1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lực lượng phòng vệ Nhật Bản - 日本国自衛隊- The Japan Self Defence Forces

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi onamiowada, 16/11/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. xn3

    xn3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    557
    Đã được thích:
    1
    hic, Nga công bố vệ tinh BH vào quỹ đạo lúc nào, ở đâu nhỉ???
    Số liệu Mỹ, Nhật, Hàn thì sao cùng hệ thống mà báo nhau lệch loạn xạ thế? Thời điểm phóng chính xác của tên lửa là lúc nào, sao lệch với công bố của BH tới hơn 10 phút?
    Tên lửa đạn đạo của Mỹ thì điều chỉnh để trúng mục tiêu trong giai đoạn nào nhỉ? Mid-course hay re-entry???
  2. prozeter

    prozeter Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2008
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Bác lamali đi vuốt đuôi vừa thôi.
  3. assassin14

    assassin14 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/02/2004
    Bài viết:
    900
    Đã được thích:
    150
    Cũng định hỏi mấy chuyên gia Nga một câu nhưng hình như có người nói rồi. Giả sử nếu Bắc Hàn bắn trái Taepodong đó sang Nhật theo cái hình mà bạn Russiafan vẽ kia (loại trừ tình huống thay đổi quỹ đạo) thì nếu Nhật được trang bị yếu tố vũ khí Nga (S300, S400...) và con người Nga thì có bắn chặn được quả tên lửa đó không, mời bác Russiafan cho ý kiến, có hình minh họa thì càng tốt, cho những người như mình được dễ hiểu.
  4. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.547
    Đã được thích:
    3.146
    He he, rõ là khổ. Đã dạy cho một bài về IRST ở bên "Tiềm lực quân sự Nga" mà vẫn chưa chừa chắc là phải xếp chung vào lớp "Dốt dai khó đào tạo" của lớp trưởng AT quá.
    Hỏi một câu thật nhé, Vietkedoclap nghe lỏm ở đâu được cái câu " Lên càng cao thì đi càng xa" vậy? Nếu là nghe lỏm ở đâu thì chạy lại chỗ đó để hỏi lại cho kỹ trước khi quay lại đây nói tiếp nhé. Còn nếu là do tự nghĩ ra thì để tôi dạy tiếp cho một bài đây.
    Một ICBM về nguyên tắc thì " Lên càng cao thì đi càng xa" tuy nhiên điều này chỉ đạt được khi nó được chỉnh ở góc bắn tối ưu ở pha đầu tiên (pha phóng). Vì thế không có nghĩa là điểm cực viễn càng cao thì tên lửa càng bay được xa mà phải phụ thuộc vào việc nó được chỉnh ở góc bao nhiêu. Ví dụ một khẩu pháo sẽ đạt tầm bắn xa nhất khi được bắn ở góc khoảng 45 độ.
    Vì thế trong trường hợp này BTT hoàn toàn có thể chỉnh góc bắn của Teapodong có hành trình đạn đạo đánh trúng các mục tiêu trên đất Nhật.
    Khuyên thêm Vietkedoclap lần thứ 2 nhé. Lần sau có muốn nói gì thì phải tìm hiểu cho kỹ chứ còn không hiểu hoặc hiểu lõm bõm thì tốt nhất là im lặng chứ không càng nói càng lòi dốt ra đấy.
  5. lamali

    lamali Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Bài viết:
    3.515
    Đã được thích:
    3.618
  6. Condor

    Condor Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2003
    Bài viết:
    2.311
    Đã được thích:
    0
    Gởi các bác tài liệu này xem rồi tranh luân tiếp cho vui. Xin miễn bình luận.
    Ballistic Missile Defense Program Briefing
    Link: http://www.mda.mil/mdaLink/pdf/thirdsite.pdf
    Rất mong các bác tranh luận trên tinh thần cầu thị, không đả kích nhau.
    Được Condor sửa chữa / chuyển vào 10:34 ngày 10/04/2009
  7. OldBuff

    OldBuff Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    20
    @ RF: Có mấy ý trao đổi với bạn trong tình huống giả thiết BTT tấn công NB bằng Taepodong-2/3 như sau:
    - TP-2/3 đốt cháy hết nhiên liệu của 3 tầng trong khoảng 340 giây của pha phóng. Sau khi vứt bỏ khoang nhiên liệu, khoang đạn vẫn còn gia tốc hành trình trong khoảng thời gian ngắn liền kề sau pha phóng (gọi là ascent) tới khi gia tốc <=0 để chuyển sang phần đầu pha giữa cho hành trình tới cực viễn. Điểm cực viễn 1.200 km là do lấy từ tham số trần phóng tối ưu khi ICBM tấn công mục tiêu >=10.000 km. Trong trường hợp TP-2/3 bắn sang NB, tầm bắn chỉ bẳng 1/10. Về lý thuyết đường đạn, với pha phóng và góc phóng cao 85o18'', khoang đạn TP-2/3 leo lên cực viễn có độ cao gần 3.200km trước khi bổ xuống. Cực viễn cao không hẳn tầm phải xa. Bạn có thể tham khảo cách tính quỹ đạo phóng của các tên lửa thí nghiệm khoa học (sounding rocket).
    - Quỹ đạo đường đạn của TP-2/3 như vậy nên không thể nói nó tấn công NB trong khoảng 10-12 phút như loại SRBM hay MRBM được.
    - Pha cuối của TP-2/3 gồm 2 hành trình: qua vùng cận nội khí quyển (high endo-atmosphere=30/100km) và qua vùng nội khí quyển (endo-atmosphere=0km/30km). Nếu khoang đầu đạn của TP-2/3 đủ tinh xảo thì nó sẽ tấn công mục tiêu như thế này: (i) khoang đạn/khoang hỗ trợ xâm nhập sử dụng các động cơ xung phản lực để cơ động quỹ đạo đường đạn nhằm chống tên lửa đánh chặn vùng ngoại khí quyển (exo-atmosphere=100km/250km) như SM-3 hay gây khó cho hệ thống bám và tính phần tử bắn của PAC-3 tại nửa cuối pha giữa; (ii) đầu đạn sau khi thoát li khoang đạn/khoang hỗ trợ sẽ dùng gờ điều hướng hay hệ thống bù lệch trọng tâm để lập lại đường đạn trong vùng cận nội khí quyển tới điểm ngắm là mục tiêu dự kiến; (iii) Tuỳ tính chất mục tiêu và chiến thuật mà đầu đạn TP-2/3 được kích nổ trên không tại vùng nội khí quyển, nổ chạm diệt hay xuyên nổ phá ngầm. Tóm lại, khoang đầu đạn/khoang hỗ trợ xâm nhập/đầu đạn không mang động cơ để tăng tốc tiếp cận tại pha cuối, mà chỉ dùng động cơ để cơ động quỹ đạo nếu cần.
    @ All: Người Mỹ và Nhật lo ngại vụ phóng vệ tinh của Triều Tiên cũng có cái lý của nó. Vấn đề bây giờ là tìm chứng cứ của tầng đẩy thứ 3 và vệ tinh kèm theo được cho là rơi xuống TBD mà thôi. Dĩ nhiên, Triều Tiên kịch liệt phản đối và đe doạ hành động chiến tranh. Đâu là động cơ của các bên?
    - Mỹ sử dụng các dữ kiện phóng vệ tinh của tên lửa đẩy Vanguard để nhìn nhận vụ phóng Unha-2. Thực chất, Unha-2 của Triều Tiên và Vanguard của Mỹ có cùng trình độ công nghệ và mục đích ứng dụng. Mỹ đơn giản chỉ cần suy bụng ta ra bụng người thôi.
    Về mặt lý thuyết, TT dùng Unha-2 phóng vệ tinh theo kịch bản sau: 2 tầng đẩy nhiên liệu lỏng của Unha-2 sẽ đưa tầng 3 và khoang vệ tinh lên độ cao và tốc độ hiệu chỉnh cần thiết ở vùng giữa Thái Bình Dương. Sau 230 giây, Unha-2 cắt tầng đẩy 2 cách điểm phóng khoảng 1500km và độ cao 220 km để tiến vào giai đoạn bay quán tính tới điểm cực viễn dự kiến (nếu dùng 2 tầng đẩy). Trong giai đoạn này, động cơ hiệu chỉnh tại tầng 3 sẽ hiệu chỉnh quỹ đạo cần thiết trước khi kích hoạt động cơ chính tầng 3 (nhiên liệu rắn) để đưa vệ tinh vào độ cao quỹ đạo và đạt tốc độ thoát dự kiến. Điểm kích hoạt động cơ chính tầng đẩy thứ 3 dự kiến cách bãi phóng khoảng 2300km. Khi đốt hết thuốc phóng, tầng 3 và khoang vệ tinh sẽ được tách ra nhờ cơ chế xoay li tâm. Việc kích hoạt tầng 3 chỉ ra sự khác nhau về công nghệ tên lửa ICBM và tên lửa đẩy vệ tinh.
    Theo Mỹ, sau khi đốt hết tầng 2 thì tầng 3 và khoang vệ tinh của Unha-2 đã không tách ra mà rơi xuống TBD. Vấn đề là nếu có căn cứ xác định tầng 3 và khoang vệ tinh của Unha-2 chỉ là đồ giả để tính phụ tải, thì Mỹ sẽ có chứng cứ quan trọng cho thấy Triều Tiên thử tên lửa đường đạn. Nếu tầng 3 và khoang vệ tinh của Unha-2 là thật nhưng không được kích hoạt do chủ ý hay lỗi kỹ thuật thì cũng khó quy kết TT có mục đích thử ICBM trừ khi chính Triều Tiên công nhận. Ngoài ra, hướng phóng của Unha-2 cũng khiến Mỹ đặc biệt lo ngại. Nếu như vụ thử năm 2000, TT phóng tên lửa từ bãi phóng tại vĩ độ 40 bắc xuống vĩ độ 20 bắc thì đường đạn dự kiến có thể bay qua Tokyo (Nhật) và Hawai (Mỹ). Trong vụ thử này, nếu đường đạn đúng như vệt khói do một vệ tinh nào đó cung cấp thì rất có thể Unha-2 bay dọc theo vĩ độ 40 bắc. Với vĩ độ này, nếu Unha-2 đủ tầm thì bản quân sự của nó là Taepodong-2/3 hay các bản nâng cấp có thể chạm tới San Francisco tại bờ tây hay Washington tại bờ đông nước Mỹ
  8. SSX100

    SSX100 Guest

    Khẹc Khẹc, chẳng phải vô cớ mà Lockheed bỏ ra 137 triệu lắp MIM-104 PAC-3 lên F-15C từ năm 2007.
    Nga ngố nó ở sát nách Triều, cách bãi phóng có chưa đến 100km không bắn được thì thằng nào bắn
    được. Hay xin phép bác Kim cho mấy cái DDG áp sát bờ biển.
    Thay vì bỏ tiền mua PAC, thuê Nga ngố bắn chắc ăn hơn lamali nhỉ. Kiểu này đến bỏ ABOUT Đông Âu
    mất, không có tiền triển khai. Khu vực Nhật Hàn này quan trọng hơn nhiều. Nga ngố đểu thật, toàn đổ
    thêm dầu vào lửa. Trách nhiệm bảo kê của đại ca như thế là chưa hoàn thành rồi. Mấy hôm nữa thế
    nào 2 đàn em chẳng gào toáng lên.
    Được SSX100 sửa chữa / chuyển vào 11:50 ngày 10/04/2009
  9. WildWeasel

    WildWeasel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2008
    Bài viết:
    878
    Đã được thích:
    1
    Mình là pro Nga nhưng theo mình là không S300,S400 không phải là đối thủ có thể hạ gục được trái tên lửa kia cho nên dù Nhật có dùng hàng Nga thì cũng bó tay đứng nhìn tên lửa của BTT mà thôi.
  10. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.547
    Đã được thích:
    3.146
    He he, mấy cái khác thì tôi không có ý kiến nhưng riêng về vụ pha đầu kéo dài 340 giây thì tôi không nghĩ như vậy. Sau đây là sơ đồ phóng của một tên lửa có tầm bắn 10,000 km. Nó kết thúc pha đầu / pha phóng ở độ cao 200 km và ở giây thứ 180 khi nhiên liệu đã cháy hết (burn out). Taepodong 2 có tầm bắn khoảng 6,000 km thì pha phóng không thể kéo dài 340 giây như OldBuff nói được.
    [​IMG]
    Còn về cái này thì OldBuff không hiểu ý tôi. Tôi nó là về nguyên tắc thì các IBCM được bắn ở GÓC TỐI ƯU mà đạt điểm cực viễn càng lớn (chứng tỏ sức đẩy lớn ở pha phóng) thì có tầm càng xa để phản bác lại ý kiến của Vietkedoclap nói "người ta gọi là tên lửa đạn đạo vì nó bay theo quán tính đạn đạo. Lên càng cao thì đi càng xa"
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này