1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lực lượng phòng vệ Nhật Bản - 日本国自衛隊- The Japan Self Defence Forces

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi onamiowada, 16/11/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. onamiowada

    onamiowada Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    6.401
    Đã được thích:
    20
    Lực lượng phòng vệ Nhật Bản - -o>?>sS - The Japan Self Defence Forces

    Tôi xin phép mở Topic này, với kỳ vọng giới thiệu với các bạn trong Box Kỹ thật quân sự nước ngoài những thông tin cập nhật về vũ khí, chiến lược, chiến thuật và những trang sử oanh liệt của Quân đội Nhật Bản. Và nhất là giới thiệu những đổi mới trong tư tưởng quân sự và ngoại giao của Đất nước mặt trời mọc trong thế kỷ 21. Ngõ hầu giúp chúng ta khép lại một quá khứ đau thương mà Quân đội Nhật Bản đã gây ra cho dân tộc Việt nam trong Thế chiến thứ 2.


    Để các bạn có một cái nhìn khái quát về Quân đội Nhật Bản trong thế kỷ 21, ở bài đầu tiên này, tôi xin phép tạm gửi tới các bạn băng hình giới thiệu một cách toàn diện tiềm lực Hải - Lục - Không quân và cả những ước vọng xây dựng một Binh chủng có khả năng tiến hành Star War ( Chiến tranh giữa các vì sao) của đội ngũ các chiến binh đến từ nơi mặt trời mọc này.


  2. onamiowada

    onamiowada Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    6.401
    Đã được thích:
    20
    Mục lục các Thread trong Topic​
    Mục lục các bài viết theo từng Thread sẽ được cập nhật thường xuyên.
    Các bài viết trong Topic sẽ theo thứ tự như các tiểu mục được đề cập trong phần giới thiệu về Quân lực Nhật bản dưới đây.
    Sau khi hết các bài viết thuộc mỗi tiểu mục, sẽ có phần conment thảo luận của các thành viên Diễn đàn. Kết thúc thảo luận mới sang Tiểu mục mới.
    Chen giữa các Tiểu mục, sẽ có những bài viết đưa tin thời sự về các hoạt động của Lực lượng phòng vệ Nhật bản. Các bài viết này thuộc tiểu mục nào sẽ được đánh số theo tiểu mục đó.
    Giới thiệu khái quát về Quân lực Nhật bản​
    1. Lịch sử Lực lượng phòng vệ Nhật bản (từ sau 1945):
    (Chú thích: Phần 1 này sẽ không được viết trong Topic thành 1 phần riêng).
    Sau Thế chiến thứ 2, Nhật bản không có quyền thành lập Bộ Quốc phòng theo những điều khoản Hiệp ước Postdam đã ký.
    Ngày 1 tháng 8 năm 1952, trên cơ sở sát nhập lực lượng Cảnh sát quốc gia và Lực lượng Cảnh sát biển Quốc gia, Nhật bản được phép thành lập Cục Bảo an.
    Ngày 7 tháng 1 năm 1954, Cục phòng vệ Nhật bản được thành lập trên cơ sở biên chế các đơn vị trên là chính. Lực lượng phòng vệ Nhật bản không được phép đưa quân ra nước ngoài.
    Đến những năm 1990, trên cơ sở Hiệp ước An ninh Nhật - Mỹ (Treaty of Mutual Cooperation and Security between the United States and Japan), Quân đội Nhật mới được phép đưa quân đội ra nước ngoài.
    Ngày 1 tháng 9 năm 2007, Nhật bản thành lập Bộ Quốc phòng.
    2. Khái quát về Quân lực Nhật bản.
    2.1. Lực lượng phòng vệ Nhật bản (Japan Self Defence Forces) bao gồm 3 thứ quân:
    - Lục quân (JGSDF: Japan Ground Self-Defense Force).
    - Hải quân (JMSDF: Japan Maritime Self-Defense Force).
    - Không quân (JASDF: Japan Air Self-Defense Force).
    2.2.Tổng số quân (Số liệu năm 2008):
    - Quân chính qui:
    + Số quân chuyên nghiệp (Self-Defense Official): 248,303 chiến sỹ.
    + Số quân thuộc lực lượng bổ sung quân chuyên nghiệp: 8,408 chiến sỹ .
    - Quân dự bị:
    + Reserve Self-Defense Official: 47,900 chiến sỹ.
    + Reserve Candidate: 3,920 người.
    2.3. Ngân sách quốc phòng:
    Ngân sách quốc phòng năm 2008 là: 4,779.7 tỉ Yên Nhật tương đương 43.7 tỉ USD.
    Nếu tính con số tuyệt đối thì xếp thứ 5 trên thế giới về chi phí quốc phòng. Nếu tính tỉ lệ ngân sách quốc phòng/GDP thì xếp thứ 149 trên thế giới.
    3. Cơ cấu lãnh đạo trong Cục phòng vệ (nay là Bộ Quốc phòng):
    Sẽ post ở 1 bài riêng.
    4. Tổ chức của Lực lượng phòng vệ Nhật bản (Self Defense Forces).
    (Các bài trong Topic sẽ được phân loại theo các tiểu mục dưới đây).
    Khác với Việt nam, không có khái niệm Tư lệnh Quân - Binh chủng ở trong Quân lực Nhật bản. Các Quân - Binh chủng chỉ là sự phân loại theo vũ khí mà các đơn vị chiến đấu được trang bị.
    Các đơn vị chiến đấu đều được phân chia theo khu vực địa lý mà các đơn vị đó chịu trách nhiệm phòng thủ. Có các đơn vị như sau: Quân khu (Phương Diện quân). Một Quân khu bao gồm 1 hoặc nhiều Sư đoàn - Lữ đoàn - Tập đoàn quân hỗn hợp .
    Topic này chỉ phân tích hoạt động ở cấp sư đoàn, Lữ đoàn, Tập đoàn quân. Các đơn vị chiến đấu nhỏ hơn thuộc biên chế các sư đoàn ví dụ như là Trung đoàn, Tiểu đoàn, Đại đội,..... không là đối tượng được phân tích hoạt động trong Topic này.
    4.1. Lục quân Nhật bản(JGSDF: Japan Ground Self-Defense Force).
    4.1.1. Các loại vũ khí - khí tài sau đây được Lục quân Nhật bản sử dụng:
    4.1.1.1. Tăng (Tank)
    4.1.1.2. Thiết giáp (Armoured Car, AC).
    4.1.1.3. Pháo binh (Howitzer)
    4.1.1.4. Súng chống Tăng.
    5.1.1.5. Tên lửa chống Tăng (Với các tên gọi: Anti Tank MissilesATM hoặc Anti Tank Guided MissilesATGM hoặc Anti Tank Guided WeaponsATGW)
    4.1.1.6. Tên lửa đất đối không (Surface-to-Air Missile?SAM).
    4.1.1.7. Tên lửa đối hạm.
    4.1.1.8. Trực thăng (Helicopter).
    4.1.2. Các đơn vị trực thuộc Lục quân Nhật bản:
    Lục quân gồm 6 Quân khu (Phương Diện Quân) như sau:
    4.1.2.1. Quân khu Phương Bắc (Hokubu) (JGSDF Northern Army:NA).
    Tư lệnh Quân khu đóng tại căn cứ Sapporo (JGSDF camp Sapporo). Trực thuộc Quân khu Phương Bắc có 2 sư đoàn và 2 Lữ đoàn.
    4.1.2.1.1. Sư đoàn số 2. Đóng tại căn cứ Asahikawa (JGSDF Camp Asahikawa).
    4.1.2.1.2. Lữ đoàn số 5. Đóng tại căn cứ Obihiro (JGSDF Camp Obihiro).
    4.1.2.1.3. Sư đoàn số 7. Đóng tại căn cứ Higashi-Chitose (JGSDF Camp Higashi-Chitose).
    4.1.2.1.4. Lữ đoàn số 11. Đóng tại Căn cứ Makomanai (JGSDF camp Makomanai).
    4.1.2.2. Quân khu Đông bắc (Tohoku) (JGSDF North Eastern Army:NEA).
    Tư lệnh Quân khu đóng tại căn cứ Sendai (JGSDF camp Sendai). Trực thuộc Quân khu Đông Bắc có 2 sư đoàn.
    4.1.2.2.1. Sư đoàn số 6. Đóng tại căn cứ Jinmachi (JGSDF Camp Jinmachi).
    4.1.2.2.2. Sư đoàn số 9. Đóng tại căn cứ Aomori (JGSDF Camp Aomori).
    4.1.2.3. Quân khu Phương Đông (Tobu) ( JGSDF Eastern Army :EA).
    Tư lệnh Quân khu đóng tại căn cứ Asaka (JGSDF Camp Asaka). Trực thuộc Quân khu Phương Đông có 1 sư đoàn và 1 lữ đoàn.
    4.1.2.3.1. Sư đoàn số 1. Đóng tại căn cứ Nerima (JGSDF Camp Nerima).
    4.1.2.3.2. Lữ đoàn số 12. Đóng tại căn cứ Soumagahara (JGSDF Camp Soumagahara).
    4.1.2.4. Quân khu Trung bộ (Chubu) ( JGSDF Middle Army:MA).
    Tư lệnh Quân khu đóng tại căn cứ Itami (JGSDF Camp Itami). Trực thuộc Quân khu Trung bộ có 2 sư đoàn và 2 lữ đoàn.
    4.1.2.4.1. Sư đoàn số 3. Đóng tại căn cứ Senzo (JGSDF Camp Senzo).
    4.1.2.4.2. Sư đoàn số 10. Đóng tại căn cứ Moriyama(JGSDF Camp Moriyama).
    4.1.2.4.3. Lữ đoàn số 13. Đóng tại căn cứ Kaitaichi (JGSDF Camp Kaitaichi).
    4.1.2.4.4. Lữ đoàn số 14. Đóng tại căn cứ Zentuuji (JGSDF Camp Zentuuji).
    4.1.2.5. Quân khu Phương Tây (Seibu) ( JGSDF Western Army:WA).
    Tư lệnh Quân khu đóng tại căn cứ Kengun (JGSDF Camp Kengun). Trực thuộc Quân khu Phương Tây có 2 sư đoàn và 1 Tập đoàn quân hỗn hợp.
    4.1.2.5.1. Sư đoàn số 4. Đóng tại căn cứ Fukuoka (JGSDF Camp Fukuoka).
    4.1.2.5.2. Sư đoàn số 8. Đóng tại căn cứ Kita-Kumamoto(JGSDF Camp Kita-Kumamoto).
    4.1.2.5.3. Tập đoàn quân hỗn hợp số 1 (JGSDF 1st Combined Brigade). Đóng tại căn cứ Naha (JGSDF Camp Naha).
    4.1.2.6. Quân khu Thủ đô (Chuosokuo) ( JGSDF Central Readiness Force:CRF).
    Đóng tại căn cứ Asaka (JGSDF Camp Asaka). Quân khu này gồm 1 Tập đoàn quân mới được thành lập từ ngày 28 tháng 3 năm 2007.
    4.2. Hải quân Nhật bản (JMSDF: Japan Maritime Self-Defense Force).
    4.2.1. Các loại vũ khí - khí tài sau đây được Hải quân Nhật bản sử dụng:
    4.2.1.1. Tàu hộ tống (Fleet Escort Force - FEF?.)
    4.2.1.2. Tàu ngầm (submarine).
    4.2.1.3. Tàu phóng ngư lôi (underwater mine naval vessels)
    4.2.1.4. Tuần dương hạm (patrol combatant craft).
    4.2.1.5. Tàu vận tải (transport ship).
    4.2.1.6. Máy bay tuần tiễu chống ngầm (antisubmarine patrol aircraft).
    4.2.1.7. Trực thăng (Helicopter).
    v.v.....
    4.2.2. Các đơn vị trực thuộc Hải quân Nhật bản:
    4.2.2.1. Hải đoàn Tuần dương. (Self Defense Fleet). Sở chỉ huy đóng tại căn cứ Funakoshi (JMSDF Funakoshi Naval Base?. Hạm đội này có nhiệm vụ tuần tra các vùng biển xa, và bảo vệ các con đường vận tải biển trên vùng biển quốc tế.
    Bao gồm ba đơn vị:
    4.2.2.1.1. Hạm đội hộ tống: Đóng tại căn cứ Funakoshi.
    4.2.2.1.2. Phi đoàn Tuần dương (Fleet Air Force). Đóng tại căn cứ United States Naval Air Facility Atsugi.
    4.2.2.1.3. Hạm đội tàu ngầm (Fleet Submarine Force?). Đóng tại căn cứ Funakoshi.
    4.2.2.2. Hạm đội huấn luyện. Đóng tại căn cứ Kure (JMSDF Kure Naval Base?
    4.2.2.3. Đoàn bay huấn luyện. (JMSDF Air Training Command). Đóng tại căn cứ Shimofusa (JMSDF Shimofusa Air Base?
    Hải quân còn có các đơn vị phòng thủ lãnh hải sau:
    4.2.2.4. Hạm đội địa phương quân Yokosuka (JMSDF Yokosuka District?. Đóng tại căn cứ Yokosuka (JMSDF Yokosuka Naval Base).
    4.2.2.5. Hạm đội địa phương quân Kure (JMSDF Kure District?. Đóng tại căn cứ Kure.
    4.2.2.6. Hạm đội địa phương quân Sasebo (JMSDF Sasebo District?. Đóng tại căn cứ Sasebo.
    4.2.2.7. Hạm đội địa phương quân Maizuru (JMSDF Maizuru District?. Đóng tại căn cứ Maizuru.
    4.2.2.8. Hạm đội địa phương quân Ominato (JMSDF Ominato District?. Đóng tại căn cứ Ominato.
    4.3. Không quân Nhật bản (JASDF: Japan Air Self-Defense Force).
    4.3.1. Các loại vũ khí - khí tài sau đây được Không quân Nhật bản sử dụng:
    4.3.1.1. Máy bay khu trục (fighter aircraft).
    4.3.1.2. Fighter??Supporter
    4.3.1.3. Máy bay gián điệp (Spy-plane, surveillance plane)
    4.3.1.4. Máy bay vận tải (Transport aircraft)
    4.3.1.5. Máy bay Radar (Early-warning aircraft)
    4.3.1.6. Tên lửa hành trình (Patriot missile)
    4.3.1.7. Máy bay tiếp dầu trên không(Tank Aircraft).
    4.3.2. Các đơn vị trực thuộc Không quân Nhật bản:
    4.3.2.1. Bộ Tư lệnh Không quân (ADC:Air Defense Command). Đóng tại căn cứ Fuchu (JASDF Fuchu Airbase).
    Bộ Tư lệnh Không quân trực tiếp chỉ huy toàn bộ 4 đơn vị ở 4 vủng chiến thuật sau đây:
    4.3.2.1.1. Phi đoàn Phương Bắc (JASDF Northern Air Defense Force ).
    Phi đoàn này có nhiệm vụ hiệp đồng tác chiến với Quân khu Phương Bắc của Lục quân, bảo vệ vùng trời phiá bắc. Đóng tại căn cứ Misawa.
    4.3.2.1.2. Phi hành đoàn Trung bộ (Chubu). (JASDF Central Air Defense Force).
    Phi đoàn này có nhiệm vụ hiệp đồng tác chiến với Quân khu Trung bộ của Lục quân bảo vệ Thủ đô Tokyo và các vùng phụ cận. Đóng tại căn cứ Iruma (JASDF Iruma Airbase).
    4.3.2.1.3. Phi hành đoàn Phương Tây (Seibu) (JASDF Western Air Defense Force).
    Có nhiệm vụ hiệp đồng tác chiến với Quân khu Phương Tây của Lục quân. Đóng tại căn cứ Kasuga (JASDF Kasuga Air Base).
    4.3.2.1.4. Phi hành đoàn Tây Nam (JASDF Southwestern Composite Air Division). Đóng tại căn cứ Naha.
    Ngoài Bộ Tư lệnh Không quân (ADC:Air Defense Command), Không quân Nhật bản còn có các đơn vị sau:
    4.3.2.2. Tập đoàn hỗ trợ không quân (ASC:Air Support Command). Thực hiện nhiệm vụ tiếp tế, hậu cần cho các đơn vị không quân chiến đấu khác. Đóng tại căn cứ Fuchu (JASDF Fuchu Airbase).
    4.3.2.3. Đoàn bay huấn luyện (JASDF Air Training Command). Đóng tại căn cứ Hamamatsu (JASDF Hamamatsu Airbase).
    4.3.2.4. Cục Nghiên cứu thử nghiệm Không quân (JASDF Air Development and Test Command). Đóng tại căn cứ Iruma (JASDF Iruma Airbase).
    5. Các hoạt động quân sự tại Hải ngoại.
    6. Tin tức thời sự JSDF.
    Được onamiowada sửa chữa / chuyển vào 20:40 ngày 19/11/2008
  3. thit_cho_mam_tom

    thit_cho_mam_tom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2006
    Bài viết:
    1.012
    Đã được thích:
    0
    1. http://www10.ttvnol.com/forum/quansu/1091456.ttvn
    2. http://www10.ttvnol.com/forum/quansu/958040.ttvn
    3. 1 và 2 là quá đủ rồi.
    Không cần mở topic mới!
  4. onamiowada

    onamiowada Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    6.401
    Đã được thích:
    20
    Topic 1 thì có nội dung là tình hình Đông Á bác ạ. Cho nên tư liệu về Nhật bản tản mạn. Topic này chỉ để nói riêng về Quân đội Thiên Hoàng thôi, nên sẽ cố gắng giới thiệu một cách có hệ thống hơn.
    Topic 2: Đã là 1 Topic chuyên về Quân sự Nhật bản. Nhưng đang nói về hải quân, nhảy cóc sang thiết giáp, rồi đá mấy cái ảnh về không quân. Đọc xong chỉ dám hình dung Quân đội Thiên hoàng như một mớ sắt thép hỗn độn. (Bác Khoaixame đừng buồn nha).
    Topic này sẽ giới thiệu một cách có hệ thống.
    Tuần tự các Binh chủng Hải - Lục - Không quân,....
    Mỗi phần lại có một mảng riêng giới thiệu tính năng, số lượng vũ khí, khí tài, tính năng.
    Có mô tả các khu vực phòng thủ, quân số,... của từng quân, sư đoàn riêng.
    Rồi có report các hoạt động tập trận, gìn giữ hoà bình, ..... một cách có thứ tự, có lớp lang.
    Và liên tục cập nhật các phương án phòng thủ, tấn công của Quân đội Thiên Hoàng.
    Có theo dõi sát sao di biến động của các quân đoàn - sư đoàn.
    Đồng thời bổ sung những nguồn tin chính thức cũng như không chính thức về các động thái mới nhất do bên Tình báo quân đội cung cấp.

    Do vậy, nếu như Topic của bác Khoaixame là Topic [topic]958040[/topic] thì Topic này là Topic Quân đội Nhật bản (2008 Vesion)
    Còn việc cho Topic nào tồn tại là quyền của Mod thôi. Mod quyết thế nào tôi cũng không khiếu nại.
  5. linhthuychung

    linhthuychung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    1
    Tên topic nghe chua như dấm, đề nghị đổi lại thành " tiềm lực quân sự Nhật Bản" đi.
  6. onamiowada

    onamiowada Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    6.401
    Đã được thích:
    20
    Phân loại tư liệu: Vũ khí, khí tài của Lục quân Nhật Bản.​
    Tiểu mục 4.1.1.1. : Xe Tăng​
    Các thế hệ Tăng mà Quân đội Nhật Bản được trang bị từ sau năm 1945 đến năm 2010 có nhiều loại, tôi chỉ xin giới thiệu 4 đời Tăng chính là Tank - S61, Tank S 74, Tank S90 và Tank TK-X ở 4 bài trong Tiểu mục này.
    -----------------------------------​
    4.1.1.1.1. Tank S-61 - Tăng kiểu 61.
    Loại chiến xa này đã đánh dấu thời điểm đầu tiên sau Thế chiến thứ 2, Nhật bản đã tự sản xuất được xe tăng với uy lực không kém các cường quốc quân sự trong cùng thời điểm.
    [​IMG]
    Thông số kỹ thuật và tính năng:
    Tổng chiều dài: 8.19 mét.
    Chiều dài thân xe: 6.03 mét
    Bề ngang: 2.95 mét.
    Chiều cao: 2.49 mét.
    Tự trọng: 35 tấn.
    Suspension Method: Torsion bar Style.
    Tốc độ: 45 km/h.
    Tầm hoạt động: 200 km.
    Trang bị hoả lực:
    - Hoả lực chính: Pháo cỡ nòng 90 mm.
    - Hoả lực phụ:
    + 1 đại liên hiệu Browning M919A4 cỡ nòng 7.62 mm.
    [​IMG]
    + 1 đại liên hiệu Browning M2 cỡ nòng 12.7 mm
    [​IMG]
    (Tính năng 2 loại đại liên này chắc các bác bro Mỹ đã nắm rõ, nhưng nếu bác nào cần, tôi xin bổ sung sau)
    Độ dày thiết giáp:
    + Phần tháp pháo: 114 mm.
    + Phần thân xe: 55 mm
    Trang bị động cơ Mitsubishi 12HM21WT: Động cơ Diezen 4 kỳ kiểu V12, công suất 570 sức ngựa, vòng tua 2100 rpm.
    Tổ lái: 4 người.
    Thông tin tham khảo:
    + Khả năng leo dốc: Leo được dốc 30 độ.
    + Mức tiêu thụ nhiên liệu: 333.3 lít Diezen/100 km
    + Bán kính cua tối đa(khi quay đầu xe): 10 mét.
    Một số thông tin khác về Tank S-61.
    Đời xe tăng này được tiến hành nghiên cứu phát triển từ năm 1955. Và đến tháng 4 năm 1961 được đưa vào vận hành cho nên được đặt tên là S61 - Tank.
    Do lo ngại địa hình tác chiến ở Nhật bản không thuận lợi, và cũng do ý đồ vận chuyển loại xe tăng này bằng đường sắt cho nên loại xe tăng này đã được thiết kế nhỏ gọn, và chỉ nặng có 35 tấn.
    Đến năm 1973, do yêu cầu hiện đại hoá quân đội, nên dòng Tank S61 này đã được ngừng sản xuất Cho đến thời điểm đó, số lượng xe Tank S61 được sản xuất là 560 xe.
    Năm 2000, dòng Tank S61 được ngừng sử dụng hoàn toàn trong quân đội. Thay vào đó là dòng Tank S90. Như vậy, từ khi bắt đầu đưa vào dụng đến khi ngừng sử dụng hoàn toàn, trong suốt 39 năm, dòng Tank S61 này đã không hề tham gia vào những hoạt động tác chiến trên chiến trường.
    Một số hình ảnh về Tank S-61.
    [​IMG][​IMG]
    [​IMG][​IMG]
    Được onamiowada sửa chữa / chuyển vào 03:45 ngày 19/11/2008
  7. onamiowada

    onamiowada Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    6.401
    Đã được thích:
    20
    Phân loại tư liệu: Vũ khí, khí tài của Lục quân Nhật Bản.​
    Tiểu mục 4.1.1.1. : Xe Tăng​
    (Tiếp theo)​
    -----------------------------------​
    4.1.1.1.2. Tank S-74 - Tăng kiểu 74.
    Tank S74 được bắt đầu nghiên cứu phát triển từ năm 1964.
    [​IMG]
    Thông số kỹ thuật và tính năng:
    Tổng chiều dài: 9.41 mét.
    Chiều dài thân xe: 6.70 mét
    Bề ngang: 3.18 mét.
    Chiều cao: 2.25 mét.
    Tự trọng: 38 tấn.
    Suspension Method: Hydropneumatique, AirSuspention.
    Tốc độ: 53 km/h.
    Tầm hoạt động: 300 km.
    Trang bị hoả lực:
    - Hoả lực chính: Pháo cỡ nòng 105 mm Royal Ordnance L7. Thông số:Cỡ nòng 105 mm, nặng 1282 kg, dài 5.89 m, tốc độ bắn tối đa: 10 viên/ phút.
    - Hoả lực phụ:
    + 1 khẩu 7.62 ly sản xuất riêng cho dòng Tank S74 cỡ nòng 7.62 mm, dài 1.085 mm, nặng 20.4 kg, tốc độ bắn từ 700 đến 1000 viên/phút.
    + 1 khẩu 12 ly 7: Browning M2 cỡ nòng 12.7 mm như ở đời S61 (Xin xem ảnh M2 ở bài viết về Tank S-61).
    Trang bị động cơ Mitsubishi 10ZF22WT: Động cơ 2 kỳ kiểu V10 làm mát bằng không khí, công suất 720 sức ngựa, vòng tua 2,200 rpm.
    Một vài hình ảnh về Tank S74:​
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Sau đây là đoạn băng ghi hình một cuộc thao diễn của Quân đội Nhật bản trên dòng Tank S74. Hy vọng băng hình sẽ giúp các bạn có cái nhìn chính xác hơn về tính năng hoạt động của dòng Tank này
    Và những hình ảnh lãng mạn về đời lính trên chiếc Tank S74........
    Được onamiowada sửa chữa / chuyển vào 03:47 ngày 19/11/2008
  8. TimeBreak

    TimeBreak Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2004
    Bài viết:
    1.386
    Đã được thích:
    9
    Cảm ơn Bác Onamiowada, xin phép được gọi Bác là Onami nhá - Bác đã mở đâầ một topic chi tiếtư và có bố cục rõ ràng về quân đội - lực luợng phòng vệ Nhật Bản từ sau WW2 đến nay, đúng là bọn em vẫn lau chùi hàng T, hàng M, hàng Type mỗi ngày mà quên mất ông Jap trong một thời gian dài
    Cho phép em nhận xét về con S74 một tí nhá
    Nếu như con đời trước đó - Type 61 - với phần thân xe, bánh xích mang đậm nét của dòng M - cụ thể là M41 Mẽo, thì có thể nói, ở S74, tuy tháp pháo khá giống với nguyên bản M48 Bull Dog - đặc trưng của dòng M - với tháp pháo nhỏ phụ nhô cao - thì thân xe lại mang đậm Tính cách Nga
    Phần giáp nghiêng trước là đuôi xe, vị trí ống xả - giống cơ bản với T54/T55/T62, phần các bánh tì - đã khác hẳn dòng M - chuyển sang thân thiện với T hơn, giống T62
    Có thể nói, người Nhật đã kết hợp sáng tạo tinh hoa từ hai dòng vũ khí đối đầu lúc bấy giờ ( sau này Bác Khựa cũng phát huy truyền thống, làm quả tháp pháo M1 trên thân xe T72 - với tên gọi là T98 thì phải )
    Nhưng suy từ Lexus ra, con này chắc nội thất và đồ chơi hitech ngon lành cành đào lắm đây! Âm thanh 5.1 ....
  9. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.932
    Đã được thích:
    1.547
    tiếp đi bác M.Osawa
    nhớ bình luận nhiều nhiều nha, ví dụ như cái thông tin T61 sản xuất 30 năm chưa từng tham chiến tớ thấy hay quá.
  10. onamiowada

    onamiowada Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    6.401
    Đã được thích:
    20
    Cám ơn bạn nhé, cứ gọi mình là Onami.
    Cái vàng vàng: Mình đồng ý với cách nhìn của bạn. Kỹ thuật thì phải khách quan, hay thì nói là hay, dở thì nói là dở. Chứ không tô hồng hoặc bôi đen được.
    S74 quả thật chỉ là một sản phẩm copy, rồi cải tiến từ các tiến bộ kỹ thuật quân giới của các quốc gia khác. Nhưng bản chất công nghệ Nhật bản trong thế kỷ 20 là thế mà. Không biết ở thế kỷ 21 này, họ có những phát triển mang tính đột phá trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự như họ thường mong ước hay không.
    Trong bối cảnh giữa thế kỷ 20, nước Nhật kiệt quệ vì chiến tranh, ngân sách dành cho quân sự thì ít ỏi mà yêu cầu thực tế lại phải đuổi kịp ngay lập tức các tiến bộ quân sự của thế giới để giữ vững an ninh quốc phòng thì cách làm này khiến cho Nhật bản rút ngắn thời gian dành cho nghiên cứu, giảm được chi phí nghiên cứu phát triển, tạo ra vũ khí với chi phí rẻ hơn, nhưng không kém phần uy lực.
    Thậm chí như trường hợp S74 có một số bộ phận được cải tiến với uy lực khác biệt rõ rệt so với những đời M62, Leopard 1, T-62. Cụ thể là khẩu pháo 105 ly của nó. Đến dòng S90, loại pháo này vẫn được sử dụng - và do vậy, cho đến nay, chưa thấy họ công khai các thông tin nào về tính năng của loại pháo này. (Phần gạch bỏ chữ đỏ: Xin lỗi, mình nhầm. Sự khác biệt không phải ở khẩu pháo này).
    Được onamiowada sửa chữa / chuyển vào 04:49 ngày 19/11/2008
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này