toàn có đủ khả năng để thực hiện điều đó, vấn đề ở đây là những ràng buộc pháp lý, ngoại giao, và kinh tế." - Mikoyaki cho biết.

    Đặc biệt, nếu Nhật Bản quyết định thay đổi các tàu Izumo thành một tàu sân bay chở chiến đấu cơ thực thụ, điều này cũng có thể khiến tình hình khu vực Đông Á trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết, ông Mizokami cảnh báo.

    Nhật Bản đã từng có một hạm đội tàu sân bay lớn nhất thế giới và thậm chí còn điều 6 tàu đến tấn công Trân Châu Cảng của Mỹ vào thời Thế chiến II. Tuy nhiên, hạm đội tàu này đã bị phá huỷ và Nhật Bản cũng hứa sẽ không bao giờ phát triển các loại vụ khí tấn công sau khi kết thúc Thế chiến II.

    Theo hiến pháp Nhật Bản hiện nay, Tokyo không được sở hữu các tàu sân bay và thành lập các lực lượng tấn công đổ bộ để tấn công vào các quốc gia khác. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn có thể thay đổi khi chính phủ nước này đang muốn sửa đổi quy định hiến pháp và tàu Izumo thứ 2 hiện vẫn đang trong quá trình xây dựng.

    "Tuy nhiên, nếu cần thiết, nội các của ông Shinzo Abe sẽ sẵn sàng sửa đổi Hiến pháp, chúng ta đã thấy nhà lãnh đạo này thực hiện thành công điều này nhiều lần trong năm 2014" - Mikoyaki nhận định.

    Lợi thế của Nhật Bản

    Nếu Nhật Bản biến Izumo thành tàu sân bay thực thụ thì cùng với F-35, cặp đôi này sẽ mang lại thế mạnh mà hầu như không có chiếc tàu sân bay nào trên thế giới sở hữu.

    Tàu sân bay Izumo có thể mang theo khoảng 15 chiếc F-35B, mang được nhiều nhất 48 tên lửa không đối hạm NSM (Naval Strike Missile) do Na Uy sản xuất, mặc dù những máy bay tàng hình này chỉ có thể thực hiện tấn công trong bán kính 800km, nhưng khi kết hợp với tên lửa không đối hạm NSM có tầm phóng 140km thì phạm vi tác chiến chống tàu mặt nước của F-35B có thể đạt tới 940km.

    Ngoài ra, tàu sân bay trực thăng Izumo còn mang theo 50 tên lửa Harpoon hoặc Type 90, như vậy phạm vi chống tàu mặt nước cao hơn gấp gần 5 lần so với tàu khu trục Shirane và là niềm mơ ước đối tàu Liêu Ninh của Trung Quốc.

    Hiện nay, Nhật Bản đã đưa vào sử dụng 3 tàu đổ bộ lớp Osumi có thể chuyên chở 900 binh lính, 6 tàu đổ bộ, 30 xe tăng. Tuy nhiên khả năng đổ quân lên bờ của nó hạn chế cả về số lượng lẫn tốc độ, đồng thời hỏa lực chi viện đổ bộ cũng yếu, đặc biệt là chiều sâu đổ bộ hạn chế, không đáp ứng được tiêu cầu tác chiến đổ bộ hiện đại.

    Tàu sân bay Izumo có thể mang theo 500 binh lính và nhiều máy bay trực thăng hoặc các máy bay cánh quạt nghiêng, trên boong tàu có thể cất cánh cùng lúc 5 máy bay trực thăng hoặc máy bay vận tải cánh quạt nghiêng, phiên bản hải quân đánh bộ MV-22 Osprey.

    Với 2 tàu sân bay lớp Izumo, có thể nhanh chóng dùng trực thăng hoặc MV-22 Osprey bốc thẳng 1000 binh lính tới khu vực giao tranh, căn cứ vào tình hình có thể đổ bộ hoặc tăng cường phòng ngự hoặc tái chiếm đảo. Sau khi đưa 2 tàu sân bay Izumo vào biên chế, khả năng tác chiến đổ bộ và chi viện từ xa của Lực lượng tự vệ trên biển của Nhật Bản sẽ được tăng cường gấp bội.

    Sau khi các tàu sân bay trực thăng lớp này được đưa vào tác chiến, nó không chỉ làm phát sinh biến đổi về lượng trong năng lực tác chiến tổng hợp của biên đội tàu hộ vệ mà còn tạo ra sự nhảy vọt về chất trong năng lực tác chiến tổng hợp của Lực lượng tự vệ trên biển Nhật Bản, biến lực lượng này trở lên đáng gờm nhất châu Á.

    Đây là lần đầu tiên năng lực kiểm soát trên biển của lực lượng này vượt ra ngoài phạm vi yểm hộ của một biên đội, nâng cao khả năng phong tỏa hiệu quả đối với các eo biển, luồng đường và vị trí trọng điểm trong chuỗi đảo thứ nhất, có đầy đủ các năng lực tác chiến đổ bộ như đổ quân tầm xa và đổ bộ lập thể

    Việc Nhật Bản phát triển các tàu sân bay theo mô hình tàu đổ bộ tấn công Mỹ sẽ biến lực lượng tự vệ trên biển với chức năng chuyên phòng thủ chuyển mình thành một lực lượng tấn công trên biển hùng mạnh, vượt trên lực lượng hải quân tầm xa của Trung Quốc, có khả năng răn đe lớn nhất ở khu vực Đông Á và thế giới.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-...khi-nhat-co-tau-san-bay-f-35-3326335/?paged=2
    --- Gộp bài viết: 03/01/2017, Bài cũ từ: 03/01/2017 ---
    Lợi thế của lều báo DVO bịa đặt :))

    F35B đã mang được NSM khi nào nhĩ ! chỉ có vài ảnh F35C mang JSM mà chỉ mang ở ngoài (tăng RCS) cũng chưa bắn thử, F35B còn chưa mang được bom SBD cơ bản nữa.

    [​IMG]

    Anh lều bốc phét quá dữ, chẳng có thông tin nào cho biết Izumo mang 50 Ashm cả (ko rõ VLS hoặc ống phóng đặt ở đâu !), chắc anh lều tính bằng cách + dồn 13 trực thăng SH60J :)) mà muốn đạt tầm bắn >100km thì Ashm trên mấy chiếc heli đó phải có E2/3 hỗ trợ, vì radar trên SH60J ko có chức năng FCR, cũng ko đủ phạm vi phát hiện trong và ngoài chân trời (tức là phải dựa vào yếu tố bên ngoài, trong khi anh lều chỉ tính nội 1 chiếc TSB heli đó thôi, đúng là tiêu chuẩn kép), mà con đó thì chả cất cánh được con hạng trung nào cỡ E2D
    Trang bị của nó chỉ có 2 loại này, anh lều DVO độ thêm Ashm vkl thật :))
    Armament:

    https://en.wikipedia.org/wiki/Izumo-class_helicopter_destroyer

    lại còn so TSB heli vs destroyer và TSB nhảy cầu làm cái lềnh gì thế ko biết !!! nếu muốn TQ cũng lắp YJ-12 lên LN được đấy

    Mà trang bị SH60J cũng đếch có Ashm, chỉ có ngư lôi hoặc AGM thôi

    https://en.wikipedia.org/wiki/Mitsubishi_H-60

    Rồi Anh lều lấy món gì ra đọ với Ka31, Z18J AEW đây ! Izumo này hoạt động mù chăng ! ko có E2D cũng ko có loại heli AEW nào thì khác gì thằng mù, lại dựa vào vệ tinh thì TQ cũng có. Mà TQ còn bắn rụng được vệ tinh, đúng là tiêu chuẩn kép của bọn lều báo rồ Mỹ, bài trước thì nâng bi TSB Mỹ có E2D AWACS, giờ TSB heli thì đếch có AWACS, AEW cũng đếch có vậy mà hơn được LN chỗ nào nhĩ !!

    [​IMG]
    [​IMG]


    Thực tế Izumo đây, đơn giản là 1 tàu chở trực thăng hết
    [​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 03/01/2017
  2. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    Mấy bạn chưa biết ống phóng tên lửa của tàu flat top Nhật ở đâu thì nó đây
    1. Tàu Hyuga
    [​IMG]
    [​IMG]
    2. Tàu Izumo ( xem vị trí tương ứng nhé ) 2 ciws và 2 SeaRAM
    [​IMG]
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 03/01/2017, Bài cũ từ: 03/01/2017 ---
    Hình này là Hyuga có ống VLS phía sau như hình trên
    Lần cập nhật cuối: 03/01/2017
    meo-u thích bài này.
  3. Electoker

    Electoker Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/11/2016
    Bài viết:
    1.597
    Đã được thích:
    325
    Nhật nó đóng tàu sân bay nhanh như làm ra xe máy vậy nhỉ.Công nhận rất đẹp.
  4. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Vãi cả dốt Harpoon phóng từ VLS khi nào vậy ? kiến thức cơ bản còn ko biết :)) thằng lều báo đã bịa đặt rồi, chú em còn cãi dùm hả
    --- Gộp bài viết: 05/01/2017 ---
    Izumo ko có VLS nhé
    [​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 05/01/2017
  5. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641


    Lần cập nhật cuối: 13/01/2017
  6. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    công nghệ tên lửa của Nhật Bản rất đáng nể.

    cũng không khó để thấy tên lửa thử nghiệm phóng vệ tinh tầm thấp của họ SS-520 nếu sử dụng để tấn công thì có thể ngang tầm DF-26, hoàn toàn có thể xếp vào loại IRBM.

    Điều đáng lưu ý nhất là kích thước của nó nhỏ hơn rất nhiều so với cả tên lửa tầm ngắn của Tàu, ví dụ DF-15, DF-11, trọng lượng SS-520 chỉ vào khoảng <3 tấn dài chưa đến 10m, đường kính 0.52m, dự kiến mang được payload 140 kg lên quỹ đạo 800km

    SS-520 có thể trở thành tên lửa nhỏ và nhẹ nhất phóng được vệ tinh lên quỹ đạo. May mắn thay Việt Nam ta lại đang đu càng anh này trong vấn đề công nghệ vệ tinh vũ trụ.

    [​IMG]
    Để có 1 sự so sánh trực quan thì hãy xem Kuai Zhou 1A tên lửa tương tự của Trung Quốc với chiều dài 19.4m nặng khoảng 30 tấn, đường kính 1.4m, quảng cáo là mang được payload 200kg lên quỹ đạo 700km

    [​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 17/01/2017
  7. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Thực tế Nhật định lách luật, thử nghiệm tên lửa phòng không không gian (chống vệ tinh chẳng hạn) bằng chiêu phóng vệ tinh cho nó "dân sự"

    Tuy nhiên tên lửa nhỏ quá thì theo dõi làm seo;-). Không phải tự nhiên mà bọn Nga ngố nó làm quả tên lửa phòng không to đùng mà không thèm chia thành nhiều tầng đẩy cho gọn nhẹ.
  8. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    SS520 chỉ là bản phát triển mới nhất rút từ kinh nghiệm phóng S-520, S-310 ... nên ko đơn giản nói nó là thất bại của chương trình được đâu.

    S-520 lần phóng 29 đạt độ cao 243km
    S-520 lần phóng 30 đạt độ cao 312km
    nói chung S-520 khá ổn định ở độ cao trên dưới 300km, 1 tầng đẩy, payload 100kg, tổng trọng lượng 2.1 tấn, đường kính tên lửa 0.52m ( bé mà khá mạnh )

    SS-520 dựa trên phần đẩy S-520, vốn khá ổn định, để đạt độ cao lớn hơn nhờ bổ sung tầng đẩy 2
    Ngay trong ngày SS-520-4 phóng thất bại, JAXA cũng phóng 1 S-520 thành công

    SS-520 phóng 2 lần thành công năm 1998 đạt 750km , năm 2000 đạt 1108km
    thành tích cũng đáng khích lệ với tên lửa 0.52m, dài hơn 9m, nặng 2.6 tấn

    Các tên lửa này, chính là dành cho thử nghiệm, đánh giá thông số khí tượng, ở các độ cao tới trên 1000km, ... tên lửa phóng vệ tinh nhỏ nhất cho tới giờ nặng tới 9.4 tấn

    [​IMG]

    [​IMG]



    [​IMG]
    [​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 20/01/2017
  9. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    phóng cao là cách để che giấu thử tên lửa. Để phóng vệ tinh, tốc độ tối thiểu tên lửa cần đạt được phải trên 7.9km/ giây ( trên Mach 20 )
    Tên lửa phóng lên độ cao trên 1000km được, nếu đặt góc 45 độ thì chắc tầm bắn trên 3200-3500km không phải vấn đề.

    So tên lửa đạn đạo với nhau, ai lại so với tên lửa hành trình ?
  10. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    Tên lửa thử nghiệm Trung Quốc tựa tựa SS-520 mới đạt khoảng 300km, báo chí Đại Lục đã tung hô "đạt độ cao kỷ lục" ( thực sự mới ngang ngang S-520 Nhật phóng lần đầu năm 1980 )

    KZ-1A thì thông số như trên, nặng 30 tấn, dài 19.4m, đường kính 1.4m. Đại khái là to nặng gấp 12 lần SS-520. Xét về kích thước, sức mạnh KZ-1A còn khủng hơn DF-26 ý chứ

    DF-26 ( dài khoảng 14m, đường kính 1.4m, nặng khoảng 20 tấn )
    [​IMG]

    SS520 dài 9.6m, nặng 2.6 tấn đk 0.52m , dự kiến đẩy được payload 140kg lên cao 800-1000km
    [​IMG]

    Kuai zhou 1A, dài 19.4 m, đường kính 1.4m, nặng 30 tấn ( to hơn DF-26 rõ )
    quảng cáo đẩy được payload 200kg lên 700km
    [​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 20/01/2017
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này