1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lực lượng tàu ngầm các nước trên thế giới

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi dragonboy1080, 28/03/2013.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. alsou

    alsou Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/07/2003
    Bài viết:
    2.780
    Đã được thích:
    786
    size quả SLBM quyết định kích thước của tàu ngầm mang tên lửa hột nhơn
    thực ra sô liên cũng không muốn làm một em tàu hoạt động trong môi trường bí mật mà to khủng bố như typhoon nhưng bọn thiết kế SLBM không đúc R-39 nhỏ gọn như trident được nên mới ra hàng khủng như thế
  2. anheoinwater

    anheoinwater GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    25/10/2007
    Bài viết:
    2.811
    Đã được thích:
    1.208
    Đ/c Dragonboy check lại hộ cái, nó là Typhoon mà, có phải Akula đâu?

    Akula là tàu ngầm tấn công chuyên hải chiến, Typhoon mới là thằng to xác mang tên lửa hột nhưn.

    Cẩn thận khi copy mấy bài của các ông báo mạng VN.
  3. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.434
    Đã được thích:
    3.358
    Nó là 941 "Akula" class, Typhoon là NATO đặt tên đấy!
  4. anheoinwater

    anheoinwater GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    25/10/2007
    Bài viết:
    2.811
    Đã được thích:
    1.208

    Tks Tombuy.

    Shchuka thì NATO nó đặt tên là Akula, Akula thì nó lại đặt tên là Typhoon, làm rối cả.
  5. dragonboy1080

    dragonboy1080 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Bài viết:
    5.265
    Đã được thích:
    880
    Lực lượng tàu ngầm của một số anh không giàu nhưng cứng đầu ;))


    Việt Nam (yếu nhất cho lên đầu ;)) )​


    02 Yogo
    [​IMG]
    Hai chiếc tàu ngầm đầu tiên của Hải quân Việt Nam, được nhập khẩu từ Bắc Triều Tiên năm 1997-1998.
    Mô tả:
    Tên: Yugo (Tên NATO đặt cho lớp tàu ngầm Bắc Triều Tiên sản xuất cho Nam Tư năm 1965)
    Choán nước: 110 tấn
    Dài: 20m
    Rộng: 2m
    Động cơ một trục MTU chạy bằng diesel
    Vũ khí: 02 ngư lôi 533mm
    Tầm hoạt động: 1.020 km
    Tốc độ: 10 knots (19 km/h) khi nổi và 4 knots (7.4 km/h) khi lặn.

    01 Thiết bị lặn huấn luyện, nghèo nên phải liệt kê hơi kỹ ;))
    [​IMG]
    Trên mạng hay nhầm, chú thích em này là Yugo hay Sang O của Việt Nam.
    Thực ra không phải, em nó là tàu bán ngầm, tác dụng chủ yếu là do thám, trở người nhái (đặc công nước), rải thủy lôi.
    VN mình mua em nó của Bắc Triều Tiên về chủ yếu phục vụ công tác huấn luyện cho thủy thủ tàu ngầm.

    Iran, tự túc là hạnh phúc

    03 tàu Taregh (thực chất là Kilo của Ngố)
    [​IMG]

    50 tàu cỡ nhỏ (lớp SSL, Fateh, Nahang, Yugo và Ghadir - copy Yogo):
    [​IMG]

    Ảnh 2 Kilo em dẫn đầu đàn mini:

    [​IMG]

    Nam Hàn, mới giàu sắm toàn hàng xịn

    3 em U-214 AIP (động cơ không cần không khí) của Đức (Đức SX, Hyundai lắp ráp):
    [​IMG]

    9 Chang Bogo Class type 209
    [​IMG]

    Một số giòng mini (không rõ số lượng)

    1. Tàu ngầm lớp Romeo (không rõ số lượng)

    [​IMG]

    Phần lớn tàu ngầm hiện nay của Triều Tiên là các mẫu do Liên Xô thiết kế từ những năm 40-50 của thế kỷ trước. Sau khi nhận được 4 chiếc tàu ngầm lớp Romeo từ Trung Quốc vào hai năm 1973-1974, Triều Tiên đã bắt đầu tiến hành tự sản xuất loại tàu ngầm này. Năm 1990, Triều Tiên mua thêm tàu ngầm lớp Romeo do Trung quốc sản xuất theo mẫu của Liên Xô. Bên cạnh đó, Triều Tiên tiếp tục tự sản xuất với tốc độ 2 năm 1 chiếc và có nhiều thay đổi về trang bị cũng như cải tiến kỹ thuật so với các mẫu do Liên Xô sản xuất hồi những năm 1950.

    Tàu ngầm lớp Romeo (theo cách gọi của NATO) là loại tàu ngầm thuộc dự án 633 của Liên Xô. Đây là mẫu tàu ngầm tấn công chạy bằng động cơ diesel và điện.

    Loại tàu ngầm lớp Romeo phù hợp với điều kiện địa hình tác chiến gần bờ. Chúng có độ ồn thấp, khó bị phát hiện, đặc biệt khi chạy bằng điện. Vì thế, với số lượng đông đảo, Triều Tiên chiếm ưu thế gần như tuyệt đối trong các cuộc đối đầu ven biển nếu chiến tranh xảy ra.

    Đầu những năm 1990, Triều Tiên mua 40 chiếc tàu ngầm “sắt vụn” của Liên Xô, trong đó có 30 chiếc lớp Romeo. Nhiều khả năng, Triều Tiên đã tái sử dụng một số bộ phận của những con tàu này để chế tạo các mẫu Romeo trong nước.

    Mặc dù chiếm ưu thế trong các cuộc chiến ven bờ, nhưng lực lượng tàu ngầm của Triều Tiên không đóng vai trò quyết định trong trường hợp xảy ra xung đột khu vực ở quy mô lớn. Một trong những phương thức vô hiệu hoá sức mạnh của tàu ngầm chính là tiêu diệt chúng ngay tại căn cứ khi chưa kịp xuất phát.

    Trong chiến thuật của mình, Mỹ đặc biệt chú ý đến điều này và có đủ khả năng để thực hiện ý đồ. Mặt khác, lực lượng tàu ngầm dù có đông đảo đến mấy, nếu bị bao vây cô lập sẽ không thể duy trì sức chiến đấu và phát huy thế mạnh của mình, chưa nói đến vấn đề lạc hậu của các loại trang thiết bị và vũ khí trên tàu.

    2. Tàu ngầm lớp Whiskey (không rõ số lượng)
    [​IMG]

    Tàu ngầm lớp Whiskey (theo cách gọi của NATO) là các tàu ngầm thuộc dự án 613, 644 và 665 của Liên Xô. Lớp tàu ngầm này được sản xuất hàng loạt vào giai đoạn đầu của thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

    Những mẫu thiết kế ban đầu được đưa ra từ đầu những năm 1940. Sau khi Chiến tranh Thế giới thứ Hai kết thúc, Liên Xô đã tiếp thu được nhiều kỹ thuật chế tạo tàu ngầm của Đức và cho ra mắt mẫu thiết kế mới vào năm 1946. Về tổng thể, tàu ngầm lớp Whiskey tương đồng với mẫu tàu ngầm Type XXI của Đức.

    Trong giai đoạn từ 1949 đến 1958, Liên Xô đã sản xuất khoảng 236 chiếc tàu ngầm lớp Whiskey, trong đó có 4 chiếc bán cho Triều Tiên.

    Tàu ngầm lớp Whiskey của Liên Xô từng có phiên bản được trang bị tên lửa dẫn đường SS-N3 và rađa trên boong. Tuy nhiên, loại này không được xuất khẩu ra nước ngoài. Chính vì vậy, nhiều khả năng, 4 chiếc tàu ngầm lớp Whiskey mà Triều Tiên sở hữu không có tên lửa.

    3 Tàu ngầm lớp Sang-O (không rõ số lượng)
    [​IMG]

    Sang-O là loại tàu ngầm có số lượng nhiều nhất trong trong biên chế của Hải quân Triều Tiên với 26 chiếc (với đúng nghĩa là tàu ngầm, không phải tàu bán ngầm cực nhỏ lớp SSI). Loại tàu ngầm nhỏ này đóng vai trò quan trọng trong Lực lượng tác chiến đặc biệt. Sang-O có hai phiên bản, 1 phiên bản chuyên dụng rải thuỷ lôi và phiên bản thứ 2 chuyên dụng cho mục đích tiêu diệt tàu mặt nước.

    Sang-O trong tiếng Triều Tiên có nghĩa là “cá mập”, được sử dụng chủ yếu để xâm nhập lãnh hải của Hàn Quốc và từng bị Hàn Quốc bắt được ngày 18/6/1996.

    Sang-O đượcTriều Tiên bắt đầu chế tạo vào năm 1991 và kéo dài đến năm 1996 với tốc độ 4-6 chiếc một năm. Nhiều thông tin cho rằng Triều Tiên vẫn tiếp tục sản xuất loại tàu ngầm này nhưng không có bất kỳ chi tiết cụ thể nào về số lượng cũng như những cải tiến.

    4 Tàu ngầm lớp SSI (không rõ số lượng)
    [​IMG]

    Với 86% đường biên giới là bờ biển, Hàn Quốc có thể gặp khó khăn nếu bị khống chế các khu vực ven bờ. Có thể đây chính là điểm mà Triều Tiên đã nhận thấy nên Bình Nhưỡng không ngừng tăng cường lực lượng tàu ngầm của mình, đặc biệt về số lượng. Theo thống kê của Mỹ, Triều Tiên hiện có khoảng 45 chiếc tàu ngầm lớp SSI.

    Đây là các loại tàu ngầm cực nhỏ, tốc độ cao và thường được sử dụng trong Lực lượng Đặc nhiệm của Triều Tiên. Tàu ngầm SSI có 3 động cơ và chỉ có khả năng lặn trong một thời gian ngắn nhất định. Các tàu ngầm loại này chủ yếu được sử dụng để chở lính đặc nhiệm và tác chiến độc lập trong các chiến dịch tình báo, xâm nhập biệt kích nhằm phá hoại hậu phương địch, cắt đứt liên lạc giữa các cánh quân với sở chỉ huy. Loại tàu ngầm này rất đa dạng và hiện chưa có thông tin cụ thể nào về đặc điểm kỹ chiến thuật.

    5. Tàu ngầm lớp Golf (không rõ số lượng)
    [​IMG]

    Năm 1994, Nga và Triều Tiên đã ký kết một hợp đồng về việc mua bán tàu ngầm. Theo đó, Nga sẽ bán cho Triều Tiên 12 chiếc tàu ngầm tấn công lớp Foxtrot (Dự án 641) và tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Golf II (Dự án 629). Trên thực tế, tàu ngầm lớp Foxtrot và Golf không có sự khác biệt lớn.

    Hợp đồng này do công ty Toen Shioji của Nhật Bản đứng ra dàn xếp. Số tàu ngầm trên là những chiếc được Nga đưa ra khỏi biên chế của hải quân vào năm 1990.

    Tuy nhiên, do sức ép của cộng đồng quốc tế, Nga đã dừng việc chuyển giao lô hàng này cho phía Triều Tiên vào tháng 2/1994. Tháng 4/2004, Bộ Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản và Nga đã cử đặc phái viên đến Triều Tiên để giám sát việc tháo rỡ một chiếc tàu ngầm duy nhất lớp Golf đã được chuyển giao cho Bình Nhưỡng. Nhưng sau đó, không có báo cáo nào được công khai.

    Golf là lớp tàu ngầm thuộc Dự án 629 của Liên Xô, chạy bằng động cơ điện và diesel, có thể phóng được tên lửa đạn đạo SS-N4, Scud. Tên lửa Nodong-1 của Triều Tiên có chiều dài 15,5 m, dài hơn tên lửa SS-N4 đúng 1m. Tuy nhiên, có thể cải tiến bệ phóng hoặc tên lửa để chúng tương thích với nhau.

    Hiện nay, tàu ngầm lớp Golf vẫn còn được Trung Quốc sử dụng.

    6. Tàu ngầm lớp Yugo (không rõ số lượng)
    [​IMG]
    Lớp tàu ngầm Yugo (Una) của Triều Tiên có tên như vậy là do NATO gán cho vì được sản xuất ở Nam Tư (báo nhầm, sản xuất cho Nam Tư thì đúng hơn) vào năm 1965. Từ Yogo xuất phát từ Yugoslavia (Nam Tư).

    Hồi tháng 6/1998, một chiếc tàu ngầm lớp Yugo của Triều Tiên gặp tai nạn trên vùng biển quốc tế gần lãnh hải Hàn Quốc. Trong con tàu này người ta tìm thấy 9 thuỷ thủ Triều Tiên tử nạn.

    Hiện không rõ Triều Tiên đang sở hữu bao nhiêu chiếc tàu ngầm thuộc lớp Yugo.

    Như vậy, theo những con số công khai, Triều Tiên hiện có 97 chiếc tàu ngầm lớn nhỏ các loại. Tuy nhiên, người ta không thể biết số lượng chính xác của chúng là bao nhiêu bởi nhiều khả năng Triều Tiên vẫn tiếp tục tự sản xuất tàu ngầm tại các cơ sở công nghiệp quốc phòng của mình.

    Mặc dù có số lượng đông đảo bậc nhất thế giới, nhưng cho đến nay lực lượng tàu ngầm của Triều Tiên vẫn chưa có tàu nguyên tử. Mặt khác, các tàu ngầm có trong trang bị của Bình Nhưỡng chủ yếu là các mẫu được sản xuất từ giữa thế kỷ trước. Những lạc hậu về mặt kỹ thuật và vũ khí sẽ là những yếu tố hạn chế đáng kể sức cơ động và hoả lực của lực lượng tàu ngầm Triều Tiên.

    Nguồn: tự tổng hợp từ ttvnol và google ;))
  6. suhomang

    suhomang Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2012
    Bài viết:
    15.659
    Đã được thích:
    1.839
  7. huyphuc_ttvnol

    huyphuc_ttvnol Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/05/2012
    Bài viết:
    1.490
    Đã được thích:
    1.047


    Tầu ngầm hạt nhân Pháp hơi tệ. Pháp là nước bán cái công nghiệp vũ khí bắn thẳng vào ngân sách sang Mỹ.

    Có nhiều vấn đề về tầu ngầm, ví dụ, tầu ngầm tấn công cần có tốc độ cao khi đuổi địch và thật êm khi phục kích. Tầu ngầm mang đạn tự hành đạn đạo thì cần to và lặn sâu.... là những nguyên tắc đầu tiên của tầu ngầm. Trong các nước dùng tầu ngầm hạt nhân thì tầu ngầm Pháp tiết kiệm nhất, hệ thống đẩy dựa hoàn toàn vào truyền động bánh răng số chẳng hạn.



    Tầu ngầm mang đạn đường đạn cần to để mang được loại đạn đường đạn khỏe như Bulava, đủ năng lượng để bay ở quỹ đạo thấp né radar, mang nhiều đầu đạn giả lừa đánh chặn, nhảy quỹ đạo né đánh chặn, mà vẫn dùng nhiên liệu rắn vốn trực chiến tốt nhưng tốn vì khó điều khiển, cũng như mang được nhiều đầu đạn to hơn. Như thế loại tầu ngầm này cần to khỏe. Nhiệm vụ chính của tầu ngầm mang đạn đường đạn là né theo dõi đối phương, chờ lệnh, .như thế loại tầu ngầm này cần vận hành êm và lặn sâu. Nhiệm vụ duy nhất-cuối cùng của nó là bắn hết cơ số đạn trong chiến tranh tổng lực, nếu như nó bắn ở độ sâu lớn được thì tốt, nhưng vì tăng tầm nên các tên lửa thường nhẹ, không chịu được độ sâu lớn, tầu phải nổi lên gần mặt nước hơn là độ sâu vận động lớn nhất của nó, mới bắn được.

    Vì né lâu nên các tầu ngầm mang đạn chiến lược thường dùng AIP hạt nhân.


    Tầu ngầm tấn công chuyên đi săn tầu chiến tầu ngầm chủ lực của đối phương, muốn săn thì phải đuổi nhanh rình khéo, ít ra là nếu nhanh thì nhanh hơn tầu ngầm và tầu sân bay địch, nếu khéo thì phải im hơn tầu ngầm địch. Tuy nhiên, đối với tầu ngầm thì điều này không dễ thực hiện cả nhanh và khéo. Tầu ngầm tấn công cũng cần săn tầu ngầm mang đạn đường đạn, nên nó cần lặn sâu hơn, đi nhanh hơn trong độ sâu đó, cũng như có độ sâu tác chiến-độ sâu mở ống lôi bắn được, và độ sâu vận hành của đạn-ngư lôi lớn.

    Vì mạnh trong lòng nước nên các tầu ngầm tấn công mạnh này cũng mang AIP hạt nhân


    Vì tầu ngầm tấn công rất khó thực hiện được độ mạnh mẽ mà vẫn im lặng trên nên có hai loại, tầu ngầm tấn công mạnh và đánh phục kích. Loại tầu phục kích có thể rải mìn, phục kích bắn ngư lôi hay đạn bay các loại.... Vì phục kích nên nó cần rất êm. Máy AIP hạt nhân có tuốc bin ồn ào nên loại này thường dùng ắc quy điện thường hay AIP không hạt nhân. Hiện nay thường dùng loại AIP pin nhiên liệu hydro, không có tuốc bin và máy nổ mà hydro phản ứng hóa học sinh điện như các pin hóa học khác, hydro được nạp từ hậu cần. Khi nổi các tầu ngầm này dùng máy nổ diesel hay tuốc bin, vừa chạy vừa nạp ắc quy.


    Dù là loại tầu ngầm nào thì chúng cũng cần chú ý đến 3 đặc tính: năng lượng khi lặn, tiếng ồn đập vào tai sornar thụ động đối phương, phản xạ âm thanh vào tai sormar chủ động của đối phương. Năng lượng khi lặn không dùng không khí, tầu yếu thì dùng ắc quy điện, tầu mạnh thì dùng hạt nhân, chủ tầu nhược tiểu không được dùng hạt nhân thì dùng AIP là hệ thống đẩy không dùng không khí như pin hydro. Trong đó, tầu ngầm hạt nhân mạnh mẽ nhất, lặn được hàng năm, ắc quy yếu nhất khi lặn chỉ đi lờ đờ, còn AIP mức trung bình có thể lặn đi với tốc độ cao nhất trong vài ngày. Tầu ngầm là để lẩn trốn nên cần ít ồn, đặc biệt là các tầu ngầm tấn công cần tiếp cận hạm đội địch để diệt địch. Tầu ngầm mang đạn chiến lược đứng cách xa địch hàng ngàn km nên không cần giảm ồn lắm. Nhưng để tránh địch dò bằng sornar chủ động, thì cần có vỏ tàng hình bằng cao su nhiều lớp tỷ khối khác nhau hấp thụ âm thanh.


    Như vậy,. chia ra ba loại tầu ngầm lớn rõ ràng.

    tầu ngầm mang đạn chiến lược.
    Loại tầu này dùng máy đẩy hạt nhân, kích thước lớn, mang các giếng phóng đứng, lặn sâu, tốc độ vừa đủ để chạy lẩn đối phương. Chúng khá ồn nhưng thường đứng xa các hạm đội đối phương. Chúng cũng được trang bị các phương tiện chống ồn như các phòng kín cho thiết bị ồn, đệm chống rung cho các thiết bị chuyển động, vỏ cao su hấp thụ âm thanh. Chúng cũng có sornar rất mạnh để phát hiện bị truy đuổi mà lẩn trốn. Nhiệm vụ chính của các tầu này là lẩn trốn bằng động tác tuần tiễu chậm ở độ sâu lớn và đợi lệnh. Nhưng trong thực tế các tầu ngầm này tham ra rất nhiều các hoạt động thử thách thám thích các hệ thống quân sự đối phương, lượn lờ quanh các bờ biển, hạm đội, di chuyển qua các lưới phát hiện tầu ngầm.... Ngoài chuyện tầu to khủng bố để mang đạn khủng bố, các tầu ngầm này còn cần một số chức năng khác để đảm bảo hoạt động tối thiểu là bắn đạn đường đạn. Ví dụ, chúng cần phá băng khi muốn bắn, hay duy trì liên lạc đợi lệnh dưới lớp băng. Đảm bảo phá băng là lớp Akula, nhờ đó nó hoạt động dễ dàng ở Bắc Băng Dương, đây là nơi thuận lợi nhất trên địa cầu để bắn vào Nga Âu Mỹ Tầu Nhật. Chúng cũng thường giữ liên lạc được với vệ tinh ở một độ sâu nhỏ tránh radar, khi chúng cần đứng xa các tầu khác của quân ta-tránh địch tập trung theo dõi.

    Khi lặn sâu, các tầu ngầm này nhận lệnh bằng hạ âm có thể truyền xa tối đa hàng ngàn km. Băng thông kênh hạ âm rất thấp, nên không truyền được gì nhiều ngoài lệnh trực chiến đã mã hóa. Vậy nên, vài tháng một lần chúng nổi lên để update qua các đường truyền băng thông tốc độ cao, cũng như đổi quân. Người ta cũng dùng các sóng radio có tần số thấp để liên lạc với căn cứ hay các tầu khác khi tầu lặn không sâu. Hoặc các tầu nổi-tầu ngầm-máy bay khác sẽ đi tuần đến khu vực chúng ẩn nấp, để trao đổi thông tin băng thông lớn qua đường truyền siêu âm.

    Máy đẩy chính của các tầu ngầm mang đạn chiến lược thường là lò hạt nhân đẩy tuốc bin. Năng lượng của tuốc bin chia làm hai phần, một phần dẫn thẳng đến chân vịt, một phần kéo máy phát điện. Chân vịt và các máy động lực khác, cũng như hệ thống điện điều khiển... cũng chạy được khi tuốc bin hạt nhân không chạy, để làm tầu ngầm nổi lên, rồi chạy trên mặt nước bằng máy phát điện dự phòng. Máy dự phòng thường có 2, một diesel và 1 tuốc bin.

    Cả hai hệ thống kéo chân vịt đều chống ồn. Điều quan trọng là, phần năng lượng điện đẩy chân vịt là phần làm tầu ngầm chạy yên lặng silent speed. Nga đang thử nghiệm loại AIP nạp bằng lò hạt nhân, khi bị săn đuổi thì chúng chuyển hoàn toàn sang chạy điện. Tỷ lệ phần năng lượng chạy điện cao sẽ làm tầu êm hơn nếu như tuốc bin được cách ly tốt.

    Về độ ồn thì loại tầu ngầm này rất ồn. Nhưng phát ra chủ yếu là tiếng ồn tần số cao của tuốc bin và hệ thống hộp số-bánh răng-trục đẩy. Tiếng ồn tần số cao này không đi được xa như tiếng ồn hạ âm của chân vịt và xoáy nước khi chuyển động. Để làm giảm thêm nữa hạ âm, thì các tầu ngầm này hiện nay mang thêm máy đẩy bơm thổi pump jet, ví như Borei, trước đây bắt đầu dùng trên tầu ngầm tấn công. Chúng cũng đứng xa các hạm đội đối phương để né tránh sornar thụ động đối phương, và mang vỏ hấp thụ âm thanh để né tránh sornar chủ động của đối phương.

    Máy đẩy bơm thổi là loại cánh quạt có vỏ, tạo dòng nước chuyển động đều và ngăn tạp âm truyền ra. Trước đây, khi chưa sử dụng máy đẩy bơm thổi pump jet, thì muốn êm, tầu ngầm to cần chân vịt lớn. Chân vịt càng lớn, thì tốc độ dòng nước càng thấp và càng ít hạ âm xuất hiện.

    Các lò phản ứng được lắp nhiên liệu đủ chạy 20 năm tối đa hay hơn. Nhưng người ta thường thay đảo nhiên liệu sớm cho an toàn. Thời gian thay đảo thường từ 3-7 năm. Mỗi lần thay đảo nhiên liệu hết khoảng 2 tuần (hiện nay cả các lò điện 1GW cũng chỉ 1 tuần). Thời gian này là quá ngắn so với thời gian bảo dưỡng vũ khí khí tài cũng như máy móc tầu, nên vấn đề nhiên liệu lò phàn ứng hoàn toàn không có giá trị giúp tầu lặn lâu. Thông thường, thời gian lặn thông thường của các tầu được thiết kế 3-6 tháng. Tầu Nga thường thử nghiệm các chuyến lặn lâu để huấn luyện, còn nhân viên tầu Mỹ thì thường 3 tháng là nổi lên mua bcs. Một số tầu ngầm như Lira thiết kế nhiên liệu chạy đến 40 năm, nhưng thường là chúng chạy 20-30 năm là đã quá lạc hậu. Còn riêng vũ khí hạt nhân thì định kỳ tritium phân rã hao đi và tạo tạp chất có hại, nên buộc phải bảo dưỡng nhanh, trong khi thân tên lửa có thể trực chiến được 10 năm. Chu kỳ bảo dưỡng được sắp cùng chu kỳ thay đảo lò phản ứng. Thời gian bảo dưỡng ở Mỹ-Pháp rất lâu, nên số lượng tầu ngầm-tầu sân bay trực chiến so với tổng số tầu rất thấp. Nhất là trong các giai đoạn khủng hoảng, thiếu kinh phí, các tầu vào cảng, tháo đạn, tắt lò, và dừng hàng năm trời.

    Project 941 Akula, NATO: Typhoon có choáng nước nổi / chìm 33/48 ngàn tấn, lặn sâu 500 mét, lặn 21 knot, là lớp tầu ngầm lớn nhất thế giới. Sau này Nga không dùng do dính đồ Ucraina, nó quá đáng sợ nên U bán dịch vụ phá dỡ chúng chơ lợn liệt não.. Các Project 667 lặn sâu 450 mét, 14 ngàn tấn, 26 knot vẫn được Nga dùng. Hiện nay đang đóng Borei 14/24 ngàn tấn, 480 mét, 29 knot.



    Tầu ngầm tấn công đẩy hạt nhân. Tầu ngầm tấn công là loại tầu chuyên diệt tầu ngầm tầu nổi địch.
    Loại tầu ngầm này lặn sâu, tốc độ cao. Lặn sâu nhất là K-278 Komsomolets lặn 1km, tầu này bị tai nạn khi tập trận do cháy, chương trình này cũng chỉ có một mẫu. Loại tầu chạy nhanh nhất là Project 661 Anchar 44 knot. Cả hai tầu ngầm đều dùng thân titan. Cả hai tầu đều đắt và do đó khi Liên Xô yếu thì chúng không được phát triển tiếp. Loại tầu ngầm nhanh nhất trong thực tế là ***** Kilo nhà ta, loại Lira Class 40 knot, nổi-chìm / 2-3 .ngàn tấn, mang 6 ống lôi, chỉ khác là Kilo nhà ta không có hạt nhân và chậm như rùa. Hiện nay, lớp tầu này đang thử nghiệm tự nạp điện trong lòng biển bằng lò hạt nhân, khi đánh nhau thì chúng chạy diện, còn khi hành quân thì dùng lò nạp điện.

    Tuy nhiên, sau Lira đến nay thì Xô-Nga không dùng hạt nhân cho lớp tầu này, mà chỉ dùng điện thường, còn các tầu ngầm tấn công hạt nhân thì to ra đến 13,8 ngàn tấn. Đây là update phù hợp với thức tế thiết bị điện tử phát triển mạnh, tầu ngầm tấn công hạt nhân không thể quá im lặng, nên chia rõ ràng ra hai nhóm , tầu tấn công mạnh chạy hạt nhân to, tầu phục kích nhỏ êm không hạt nhân.

    Một update nữa cũng phù hợp. Đó là ngày nay các tầu ngầm tấn công hạt nhân Nga lặn sâu khoảng 600 mét, tốc độ 35 knot. Tốc độ và độ sâu tầu Mỹ tệ hại, nên họ dừng ở mức độ đó. Tốc độ và độ sâu lớn nhất của "siêu tầu ngầm tấn công" Virginia SSN-774 là 25 knot và 240 mét. Nói thẳng ra Mỹ không có vũ khí nào bắn được xuống đến 600 mét cả. Tốc độ và độ sâu của Yasen cũng không quá đắt như Komsomolest, Anchar hay Lira. Biên chế của Yasen là 50 người (virginia 134)..

    Thời Lira, tầu ngầm tấn công chỉ dùng được ngư lôi, Lira để lại cấu hình cho Kilo ngày nay, có 6 ống phóng và 18 ngư lôi lắp trong băng nạp nhanh. Yasen ngày nay có 10 ống phóng ngư lôi và 8 giếng phóng đứng đa năng. 1 giếng đa năng có thể chứa 4 đạn diệt hạm Oniks P-800 (Yakhont), 4 đạn Kalibr , hay 1-4 đạn nào đó trong tương lai. Nhờ vậy, tầu đảm nhiệm 3 nhiệm vụ, đánh tầu nổi tầu ngầm tầm gần bằng ngư lôi, đanh tầu nổi tầm xa bằng đạn bay diệt hạm, đánh tầu vũ trang yếu hay mặt đất bằng đạn Kalibr tầm xa 2500km. Các đạn này có thể được trang bị đầu đạn hạt nhân, nên tầu lai chức năng của tầu ngầm mang đạn chiến lược, chính xác gọi là hệ tầu ngầm đa năng thiên về tấn công.

    Để phòng ngự, các tầu ngầm tấn công sử dụng ngư lôi tốc độ cao đánh chặn ngư lôi địch. Ở độ sâu lớn của các tầu ngầm Nga thì rất ít vũ khí mò xuống được.

    Tầu ngầm tấn công mang đạn có cánh.
    Cũng như các tầu ngầm tấn công trên, nhưng tầu ngầm này mang theo đạn diệt hạm có cánh (thường gọi là tên lửa hành trình), có thể tấn công tầu nổi hoặc mặt đất. Điển hình như lớp Project 949 Antey và Granit. Chúng ít số ống lôi cho khả năng đối kháng đánh gần bằng ngư lôi. Mặt nổi trội của chúng là phục kích tầm xa cách hạm đội địch 300-500 km, bắn đạn diệt hạm. Các 949 choáng nước khi lặn 16,5 ngàn tấn, hơi nặng hơn các tầu ngầm tấn công ngư lôi trên, do các bệ phóng đạn bay. Cũng lặn sâu 600 mét và tốc độ lặn 32 knot. Tầu mang 6 ống lôi và 24 bệ phóng đạn có cánh Granit P-700. Khi lặn tầu cũng bắn được các loại đạn có cánh bắn từ ống lôi.

    Hiện nay tầu này được thay bằng loại tầu đa năng như Yasen.


    Tầu ngầm tấn công phi hạt nhân
    Chính là lớp tầu của những cái HQ-183/184/185/186/187.... Hà Nội, tp HCM, Đà Nẵng , Hải Phòng.... Đáng chú ý là, Kilo Class là hậu duệ của Lira. Sau này, trong cuộc chạy đua vũ trang, các nước dần thể hiện những vũ khí tối đa mà mình có thể thực hiện được. Từ đó tầu ngầm hạt nhân dần dần xác định được cấu hình của mình, và nhường lại cấu hình này cho tầu ngầm thông thường. Cấu hình tầu ngầm nhỏ dùng để đánh phục kích cần rất im lặng, nên chuyển sang dùng pin, né cái máy nhiệt ồn ào như máy tuốc bin hay máy piston. Kilo và các tầu ngầm trước đó dùng pin sạc thường, được gọi là điện-diesel, khi nổi thì máy nhiệt phát điện sạc pin. Còn Lada và các tầu ngầm khác dùng pin hydro hay các pin nhiên liệu khác, nhiên liệu và hydro được nạp bằng hậu cần, nên gọi là máy đẩy không dùng không khí AIP.

    Các tầu ngầm tấn công có nhiệm vụ chính là đánh tầu nổi, tầu ngầm của đối phương, vũ khí chủ lực là ngư lôi. Sức mạnh chính của các tầu ngầm tấn công phi hạt nhân là chúng rất êm, nhìn được địch trong khi tàng hình. Vì vậy, phương thức đánh chủ lực của tầu ngầm phi hạt nhân là rải mìn hay phục kích bắn ngư lôi. Mặt yếu của tầu ngầm phi hạt nhân là năng lương yếu, tốc độ lặn thấp, nên không ham hố những cú đòn đánh vỗ mặt, đánh đàng hoàng. Những tầu ngầm tấn công phi hạt nhân hiện đại rất khó phát hiện khi chúng phục kích, như đứng yên ở gần mặt nước hay gần đáy biển, nên những cuộc tấn công của chúng rất nguy hiểm.

    Hiện nay, cường quốc như Mỹ nhưng không thể đóng nổi tầu ngầm tấn công phi hạt nhân, cho thấy loại tầu này không phải là dễ làm. Trong quá trình làm Đài Loan tách dần khỏi Mỹ và thân dần với mình, Trung Quốc gây sức ép với các nước bán vũ khí,. Mỹ thì có thể bán được vũ khí cho Đài Loan nhưng không có tầu ngầm, vũ khí hết sức quan trọng trên biển. Gần đây, thậm chí là Đài Loan bắt tay với Trung Quốc cùng phát triển đạn tự hành hành trình.

    Tầu ngầm tấn công phi hạt nhân cũng có radar và đạn phòng không, nhưng vì chúng nhỏ yếu nên chỉ tập trung vào vũ khí chính là ngư lôi và các sornar. Độ sâu và tốc độ lặn của các tầu ngầm này cũng thấp hơn các tầu hạt nhân, Kilo 25 knot và 300 mét (nhưng vẫn sâu và nhanh hơn tầu hạt nhân Mỹ). Bản thân các tầu này mang các sornar lớn và tinh vi. Mũi tầu làm hình bán cầu giảm ồn. Toàn thân tầu phủ lớp vỏ tàng hình.

    Giảm ồn lớn nhất của tầu là hệ thống đẩy nhờ không có tuốc bin. Nhưng khó khắn lớn nhất mà Mỹ không vượt qua được là hệ thống đẩy-truyền động trực tiếp bằng động cơ creep motor. Động cơ điện truyền động trực tiếp với chân vịt không qua bánh răng số, chỉ nối qua các chức năng khớp giảm chấn, côn khẩn cấp, và cách ly nước. Creep motor ngày nay được hiện đại hóa bằng bán dẫn số công suất lớn, được đặt trên các đệm giảm chấn, điều khiển tốc độ chân vịt bằng dòng điện.

    Tầu ngầm tấn công phi hạt nhân cũng sớm được trang bị kiểu máy đẩy bơm phun pump jet. Có thể hiểu so chân vịt với pump jet cũng như so cánh quạt ngoài của máy bay propeller với quạt trong fan. Pump jet là các cánh quạt đặt trong vỏ, có thể có nhiều tầng, cho ra tốc độ dòng nước thích hợp với từng tốc độ để giảm ồn (càng tốc độ dòng nước thấp càng giảm), và ít tạp âm phát ra. (B-871 Alrosa, Project 877V, các hình ảnh sửa chữa bơm đẩy 1, 2, 3, B-871 Alrosa được nói đến nhiều vì nó tham ra tập trận với NATO năm 2011, Kilo được mệnh danh là lớp tầu ngầm tàng hình êm nhất thế giới, nhưng Kilo nhà Việt Nam đã bỏ đi một số thứ, một mặt đúng là bơm phun pump jet thường gặp sự cố như dây lưới hút vào, không thích hợp với nước còn kém khả năng tự sửa chữa)

    Tầu ngầm tấn công phi hạt nhân nhỏ hơn các tầu ngầm hạt nhân, nhưng to hơn các tầu ngầm thông thường dùng để chở quân biệt kích.

    Loại tầu ngầm thông thường đúng nghĩa đầu tiên trên thế giới là Type XXI của Đức năm 1944. Trước đó, các tầu ngầm rất yếu và thực chất là bán ngầm, mức lặn từ nửa nổi đến vài mét hay 30 mét. Type XXI lặn sâu được 100 mét, có các hệ thống âm thanh, chức năng giảm âm, phương tiện hàng hải dưới nước... thích hợp với tầu ngầm . Type XXIII là tầu nhỏ 258 tấn, còn lại là các mẫu tầu chưa hoàn thành hoặc chưa thật sự là tầu ngầm. Sau khi thu được mẫu tầu ngầm này Liên Xô đã cho ngừng các chương trình tầu ngầm của mình, phát triển theo mấu này thành Projects 613 NATO Whiskey-class, choáng nước chìm 1350 tấn.

    Tuy nhiên, vào thời điện tử thì tầu ngầm thông thường mới quay lại vị trí quan trọng của nó, dó điều khiển điện tử phát triển, giúp tầu ngầm nhìn được rõ hơn bằng sornar, dẫn đường tốt hơn cho ngư lôi, cũng như chúng tự di chuyển được tốt hơn trong lòng biển.




    =))=))=))=))=))
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    http://vietbao.vn/The-gioi/Luc-luong-tau-ngam-dong-dao-nhat-the-gioi-cua-Trieu-Tien/1735070469/159/

    Copy từ những trang web trên thì liệt não sớm. Nói chung là nên tránh xa bọn chó dại đó ra.

    Đây là hình ảnh của một tầu ngầm mang giếng phóng đứng, Yugo mà mang được giếng phóng đứng thì Xẻng còn ngồi đấy xóc chai được.


    "Lực lượng tàu ngầm đông đảo nhất thế giới của Triều Tiên"
    Mới nghe đã thấy nổ tung trời. TỶong vòng 4 năm gần đây, cùng với đà thắng về kinh tế, Trung Quốc đã khéo lép chơi chính sách kích thích tính chó dại ở các nước Mỹ Nhật hàn Việt, làm kinh tế các nước này suy sụp không lối thoát, rộng đường cho Trung Quốc tiến lên. Bởi trung quốc bơm đô pinh nên 4-5 năm qua đủ các loại chó dại tha hồ sủa, ở Việt nam đông đảo phải biết.

    Thật ra, các tầu ngầm nhỏ không đang gọi là tầu ngầm, nếu kể đến chúng thì các nước khác vô vàn. Và kể ra thì số lượng các tầu ngầm nhỏ này của TT cũng không phải là quá đáng kể so với số lượng tầu lớn các nước khác.

    Thông tin về Triều Tiên được xuyên tạc và bưng bít. Thật ra, Triều Tiên đang tiến lên với tốc độ nhanh 20% mỗi năm chứ không nghèo đói và khủng hoảng không lối thoát như Việt Nam. GDP trên đầu người của Triều Tiên theo CIA ước tính cao gấp 1,5-2 lần Việt Nam, nhưng thực tế mức sống thực của họ cao hơn nhiều vì họ không bị hút máu qua giá nhà, qua giá các dịch vụ công cộng, không phải mua mỗi người một cái xe máy chen nhau....

    Cái đà khủng hoảng kinh tế của Mỹ Nhât Hàn Việt vẫn đang ở đoạn không lối thoát. Việt Nam có thể phát triển trở lại sớm hơn khi châu Âu phát triển trởi lại cuối 2013, nhưng Mỹ Nhật Hàn thật sự không còn đường thoát. và dù có thoát sớm, thì một cuộc khủng hoảng toàn diện cũng không thể tránh khỏi ở Việt nam.

    =))=))

    Project 633 NATO Romeo
    [​IMG]

    mô hình
    [​IMG]

    633RV có 2 ống lôi
    [​IMG]

    проект 629 Golf
    [​IMG]

    [​IMG]


    Đây là прое́кта 613 Whiskey
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    ......=))=))=))=))=))=))

    trong lịnk đó không ảnh nào đúng cả, có cả tầu hiện đại, nga mỹ, hạt nhân.... nói chung dính vào chó dại rất dễ dại.
    To bên dưới, vô tư đi.
    michael11123 thích bài này.
  8. suhomang

    suhomang Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2012
    Bài viết:
    15.659
    Đã được thích:
    1.839
  9. alsou

    alsou Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/07/2003
    Bài viết:
    2.780
    Đã được thích:
    786
    Em Minh Mai phập phồng lại hiện hồn về đầu độc trẻ trâu
    Viết loằng ngoằng cũng lại lải nhải chứng minh cái bài vũ khí sô liên siêu việt còn vũ khí tây mỹ thì mãi dưới đũng quần
    Còn trong thực tế thì toàn ngược lại, công nghệ tàu ngầm chưa bao giờ LX vượt được khối tư bản về độ ồn, tên lửa, sonar v.v...
    Chưa kể vô số sạn trọng bài viết
    - Mỹ không biết đóng tàu ngầm phi hạt nhân : =))), chắc tàu ngầm Mỹ ở WW2 chạy bằng cơm , đến tận 80-90 vẫn còn dùng tàu diesel, lớp nào mời tự gúc
    - Độ sâu hoạt động của SSBN đừng mơ mà có thông tin chính xác, tàu nga toàn lặn sâu cỡ 2-3000 m như em" Đoàn Viên" gì đấy điếu thèm nổi đúng là ko vũ khí nào tới được =))
    - pump jet chả liên quan mẹ gì đến cái lò hạt nhân, chạy bằng gì cũng xài pump jet được

    Tạm thế đã, :))
  10. dragonboy1080

    dragonboy1080 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Bài viết:
    5.265
    Đã được thích:
    880
    Sorry anh em, hình Yogo trên net nhiều nhưng tớ copy từ báo lại bỏ sót mất lỗi này, gửi lại anh em 1 số hình Yugo (hình mấy em kia thì đúng là tớ cũng không biết + lười google thẩm tra lại [r23)]):

    của Việt Nam (đây có lẽ là tấm hình duy nhất của Yugo Việt Nam)
    [​IMG]

    của I-ran (bản copy là Ghadir)
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    và của Bắc Triều Tiên (tác giả của Yugo nhưng lại có ít ảnh trên mạng):
    [​IMG]

    [​IMG]

    Và nạn nhân mà Yugo là nghi can số 1 (Cheonan):
    [​IMG]

    Lưu ý là Yugo khác Sang O nhé:

    Sang O: dài 34 m, rộng 3,8 m, Lượng choán nước khoảng 370 tấn, 1 động cơ điện, 1 đông cơ diesel cỡ nhỏ và 1 động cơ dự bị. Tốc độ trên mặt nước của Sang-O đạt 13,9 km/h, khi lặn đạt 13 km/h. Tàu có khả năng lặn sâu 150 m. Thuỷ thủ đoàn gồm 25 người, trong đó có 6 thợ lặn. Về hoả lực, Sang-O được trang bị 2 ngư lôi 553 mm và có thể có một số ngư lôi loại 53-56 KE của Nga.

    Yugo: dài 20 m, rộng 2 m, cao 1,6 m, sử dụng 1 động cơ diesel, 1 động cơ điện và 1 động cơ dự bị. Tốc độ tối đa của Yugo vào khoảng 19 km/h khi nổi và 14 km khi lặn. Yugo có khả năng lặn sâu 120 m với thuỷ thủ đoàn 8-9 người. Tàu được trang bị 2 ngư lôi 553 mm.

    Ảnh Sang O mắc cạn bị Hàng Xẻng bắt sống mang lên bờ làm bảo tàng:

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

Chia sẻ trang này