1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lực lượng quân sự các bên trong CTVN

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi chiangshan, 13/09/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Bác dongadoan có thông tin về tổ chức của hải quân VNCH không ?
  2. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Có, nhưng tớ định để nó vào cái topic " Tìm hiểu ...".
    ------------------------------------------------------------------------
    1,Hạm đội 7:
    Hạm đội 7 thuộc Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, là lực lượng được dùng để tiến hành các chiến dịch tiến công trên biển, chi viện cho lục quân họat động tác chiến, bảo vệ tuyến hàng hải viễn dương của Mỹ và Đồng minh, thường xuyên họat động ở vùng biển châu Á, đảm nhiệm an ninh vùng Viễn Đông, tây Thái Bình Dương. Đây là lực lượng hải quân chủ yếu của quân đội Mỹ trực tiếp tham gia chiến tranh Việt Nam. Căn cứ lớn nhất của Hạm đội 7 đóng tại căn cứ liên hợp I-ô-cô-xa-ca (Nhật Bản), ngoài ra còn có hai căn cứ lớn ở Su-bic (Phi-lip-pin) và Gu-am.
    Trong những năm 1964-1973, Hạm đội 7 đã sử dụng lực lượng đặc nhiệm 77, có ba đến bốn tàu sân bay; 76 tàu chiến thủy-bộ; 73 tàu tiếp nhiên liệu, bom, đạn...; lập cụm lực lượng 708 đánh phá ven biển và 117 tiến công đường sông với gần 60 tàu các loại, trực tiếp dùng máy bay đánh phá miền Bắc Việt Nam, Lào, rải mìn phong tỏa các cảng biển Bắc Việt Nam; chi viện đường không cho quân đội Mỹ, Sài Gòn ở Nam Việt Nam.
    Trong cuộc chiến tranh này, Hạm đội 7 chịu nhiều tổn thất về người và phương tiện, đã tám lần thay đổi tư lệnh hạm đội.
  3. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Có, nhưng tớ định để nó vào cái topic " Tìm hiểu ...".
    ------------------------------------------------------------------------
    1,Hạm đội 7:
    Hạm đội 7 thuộc Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, là lực lượng được dùng để tiến hành các chiến dịch tiến công trên biển, chi viện cho lục quân họat động tác chiến, bảo vệ tuyến hàng hải viễn dương của Mỹ và Đồng minh, thường xuyên họat động ở vùng biển châu Á, đảm nhiệm an ninh vùng Viễn Đông, tây Thái Bình Dương. Đây là lực lượng hải quân chủ yếu của quân đội Mỹ trực tiếp tham gia chiến tranh Việt Nam. Căn cứ lớn nhất của Hạm đội 7 đóng tại căn cứ liên hợp I-ô-cô-xa-ca (Nhật Bản), ngoài ra còn có hai căn cứ lớn ở Su-bic (Phi-lip-pin) và Gu-am.
    Trong những năm 1964-1973, Hạm đội 7 đã sử dụng lực lượng đặc nhiệm 77, có ba đến bốn tàu sân bay; 76 tàu chiến thủy-bộ; 73 tàu tiếp nhiên liệu, bom, đạn...; lập cụm lực lượng 708 đánh phá ven biển và 117 tiến công đường sông với gần 60 tàu các loại, trực tiếp dùng máy bay đánh phá miền Bắc Việt Nam, Lào, rải mìn phong tỏa các cảng biển Bắc Việt Nam; chi viện đường không cho quân đội Mỹ, Sài Gòn ở Nam Việt Nam.
    Trong cuộc chiến tranh này, Hạm đội 7 chịu nhiều tổn thất về người và phương tiện, đã tám lần thay đổi tư lệnh hạm đội.
  4. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Bác post vào đây cho đủ bộ luôn. Lâu nay các tư liệu của ta hay nói về lục quân mà bỏ sót không-hải quân Mĩ và VNCH.
    Bài bác AKM bên topic "Chiến tranh biên giới...", theo đó thì HQ đường sông Mỹ có Task Force 115, 116 và 117 (nên dịch là gì nhỉ-giang đoàn ?) :
    Vô : http://www.riverinesailor.com/Weaponry.htm nói về tụi MOBILE RIVERINE FORCE - TASK FORCE 117 ở Kiên Giang nè .
    còn TASK FORCE 116 thì ở Bình Thủy - Cần Thơ - theo cách phân bố của River Patrol Force thì :
    River Division 51 Can Tho/Binh Thuy
    River Division 52 Sa Dec (later Vinh Long)
    River Division 53 My Tho
    River Division 54 Nha Be River
    Division 55 Danang
    Kiếm thêm nè : http://www.mrfa.org - đủ đồ chơi hết - có luôn vụ Vũng Rô với TASK FORCE 115

  5. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Bác post vào đây cho đủ bộ luôn. Lâu nay các tư liệu của ta hay nói về lục quân mà bỏ sót không-hải quân Mĩ và VNCH.
    Bài bác AKM bên topic "Chiến tranh biên giới...", theo đó thì HQ đường sông Mỹ có Task Force 115, 116 và 117 (nên dịch là gì nhỉ-giang đoàn ?) :
    Vô : http://www.riverinesailor.com/Weaponry.htm nói về tụi MOBILE RIVERINE FORCE - TASK FORCE 117 ở Kiên Giang nè .
    còn TASK FORCE 116 thì ở Bình Thủy - Cần Thơ - theo cách phân bố của River Patrol Force thì :
    River Division 51 Can Tho/Binh Thuy
    River Division 52 Sa Dec (later Vinh Long)
    River Division 53 My Tho
    River Division 54 Nha Be River
    Division 55 Danang
    Kiếm thêm nè : http://www.mrfa.org - đủ đồ chơi hết - có luôn vụ Vũng Rô với TASK FORCE 115

  6. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    2, Bộ Tư lệnh lực lượng lính thủy đánh bộ số 3.
    Trong quân đội Mỹ, lính thủy đánh bộ còn được coi là lực lượng đổ bộ tiến công chiến lược, không những có trọng trách bảo vệ nước Mỹ mà còn có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi cơ bản của Mỹ trên toàn cầu.
    Trong chiến tranh Việt Nam, lính thủy đánh bộ Mỹ đóng vai trò chủ đạo trên chiến trường từ nam vĩ tuyền 17 (Quảng Trị) đến Quảng Ngãi (Vùng 1 chiến thuật). Tháng 3 năm 1965, Lữ đoàn lính thuỷ đánh bộ số 9 Mỹ (gồm 3.500 quân) đổ bộ đầu tiên lên Đà Nằng. Đến năm 1969, Mỹ đã tập trung 75 phần trăm lực lượng lính thủy đánh bộ vào Nam Việt Nam.
    Các đơn vị lính thủy đánh bộ Mỹ ở Nam Việt Nam thuộc Bộ Tư lệnh Lực lượng lính thủy đánh bộ số 3 (III. MAF - III Marine Amphibiuos Force). Bộ Tư lệnh này được thành lập vào ngày 6 tháng 5 năm 1965. Sở chỉ huy đóng tại Đà Nẵng. Lực lượng lính thủy đánh bộ có nhiệm vụ xây dựng, phát triển và bảo vệ các căn cứ ở vùng duyên hải như Đà Nẵng, Phú Bài, Chu Lai; đồng thời yểm trợ và bảo vệ các cuộc hành quân ?otìm diệt? và ?obình định? của quân đội Sài Gòn ở Vùng 1 chiến thuật.
    Bộ Tư lệnh lực lượng lính thuỷ đánh bộ số 3 gồm các sư đoàn lính thủy đánh bộ, liên đoàn không quân của lính thủy đánh bộ và các đơn vị hỗ trợ chiến đấu thuộc các quân chủng khác nhau. Cho đến năm 1968, thành phần của III.MAF gồm có Sư đoàn lính thủy đánh bộ số 1 và 3, hai trung đoàn tàu đổ bộ, Không đoàn hải quân 1, Quân đoàn 24 ( sư đoàn a-me-ri-cơn, sư đoàn dù 101, Sư đoàn kỵ binh không vận 1 và Lữ đoàn bộ binh cơ giới 1 thuộc Sư đoàn bộ binh 5) Tổng quân số: 85.755 người.
    Việc thành lập III.MAF của Mỹ nhằm thực hiện một cuộc chiến tranh quy ước với các binh đoàn lớn, nhng do quan điểm sử dụng, tổ chức chỉ huy không hợp lý và luôn thay đổi lệnh làm tăng thêm mâu thuẫn giữa MACV và CINCPAC (Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương) nên trong thực tế, lực lượng này hầu như chỉ làm nhiệm vụ ?oquét? và ?ogiữ? hơn là ?otìm? và ?odiệt?. Do đó, III.MAF không phát huy được ưu thế binh lực và hỏa lực. Vai trò của III.MAF ngày càng trở nên mờ nhạt.
    Tháng 3 năm 1970, sau sáu năm ở Nam Việt Nam, III.MAF phải chuyển giao toàn bộ trách nhiệm hành binh cho Quân đoàn 24 Mỹ và đến 4/1971, lực lượng còn lại rời Đà Nẵng về căn cứ Ô-ki-na-oa (Nhật Bản). Trong thời gian tham chiến tại Việt Nam (1965 - 1972), lực lượng III.MAF bị tổn thất khá nặng nề: chết 12.938 người, bị thương 88.633, nhiều hơn thương vong của lính thủy đánh bộ Mỹ trong Chiến tranh thế giới thứ hai (86.940).
    Được dongadoan sửa chữa / chuyển vào 08:47 ngày 26/03/2005
    Được dongadoan sửa chữa / chuyển vào 08:48 ngày 26/03/2005
  7. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    2, Bộ Tư lệnh lực lượng lính thủy đánh bộ số 3.
    Trong quân đội Mỹ, lính thủy đánh bộ còn được coi là lực lượng đổ bộ tiến công chiến lược, không những có trọng trách bảo vệ nước Mỹ mà còn có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi cơ bản của Mỹ trên toàn cầu.
    Trong chiến tranh Việt Nam, lính thủy đánh bộ Mỹ đóng vai trò chủ đạo trên chiến trường từ nam vĩ tuyền 17 (Quảng Trị) đến Quảng Ngãi (Vùng 1 chiến thuật). Tháng 3 năm 1965, Lữ đoàn lính thuỷ đánh bộ số 9 Mỹ (gồm 3.500 quân) đổ bộ đầu tiên lên Đà Nằng. Đến năm 1969, Mỹ đã tập trung 75 phần trăm lực lượng lính thủy đánh bộ vào Nam Việt Nam.
    Các đơn vị lính thủy đánh bộ Mỹ ở Nam Việt Nam thuộc Bộ Tư lệnh Lực lượng lính thủy đánh bộ số 3 (III. MAF - III Marine Amphibiuos Force). Bộ Tư lệnh này được thành lập vào ngày 6 tháng 5 năm 1965. Sở chỉ huy đóng tại Đà Nẵng. Lực lượng lính thủy đánh bộ có nhiệm vụ xây dựng, phát triển và bảo vệ các căn cứ ở vùng duyên hải như Đà Nẵng, Phú Bài, Chu Lai; đồng thời yểm trợ và bảo vệ các cuộc hành quân ?otìm diệt? và ?obình định? của quân đội Sài Gòn ở Vùng 1 chiến thuật.
    Bộ Tư lệnh lực lượng lính thuỷ đánh bộ số 3 gồm các sư đoàn lính thủy đánh bộ, liên đoàn không quân của lính thủy đánh bộ và các đơn vị hỗ trợ chiến đấu thuộc các quân chủng khác nhau. Cho đến năm 1968, thành phần của III.MAF gồm có Sư đoàn lính thủy đánh bộ số 1 và 3, hai trung đoàn tàu đổ bộ, Không đoàn hải quân 1, Quân đoàn 24 ( sư đoàn a-me-ri-cơn, sư đoàn dù 101, Sư đoàn kỵ binh không vận 1 và Lữ đoàn bộ binh cơ giới 1 thuộc Sư đoàn bộ binh 5) Tổng quân số: 85.755 người.
    Việc thành lập III.MAF của Mỹ nhằm thực hiện một cuộc chiến tranh quy ước với các binh đoàn lớn, nhng do quan điểm sử dụng, tổ chức chỉ huy không hợp lý và luôn thay đổi lệnh làm tăng thêm mâu thuẫn giữa MACV và CINCPAC (Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương) nên trong thực tế, lực lượng này hầu như chỉ làm nhiệm vụ ?oquét? và ?ogiữ? hơn là ?otìm? và ?odiệt?. Do đó, III.MAF không phát huy được ưu thế binh lực và hỏa lực. Vai trò của III.MAF ngày càng trở nên mờ nhạt.
    Tháng 3 năm 1970, sau sáu năm ở Nam Việt Nam, III.MAF phải chuyển giao toàn bộ trách nhiệm hành binh cho Quân đoàn 24 Mỹ và đến 4/1971, lực lượng còn lại rời Đà Nẵng về căn cứ Ô-ki-na-oa (Nhật Bản). Trong thời gian tham chiến tại Việt Nam (1965 - 1972), lực lượng III.MAF bị tổn thất khá nặng nề: chết 12.938 người, bị thương 88.633, nhiều hơn thương vong của lính thủy đánh bộ Mỹ trong Chiến tranh thế giới thứ hai (86.940).
    Được dongadoan sửa chữa / chuyển vào 08:47 ngày 26/03/2005
    Được dongadoan sửa chữa / chuyển vào 08:48 ngày 26/03/2005
  8. darkflames

    darkflames Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/07/2003
    Bài viết:
    4.032
    Đã được thích:
    0
    tôi có người bác ruột thuộc sư đoàn không quân 371 lái MiG-17 hi sinh năm 1972 tại Bắc Thái
    đọc đến đây buồn quá
  9. darkflames

    darkflames Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/07/2003
    Bài viết:
    4.032
    Đã được thích:
    0
    tôi có người bác ruột thuộc sư đoàn không quân 371 lái MiG-17 hi sinh năm 1972 tại Bắc Thái
    đọc đến đây buồn quá
  10. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    a,Sư đoàn lính thủy đánh bộ số 1.
    Sư đoàn lính thủy đánh bộ số 1 (1st Marine Dision) là sư đoàn được tổ chức sớm nhất của lực lượng lính thủy đánh bộ và được đánh giá là đơn vị tinh nhuệ nhất của quân đội Mỹ. Sư đoàn này đã từng tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai với việc đổ bộ đánh chiến quần đảo Phi-lip-pin, Ô-ki-na-oa (Nhật Bản) và Triều Tiên.
    Ngày 11 tháng 8 năm 1965, Trung đoàn 7 và hai tiểu đoàn thuộc sư đoàn đổ bộ vào Nam Việt Nam. Đến ngày 23 tháng 2 năm 1966, toàn bộ đội hình cơ bản của Sư đoàn lính thủy đánh bộ 1 đã có mặt tại Việt Nam. Thành phần của sư đoàn gồm có bốn trung đoàn (1,5,7, 272); một tiểu đoàn tăng M48, một đại đội xe lội nước, một tiểu đoàn pháo chống tăng tự hành; sáu tiểu đoàn pháo (105, 155 và 203mm }; một tiểu đoàn trinh sát và nhiều đơn vị khác. Quân số trên 17.000 người, trực thuộc Bộ Tư lệnh Lực lượng lính thủy đánh bộ. Sở chỉ huy sư đoàn đóng tại căn cứ Chu Lai, tháng 11 năm 1966 về đóng tại Đà Nẵng. Địa bàn họat động chủ yếu của sư đoàn ở ba tỉnh (Quảng Nam, Quảng Tín và tỉnh Quảng Ngãi) phía Nam Vùng 1 chiến thuật và bảo vệ đường 1 trong khu vực này. Để đối phó với cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân (1968) của Quân giải phóng, sư đoàn này được tăng cường ra Huế. Đến cuối năm 1969, sư đoàn tham gia các cuộc hành quân bình định.
    Trong thời gian tham chiến ở Việt Nam, sư đoàn lính thủy đánh bộ số 1 của Mỹ đã nếm mùi thất bại và chịu nhiều tổn thất ở Chu Lai, Khe Sanh. Ngày 30 tháng 4 năm 1971, Sư đoàn lính thủy đánh bộ số 1 Mỹ rút khỏi Việt Nam.
    Tư lệnh sư đoàn lính thủy đánh bộ số 1 từ năm 1965-1970:
    - Trung tướng L. Field : 2 đến 10-1966.
    - Trung tướng H. Nickerson : 10-1966 đến 10-1967.
    - Trung tướng D.J.Robertson : 10-1967 đến 6-1968.
    - Trung tướng O.R Simson : 12-1968 đến 12-1969.
    - Trung tướng E.B Wheeler : từ 12-1969 đến 4-1970.
    - Trung tướng C.F.Widdecke : 4-1970 đến 4-1971.

Chia sẻ trang này