1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lực lượng Seal của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi newinvestor2, 04/05/2011.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. loxg5869

    loxg5869 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/02/2008
    Bài viết:
    544
    Đã được thích:
    0
    mình có đọc cuốn
    nếu Tôi là Tỉ phú của báo Đặng Vương Hưng có viết rất rõ về vụ sơn tây này , tài liệu này theo mình rõ nhất trong các tài liệu mình từng đọc về vụ này
    theo mình nhớ bên ta cũng có thông tin tình báo nhưng ko biết rõ mục tiêu tập kích là gì
  2. hinado

    hinado Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/09/2010
    Bài viết:
    2.260
    Đã được thích:
    1.571
    Mình nghe thầy giảng CNXH khoa học nói thôi. Tóm lại là tụi phi công nó dc cho ti tắm nắng vận động thế là tụi nó biết cách làm thế nào để dc cứu( do huấn luyện rồi ) các cán bộ nhà ta ban đầu gác nhìn ko để ý lắm nhưng bọn phi công nó đừng lại với nhau giả bộ tập thể dục gì đó nhưng nhìn từ trên xuống là chữ SOS bọn vệ tinh nó chọp dc thế là có một lực lượng dc cử ra để giải cứu. Bọn nó nghiên cứu rất kĩ nhà giam và có một mô hình xây dựnh y chang như vậy. ngày đêm tập đi tập lại các bài đột kích để thành thạo đường đi nước nước nhưng rút cuộc ra sao thì đã đề cập ở trên nên ko nói thêm. Đúng là hay ko bằng hên
  3. hinado

    hinado Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/09/2010
    Bài viết:
    2.260
    Đã được thích:
    1.571
    Nguồn : BBC

    Đặc nhiệm Mỹ từ Sơn Tây tới Abbottabad


    http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2011/05/10/110510124034_son_tay_raid_466x350_sontayraid_nocre***.jpg

    Vụ đặc nhiệm Mỹ, Navy Seals hạ sát ông Osama Bin Laden ở Abbottabad đã gợi lại một số cuộc tập kích thành bại khác nhau bằng trực thăng trước đó của Hoa Kỳ vào lãnh thổ nước khác, gồm cả cuộc tập kích Sơn Tây năm 1970 và vụ Iran năm 1980.
    Điều được một số nhà quan sát nêu ra là cả hai cuộc tập kích ở Pakistan vừa qua, và Bắc Việt Nam đều được coi là thắng lợi dù cả hai lần, Hoa Kỳ phải để lại một trực thăng tại hiện trường vì những lý do khác nhau.
    Vụ tập kích Sơn Tây
    Dù giới quân sự Mỹ nói họ "thường xuyên có các cuộc đột nhập và giải cứu" trên lãnh thổ Bắc Việt Nam thời chiến, nhưng vụ Sơn Tây, xảy ra ở nơi cách Hà Nội chưa tới 50 cây số, là cuộc tập kích táo bạo nhất của Hoa Kỳ người ta biết đến trong Chiến tranh Việt Nam.
    Một đơn đặc nhiệm Hoa Kỳ đã bay từ căn cứ tại Thái Lan đêm 20/11 vào Sơn Tây nhằm giải cứu chừng các tù binh là phi công Mỹ mà Hoa Kỳ tin là bị cầm giữ tại đây.
    Nhưng khi họ xuống đến nơi sáng ngày 21/11/1970 thì không còn tù binh nào cả và trại Sơn Tây đã bị bỏ trống từ tháng 7 năm đó.
    http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2011/05/10/110510124129_son_tay_raid_226x170_sontayraid_nocre***.jpgPhù hiệu của những cựu binh Mỹ tham gia cuộc tập kích Sơn Tây


    Các tài liệu và sách vở sau này của Hà Nội có xu hướng cho rằng đây là một thất bại của Hoa Kỳ.
    "Đây là một kế hoạch được Mỹ chuẩn bị hết sức công phu, tốn kém, với sự tham gia của rất nhiều các quan chức chóp bu trong bộ máy chiến tranh khổng lồ của một cường quốc quân sự hồi đó: Bộ trưởng Quốc phòng Melvin Laird, Bộ trưởng Ngoại giao William Rogers, Cố vấn an ninh quốc gia Henry Kissinger, Giám đốc Cục tình báo CIA Richard Helms".
    Họ cũng viết rằng đích thân Tổng thống Mỹ đương nhiệm Richard Nixon đã phê chuẩn cho kế hoạch này.
    Một cuốn sách ra năm 2000 của Đặng Vương Hưng còn nói "kế hoạch về Vụ tập kích cứu phi công Mỹ bị giam giữ ở Sơn Tây nói trên đã nằm trong số những hồ sơ lưu trữ tuyệt mật của quân đội Mỹ".
    Đúng là kế hoạch lên từ 1967 được giữ tuyệt mật nhưng sau cuộc tập kích Sơn Tây, chính giới Hoa Kỳ đã có nhiều cuộc điều tra, chất vấn tìm hiểu vụ việc và các tài liệu này sau đó được công bố rộng rãi.
    Các binh sĩ tham gia cuộc tập kích sau này lập ra hội "Son Tây Raiders" và kể cho báo chí nhiều điều.
    Họ được thưởng các huân huy chương Thập tự Ưu tú, Thập tự Không quân và Sao Bạc của quân đội Mỹ.
    Cuốn sách "The Raid" của Benjamin F.Schemmer (đã được dịch và phát hành tại Việt Nam) sử dụng nhiều chi tiết từ những lời kể này.
    Các hồ sơ phía Mỹ cũng ghi nhận một cái nhìn hơi khác Hà Nội về thành bại của vụ Sơn Tây.
    Dù bị chất vấn xoay quanh lý do tin tình báo không được cập nhật, nhìn chung giới quân sự Hoa Kỳ tin rằng cuộc tập kích vào trại tù Sơn Tây là một "thắng lợi chiến thuật", vì việc thực hiện gần như hoàn hảo.
    Các nguồn của phía Mỹ cũng cho rằng họ đã tiêu diệt từ 100 đến 200 quân Bắc Việt Nam tại trại Sơn Tây.
    Trích sách của B.F.Schemmer

    Chiếc trực thăng đổ nhào xuống ngay trong doanh trại Sơn Tây dữ dội quá, dữ dội hơn là Dick Meadows đã tưởng...Phi công H.Kalen suýt nữa không điều khiển chiếc trực thăng vào giây phút cuối, khi bay sát ngọn cây và bị vướng vào dây phơi quần áo mắc qua sân trại, như là sân bóng chuyền. Viên phi công phụ của Kalen là Herb Zehnder còn nhớ rõ có một cây cao tới 150 bộ. Cây này bị cắt phăng ra như một cọng cỏ...Cả chiếc trực thăng ***g lộn dữ dội và nghiêng về bên phải từ 30 đến 40 độ, rồi đổ ào xuống đất.

    Sự va chạm quá nặng làm cho một bình chữa cháy bị tung ra và đập vào chân viên kỹ sư cơ khí của Kalen là Leroy Wright làm cho anh ta vỡ cổ chân. Trong khi đó thì trung uý George Petrie một sĩ quan mũ nồi xanh 31 tuổi, tóc vàng, cũng bị hất tung ra khỏi trực thăng.

    Dick Meadows vùng ngay dậy và chạy thoát ra cửa sau đuôi trực thăng, tay bấm vào loa phóng thanh...chạy thoát ra khỏi trực thăng vào khoảng 15 yard thì Meadows quỳ xuống, bám vào chốt loa và hít hơi lấy sức. Ông ta bắt đầu phát thanh với giọng bình tĩnh: “Chúng tôi là người Mỹ, xin các anh cúi xuống. Chúng tôi là người Mỹ. Đây là một cuộc giải cứu. Chúng tôi đến đây để cứu các anh ra khỏi chỗ này. Yêu cầu tất cả cúi xuống, nằm xuống sàn nhà. Chúng tôi sẽ vào phòng giam của các anh trong vài phút nữa”.

    Tiếng nói của ông ta vang vọng khắp nơi trong doanh trại.

    Nhưng không có tiếng trả lời.





    Tác động tuyên truyền
    So với Sơn Tây hay vụ đột nhập vào Iran, thì tại Abbottabad, Hoa Kỳ thắng lợi cả về chiến thuật và chiến lược vì phía Mỹ không hề hấn gì (chỉ một biệt kích Mỹ bị trẹo chân), và giết được Osama Bin Laden, nhưng về ngoại giao với Pakistan thì chưa rõ hệ quả và hậu quả vụ đột nhập ra sao.
    Về mặt ngoại giao và thế mạnh truyền thông, ban đầu dư luận Mỹ tin rằng vụ Abbottabad là một cú ghi điểm lớn cho Tổng thống Barack Obama.
    Nhưng sau khi ông Osama Bin Laden đã chết và bị thủy táng ngoài biển, cùng với việc công bố nhiều bức hình khác nhau về cuộc sống của ông ta trong khu nhà ở Pakistan, có những ý kiến nay coi vụ việc không có lợi cho Tòa Bạch Ốc.
    Sau vụ Abu Ghraib, quân đội Mỹ cũng chú ý kỹ hơn về tác động "phản cảm" của hình ảnh chụp riêng tư với kẻ thù, dù là kẻ thù sống hay chết và đội Navy Seals đã không được phép chụp hình hay quay video riêng với xác của ông Osama Bin Laden mà họ chở bằng trực thăng bay về Afghanistan.
    Việc kiểm soát các hình ảnh sau đó về vụ tập kích Abbottabad cũng và video về ông Bin Laden cũng được điều phối kỹ nhằm ngăn ngừa tình trạng phản tác dụng.
    Nhưng theo bình luận của Peter Roff trên trang US News hôm 7/5 thì vì hạ sát ông Osama Bin Laden nhanh quá thay vì đem ra xử, Tổng thống Obama đã "biến Osama thành một người tử đạo" hơn là con người thực của ông ta.
    Ngoài ra, dư luận Mỹ dù tin tổng thống, vẫn muốn được thấy bức hình hay đoạn video nào đó chứng minh Osama Bin Laden thực sự đã chết.
    Việc Tòa Bạch Ốc không công bố các hình ảnh này đang đặt ra nhiều câu hỏi về cách họ xử lý truyền thông sau vụ Abbottabad.
    Dù vậy, chiến dịch giết Osama Bin Laden cũng còn tốt đẹp hơn hẳn cuộc tập kích của Hoa Kỳ vào Iran để giải cứu con tin người Mỹ năm 1980.
    Chiến dịch Móng Ó ̣(Eagle Claw) tháng 4/1980 với tám trực thăng RH-53D bay vào sa mạc phía Đông Iran đã không đem lại kết quả.
    Bão cát, liên lạc bị đứt và lỗi kỹ thuật đã làm xảy ra tai nạn (trực thăng đâm vào phi cơ C-130) khiến phía Hoa Kỳ bị thiệt hại tám quân nhân, một số khác bị thương và sứ vụ của họ phải bỏ.
    Một cuộc cấp cứu sau đó, vào tháng 10 cùng năm cũng thất bại ngay ở bước chuẩn bị với một phi cơ đâm xuống căn cứ vì hỏa tiễn bắn ra sớm quá.
    Hậu quả chính trị và khủng hoảng về tuyên truyền cho Hoa Kỳ và riêng Tổng thống Jimmy Carter khi đó là rất lớn.
    Lãnh tụ Hồi giáo Iran, Giáo chủ Khomeini nổi tiếng như cồn tại Trung Đông và uy tín của Hoa Kỳ tụt dốc.
    Nay nhìn lại, mỗi cuộc tập kích là một dấu ấn cho từng vị tổng thống Mỹ.
    Ông Richard Nixon được nói đến với cuộc tập kích Sơn Tây, ông Jimmy Carter với vụ Iran và ông Barack Obama đã, đang và sẽ còn được bình luận qua lăng kính vụ Abbottabad.
  4. unvietnamien

    unvietnamien Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/04/2006
    Bài viết:
    948
    Đã được thích:
    300
    Theo mình bọn Pakistan biết Mẽo sẽ tập kick và Mẽo cũng thông báo, nhưng không phải thông báo cho tất cả cho các quan chức Pakistan, nó sẽ giả vờ không biết Seal tập kick coi như Mỹ qua mặt làm vụ này, nếu nó rêu rao là kết hợp với Mẽo làm vụ này thì hậu quả nhãn tiền cho chính phủ Pakis là các vụ k.bố đánh bom báo thù vốn đã xảy ra như cơm bữa ở đây. Tránh được mũi dùi của các tổ chức k.bố quốc tế, vì đương nhiên đây là cuộc chiến của Mẽo, nên Mẽo-Pakis sẽ đóng kịch với nhau một thời gian ra vẻ căng thẳng rồi đâu lại vào đó.
    Còn bọn Seal xông vào tập kích rất nhanh và hùng hậu bằng trực thăng, có thể bọn này chỉ là bọn phối hợp nhử mồi hoả lực của BinLaden và tác chiến nhẹ nhàng mục đích là thu dọn chiến trường do rất có thể bọn Seal thực sự chiến đấu đã được cài cắm trước đó dưới mặt đất tậi xung quanh khu vực nhà Bin, do Mẽo dã chuẩn bị kế hoạch và theo dõi rất lâu nên việc bố trí lực lượng mặt đất xung quanh nhà Bin là chắc chắn (tình báo Mẽo đã thuê nhà gần nhà Bin như thông tin Mẽo đã đưa). Do đó bọn đổ bộ đánh úp chẳng qua đánh nghi binh thu hút hoả lực của Bin để bọn mặt đất phục sẵn vào săn mồi tạo thành thế gọng kìm, sau 40p, cả trên dưới mặt đất rút nhanh.
  5. thainhi_vn

    thainhi_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    1.448
    Đã được thích:
    1
    Bậy nà! Bấy giờ ở TQ, Mỹ viện trợ cho cả Mao lẫn Tưởng. Còn tại Đông Dương, tất cả lực lượng chống Nhật thì hoặc dựa Pháp hoặc dựa Tưởng để đánh giặc mồm. Duy nhất có Tiên đế là bắt liên lạc với Mỹ để chống Nhật (cả Stalin lẫn Mao lúc đó ở rất xa). Vẫn còn lưu bản điện tín của Tiên đế gửi Truman đề nghị bắt tay chống Nhật. Các hồi ký của các sĩ quan OSS đều ghi nhận cả.
  6. khongthudao

    khongthudao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/10/2006
    Bài viết:
    804
    Đã được thích:
    1
    Theo em nghĩ là may mắn và có tin tình báo. Còn vụ vướng dây điện hay dây quần áo gì đó thì cái này chắc không lường trước được. Ở Vịt tạo mô hình để thực hành mà thiếu mấy cái vụ dây điện chằng chịt thì coi như thất bại :)).
  7. colorwind

    colorwind Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2006
    Bài viết:
    319
    Đã được thích:
    20
    Vụ vướng dây tụi nó có dự kiến rồi bác ạ, điều bất ngờ của tụi nó khi đáp xuống là đám cây xung quanh trại do mùa mưa cao nhanh hơn dự kiến nhiều. Tụi nó tính toán cả về việc đáp nhầm vào khu trường học bên cạnh vì giống nhau và cũng có đáp nhầm thật. Nói chung là tụi nó tính kĩ lắm không làm kiểu hên xui đâu.
  8. hinado

    hinado Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/09/2010
    Bài viết:
    2.260
    Đã được thích:
    1.571
    Có tình báo nhưng ko biết time cụ thể mà nếu có tình báo thì mình khó có thể bọn nó đáp và lùng sục giết hại dân làng của ta như thế ngót 100 mạng đấy. Chứng tỏ là ta hên vì trời mưa đấy. Còn chiếc máy bay bị hư hại trước khi đi tụi nó cho nổ tung lun để tránh thiết bị rơi vào tay ta.
  9. kakashivn200

    kakashivn200 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2009
    Bài viết:
    555
    Đã được thích:
    0
    radar của Pak do Mĩ truyền cho thì làm sao phát hiện được máy bay Mĩ :D
  10. 1968khesanh

    1968khesanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2011
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Theo một số thông tin ( không chính thức ) . Lực lượng SEAL Tưng được Kissinger giao nhiêm vụ ám sát hoặc bắt cóc Lê Đức Thọ và Xuân Thủy. Trong thời gian đàm phán ở Pa- ri .

Chia sẻ trang này