1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lực lượng phòng vệ Nhật Bản - 日本国自衛隊 - The Japan Self Defence Forces P2

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Minuteman3, 08/06/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. oplot2

    oplot2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    69
    Mới hôm rồi rồ Nhật mới quay tay là Nhật ko mua SM3, để tự làm, giờ Nhật vàng tụi nó vừa chuẩn bị mua tên lửa của Mỹ xong luôn nè =))

    Vũ khí bí ẩn Mỹ giúp Nhật chặn tên lửa Triều Tiên

    (Vũ khí) - Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định, sau khi mua vũ khí mới của nước này, chúng sẽ giúp Nhật Bản chặn đứng tên lửa của Triều Tiên.
    Tuyên bố của ông Trump được đưa ra trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong chuyến thăm Tokyo. "Sẽ bắn chúng (tên lửa Triều Tiên) khỏi bầu trời khi Nhật Bản hoàn tất mua thiết bị quân sự mới của Mỹ. Thủ tướng Nhật sẽ mua một lượng lớn thiết bị quân sự, ông ấy nên làm vậy", CNN dẫn lời ông Trump cho biết.

    Đáp lời Tổng thống Mỹ, ông Abe nói rằng chính phủ đã mua rất nhiều thiết bị quân sự Mỹ, nhưng ông nhất trí với ông Trump rằng Nhật cần tăng cường năng lực phòng vệ. Ông Abe cho biết thêm rằng, nếu cần thiết phải bắn hạ tên lửa Triều Tiên, "chắc chắn chúng tôi sẽ làm điều đó" (mua vũ khí mới của Mỹ).

    [​IMG]
    Chiến hạm Aegis phóng tên lửa SM-3.
    Ngay khi 2 nhà lãnh đạo Mỹ và Nhật đưa ra tuyên bố này, đã có nhiều đồn đoán đâu là loại vũ khí phòng thủ mới đã được nhắc đến. Theo thông tin được tờ Asahi Shimbun đăng tải đã tiết lộ, vũ khí phòng thủ này thực chất là hệ thống Aegis trên cạn đã được Tokyo và Washington tiến hành một số cuộc thảo luận gần đây.

    Nói về nguyên nhân khiến Nhật Bản tin dùng hệ thống Aegis trên cạn thay vì THAAD như tại Hàn Quốc, tờ Asahi Shimbun cho rằng xuất phát từ sự đắt đỏ và hiệu quả chiến đấu của THAAD không được đánh giá cao. Lý do mua Aegis của Nhật đã được đưa ra, vậy hệ thống này có thể đánh chặn được tên lửa Triều Tiên như tuyên bố của ông Trump?

    Muốn biết được khả năng đánh chặn của hệ thống Aegis trên cạn cần có những thông tin về trang bị của chúng. Theo những thông tin được Mỹ công khai, hệ thống phòng thủ Aegis trên cạn sử dụng cùng loại tên lửa SM-3 đã được triển khai trên các tàu chiến lớp Aegis nhưng với phiên bản Block IIB.

    Hiện tại mỗi hệ thống này có thể mang cùng một lúc 24 tên lửa SM-3 và đang được nâng cấp để mang được nhiều tên lửa hơn. Đạn tên lửa SM-3 Block IIB dùng để đánh chặn các loại tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa, sử dụng hệ thống kiểm soát hỏa lực Aegis kiểu 5.1 và hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng MK-41.

    Quá trình đánh chặn của SM-3 Block IIB chia làm 4 giai đoạn. 2 giai đoạn đầu, hệ thống động lực đẩy tên lửa bay vào tầng khí quyển, giai đoạn 3 nó điểm hỏa hai lần, đẩy tên lửa đánh chặn bay vượt lên trên tầng khí quyển trái đất.

    Trước khi mỗi động cơ của tên lửa điểm hỏa, nó thu nhận và đọc dữ liệu định vị của hệ thống định vị toàn cầu (GPS) để hiệu chuẩn đường bay đến mục tiêu. Giai đoạn 4 là nhiệm vụ của đầu đạn đánh chặn động năng ngoài tầng khí quyển hạng nhẹ (LEAP), có trọng lượng chỉ 9kg. Đầu tiên, nó sử dụng bộ cảm biến hồng ngoại để gây nhiễu mục tiêu, sau đó mới bắn hạ.

    Tên lửa SM-3 Block IIB có trọng lượng 1,5 tấn, tốc độ đánh chặn 9.600km/h, tầm bắn trên 500km, trần đánh 160km. Hiện nay, ngoài Mỹ chỉ có Nhật Bản được trang bị tên lửa đánh chặn SM-3 trên chiến hạm Aegis.

    Xét về lý thuyết, hệ thống Aegis với SM-3 hoàn toàn đủ khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo thế hện cũ của Triều Tiên, nhưng với loại tên lửa mới được Bình Nhưỡng phóng hôm 15/9 đạt trần bay trên 700km thì những tên lửa SM-3 chưa thể với tới.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/vu-khi-bi-an-my-giup-nhat-chan-ten-lua-trieu-tien-3346573/
  2. oplot2

    oplot2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    69
    Không cần "sát thủ" như DF-21D, Nhật Bản có sẵn vũ khí đánh chìm tàu sân bay Trung Quốc
    Linh Lâm | 07/11/2017 13:15

    5
    [​IMG]
    Mô phỏng DF-21D tấn công tàu sân bay. Nguồn: Defense Update
    Trên lý thuyết, Nhật Bản có thể chế tạo một loại tên lửa đạn đạo chống tàu để đối phó tàu sân bay TQ. Nhưng chuyên gia Zachary Keck cho rằng, đây sẽ là một phương thức sai lầm.

    Trong bối cảnh chúng ta đang tiến gần đến thời điểm Trung Quốc có nhiều tàu sân bay, Mỹ và các quốc gia láng giềng của Trung Quốc chắc hẳn cũng đang tích cực chuẩn bị cho tình huống ấy.

    Điều này có lẽ đặc biệt đúng với Nhật Bản – "đối thủ truyền kiếp" của Trung Quốc trong khu vực.

    Mặc dù Tokyo có thể "bắt chước" chiến lược đe dọa tàu sân bay mà Trung Quốc đang áp dụng với Mỹ nhưng theo nhà phân tích Zachary Keck, còn có một phương thức hiệu quả và kinh tế hơn có thể thúc đẩy năng lực mà Nhật Bản vốn đã có trong tay, đó là: Tàu ngầm.

    Đừng cố gắng học theo Trung Quốc!

    Từ năm 2012, Trung Quốc đã đưa vào biên chế tàu sân bay đầu tiên mang tên Liêu Ninh, tân trang từ tàu sân bay cũ của Ukraine. Tuy nhiên, con tàu này có năng lực chiến đấu hạn chế và có vẻ đang được sử dụng để huấn luyện thủy thủ cho các tàu sân bay mới mà Bắc Kinh đang chế tạo trong nước.

    [​IMG]
    Tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc (Type 001A)

    Chiếc tàu sân bay nội địa đầu tiên (001A) đã được hạ thủy vào mùa xuân năm nay, dự kiến sẽ được đưa vào biên chế Hải quân Trung Quốc (PLAN) trong năm 2020.

    Trước đó, trong một bài viết trên tạp chí National Interest, nhà phân tích Dave Majumdar cho biết, con tàu này chỉ có một số cải tiến rất nhỏ so với tàu Liêu Ninh. Đáng chú ý là nó vẫn sử dụng boong phóng kiểu nhảy cầu.

    Từ tàu sân bay nội địa thứ hai (002) trở đi, Trung Quốc dự kiến sẽ áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến hơn, trong đó có máy phóng hơi nước và tiếp đó có thể là máy phóng điện từ.

    Ông Majumdar dẫn lời một chuyên gian quân sự Trung Quốc cho biết: "Tàu sân bay 002 sẽ khác hoàn toàn với chiếc Liêu Ninh (001) và chiếc 001A, nó sẽ trông giống tàu sân bay Mỹ hơn là tàu sân bay Nga".

    Trong tương lai, Trung Quốc dự kiến sẽ triển khai ít nhất 6 tàu sân bay, giúp tăng cường đáng kể khả năng triển khai lực lượng của nước này. Đây là vấn đề mà Nhật Bản và các quốc gia còn lại ở châu Á sẽ phải đương đầu.

    Bắc Kinh đã thảo ra một kế hoạch chi tiết để đối phó với các nhóm tàu sân bay của đối phương, đó là sử dụng tên lửa đạn đạo chống tàu.

    [​IMG]
    "Sát thủ tàu sân bay" DF-21D

    Tên lửa "sát thủ tàu sân bay" DF-21D của Trung Quốc, với đầu đạn cơ động, cho phép Trung Quốc điều chỉnh hướng bay của đầu đạn sau khi bắn để tương thích với sự di chuyển của tàu sân bay trên biển.

    Trên lý thuyết, Nhật Bản có thể chế tạo một loại tên lửa đạn đạo chống tàu (ASBM) tương tự để đối phó với tàu sân bay Trung Quốc (Trong trường hợp của Mỹ, Washington không thể chế tạo các phiên bản tên lửa tương tự trên bộ do những hạn chế của Hiệp ước Tên lửa hạt nhân tầm trung và tầm ngắn - INF).

    Tuy nhiên, nhà phân tích Zachary Keck cho rằng, đây sẽ là một phương thức sai lầm. Việc Trung Quốc quyết định chế tạo ASBM là điều dễ hiểu, bởi ngành công nghiệp quốc phòng của họ đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tên lửa, bao gồm cả các loại tên lửa đạn đạo mang vũ khí hạt nhân.

    Nhưng ngược lại, Nhật Bản đã có một thời gian dài không chú trọng vào các khả năng tấn công, theo quy định của hiến pháp hoàn bình mà nước này tự thiết lập.

    Tất nhiên, Nhật Bản là quốc gia có công nghệ tiên tiến, các nhà khoa học của họ có thể chế tạo tên lửa một cách khá dễ dàng. Tokyo cũng đã có kinh nghiệm về công nghệ phóng vệ tinh và các hệ thống phòng thủ tên lửa.

    Tuy nhiên, việc phát triển một loại ASBM có khả năng mạnh sẽ đòi hỏi nhiều thời gian và chi phí đắt đỏ. Chính xác là bao nhiêu?

    Do chúng ta không biết rõ Trung Quốc đã tiêu tốn tới mức nào cho tên lửa DF-21D nên có lẽ ví dụ tốt nhất để hình dung được mức chi phí trong trường hợp này là tên lửa Pershing-II của Mỹ.

    [​IMG]
    Thử nghiệm phóng tên lửa Pershing-II.

    Pershing-II là tên lửa đạn đạo do Mỹ chế tạo vào cuối thời kỳ Chiến tranh Lạnh, đây cũng là mẫu tên lửa đã tạo cảm hứng để Trung Quốc phát triển DF-21D.

    Khi các tên lửa Pershing-II bị tiêu hủy theo hiệp ước INF, Văn phòng kiểm toán chính phủ Mỹ (GAO) đã tiến hành nghiệm thu chi phí của chương trình. Kết quả thu được cho thấy Mỹ đã tiêu tốn khoảng 2,6 tỷ USD để chế tạo 247 tên lửa Pershing-II, tương đương 5,8 tỷ USD theo mệnh giá năm 2017.

    Đó mới chỉ là chi phí của tên lửa. Để tác chiến hiệu quả trước các mục tiêu di động như tàu sân bay, ASBM còn cần được hỗ trợ bởi nhiều hệ thống.

    Như nhà phân tích Robert Farley từng giải thích trong một bài viết khác trên National Interest, tên lửa DF-21D "phụ thuộc vào hoạt động của một nhóm các cảm biến tinh vi, cũng như hệ thống thông tin liên lạc có khả năng tích hợp các cảm biến này và truyền thông tin tới kíp vận hành".

    Nói cách khác, ASBM cần nhận được thông tin thời gian thực, thông tin này có thể được truyền tới tên lửa trong hành trình bay để điều hướng nó tới mục tiêu di động.

    Theo Harry Kazianis, một cây viết khác trên National Interest, các hệ thống trinh sát của Trung Quốc trong trường hợp này có thể bao gồm "radar ngoài đường chân trời, vệ tinh và máy bay không người lái, chúng sẽ hỗ trợ dẫn hướng tên lửa tới mục tiêu trên biển".

    Tất cả những yếu tố trên sẽ làm gia tăng mức chi phí mà Nhật Bản phải gồng gánh nếu muốn đi theo chiến lược giống Trung Quốc.

    Ngoài ra, mặc dù DF-21D được Trung Quốc tung hô nhưng năng lực thực sự của "sát thủ" này tới đâu? Chúng ta thậm chí không thể biết chắc chắn.

    Những gì chúng ta nắm được, đó là Bắc Kinh chưa từng thử nghiệm DF-21D chống lại các mục tiêu di động.

    Bên cạnh đó, cần lưu ý rằng, mỗi một mắt xích trong hệ thống hỗ trợ DF-21D tấn công mục tiêu đều có thể bị phá vỡ bởi các hệ thống đối phó tương ứng của đối phương.


    Nếu những phương thức đối phó này thất bại thì nhóm tác chiến tàu sân bay vẫn còn rất nhiều hệ thống phòng thủ tên lửa có thể phát huy hiệu quả.

    Thay vì cố gắng "bắt chước" Trung Quốc, ông Zachary Keck cho rằng, Nhật Bản nên theo đuổi chiến lược cạnh tranh riêng. Chiến lược cạnh tranh được phát triển trong giới kinh doanh nhưng đã được Lầu Năm Góc áp dụng gần thời kỳ cuối của Chiến tranh Lạnh, đó là tìm cách khai thác lợi thế tương đối của mình và tìm ra điểm yếu tương ứng của đối phương.

    Học thuyết chống tiếp cận/chống xâm nhập mà Trung Quốc thiết lập để đối phó Mỹ là một ví dụ, vì nó khai thác lợi thế địa lý của Bắc Kinh và nhu cầu tiếp cận khu vực này của Mỹ.

    Tàu ngầm - mối đe dọa "khổng lồ" với tàu sân bay

    Như đã nêu ở trên, Nhật Bản không có nhiều kinh nghiệm với tên lửa nhưng lại xuất sắc hơn trong lĩnh vực tàu ngầm.

    Video tạm dừng
    Tàu ngầm Soryu của Nhật Bản

    Tàu ngầm lớp Soryu của Nhật Bản được đánh giá là một trong những mẫu tàu ngầm diesel-điện có khả năng nhất trên thế giới.

    Trên thực tế, tàu ngầm luôn là phương tiện có thể tạo ra mối đe dọa "khổng lồ" đối với tàu sân bay. Điều này đúng cả với những tàu ngầm có năng lực kém xa Soryu. Như một quan chức Mỹ đã phát biểu gần đây khi đề cập tới tàu ngầm Nga: "Một chiếc tàu ngầm nhỏ cũng có khả năng đe dọa một phương tiện tác chiến lớn như tàu sân bay".

    Năng lực của tàu ngầm cũng đã được chứng minh trên thực tế: Đã có 8 tàu sân bay bị tàu ngầm đánh chìm trong Thế chiến II.

    Tàu ngầm cũng là phương án mang lại hiệu quả chi phí cao. Mặc dù được liệt vào loại "khá đắt đỏ" nhưng các tàu ngầm Soryu cũng chỉ có chi phí nửa tỷ USD/tàu. Như thế, với chi phí tương đương mức Mỹ chế tạo các tên lửa Pershing II, Nhật Bản có thể chế tạo 11 tàu ngầm lớp Soryu.

    Cần lưu ý thêm rằng, tác chiến chống ngầm (ASW) là một điểm yếu tương đối lớn của Trung Quốc. Mặc dù Bắc Kinh đã nỗ lực nâng cao khả năng chống ngầm trong những năm gần đây nhưng mới chỉ chú trọng vào khả năng phát hiện tàu ngầm ở khu vực ven biển, chưa mở rộng tới các vùng biển xa.

    Vì thế, theo nhà phân tích Zachary Keck, tàu ngầm sẽ là phương thức kinh tế nhất, mang lại hiệu quả chi phí cao nhất để Nhật Bản đối phó với các tàu sân bay tương lai của Trung Quốc.

    http://soha.vn/khong-can-sat-thu-nh...-tau-san-bay-trung-quoc-20171107124326456.htm
    --- Gộp bài viết: 07/11/2017, Bài cũ từ: 07/11/2017 ---
    Bọn tây lông lại bơm đểu rồi :)), công nghệ Nhật hiện đại là nhờ học âu mỹ, chứ trình nào chế tạo ra hồn 1 quả tên lửa bay tới đất nước khác, còn thua cả Đức hồi WW2 nữa, tên lửa TQ bán cho các nước, chiến đấu kinh hoàng bên Trung Đông ầm ầm, từ đạn đạo tới chống hạm, hành trình.....

    V2 chụp ảnh trái đất năm 1948, hiện tên lửa Nhật bản chưa thể leo cao đến độ cao đó để mà chụp bất kì ảnh nào, vẫn phải đi ké Mỹ Âu

    [​IMG]
  3. oplot2

    oplot2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    69
    Nhật chưa thể sản xuất chiến đấu cơ ‘tỉ đô’ -

    Thầy đã nói cách đây vài tháng, đúng y luôn, Nhật ko thể sản xuất con F3 rẻ rách đó mà lị :-D


    Bảo Vĩnh | 13/11/2017 19:45

    6
    [​IMG]
    Mẫu chiếc F-3 tàng hình - Ảnh: Electric Component News
    Hãng tin Reuters ngày 13.11 dẫn 4 nguồn tin cho biết: Nhật Bản sẽ hoãn quyết định sản xuất một kiểu chiến đấu cơ mới trị giá hàng tỉ USD.
    IS đánh bật QĐ Syria khỏi thành trì Albukamal mới giải phóng: Chiến trường đầy kịch tính
    Lý do của quyết định chưa phát triển dự án đóng chiếc chiến đấu cơ tàng hình F-3: Các nhà kế hoạch quân sự chật vật trong việc quyết một mẫu thiết kế, trong khi các quan chức muốn có những khí tài quân sự Mỹ mới, như hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo và chiến đấu cơ tàng hình F-35.

    4 nguồn tin của Reuters đề nghị giấu tên, vì họ không được phép nói chuyện với báo chí. Họ nói có thể sau năm 2018 mới có thể có quyết định thực hiện sản xuất chiếc F-3, hoặc tìm sự cộng tác với nước ngoài.

    Người phát ngôn của Cục hậu cần của Bộ Quốc phòng Nhật nói chưa đi đến quyết định nào về chiếc F-3.

    Một nguồn tin nói: “Hiện chúng tôi chỉ có một chiếc hộp bay, không có tất cả những hệ thống làm nên một chiến đấu cơ, ví dụ thiết bị cảm ứng và vũ khí”.

    Dự án chiến đấu cơ F-3 tốn quá nhiều tiền

    Bất kỳ động thái chậm sản xuất loại chiến đấu cơ mới F-3 này cũng đều sẽ đánh dấu hỏi về tương lai của một trong những hợp đồng quân sự béo bở nhất thế giới, mà ước tính cần hơn 40 tỉ USD để phát triển và triển khai.

    Một quyết định sau quý 1 năm 2018 sẽ là quá trễ, để F-3 được đưa vào một chương trình cốt lõi trong kế hoạch trang bị phương tiện phòng thủ 5 năm (bắt đầu từ tháng 4.2019) mà Nhật sẽ công bố vào cuối năm 2018.

    Các nhà phân tích nói việc sản xuất chiếc F-3 tàng hình có thể tốn 40 tỉ USD, trong khi một nguồn tin khác nói con số này chỉ là “ước tính ban đầu”.

    Đấy là một số tiền quá lớn, khi kinh phí quốc phòng khoảng 50 tỉ USD mà vài năm qua chỉ tăng không quá 1% hàng năm. Và vào thời điểm Nhật đang chi nhiều tiền để mua nhiều khí tài quân sự Mỹ gồm chiến đấu cơ F-35 của hãng Lockheed Martin, hệ thống phòng thủ tên lửa của hãng Raytheon, và trực thăng chở quân cất cánh thẳng đứng Osprey của Boeing và Textron.

    Năm 2013, Nhật chi 118 tỉ Yen (1 tỉ USD) mua khí tài quân sự Mỹ. Đến năm 2016, khoản chi này tăng gấp 4 lần, đạt 486 tỉ Yen.

    Trong chuyến thăm Nhật mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói chuyện với Thủ tướng Shinzo Abe, đề nghị Nhật mua thêm vũ khí Mỹ, vào lúc chính phủ Mỹ thúc đẩy các đồng minh đóng góp tiền bạc nhiều hơn vào nỗ lực phòng thủ tập thể.

    Hai vai trò của chiến đấu cơ F-3

    Hiện Nhật đối mặt với mối đe dọa quân sự ngày càng tăng từ CHDCND Triều Tiên, và việc không quân Trung Quốc tăng cường hoạt động ở vùng biển Hoa Đông, nên Tokyo phải chịu sức ép cải thiện khả năng phòng thủ ở hai mặt trận.

    Hiện tại, khoản phòng thủ chú trọng ngăn chặn mối đe dọa từ vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Triều Tiên.

    Tuy nhiên, lực lượng phòng vệ Nhật lại muốn có chiến đấu cơ F-3, để đối phó sức mạnh không quân Trung Quốc trên bầu trời phía tây Thái Bình Dương và biển Hoa Đông, khu vực mà Nhật - Trung tranh chấp lãnh thổ. Chiến đấu cơ Nhật đã phải bay chặn 806 lần trong một năm qua.


    Vai trò thứ hai của chiếc F-3 là củng cố công nghiệp quốc phòng Nhật, bằng cách giúp Tập đoàn Công nghiệp nặng Mitsubishi (MHI) và các nhà thầu có chương trình sản xuất chiến đấu cơ đầu tiên, tính từ khi Nhật đóng kiểu F-2 hồi 20 năm trước.

    MHI từng sản xuất chiến đấu cơ Thần Phong cho không quân Nhật ở Thế chiến 2. Hồi đầu năm 2016, MHI thử kiểu máy bay mẫu ATD-X với kinh phí 350 triệu USD. Đây được xem là bước đầu tiến tới sở hữu một chiến đấu cơ tàng hình nội địa do Nhật tự sản xuất.

    Hiện một vài quan chức chính phủ Nhật ủng hộ một chương trình khí tài quân sự nội địa, các quan chức khác lại lo ngại việc tốn quá nhiều tiền cho hoạt động này. Họ ủng hộ sự hợp tác quốc tế, để chia sẻ vốn với các đối tác nước ngoài và được chia sẻ công nghệ của các đối tác.

    Các đối tác nước ngoài tiềm năng gồm BAE Systems (có chính phủ Anh ủng hộ đã đóng kiểu chiến đấu cơ Eurofighter), Lockheed Martin (đóng chiến đấu cơ tàng hình F-35) và Boeing (đóng chiến đấu cơ F-18).

    http://soha.vn/nhat-chua-the-san-xuat-chien-dau-co-ti-do-20171113175334986.htm

    lại là 1 cút tát vào mồm bọn rồ Nhật Mỹ, tiếp tục khẳng định thầy phân tích cái nào là đúng cái đó 100%, Nhật tiếp tục bám đuôi Mỹ
  4. oplot2

    oplot2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    69
  5. oplot2

    oplot2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    69
    Nhục cho Nhật, công nghệ đóng tàu của Nhật còn thua cả VN :eek:

    Molniya mạnh hơn tàu tên lửa cỡ nhỏ tốt nhất Nhật Bản
    (Vũ khí) - Mặc dù là một lực lượng có quy mô rất lớn, sở hữu năng lực viễn dương đáng nể nhưng Hải quân Nhật Bản vẫn đóng cả tàu tên lửa cỡ nhỏ.
    Hải quân Nhật Bản hiện có trong biên chế tất cả 6 tàu tên lửa tấn công nhanh lớp Hayabusa, chúng chủ yếu đảm nhiệm vai trò tuần tra bảo vệ vùng lãnh hải cũng như các đảo nhỏ ven bờ.

    Lớp chiến hạm trên của Nhật Bản được đánh giá khá cao nhờ thiết kế hiện đại, thẩm mỹ tốt và dàn vũ khí sánh ngang nhiều tàu chiến cỡ lớn hơn.

    [​IMG]
    Tàu tên lửa tấn công nhanh Otaka số hiệu 826 lớp Hayabusa của Hải quân Nhật Bản
    Đầu tiên là về kích thước, Hayabusa có lượng giãn nước đầy tải 240 tấn; chiều dài 50,1 m; chiều rộng 8,4 m; mớn nước 1,7 m. Thông số trên của Molniya 1241.8 là (51,6 x 10,5 x 2,5) m; lượng giãn nước đầy tải 560 tấn. Như vậy là Molniya vượt trội trên thông số này.

    Về hệ thống động lực, tàu chiến của Nhật Bản sử dụng 3 động cơ turbine khí General Electric LM500-G07 cùng 3 động cơ phản lực nước cho phép tàu chạy với tốc độ tối đa 46 hải lý/h.

    Trong khi đó Molniya 1241.8 được trang bị 2 COGAG (kết hợp turbine khí - turbine khí) công suất 11.000 mã lực, cùng 2 động cơ đường trường 4.000 mã lực (có hai mẫu là diesel và turbine cho động cơ đường trường), 2 trục chân vịt, tốc độ tối đa 38 hải lý/h.

    Xét trên khía cạnh này thì Hayabusa áp đảo Molniya không chỉ bởi vận tốc mà còn về hệ thống đẩy phản lực nước tiên tiến, cho phép hoạt động ở vùng nước nông cực tốt.

    [​IMG]
    Tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya 1241.8 của Việt Nam
    Về hệ thống điện tử, Molniya 1241.8 của Việt Nam được trang bị đầy đủ radar cảnh giới đường không Pozitiv-ME, radar trinh sát bề mặt Garpun-Bal, radar kiểm soát hỏa lực pháo MR-123 Vympel rất đồng bộ.

    Trong khi đó chiếc Hayabusa chỉ có radar quét bề mặt OPS-18-3, radar điều khiển hỏa lực pháo FCS-2-31C cùng với hệ thống quang điện tử OAX-2 đơn sơ hơn rất nhiều, khiến nó gần như chỉ là một bệ phóng di động, phải nhờ tổ hợp liên kết thông tin chiến thuật OYQ-8B để triển khai vũ khí nhờ chỉ điểm của một phương tiện khác.

    Vũ khí của Molniya bao gồm 16 tên lửa chống hạm Kh-35 Uran-E tầm bắn 130 km, mang theo đầu đạn trọng lượng 145 kg; 2 pháo phòng không cao tốc AK-630M; 1 pháo hạm AK-176M và có thể đi kèm 8 tên lửa vác vai SA-16.

    Do kích thước nhỏ mà tàu Hayabusa chỉ tích hợp 4 tên lửa chống hạm SSM-1B có tầm bắn 150 km với đầu đạn nặng 225 kg, tốc độ lớn nhất 1.150 km/h, mạnh hơn Uran-E khá nhiều.

    Pháo hạm của Hayabusa là khẩu Oto Breda cỡ 76,2 mm tương tự Molniya nhưng có tháp pháo tàng hình và độ tự động hóa rất cao. Tàu chiến Nhật Bản không có pháo phòng không mà chỉ gồm 2 súng máy hạng nặng 12,7 mm.

    Tổng hợp lại tất cả các chỉ số thì rõ ràng Molniya 1241.8 của Việt Nam mạnh hơn tàu tên lửa cỡ nhỏ tốt nhất của Nhật Bản, điều này cũng dễ hiểu vì Molniya lớn hơn gấp đôi. Đáng tiếc rằng Nhật Bản chưa đóng tàu chiến cỡ 500 tấn để có thể đưa ra một bài so sánh đồng cân đồng lạng hơn.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-...tau-ten-lua-co-nho-tot-nhat-nhat-ban-3347131/
  6. oplot2

    oplot2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    69
    Thầy đã nói từ lâu rồi, Nhật làm gì chế tạo được máy bay ra hồn ngoài nhái của Mỹ, Gen 5 thì mơ đi cưng, Nhật giờ chỉ còn là cái bóng của quá khứ, đóng tàu chiến thua cả VN. Thầy cũng đã từng nói chắc chắn X2/F3 sẽ ko bao giờ thành công, đúng y mà :-D

    Anh chỉ thẳng nguyên nhân Nhật dừng chương trình F-3

    (Vũ khí) - Tạp chỉ Jane's Defence Weekly vừa chỉ thẳng nguyên nhân khiến Nhật Bản phải cân nhắc dừng chương trình máy bay tàng hình duy nhất của mình là F-3.
    Nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, nước này đang cân nhắc tạm hoãn chương trình phát triển tiêm kích tàng hình F-3.

    Chiến đấu cơ F-3 được đánh giá là một trong những chương trình quân sự hấp dẫn hàng đầu thế giới trong tương lai gần bởi theo ước tính cần khoảng 40 tỉ USD để hoàn thành chương trình này.

    Mặc dù vậy, hiện chính phủ Nhật Bản đang cân nhắc khả năng sẽ lùi tới sau năm 2018. "Quyết định về dự án F-3 sẽ được lùi lại", nguồn tin Bộ Quốc phòng Nhật cho biết.

    Ngoài việc phải lùi chương trình máy bay F-3, Nhật cũng đang cân nhắc giữa hai lựa chọn: Hoàn toàn dựa trên nguồn lực nội tại hay tìm đến hợp tác quốc tế. Và phương án hợp tác quốc tế đã được Tokyo âm thầm thực hiện.

    [​IMG]
    Nhật Bản thử nghiệm tiêm kích F-3.
    Thông tin này được Tạp chí Jane's Defence Weekly cho biết, hiện Nhật Bản và Anh đã đạt được thỏa thuận liên quan ở cấp ủy ban liên chính phủ. Thương vụ này sẽ đẩy nhanh chương trình máy bay tàng hình Tokyo đang thực hiện ATD-X (Advanced Technology Demonstrator – X hay còn gọi F-3) với nguyên mẫu đầu tiên là X-2 đã cất cánh lần đầu hồi tháng 4/2016.

    Trước khi đồng ý cùng Nhật phát triển chương trình F-3, ngay từ năm 2014, Anh và Nhật Bản đã thành lập Trung tâm hợp tác phát triển tên lửa không đối không tầm xa thế hệ mới Joint New Air-to-Air Missile (JNAAM) trên nền tảng công nghệ đạn tên lửa MBDA Meteor.

    Anh và Nhật Bản dự định sử dụng đạn tên lửa hợp tác mới trên tiêm kích F-35 và ATD-X.

    Dù Nhật không nói cụ thể nguyên nhân lùi chương trình máy bay F-3 nhưng theo Jane's, Tokyo đang bế tắc trong với chương trình máy bay đầy tham vọng này.

    Tạp chí Anh dẫn nguồn tin từ tập đoàn Mitsubishi Heavy Industries Ltd cho biết, tính đến thời điểm hoàn thành cất cánh lần đầu, chương trình F-3 của hãng này đã liên tiếp bị lùi thời điểm thử nghiệm do một số nguyên nhân.

    Theo nguồn tin trên, sở dĩ có sự trì hoãn là để kiểm tra thêm hệ thống tái khởi động của máy bay trong trường hợp xảy ra dừng đột ngột khi đang bay.

    Nguồn tin nhấn mạnh rằng ngoài việc những kế hoạch thử nghiệm bị thay đổi, cơ sở chế tạo cũng có thể buộc phải tìm nguồn tài trợ bổ sung để hoàn thành đề án.

    Được biết, chương trình máy bay F-3 ra đời là để thay thế cho dòng tiêm kích F-2 đã già cỗi đang hoạt động trong lực lượng phòng vệ trên không của Nhật Bản.

    Theo kế hoạch, những chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của mẫu máy bay F-3 phải được thực hiện từ năm 2014, nhưng sau đó đã được chuyển sang tháng 3/2015 và cuối cùng phải đến tháng 4/2016.

    Dù nhà sản xuất Nhật Bản cho rằng, việc lùi thời điểm thử nghiệm chỉ là vấn đề kiểm tra thêm về hệ thống khởi động, tuy nhiên theo nhận định của tạp chí Jane’s thì đây thực sự là vấn đề nghiêm trọng mà Nhật Bản gặp phải.

    Cụ thể, nếu hệ thống khởi động của máy bay hoạt động không tốt thì máy bay sẽ thiếu đi sự cơ động cần thiết trong các tình huống không chiến (như bổ nhào, đột ngột hạ độ cao, chuyển hướng…). Thậm chí, nếu hệ thống khởi động gặp vấn đề thì máy bay rất dễ gặp nạn chứ chưa nói đến việc bị đối phương bắn hạ.

    Theo những thông tin ít ỏi được Nhật Bản tiết lộ, chương trình máy bay tàng hình F-3 được chế tạo với việc sử dụng công nghệ tàng hình, bao gồm cả hình dáng khí động tán xạ sóng radar, vật liệu hấp thụ sóng điện từ và sử dụng vật liệu tổng hợp.

    Không những thế, chiến đấu cơ tương lai của Nhật Bản sẽ được trang bị radar đa chế độ với ăng ten mảng pha chủ động, hệ thống điều khiển từ xa, hệ thống chiến tranh điện tử và hệ thống trao đổi thông tin hợp nhất.

    Thậm chí, theo nhiều chuyên gia, tiêm kích F-3 của Nhật Bản thừa sức khiến tiêm kích tàng hình J-20 của Trung Quốc phải ôm hận khi đối đầu.

    Tuy nhiên, tờ Hoàn Cầu (Trung Quốc) lại cho rằng, Tokyo đang lấy sự xuất hiện của “máy bay tàng hình" ra để tự cổ vũ cho mình, nhằm xoa dịu sự lo lắng của dư luận xã hội Nhật trước những bước tiến trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự và thực lực ngày càng vượt trội của Trung Quốc.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/anh-chi-thang-nguyen-nhan-nhat-dung-chuong-trinh-f-3-3347120/

    Mấy thằng rồ Nhật đâu rồi :-D
  7. minhhoang2017

    minhhoang2017 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/06/2017
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    113
    Đại ca này chỉ có cái là hơi nổ tí thôi...nhưng xét ra cũng chẳng nói gì về ta, chỉ ghét Nhật thù Mỹ thôi...nhưng đôi lúc cũng có cái phân tích cái nhìn thẳng thắn..có công viết bài cho ta đọc chơi...
    oplot2 thích bài này.
  8. Bia000

    Bia000 Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/03/2014
    Bài viết:
    500
    Đã được thích:
    220
    Chúng chưởi tao. Biết tao có một mình nên chúng tra tấn. Đi làm việc hành chính thì bị gây khó khăn. Bóp còi phá suốt ngày. Đậu oto thì bị cản trước cản sau, anh em ruột thì chúng phá không còn một ai. Làm việc gì cũng phải xin phép chúng...... Tóm lại là rất nhiều. Riêng việc bóp còi phá là ghét nhất. Chúng là dân thanh hoá.
    --- Gộp bài viết: 21/11/2017, Bài cũ từ: 21/11/2017 ---
    *** ai thèm nghe bây đâu.
  9. oplot2

    oplot2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    69
    Đòn đánh sấm sét của F-35 - Nhật tiếp tục phụ thuộc phương tây về KTQS, thế mà rồ Mỹ vẫn thủ dâm là Nhật đang chế vũ khí riêng cho F35 =))
    Thứ Bảy, 09/12/2017 08:10

    [​IMG]

    (Ảnh Nóng) - Ngày 8/12, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera đã chính thức xác nhận nước này sẽ mua loạt vũ khí khủng cho F-35, trong đó có siêu tên lửa JSM.

    http://baodatviet.vn/anh-nong/don-danh-sam-set-cua-f-35-3348662/?p=5
  10. oplot2

    oplot2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    69
    Nhật mua tên lửa ngoài tầm với của phòng không Triều Tiên
    (Vũ khí) - Ngày 8/12, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera chính thức xác nhận mua loạt tên lửa thế hệ mới của Mỹ, trong đó có JASSM.
    Tấn công tầm xa

    Ông Itsunori Onodera tuyên bố nước này sẽ mua các tên lửa đất không đối đất tầm xa JASSM và LRASM của Mỹ với tầm bắn lên tới 900 km cùng tên lửa Joint Strike với tầm bắn 500 km của Na Uy nhằm đối phó với những diễn biến căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.

    Cụ thể, Bộ này dự định yêu cầu một khoản ngân sách bổ sung đặc biệt cho tài khóa bắt đầu từ tháng 4/2018 để mua những tên lửa hành trình tầm xa triển khai trên máy bay chiến đấu.

    Mặc dù thông báo về quyết định mua tên lửa JASSM nhưng Nhật Bản không thông báo cụ thể phiên bản nào được mua sắm. Tuy nhiên, nguồn tin quân sự Mỹ tiết lộ, đây sẽ là phiên bản mới nhất được tăng tầm của loại tên lửa này.

    [​IMG]
    Tiêm kích F-16 khai hỏa tên lửa JASSM.
    Căn cứ vào thông tin này cho thấy, gần như chắc chắn phiên bản được Không quân Nhật Bản mua chính là JASSM-ER và chúng sẽ được trang bị cho phi đội chiến đấu cơ F-15J.

    Theo thông tin Defense News có được cho biết, JASSM-ER là phiên bản nâng cấp sâu từ loại tên lửa JASSM, trong đó tập trung chủ yếu vào việc tăng tầm bắn cho tên lửa, do vậy, loại tên lửa mới đã đạt đến tầm bắn xa gấp 2,5 lần (lên tới hơn 960km) so với nguyên bản JASSM ban đầu.

    Điều đó có nghĩa là, tên lửa này có thể được phóng từ bên ngoài vùng phòng không của các hệ thống tên lửa đất - đối - không tầm xa hiện đại nhất hiện nay của Triều Tiên, và có thể sử dụng để chống lại những mục tiêu có giá trị cao về chiến thuật, chiến dịch, cũng như mục tiêu kiên cố hay không thể cơ động trên mặt đất.


    9s
    Ads by Blueseed
    JASSM- ER sử dụng nguyên tắc "bắn và quên" và khả năng miễn dịch với các hệ thống gẫy nhiễu hệ thống dẫn đường vệ tinh GPS để có thể tiếp cận và tấn công tàu chiến đối phương. Một trong những cải tiến quan trọng nhất của tên lửa là khả năng "cập nhập" các dữ liệu về mục tiêu tên lửa mới trong suốt chuyến bay, tăng đáng kể tính linh hoạt khi tấn công tầm xa.

    Tên lửa JASSM hoạt động nhờ vào sự dẫn đường của hệ thống định vị toàn cầu GPS và hệ thống dẫn đường quán tính để tìm ra các mục tiêu quan trọng của đối phương trong suốt hành trình bay. Ở giai đoạn cuối, tên lửa sẽ sử dụng đầu dò hồng ngoại để phát hiện chính xác một mục tiêu cụ thể trước khi lao vào tiêu diệt.


    02
    Hiện tại, tên lửa JASSM-ER đã được tích hợp lên loại máy bay ném bom Rockwell B-1B Lancer, F-15E Strike Eagle và F-16 Fighting Falcon của Không quân Mỹ. Trong tương lai, vũ khí này còn được trang bị trên oanh tạc cơ B-52H.

    Tuy nhiên, máy bay ném bom B-1 mới được Không quân Mỹ xác định là nền tảng tác chiến mạnh mẽ nhất có thể triển khai các tên lửa hành trình tầm xa JASSM-ER, với mỗi máy bay loại này có thể mang 24 tên lửa như vậy.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-...i-tam-voi-cua-phong-khong-trieu-tien-3348685/

    Nhật vẫn tiếp tục phụ thuộc Mỹ về KTQS
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này