1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lực lượng phòng vệ Nhật Bản - 日本国自衛隊 - The Japan Self Defence Forces P2

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Minuteman3, 08/06/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. oplot2

    oplot2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    69
    Nhật Bản tăng ngân sách quốc phòng kỉ lục
    (Bình luận quân sự) - Với lý do đề phòng hiểm họa đến từ Triều Tiên, Nhật cân nhắc thông qua khoản ngân sách kỷ lục dành cho quốc phòng 46 tỷ USD trong tài khóa 2018.
    Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang nhắm đến mức chi tiêu quốc phòng kỷ lục là 5,26 nghìn tỷ yen (khoảng 47,6 tỷ USD) cho năm tài khóa 2018 trong bối cảnh Tokyo muốn đối phó với những mối đe dọa ở khu vực đồng thời tăng cường vai trò đảm bảo an ninh quốc tế của mình.

    Tại buổi họp báo sau khi kết thúc Hội nghị Ngoại giao, Quốc phòng 2+2 Mỹ-Nhật mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản cho biết Tokyo bắt đầu xây dựng đề cương quốc phòng mới và "Kế hoạch chỉnh đốn lực lượng phòng vệ trung hạn" (giai đoạn 2019-2023).



    Báo giới Nhật Bản cho biết Bộ Quốc phòng sẽ đưa thêm kinh phí mua trang thiết bị phòng thủ tên lửa như hệ thống Aegis trên bộ của Mỹ... vào trong dự toán ngân sách Chính phủ năm 2018.

    [​IMG]
    Hệ thống PAC-3.
    Trong khi đó, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) còn dự định thành lập "Lực lượng vũ trụ đầu tiên, tăng cường hợp tác với Mỹ trong lĩnh vực quân sự vũ trụ. Theo "Kế hoạch chỉnh đốn lực lượng phòng vệ trung hạn" (giai đoạn 2014-2018) đang thực thi, ngân sách quốc phòng Nhật trong 5 năm là khoảng 24,7 nghìn tỷ yên.

    Theo kế hoạch này, mức tăng ngân sách quốc phòng của Nhật Bản bình quân mỗi năm không vượt quá 0,8%. Tờ Asahi Shimbun dẫn lại lời của quan chức Bộ Quốc phòng Nhật cho biết với mức tăng như vậy rất khó chi trả chi phí mua hệ thống phòng thủ tên lửa.

    Bộ Quốc phòng Nhật khẳng định nguồn kinh phí bổ sung sẽ giúp cho lực lượng phòng vệ nước này có thể nâng cấp hệ thống lá chắn tên lửa, trong bối cảnh Triều Tiên liên tục thử tên lửa. Ngân sách bổ sung dự kiến dùng để trang bị thêm nhiều tổ hợp tên lửa SM-3, các hệ thống radar và dò tìm tên lửa mới, cũng như các phương tiện thuộc hệ thống lá chắn chống tên lửa đạn đạo tầm trung Aegis trên bộ.

    Các quan chức Bộ Quốc phòng cho biết Nhật cần được trang bị đầy đủ phương tiện để có thể bắn hạ mọi tên lửa Triều Tiên lọt vào lãnh thổ nước này. Điều đó là cần thiết trong bối cảnh căng thẳng giữa Tokyo và Bình Nhưỡng gia tăng.

    Theo giới chuyên gia, phần lớn chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản được phân bổ vào mua sắm hệ thống đánh chặn tên lửa trên biển và trên đất liền với tầm ngắm và độ chính xác cao hơn. Chi phí mua hai hệ thống đánh chặn tên lửa Aegis trên bộ chưa được tính toán cụ thể và có thể ở mức giá trong khoảng 80 tỷ yen (724 triệu USD)/1 hệ thống, không bao gồm chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng liên quan.


    14s

    6s
    Ads by Blueseed
    Ads by Blueseed

    Nhật Bản cũng đang cân nhắc mua Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD). Giới chuyên gia cũng lưu ý rằng khoảng 180 tỷ yen, trên giấy tờ, dự kiến sẽ chỉ dành riêng cho chi tiêu mua sắm hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo, song trên thực tế, con số trên sẽ chắc chắn "phình to" hơn nữa khi tính cả chi phí liên quan.

    Theo nhiều nhà phân tích am hiểu về các vấn đề an ninh của Nhật Bản, mức độ chi tiêu này là không tương ứng với bất kỳ mối đe dọa thực sự nào mà Tokyo đang phải đối mặt, mà thực chất, mức chi tiêu này mang động cơ chính trị.

    Nhà phân tích chính trị độc lập Teruhisa Muramatsu nhận định: "Thủ tướng Abe không hề giấu giếm sự thật rằng ông muốn SDF được cộng đồng quốc tế công nhận là quân đội thực sự. Đây là nền tảng cho mục tiêu của ông Abe với vai trò là một nghị sĩ và nhà lãnh đạo Nhật".

    Theo ông Muramatsu, những ý định và mục tiêu lúc này dường như cho thấy Nhật đang rất cần tăng cường các tuyến phòng thủ của mình trong tình huống xấu có thể xảy ra. Tuy nhiên, đề nghị ngân sách gần đây nhất cũng bao gồm các khoản chi cho một lượng quá mức các loại vũ khí "tấn công" mà về mặt hiến pháp là không phù hợp và quá mức so với vị thế quốc phòng chỉ đủ để bảo vệ Nhật Bản.

    Bình luận về chủng loại vũ khí, ông McLellan cho biết phần lớn đề nghị mới nhất về mua sắm vũ khí của Bộ Quốc phòng Nhật không nhằm mục đích phòng vệ thông thường, viện dẫn một số ví dụ về ý định mua máy bay do thám không người lái Global Hawk, 2 tàu khu trục hiện đại, 6 máy bay tiêm kích F-35 và khoảng 90 triệu USD chi phí phát triển tên lửa siêu thanh có khả năng tấn công các căn cứ kẻ thù.

    Chuyên gia này cũng khẳng định rằng toàn bộ việc tăng chi tiêu mua sắm trang thiết bị quân sự trên biển, trên không và trên mặt đất của Nhật là vượt xa mục đích phòng vệ cần thiết.

    Trong khi đó, các chuyên gia khác cho rằng việc Nhật mở rộng danh sách mua sắm trang thiết bị quân sự hiện đại có thể làm gia tăng một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực, nhất là với những nhận định gần đây của giới chính khách Nhật về việc đạt được năng lực "tấn công phủ đầu" vốn không chỉ đi ngược lại hiến pháp mà còn có thể khiến một số nước láng giềng gần gũi nhất của Nhật cảm thấy bất an.

    Theo giới phân tích, sở dĩ Nhật đề xuất mua vũ khí như hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis trên bộ từ Mỹ, một là nhằm mượn cớ “khủng hoảng” tiếp tục mở rộng quân sự; hai là nhằm nhất thể hóa sâu sắc quân sự Nhật-Mỹ, phát huy vai trò lớn hơn trong đồng minh Nhật-Mỹ.

    Thậm chí có ý kiến cho rằng Nhật Bản đang "thổi phồng" mối đe dọa từ xung quanh và thực tế là mượn cớ để tăng thêm ngân sách quốc phòng. Nhật Bản không ở thời chiến song phần lớn chi tiêu mua sắm lại dành cho các loại vũ khí có khả năng thực hiện tấn công phủ đầu.

    Động thái này của Chính phủ Nhật sẽ làm cho mâu thuẫn giữa Nhật với các nước xung quanh càng thêm trầm trọng, đặc biệt là đối với Trung Quốc - nước đang có tranh chấp với Nhật Bản liên quan đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hiện đang do Nhật kiểm soát.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/nhat-ban-tang-ngan-sach-quoc-phong-ki-luc-3349140/

    Tưởng tăng làm gì, hóa ra để mua đồ nước ngoài, vậy mà rồ Nhật bảo KTQS Nhật tự túc 100% rồi
  2. Electoker

    Electoker Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/11/2016
    Bài viết:
    1.597
    Đã được thích:
    325
    Nhật nó cũng hay,làm không tốt bằng người khác thì mua chứ không thể làm cho có.Khi đã ra sản phẩm thì phải vượt trội.
    Em này siêu lắm tăng tốc 100km trong 3 second...Làm được cái động cơ như em nó cực khó nhé.
    [​IMG]

    Ngay cả whisky thì anh Nhật có thương hiệu Yamazaki cũng số 1.
    [​IMG]
  3. oplot2

    oplot2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    69
    Nhưng ko làm nổi vũ khí bảo vệ tổ quốc phải bán phụ nữ trả cho Mỹ
  4. Electoker

    Electoker Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/11/2016
    Bài viết:
    1.597
    Đã được thích:
    325
    Nhật vẫn mạnh như xưa thôi,đụng nó thì nó quất lũ khựa ra bã trong vòng 3 nốt nhạc. Bài học bị Nhật hấp diêm tanh bành nhục nhã vẫn còn đó. TQ giờ cũng xuất khẩu gái qua Nhật đó thôi , qua Tokyo có mà đầy.
  5. anhday71

    anhday71 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2005
    Bài viết:
    596
    Đã được thích:
    118
    Cứ chỉ trích bọn đế quốc thích chơi tiêu chuẩn kép ^__^.
  6. oplot2

    oplot2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    69
    Thì trả bằng phí phụ nữ cho lính Mỹ bem thì sao ko mạnh :)) mày toàn bốc phét chẳng có lấy nổi cái hình, hình phụ nữ nhật bị lính Mỹ rape phản đối nè

    [​IMG]
    [​IMG]

    Mẹ cháu @Electoker đây hả ?

    [​IMG]
  7. satthumoscow

    satthumoscow Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/04/2007
    Bài viết:
    724
    Đã được thích:
    53
    Cũng lạ nhỉ. Nhật chế tạo được tên lửa đẩy để phóng vệ tinh nhưng lại không chế được tên lửa phòng không tầm cao là xao ?
  8. oplot2

    oplot2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    69
    Phóng vệ tinh chỉ đơn giản là phóng lên cao tít rồi tách ra, Iran, BTT cũng tự phóng được vệ tinh, mà vệ tinh Nhật toàn vệ tinh hạng ruồi, còn SAM cần phải bay bám được mục tiêu, Nhật chỉ giỏi chế camera quay phim heo, chứ làm gì chế được cảm biến vũ khí
  9. oplot2

    oplot2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    69
    Cải tiến có thể giúp chiến hạm Nhật vận hành tiêm kích F-35B
    Tàu sân bay trực thăng lớp Izumo cần nhiều thay đổi để có thể vận hành tiêm kích tàng hình F-35B.
    Nhật xây trận địa tên lửa cách bờ biển Trung Quốc 320 km / Giải pháp tàu ngầm giúp Nhật đối phó tàu sân bay Trung Quốc

    [​IMG]
    Tàu khu trục chở trực thăng JS Izumo của Nhật Bản. Ảnh: Wikipedia.

    Bộ Quốc phòng Nhật đang xem xét khả năng mua tiêm kích tàng hình F-35B để triển khai trên các tàu sân bay trực thăng lớp Izumo, đánh dấu sự thay đổi về chính sách quốc phòng của Nhật Bản, nước vốn bị cấm sở hữu các tàu sân bay tấn công. Tuy nhiên, những chiến hạm này cần phải được hoán cải đáng kể nếu muốn vận hành tiêm kích F-35B, theo Popular Mechanics.

    Chiến hạm lớp Izumo được Nhật xếp vào nhóm khu trục hạm chở trực thăng, dài 248 m, có lượng giãn nước đầy tải 27.000 tấn, thường mang theo 9 trực thăng và có thể tăng lên 14 chiếc. Hai tàu JS Izumo và JS Kaga thuộc lớp này đều đóng vai trò nòng cốt trong biên đội tàu khu trục hộ tống, có nhiệm vụ tìm và diệt tàu ngầm đối phương.

    Tàu chiến lớp Izumo có sàn đáp kéo dài dọc thân, được trang bị thang nâng phi cơ, thượng tầng dạng tháp và nhà chứa máy bay cỡ lớn trong thân, không khác gì các tàu sân bay thực thụ của Mỹ.

    Trên lý thuyết, chúng có thể tiếp nhận tiêm kích tàng hình F-35B với khả năng cất hạ cánh thẳng đứng hoặc trên đường băng ngắn (V/STOL). Tuy nhiên, các tàu sân bay trực thăng Nhật không có cầu nhảy để hỗ trợ máy bay cất cánh, cũng như chỉ có một thang nâng đủ lớn để vận chuyển tiêm kích F-35B và trực thăng lai MV-22 Osprey.




    Bỏ qua quảng cáo
    F-35B thử nghiệm hạ cánh thẳng đứng trên tàu chiến Mỹ.

    Trong trường hợp Tokyo quyết định trang bị tiêm kích F-35B, những chiếc lớp Izumo sẽ phải quay lại nhà máy đóng tàu Yokohama để hoán cải. Sàn đáp cần phủ thêm lớp vật liệu chống nhiệt mới, chịu được sức nóng từ luồng xả động cơ tiêm kích F-35B khi cất hạ cánh thẳng đứng.

    Hệ thống phòng thủ tầm gần Phalanx ở mũi tàu sẽ phải tháo bỏ vì chiếm diện tích lớn, có thể cản trở quá trình cất cánh và đe dọa an toàn bay của phi đội F-35B.

    Khoang chứa máy bay trong thân tàu cũng cần dành khoảng không gian bố trí nhiên liệu và vũ khí cho tiêm kích F-35B, bao gồm tên lửa đối không tầm ngắn AIM-9X Sidewinder và tầm trung AIM-120 AMRAAM, cũng như bom thông minh JDAM.

    Ngoài ra, tàu khu trục trực thăng Nhật cũng cần tích hợp thêm Hệ thống Thông tin Hậu cần Tự động (ALIS) để điều phối việc sửa chữa cho phi đội F-35. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến không gian trong thân tàu bị thu hẹp đáng kể, giảm số lượng tiêm kích F-35B mang theo.

    [​IMG]
    Tàu JS Izumo cần nhiều cải tiến nếu muốn vận hành tiêm kích F-35B. Ảnh: CIMSEC.

    Việc hoán cải lớp Izumo thành tàu sân bay dự kiến rất phức tạp, tốn thời gian và tiền của. Phiên bản Izumo cải tiến chỉ có thể mang theo tối đa 10 tiêm kích F-35B với chi phí khoảng 1,4 tỷ USD. Tổng chi phí cho việc nâng cấp hai tàu lớp Izumo sẽ chạm ngưỡng 4 tỷ USD, tương đương 5% ngân sách quốc phòng Nhật Bản.

    Đây là mức tiền quá lớn chỉ để triển khai 20 tiêm kích F-35B trên biển, trong bối cảnh nợ công của Nhật Bản cao gấp đôi quy mô nền kinh tế và ngân sách quốc phòng chỉ đạt mức 1% GDP. Tuy nhiên, Tokyo gần như không có lựa chọn khác, do nước này đang lo ngại việc Trung Quốc nhiều lần điều tiêm kích và oanh tạc cơ bay qua mũi phía nam Nhật Bản, cũng như vấn đề tranh chấp chủ quyền nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.

    Bắc Kinh có hàng loạt căn cứ không quân lớn ở hai khu vực này và đang đẩy mạnh việc xây dựng các cụm tàu sân bay chiến đấu. Trong khi đó, Tokyo chỉ sở hữu một căn cứ không quân kiêm sân bay dân sự trên đảo Okinawa, không có tàu sân bay thực thụ nào.

    Giới chuyên gia nhận định các tiêm kích F-35B sẽ tăng cường đáng kể khả năng phòng thủ của Nhật tại những hòn đảo xa xôi phía tây nam, nơi vốn chỉ có các đường băng ngắn. Tuy nhiên, hiến pháp Nhật Bản vẫn cấm nước này sở hữu tàu sân bay. Nhiều khả năng những chiếc Izumo trang bị tiêm kích F-35B sẽ chỉ phục vụ mục đích phòng thủ, bảo vệ không phận nước này, chuyên gia Kyle Mizokami nhấn mạnh.
  10. oplot2

    oplot2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    69
    Mỹ bán gấp AMRAAM cho Nhật vì sợ Nga - Tiếp tục vả mồm rồ Nhật - Nhật tiếp tục phụ thuộc vũ khí của Mỹ, mà là vũ khí cũ rích, điều này cho thấy loại AAM4B trang bị radar AESA là loại rẻ rách, nên Nhật mới ko trang bị mà vẫn đi mua loại AIM120 cũ rích để dùng

    (Vũ khí) - Ngay khi Nga lộ kế hoạch quân sự hóa một phần Kuril, Mỹ đã chấp thuận bán tên lửa không-đối-không AMRAAM cho Nhật Bản nhằm tăng cường sức mạnh không chiến.
    Hãng Sputnik dẫn nguồn tin quân sự Mỹ cho biết, Không lực Mỹ đã ký hợp đồng với công ty Raytheon để sản xuất tên lửa AMRAAM. Theo thông báo trên trang web của Lầu Năm Góc, việc phân phối vũ khí sẽ được thực hiện ở 10 quốc gia trên thế giới, trong đó có Ba Lan và Nhật Bản.

    Việc sản xuất tên lửa lớp "không đối không" tầm trung cải tiến sẽ được thực hiện ở Arizona. Ngoài tên lửa, Raytheon Missile Co. sẽ sản xuất phụ tùng và thiết bị Telemetry. Hợp đồng trị giá 634,2 triệu USD phải hoàn thành trước ngày 31/1/2020.

    [​IMG]
    F-35 phóng tên lửa AMRAAM.
    Theo thông tin của Bộ Quốc phòng Mỹ, tên lửa AMRAAM sẽ được cung cấp cho Hàn Quốc, Ma-rốc, Indonesia, Romania, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Bahrain, Qatar, cũng như Ba Lan và Nhật Bản - hai quốc gia rất gần với lãnh thổ Nga.

    Việc Mỹ chấp thuận bán AMRAAM cho Ba Lan và Nhật Bản cũng đã được Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Mỹ (DICA) cho biết, Lầu Năm Góc đã đồng ý bán bán 56 tên lửa không đối không (AMRAAM) AIM 120C7 cho Nhật Bản. Lô tên lửa này có trị giá lên tới 113 triệu USD.

    Cơ quan DICA ra thông báo và xác nhận: "Việc bán lô tên lửa này sẽ giúp Không quân Nhật Bản tăng cường khả năng phòng vệ đất nước cũng như bảo vệ các nhân viên, binh lính Mỹ đóng quân ở đây".

    Theo nhận định của trang UPI, khi tiêm kích của Nhật Bản được trang bị tên lửa AIM-120C7, chúng sẽ trở nên rất đáng sợ đối với dàn tiêm kích đông đảo của Không quân Nga trên không phận gần quần đảo Kuril mà Nhật Bản gọi là vùng lãnh thổ phương Bắc.

    UPI cho biết, AIM-120C7 là tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn hiện đại có khả năng chiến đấu trong mọi điều kiện thời tiết do Tập đoàn Raytheon của Mỹ nghiên cứu phát triển.


    07
    Về mặt động cơ, AIM-120C7 thiết kế với động cơ rocket hiệu suất cao sử dụng nhiên liệu HTPB cho phép tên lửa đạt tốc độ tối đa Mach 4. Về tầm bắn, tùy từng biến thể tên lửa mà có tầm bắn tên lửa, với loại AIM-120C7 đạt tầm phóng tối đa tới 105km.

    Phương thức dẫn bắn tên lửa AIM-120C7 cũng như là các biến thể khác, trong tác chiến diệt mục tiêu tầm xa, máy bay nhận dữ liệu mục tiêu trước khi rời bệ phóng từ hệ thống radar máy bay phóng, hoặc có thể nhận hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại hoặc từ kênh liên kết dữ liệu máy bay tiêm kích khác hoặc từ máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy đường không.

    Sau khi phóng, tên lửa sẽ tiếp tục được máy bay phóng gửi cập nhật dữ liệu mục tiêu cho phép tên lửa tự điều chỉnh hướng (bám mục tiêu). Tới khoảng cách nhất địch (tầm theo dõi mục tiêu của radar trên tên lửa) thì đầu tự dẫn radar chủ động kích hoạt và tìm, khóa, tấn công mục tiêu mà không cần máy bay mang phóng chỉ thị.

    Đặc điểm này cho phép phi công bắn nhiều tên lửa cùng lúc vào nhiều mục tiêu. Hoặc, nếu tác chiến chống mục tiêu ở cự ly gần, đầu tự dẫn radar chủ động của AIM-120C7 có thể kích hoạt ngay sau khi rời bệ phóng và tự tìm mục tiêu.

    Với khả năng của AIM-120C7, khi chúng được tích hợp trên tiêm kích F-15J và tương lai là tiêm kích F-35, dòng tên lửa này thực sự là cơn ác mộng với dàn tiêm kích Nga nếu xảy ra sung đột trên không tại khu vực 2 bên có tranh chấp.

    Trước rồ Nhật vẫn luôn mồm bảo Nhật ko còn phụ thuộc quân sự Mỹ, vậy mà giờ vẫn phải đi mua loại tên lửa cũ rích, lại còn chém gió về loại tên lửa AAM4B, hóa ra là bốc phét cả
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này