1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lực lượng phòng vệ Nhật Bản - 日本国自衛隊 - The Japan Self Defence Forces P2

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Minuteman3, 08/06/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. alphandt

    alphandt Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/08/2008
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    -Tàu cứu hộ tàu ngầm ASR-403 Chihaya thế hệ thứ 4
    -Được đóng tại Nhà máy Đóng tàu công bnghiệp nặng Tamano vào biên chế ngày 17.03.2000
    -Nhật Bản có 1 tàu đóng quân tại cảng Kure_(ko biết vì lý do gì Nhật chỉ có 1 tàu loại này)
    -Chiều Dài 128m
    -Chiều Rộng 20m
    -Chiều Cao 9m
    -Nặng 5.450 Tấn chuẩn đầy đủ tải 6.900 tấn
    -Trang Bị Động Cơ điện Diesel Mitsui 12V42M-A 19.500 PS
    -Tốc độ 20kt
    -Radar Ops-20 navigational
    -Thuỷ Thủ Đoàn 125 Thành Viên
    -Xây dựng giai đoạn 1998 sau khi cho tau ASR 402 về nghĩ hưu
    -Chức Năng :Cứu hộ tàu ,tìm kiếm nạn nhân, cứu hộ y tế ,trang bị máy chiếu X Quang , phòng y tế đa chức năng ,trang bi hệ thống tự động định vị tàu seabed ,trang bị tàu ngầm mini (Deep-sea)để tìm kiếm tàu đắm .hệ thống cảm ứng dò tìm được áp dụng nhiều công nghệ cao rút kinh nghiệm từ những tàu trước đây
    -Vào năm 2001 tàu này đạ tham gia tìm kiếm cứu hộ năn nhận của vụ đụng tàu Ehime Maru xảy ra ngày chủ nhật
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Chú ý Cái tàu ngầm mini Deep-sea ở giữa_(Cái tàu mini này để mình nói bài sau)
  2. alphandt

    alphandt Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/08/2008
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  3. onamiowada

    onamiowada Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    6.401
    Đã được thích:
    20
    Bổ sung thông tin về ASR-403:
    ASR là viết tắt của Submarine Rescue Ship - tàu cứu hộ tàu ngầm.
    1. "Tại sao Nhật chỉ duy trì sự hoạt động 1 tàu loại này?":
    Là do chức năng của nó.
    Chức năng của loại tàu ASR là cứu hộ tàu ngầm, chứ không phải là cứu hộ chung chung. Bên cạnh ASR-403, Nhật còn có tàu AS-405, có chức năng như một "Tàu ngầm mẫu hạm" (không biết tiếng Anh phải gọi là gì), có chức năng tiếp nhiên liệu, tiếp lương thực, ngư lôi..... và cứu hộ tầu ngầm.
    Nhật không có quá nhiều tàu ngầm, do vậy chỉ cần 2 chiếc tàu cứu hộ là đủ.
    2. Tàu cứu hộ Chihaya mang số hiệu ASR-403 được đặt hàng năm 1996. Tới ngày 13/10/1997 thì khởi công. Ngày 8/10/1998 hạ thuỷ, và từ ngày 17/3/2000 thuộc biên chế của Hạm đội tàu ngầm hạng nhỏ số 1 (JMSDF Submarine Flotilla 1 ), đóng tại căn cứ hải quân Kure (JMSDF Kure Naval Base), tỉnh Hiroshima.
    3. Một số đặc điểm của tàu:
    Phần mũi tàu chìm dưới nước được đóng thành hình vòng cung (Bulbous Bow) có tác dụng hạn chế giảm áp lực của các sóng xung kích khi tàu di chuyển.
    [​IMG]
    Phần mũi tàu có lắp side thruster với cánh quạt nước nhằm điều khiển tàu theo hướng ngang. Bộ phận này có tác dụng giúp con tàu ổn định hơn khi điều khiển. Nó thường được lắp trên những con tàu biển cỡ lớn.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được onamiowada sửa chữa / chuyển vào 13:55 ngày 05/07/2009
  4. onamiowada

    onamiowada Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    6.401
    Đã được thích:
    20
    Bổ sung thông tin về Tàu cứu hộ tàu ngầm Chihaya mang số hiệu 403 (ASR-403)​
    (Tiếp theo)
    4. Các trang thiết bị trên tàu.
    4.1. Hệ thống lặn biển - DDS (Deep Diving System).
    4.2. Thiết bị lặn cá nhân.
    4.3. Thiết bị lặn không người lái ROV (Remotely Operated Vehicle).
    4.4. Thiết bị đo độ sâu đáy biển.
    4.5. Hệ thống ổn định vị trí tự động. ( DPS:Dynamic Positioning System)
    4.6. Trung tâm thông tin, chỉ huy cứu nạn RIC ( Rescue Infomation Center ).
    4.7. Radar hàng hải OPS-20.
    4.8. Tàu lặn cứu hộ DSRV (Deep Submergence Rescue Vehicle): Phần này bạn Alphandt nói là đã có thông tin, nên tạm thời tôi bỏ lại. Sẽ bổ sung sau khi bạn alphandt post bài.
    -------------------------------------------------------------------​
    4.1. Hệ thống lặn biển - DDS (Deep Diving System).
    Ảnh chụp tổ hợp lặn PTC - DDC:
    [​IMG]
    [​IMG]
    Đây là 1 hệ thống cứu hộ tàu ngầm rất cần thiết khi tàu ngầm gặp nạn, mất điều khiển, và chìm xuống đáy biển. Vụ chìm tàu ngầm Kursk của Nga, thuỷ thủ đoàn còn sống mấy ngày sau khi tàu chìm mà việc cứu nạn cho họ đã không thể được thực hiện. Với tính năng những thiết bị lặn dưới đây, thuỷ thủ đoàn của các tàu ngầm sẽ giữ được tính mạng nếu họ còn sống khi tàu ngầm đã chìm xuống đáy biển.
    Hệ thống DDS này được hãng Kawasaki (Kawasaki Heavy Industries, Ltd.) sản xuất theo đơn đặt hàng của Cục Phòng vệ Nhật bản (nay là Bộ Quốc phòng) tại nhà máy đóng tàu Kobe. Nó bao gồm một PTC (Cabin lặn - Personnel Transfer Capsule), hai DDC (Buồng tăng giảm áp lực - Deck Decompression Chamber), và hai MCC_s (Thiết bị điều khiển đầu cuối - Main Control Console) cùng các thiết bị đi kèm như các đường ống dẫn khí Helium sưởi ấm, các đường ống dẫn nước biển làm mát và các hệ thống liên lạc, v.v....
    Cabin lặn (Personnel Transfer Capsule) và Buồng tăng giảm áp lực (Deck Decompression Chamber) được kết nối với nhau.
    Hệ thống này được thiết kế để đáp ứng những hoạt động lặn biển ở độ sâu 300 mét, và cho 12 thợ lặn. Trước khi đưa vào sử dụng, nó đã được thử nghiệm ở độ sâu 300 mét (không có thợ lặn) và ở độ sâu 60 mét (có thợ lặn). Trong đợt thử nghiệm đó, nó đảm bảo tất cả cả các yêu cầu về áp suất, độ sâu, nhiệt độ (Sai số về áp suất là ± 0,02 kgf / cm, sai số về độ sâu là ± 0.3m, và sai số về nhiệt độ là ± 0,5 "f). Nó được xếp vào hạng những hệ thống lặn tiên tiến nhất trên thế giới.
    Trên thực tế, đã có lần phối hợp với đội rà phá bom mìn còn sót lại sau chiến tranh, hệ thống lặn này đã thực hiện công tác cứu hộ ở độ sâu 450 mét, và đội thợ lặn đã phải làm việc liên tục 1 giờ liền ngoài môi trường đáy biển. Sau đó, đội thợ lặn đã phải sinh hoạt trong Buồng giảm áp 20 ngày liên tục để chờ giảm áp suất xuống bằng áp suất môi trường không khí. Đây là lần lặn sâu kỷ lục của Nhật bản. Tuy vậy, kỷ lục lặn sâu nhất thế giới thuộc về 1 tổ hợp lặn biển của Pháp. Khi đó, họ đã lặn sâu tới 534 mét.
    Công tác lặn trong hệ thống này tuân thủ qui trình sau:
    Sơ đồ mô tả qui trình lặn:
    [​IMG]
    - Đầu tiên, thợ lặn phải vào trong Buồng tăng giảm áp (DDC) rồi hệ thống sẽ tăng dần áp suất trong buồng này lên tới áp suất thực ở độ sâu cần lặn tới.
    - Sau khi kết thúc quá trình tăng áp, thợ lặn di chuyển sang Cabin lặn. Sau khi Cabin lặn được thả xuống độ sâu cần làm việc, thợ lặn sẽ ra khỏi Cabin lặn và thực hiện công tác cứu hộ.
    - Bất cứ khi nào tạm ngừng công việc, thợ lặn sẽ trở vào Cabin lặn rồi qua Buồng tăng giảm áp nghỉ ngơi.
    - Khi kết thúc công việc, tổ hợp thiết bị này được kéo lên, và áp suất trong Buồng tăng giảm áp sẽ giảm xuống mức bằng áp suất không khí thì thợ lặn mới được phép ra môi trường bên ngoài, trở về tàu cứu hộ.
    - Mỗi lần tăng giảm áp mất tối thiểu khoảng vài tiếng đồng hồ.
    - Môi trường bên trong tổ hợp thiết bị lặn này luôn được giữ ở nhiệt độ phù hợp với cơ thể con người, nhờ những đường ống dẫn khí helium (làm nóng) và đường ống dẫn nước biển (làm lạnh)
    4.2. Thiết bị lặn cá nhân
    [​IMG]
    4.3. Thiết bị lặn không người lái ROV (Remotely Operated Vehicle).
    Đây là thiết bị lặn điều khiển từ xa, có chức năng hỗ trợ cho đội thơ lặn trong những phần việc mà thợ lặn không thể thực hiện được.
    Link ảnh gốc, cỡ lớn: http://www.upanh.com/uploads/05-July-2009/xwl7yzcxqku5ruvykq8.jpg
    [​IMG]
    Thả thiết bị lặn điều khiển từ xa ROV xuống biển bằng cần cẩu:
    [​IMG]
    Tham khảo thêm:
    Một tổ hợp lặn của Hoa kỳ:
    U.S. Navy Deep Dive System Mark 1 (DDS-MK1)
    Experimental dive system from 1968
    [​IMG]
    Một Cabin lặn của Hoa kỳ.
    [​IMG]
    Một Cabin lặn có chức năng tương tự của Nga (chưa xét về độ sâu, độ an toàn):
    [​IMG]
    Được onamiowada sửa chữa / chuyển vào 03:22 ngày 06/07/2009
  5. onamiowada

    onamiowada Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    6.401
    Đã được thích:
    20
    Bổ sung thông tin về Tàu cứu hộ tàu ngầm Chihaya mang số hiệu 403 (ASR-403)​
    (Tiếp theo)
    4. Các trang thiết bị trên tàu.
    4.2. Thiết bị lặn cá nhân
    Ngoài bộ quần áo lặn thông thường chịu áp suất không quá cao như đã post ảnh ở bài trước, thợ lặn trên tàu Chihaya còn được trang bị bộ đồ lặn chịu được áp suất rất cao (Hard suit) thuộc loại OMADS (viết tắt của cụm từ: One Man Atmosphere Diving System).
    Bộ đồ lặn OMADS được thiết kế với những đặc tính chịu áp suất cao như 1 con tàu ngầm nhỏ. Bên trong bộ đồ lặn OMADS có đặc tính là vẫn giữ áp suất không khí như trên mặt biển. Do đó, chỉ với bộ đồ lặn này, các thợ lặn có thể xuống độ sâu 300 mét.
    Ảnh bộ đồ lặn OMADS đang được sử dụng tại Nhật:
    [​IMG]
    Tham khảo thêm bộ đồ lặn OMADS Model ADS-2000 do hãng Ocean Works của Canada sản xuất, mà Hải quân Hoa kỳ có thể sử dụng trong hoạt động cứu hộ.
    [​IMG]
    4.4. Thiết bị đo độ sâu đáy biển.
    Dùng Sonar. Không có thông tin mô tả chi tiết về thiết bị này.
    4.5. Hệ thống ổn định vị trí tự động. ( DPS:Dynamic Positioning System)
    Một con tàu luôn chịu những lực tác động từ sóng biển, gió, và các luồng hải lưu,v.v..... khiến cho nó có thể bị sai lệch hướng đi, trôi dạt khi đang cần dừng cố định tại 1 điểm ngoài biển mà không có neo. Đặc biệt là những nguy cơ đó gây ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện công tác cứu hộ - khi con tàu đang điều khiển các hệ thống lặn.
    Hệ thống ổn định vị trí tự động ( DPS:Dynamic Positioning System) gồm có nhiều Sensor cảm ứng tốc độ gió, cảm ứng độ rung lắc của mạn tàu,v.v........ Những sensor này được gắn kết với 1 bộ xử lý trung tâm. Trên cơ sở tổng hợp và tính toán các thông số nhận được, bộ xử lý trung tâm này sẽ tự động điều khiển các cách quạt nước (thruster) được lắp ở nhiều nơi trên tàu cùng với hoạt động của bánh lái và chân vịt nhằm làm cân bằng và cố định vị trí của tàu một cách tự động. (Xin xem ảnh side thruster trong bài thứ 3 từ trên xuống trong trang này).
    Sơ đồ mô tả nguyên lý hoạt động của Hệ thống ổn định vị trí tự động. ( DPS:Dynamic Positioning System).
    [​IMG]
    Chú thích sơ đồ:
    a. Các loại lực tác động tới con tàu: ký hiệu bằng mũi tên màu đỏ.
    - Wave: sóng.
    - Wind: Gió.
    - Current: Dòng hải lưu.
    b. Hướng con tàu lệch hướng đi, trôi dạt do ảnh hưởng của những lực tác động trên. Ký hiệu bằng các mũi tên màu da cam.
    - Surge: nâng hạ độ cao theo con sóng.
    - Sway: Đu đưa, lắc lư.
    - Yaw: Chệch hướng.
    c. Các thiết bị hoạt động nhằm cân bằng, ổn định vị trí con tàu: Mũi tên màu lá mạ chỉ hướng Vector lực.
    - Azimuth Thruster: Cánh quạt nước điều chỉnh phương vị.
    - Tunnel Thruster: Cánh quạt nước trong đường hầm thông giữa 2 mạn thuyền, phía sau.
    - Main Propller and Rudder: Chân vịt chính và bánh lái.
    4.6. Trung tâm thông tin, chỉ huy cứu nạn RIC ( Rescue Infomation Center ).
    Trung tâm này chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của các hệ thống lặn, thợ lặn, tàu ngầm mini.
    [​IMG][​IMG]
    4.7. Radar mặt nước OPS-20 Navigational.
    Là loại Radar dùng để theo dõi các tàu trên mặt nước. Đây không phải là 1 loại radar mặt nước tiên tiến nhất của Nhật bản. Trong ảnh ở bài đầu tiên trong trang này mà bạn alphandt đã post thì Radar OPS-20 là những hình trụ màu trắng trên đài chỉ huy.
    4.8. Tàu lặn cứu hộ DSRV (Deep Submergence Rescue Vehicle):
    (Còn tiếp)
    Được onamiowada sửa chữa / chuyển vào 03:05 ngày 06/07/2009
  6. bthungvn

    bthungvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2007
    Bài viết:
    744
    Đã được thích:
    2
    Bulbous Bow: mũi tàu kiểu quả lê. Cái này không có gì mới vì tàu hàng thông thường cũng áp dụng nó.
    Được bthungvn sửa chữa / chuyển vào 07:36 ngày 06/07/2009
  7. alphandt

    alphandt Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/08/2008
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    -DSRV_Tàu ngầm mini gắn trên tàu ASR 403
    -Tổng chiều dài: 12.4m
    -Nặng 40 Tấn
    -12 nhân viên cứu hộ
    -Có thể lặn sâu 300m
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]


    Tàu ngầm mini sẽ lặn tới nơi tàu đắm và tiếp cận tàu = khoang dưới bụng mình dưới áp dụng của áp suất bề mặt khu vực xung quanh nơi tiếp nối sẽ khô ráo sau đó ngươi được cứu sẽ được rút ra ngoài
  8. SSX109

    SSX109 Guest

    1. Theo mình thì Nhật đã đóng 2 con tàu trên theo bản quyền của Mỹ. Nếu có thời gian bạn thử tìm lại nguồn xem.
    Như vậy mới là hợp lý, không ai phát minh lại cái bánh xe cả. Điều đó cũng không nói lên cái gì cả. Nhật vẫn có tiếng là đội hải quân mạnh trong khu vực và tàu thuyền của họ có chất lượng.
    2. Nếu không nhầm thì Nhật về lâu phải lấy TQ làm trọng tâm trong chiến lược phát triển quốc phòng, chuyện BTT chỉ là nhất thời.
    3. Nhớ năm ngoái thậm chí Nhật có đề nghị lập một khối quân sự kiểu NATO ở châu Á với 2 đầu tàu là Nhật và Ấn Độ. Đề nghị này chắc chắn được một số nước Đông Nam Á ủng hộ. Nhưng thái độ của Ấn có vẻ không rõ ràng. Dường như có một số nghi ngại gì đấy, ví dụ như chính sách anh ninh quốc phòng ngoại giao Nhật chưa thật độc lập, còn phụ thuộc nhiều vào Mỹ. Hay muốn đóng vài cái tàu theo kiểu Nhật hiện có chẳng hạn, sẽ có khó khăn khi vướng bản quyền.
  9. onamiowada

    onamiowada Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    6.401
    Đã được thích:
    20
    Reply:
    1. Mình hiểu câu hỏi "Đóng theo nhượng quyền" của Bác Heo có nghĩa là Nhật đóng giống hệt như 1 con tàu của Mỹ. Còn chuyện 1 con tàu có 1 số thiết bị, 1 số bộ phận giống tàu của Mỹ thì trường hợp đó chỉ gọi là nó mua bản quyền riêng bộ phận đó thôi. Trường hợp đó thì là tất nhiên, vì như bạn nói: không ai lại đi nghiên cứu phát triển 1 cái bánh xe cả.
    2. Đúng. Chiến lược Quốc phòng của Mỹ cũng coi Trung quốc là đối thủ trong tương lai xa. Nhật cũng vậy thôi. Ngoài ra, ở Đông Á chả có quốc gia nào có đủ tiềm năng để có thể đe doạ lợi ích của Nhật trong thời gian vài chục năm tới (Không tính tới Nga, vì Nga thì phải nhìn nhận ở góc độ khác).
    3. Ờ...Mình cũng ít thông tin về Ấn độ, mình cũng không biết về vụ Nhật gạ gẫm rủ rê Ấn độ đó của Nhật. Nhưng mới đọc mấy bài viết về chính sách quốc phòng của Mỹ thì Mỹ nó không ủng hộ mấy cái liên minh quân sự kiểu đó đâu. Hoa kỳ luôn muốn nếu có khối liên minh quân sự gì đó ở Đông Á, ĐNA hay châu Á thì Hoa kỳ phải đứng đầu. Như kiểu NATO ấy mà. Mình có cảm giác Ấn độ tuy có quan hệ tốt với Mỹ, nhưng luôn muốn ''"hùng cứ một phương", không muốn cái kiểu phải coi Hoa kỳ là "anh Cả", Nhật là "anh Hai"......Nhưng cũng không kéo bè kéo cánh, xưng hùng xưng bá. Nói chung là có cảm giác Ấn độ là 1 nước "dở ông dở thằng".
    Lan man sang chuyện Việt nam. VN có lẽ là luôn nhún nhường, mềm mỏng với những thằng mạnh, nếu quan hệ với nó đem lại lợi ích cho VN. Có lẽ, vì thế mà đặt vấn đề hợp tác với VN dễ hơn đặt vấn đề hợp tác với Ấn độ.
    Quay lại chuyện Nhật bản: Căn cứ vào tất cả những thông tin mà mình có, mình nghĩ việc Nhật bản tìm cách để độc lập tự chủ hơn trong quan hệ với Hoa kỳ chỉ là vấn đề thời gian. Tương tự với trường hợp Bắc Triều tiên. Trung quốc nuôi BTT như "nuôi ong tay áo". Sẽ đến 1 ngày Trung quốc bị chính con ong ấy đốt. Ngày đó là ngày mà BTT hoàn toàn làm chủ được công nghệ hạt nhân. Chính vì thế trong Topic "Xung đột và lựa chọn đồng minh..." bên Box GDQP, mình mới nghĩ những quốc gia tiềm năng có thể trở thành đồng minh của VN là BTT và Nhật bản. Vì 2 quốc gia này muốn tự chủ trước Hoa kỳ và Trung quốc, thì phải kéo bè kéo cánh với những quốc gia hơn mình 1 chút, hoặc kém mình mình 1 chút, như Việt nam, Ấn độ,....Đó là qui luật phát triển rồi.
    @Bthungvn: Ừ.....Hoàn toàn không lạ. Mấy con tàu đang đóng ở Vinashin cũng làm vậy mà. Vấn đề là con tàu đó của Nhật có vài ngàn tấn, mà nó lại làm theo kiểu dáng đó.
    @alphandt: Mình sẽ bổ sung thông tin về con tàu ngầm mini đó.
    Nhưng bạn ơi, 1 cái ảnh tàu ngầm mini mà bạn đã post này:
    http://www.watakan.com/works/jmsdf_submarines/images/dsrv.jpg
    Thường mọi người để màn hình ở chế độ 1024x768. Nên ảnh chỉ để cỡ tối đa là 800x600 thôi. Nếu ảnh lớn hơn sẽ phải di chuột ngang mới đọc được hết bài trong trang, rất ngại. Bạn resize lại rồi up lại đi. Ok?
  10. thangtutai

    thangtutai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/01/2009
    Bài viết:
    1.086
    Đã được thích:
    43
    À tiện đây có ai nói về luật bản quyền vũ khí cho em nghe đc ko . Hồi giờ chưa ai nghe nói đến bao giờ .
    Khi trước có nghe vài vụ liên quan đến AK .Nga nói có 1 số nước đông âu làm nhái súng của họ .
    Sau này TQ copy các loại vũ khí trên khắp thế giới mà chả thấy ai nói gì cả !
    Nên em tưởng luật này ko tồn tại, đến giờ vẫn còn mơ hồ lắm .

    Anh nào biết cho em xin .
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này