1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lực lượng tàu ngầm các nước trên thế giới

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi dragonboy1080, 28/03/2013.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Oplot

    Oplot Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/03/2014
    Bài viết:
    353
    Đã được thích:
    104
    không biết tàu ngầm hạt nhân mới của Mỹ còn trang bị cuốc xẻng, máy cưa để đào tuyết mới nổi lên đc ko =))



    Trực thăng Mi-8 phiên bản săn ngầm tóm sống Seawolf, tàu ngầm yên tĩnh nhất thế giới của Mỹ

  2. oplot2

    oplot2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    69
    Hệ thống giúp tàu ngầm Liên Xô bí mật phát hiện tàu ngầm Mỹ
    Liên Xô sở hữu hệ thống giúp bí mật bám đuôi tàu ngầm Mỹ mà không cần hệ thống định vị thủy âm, vốn là "con mắt" của tàu ngầm.
    Mỹ phát triển lớp tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo mới / Quá trình phát triển ngư lôi hạt nhân hủy diệt của Nga

    [​IMG]
    Hệ thống SOKS trên một tàu ngầm Liên Xô. Ảnh: Popular Mechanics.

    Cuối thập niên 1980, Liên Xô tuyên bố tàu ngầm tấn công hạt nhân K-147 của họ đã bí mật bám đuôi tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo Mỹ liên tục trong 6 ngày, dù không trang bị hệ thống định vị thủy âm (sonar). Các chuyên gia quân sự Mỹ lúc đó cho rằng đây là điều không tưởng, cho đến khi Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) hồi giữa năm nay giải mật tài liệu về năng lực tác chiến chống ngầm Liên Xô trong thập niên 1970, theo Popular Mechanics.

    Trong giai đoạn 1970-1980, giới quan sát Mỹ tin rằng Liên Xô chưa sở hữu hệ thống sonar, công nghệ được coi là con mắt dưới biển của tàu ngầm, giống như Mỹ và NATO. Điều đó khiến nhiều người gọi tàu ngầm Liên Xô là những chiếc "tàu ngầm mù". Tuy nhiên, trong khi NATO tập trung vào công nghệ sonar để phát hiện tàu ngầm đối phương thì Liên Xô đi theo một hướng hoàn toàn khác.

    Chuyên gia quân sự David Hambling cho biết trong môi trường nước biển, tàu ngầm không thể sử dụng radar mà chỉ có thể lợi dụng sóng âm để phát hiện tàu ngầm địch.

    Hệ thống sonar được chia thành hai loại cơ bản. Sonar chủ động phát ra tín hiệu âm thanh (tiếng ping) và theo dõi tín hiệu phản xạ từ các chướng ngại vật dưới nước. Ngược lại, sonar thụ động dựa trên cảm biến âm thanh độ nhạy cao, có thể thu được tiếng ồn từ động cơ hoặc chân vịt tàu chiến. Sonar thụ động đòi hỏi chi phí đầu tư và trình độ công nghệ rất cao, nhưng có thể duy trì khả năng ẩn mình của tàu ngầm.

    Mỹ và NATO phát triển các hệ thống sonar có hiệu quả cao, đến mức các phương pháp phát hiện mục tiêu dưới nước khác đều bị lãng quên. Trong nhiều thập kỷ, các phương thức không dùng sonar được cho là yếu thế, bị giới hạn về tầm hoạt động và độ tin cậy so với hệ thống sonar.

    Nền công nghiệp điện tử thua kém phương Tây khiến Liên Xô khó có thể cho ra đời những hệ thống sonar hiệu quả, buộc họ phát triển những giải pháp thay thế. Một trong số này là hệ thống SOKS, được tích hợp cho các tàu ngầm tấn công Liên Xô để theo dõi vệt sóng phía sau tàu ngầm đối phương. Nó bao gồm một loạt mũi nhọn và ống rỗng gắn bên ngoài tháp chỉ huy.

    [​IMG]
    Các cảm biến của hệ thống SOKS. Ảnh: Popular Mechanics.

    Mỹ coi tuyên bố của Liên Xô về thành tích tàu ngầm K-147 là điều bất khả thi, nhưng Lầu Năm Góc vẫn phải bí mật tiến hành nghiên cứu về hệ thống SOKS. Một số nguồn tin cho rằng hệ thống này có thể đo sự thay đổi mật độ nước biển, phát hiện bức xạ và thậm chí được trang bị hệ thống cảm biến laser.

    Phương Tây biết hệ thống SOKS đầu tiên xuất hiện trên tàu ngầm K-14 thuộc Đề án 627 Kit vào năm 1969. Kể từ đó, Liên Xô đã phát triển nhiều biến thể khác nhau. SOKS dường như cũng được trang bị cho mọi tàu ngầm tấn công thế hệ mới của Nga như Đề án 971 Shchuka-B và Đề án 855 Yasen.

    Theo các tài liệu mới được giải mật, Moscow từng phát triển một số thiết bị có khả năng thu thập dấu vết phóng xạ từ lò phản ứng hạt nhân trên tàu ngầm, cũng như phát hiện vật chất phóng xạ trong nước biển. "Liên Xô đã thành công trong việc định vị các tàu ngầm hạt nhân của họ bằng hệ thống này", báo cáo của CIA cho biết.

    Báo cáo cũng cho biết tàu ngầm thải ra một loạt chất hóa học như kẽm và nickel trong quá trình hoạt động. Dù chỉ có một lượng cực nhỏ trong nước biển, những chất này vẫn có thể bị phát hiện nếu dùng trang bị đo đạc tối tân. Ngoài ra, lò phản ứng hạt nhân cần lượng nước khổng lồ để làm mát. Một số thử nghiệm cho thấy nhiệt độ nước xả ra từ tàu ngầm có thể cao hơn 10 độ C so với môi trường xung quanh.

    "Một hệ thống định vị dựa trên các kỹ thuật này có thể phát hiện dấu vết sót lại của tàu ngầm từ trước đó vài giờ", báo cáo của CIA kết luận.

    https://vnexpress.net/tin-tuc/the-g...-xo-bi-mat-phat-hien-tau-ngam-my-3660959.html

    Tàu ngầm LX, Nga có nhiều hệ thống săn ngầm hơn tàu ngầm Mỹ, như hệ thống đo lường sự thay đổi nhiệt độ, độ mặn và bọt nước khi tàu ngầm di chuyển (SOKS/SOCKS), Sonar thụ động và chủ động, sonar đôi khi bị nhiễu bởi môi trường xung quanh, trong khi SOKS thì khó, tuy nhiên SOKS chỉ kém hơn sonar về vấn đề phạm vi
    meo-u thích bài này.
  3. oplot2

    oplot2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    69
    CIA giải mật, thán phục sự thông minh về thiết bị bí ẩn Liên Xô theo dõi tàu ngầm Mỹ
    Trung Phạm | 27/10/2017 13:46

    5
    [​IMG]
    Tàu ngầm của Mỹ USS Simon Bolivar năm 1991. Ảnh: U.S. Navy
    Trong khi Mỹ và NATO dồn cả trí tuệ, công sức và tiền bạc vào hệ thống sonar thì Liên Xô lại chế tạo ra một thiết bị hoàn toàn khác.
    Mỹ phát triển tàu ngầm “sát thủ” nguy hiểm chưa từng thấy
    Cuối những năm 1980, Liên Xô công bố một chiến tích mà rất nhiều chuyên gia quân sự cho là điều bất khả thi.

    Đó là sự việc K-147, chiếc tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Victor đã bí mật bám theo vệt di chuyển của một tàu ngầm hạt nhân Mỹ (nhiều khả năng là chiếc USS Simon Bolivar) trong một cuộc rượt đuổi dưới nước kéo dài tới 6 ngày.

    Giới quan sát Mỹ thời điểm đó cho rằng Liên Xô vẫn còn rất thiếu các công nghệ sonar hiệu quả, nhất là so với Mỹ và các nước đồng minh NATO.

    Nhưng giờ đây, một báo cáo mới giải mật của CIA cho thấy các tàu ngầm "thợ săn" như K-147 đã thực hiện được sứ mệnh bí mật bám đuôi các tàu ngầm Mỹ mà lại chẳng cần tới việc phải sử dụng sonar.

    Phòng Tình báo khoa học và Công nghệ của CIA đã đưa ra báo cáo về khả năng tác chiến ngầm của Liên Xô từ năm 1972 nhưng nó chỉ vừa mới được giải mật vào mùa Hè này. Thậm chí, dù đã 45 năm trôi qua, nhiều dòng, đoạn, thậm chí cả trang giấy trong báo cáo vẫn bị tẩy xóa.

    Một phần khá dài về công nghệ mà Liên Xô đang phát triển khi đó đã tiết lộ nhiều chi tiết chưa từng được biết đến trước đây về các thiết bị mà ở phương Tây không có loại nào tương ứng. Trong khi NATO dồn cả trí tuệ và công sức vào hệ thống sonar thì người Liên Xô lại chế tạo ra một thiết bị hoàn toàn khác.

    Theo dõi tàu ngầm phải là Sonar?

    Nước biển là vật cản đối với sóng vô tuyến, và bởi vậy dù radar phát huy hiệu quả rất tốt trên không nhưng nó lại trở nên vô dụng ở dưới nước. Ngược lại, sóng âm lan truyền tốt trong môi trường nước hơn là trên không. Vì vậy, ngay từ Thế chiến thứ Nhất, chúng đã được sử dụng để săn tìm tàu ngầm.

    Có hai loại sonar cơ bản: chủ động và thụ động. Sonar chủ động phát đi các xung sóng (ping) và thu âm vọng lại, giống như phiên bản dưới nước của radar. Ngược lại, sonar thụ đông dựa vào các thiết bị nghe để thu âm thanh phát ra từ máy phát điện hoặc động cơ tàu ngầm. Đặc biệt, không giống với sonar chủ động, sonar thụ động không để lộ vị trí nguồn phát.

    Tùy thuộc từng điều kiện, sonar có thể phát hiện được một tàu ngầm từ khoảng cách nhiều hải lý, ở bất cứ hướng nào.

    Mỹ và đồng minh đã phát triển các hệ thống sonar tinh vi, hiệu quả tới mức các biện pháp phát hiện tàu ngầm khác đều bị bỏ qua hoặc bị lãng quên. Trong nhiều thập kỷ, các giải pháp phi sóng âm đều bị coi là thua kém hơn so với sonar do hạn chế về tầm vươn xa và mức độ tin cậy.

    "Rất ít khả năng, bất kỳ biện pháp nào như vậy lại có thể phát hiện được tàu ngầm ở những khoảng cách xa", báo cáo tình báo năm 1974 của CIA kết luận.

    Thế nhưng ở Liên Xô, đó lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Người Xô Viết, với kỹ thuật điện tử lạc hậu hơn, đã không làm sonar mà đi theo một hướng khác. Thay vì sonar, họ đã phát triển được các giải pháp phát hiện tàu ngầm cực kỳ thông minh.

    [​IMG]










    Hệ thống SOKS đầy bí ẩn trên tàu ngầm Liên Xô. Ảnh: Popular Mechanics





    SOKS – công nghệ đầy bí ẩn của Liên Xô

    Một biện pháp như vậy được nhấn mạnh trong báo cáo của CIA là "hệ thống phát hiện sóng dao động" (System Obnarujenia Kilvaternovo Sleda - SOKS) đầy bí ẩn của Liên Xô.

    Được lắp đặt cho các tàu ngầm tấn công, thiết bị này bám theo vệt rẽ nước mà tàu ngầm để lại phía sau. SOKS thực tế đã xuất hiện trong ảnh chụp các tàu ngầm của Nga, nhìn giống như những chiếc đinh nhọn hoặc đầu đạn cỡ to gắn bên ngoài thân tàu.

    Việc Liên Xô tuyên bố có thể theo dõi được các tàu ngầm mà không cần tới sonar nghe giống như kiểu "chiếc thùng rỗng kêu to" nhưng khi không biết SOKS hoạt động như thế nào thì để đưa ra được một đánh giá thực tế là điều không thể.

    Lầu Năm Góc giữ bí mật hoàn toàn lĩnh vực nghiên cứu này còn các nhà khoa học thì lại không nói gì về nó. Có một số đồn đoán bên ngoài nước Nga về SOKS được đưa ra nhưng đều không thống nhất và thường mâu thuẫn. Một số cho rằng SOKS đã đo đạc những thay đổi về mật độ nước hoặc phóng xạ thu được hay thậm chí sử dụng cảm biến laser.

    Cái mà phương Tây biết được chắn chắn là SOKS xuất hiện lần đầu tiên năm 1969 trên chiếc K-14, một tàu ngầm lớp November. Sau đó, nhiều biến thể với các bí danh như Colossus, Toucan và Bullfinch đã từng xuất hiện trên mỗi thế hệ tàu ngầm tấn công mới của Liên Xô và Nga, gồm cả lớp Akula và Yasen.

    Theo các tài liệu mới được giải mật, những tin đồn ngày trước chính xác ở một điểm, đó là Liên Xô đã không chỉ phát triển một mà là một vài thiết bị phát hiện tàu ngầm. Có công cụ thu các nuclit phóng xạ vương lại từ nhà máy điện hạt nhân của tàu ngầm. Hay một công cụ khác gọi là "quang phổ kế tia gamma" phát hiện vệt các nguyên tố phóng xạ còn lưu lại trong nước biển.

    "Người Liên Xô được cho là đã thành công trong việc phát hiện chính các tàu ngầm hạt nhân của họ (một số từ bị xóa) bằng hệ thống như vậy", tài liệu của CIA viết.

    Một lò phản ứng hạt nhân thường lưu lại phía sau hàng tấn nhiệt. Theo báo cáo trên, một tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân cỡ lớn phải cần tới "vài ngàn gallon chất lỏng làm nguội mỗi phút". Loại nước dùng để làm mát tàu ngầm này có thể nóng hơn nước biển xung quanh 10 độ C, tạo ra một sự biến đổi về chỉ số khúc xạ của nước và sự thay đổi này có thể phát hiện được bằng một hệ thống liên lạc quang học.

    Liên Xô đã làm chính xác như thế.

    "Một hệ thống định vị dựa và kỹ thuật này, có thể phát hiện các sóng dao động sau cả vài giờ khi tàu ngầm đã đi qua, về lý thuyết hiện đã được phát triển", bản báo cáo của CIA viết, mặc dù chưa rõ liệu Nga đã làm được hay chưa.

    [​IMG]






    Hệ thống SOKS đầy bí ẩn trên tàu ngầm Liên Xô. Ảnh: Popular Mechanics




    Thực hư chưa thể giải mã


    Dù rất nhiều kỹ thuật dạng này đã được bàn luận tới trước đây nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy loại nào là lý thuyết và loại nào thực sự đã được sử dụng.

    "Báo cáo đặt quá nhiều sự tin tưởng vào các hệ thống phát hiện tàu ngầm mà nhiều người vẫn cho rằng nó không khác gì điều hoang tưởng", chuyên gia phân tích quốc phòng Jacob Gunnarson nói với Popular Mechanics.

    Trước đó, một nghiên cứu năm 1994 của Mỹ bày tỏ hoài nghi về việc liệu các sóng dao động của tàu ngầm có thể phát hiện được hay không, đã cho rằng "có hay không hiện tượng thủy động lực có thể phát hiện được vẫn là câu hỏi mở’.

    Các cảm biến sẽ không chỉ nói đơn giản rằng "đấy là chiếc tàu ngầm", mà sẽ thu về một chuỗi dữ liệu số. Để lọc ra dấu hiệu một chiếc tàu ngầm từ tiếng động nền trong kho dữ liệu đó phải cần tới công suất tính toán lớn, và báo cáo nhấn mạnh rằng, trong những năm 1970, Liên Xô còn xa mới bắt kịp lĩnh vực này.

    Ngày nay, Nga có thể sở hữu các máy tính thương mại mạnh gấp hàng nghìn lần, hơn bất cứ máy nào từng có khi đó, và có thể đã gia tăng đáng kể tính năng cho SOKS.

    Bản báo cáo cho thấy, thậm chí ngay từ năm 1972 các cơ quan tình báo cũng đã nhận thức được cách thức các tàu ngầm Mỹ có thể bị theo dõi. Các giải pháp chống trả nhiều khả năng đã được xây dựng từ thời điểm đó, chẳng hạn như giảm bớt dấu vết hóa chất và phóng xạ. Điều đó giải thích tại sao phải 45 năm sau tài liệu này mới được đưa ra ánh sáng.

    Các phiên bản mới của những công nghệ này chắc chắn đã ưu việt hơn rất nhiều các "bậc tiền bối". Nhiều tài liệu khoa học gần đây cho thấy Trung Quốc hiện đang nghiên cứu công nghệ tàu ngầm mới và ngay cả Hải Quân Mỹ và DARPA cũng bắt đầu quan tâm tới việc theo dõi sóng dao động. Nghĩa là công nghệ này không hẳn đã kém hơn như những suy nghĩ trước đây.

    Liệu Nga vẫn có thể âm thầm theo dõi được các tàu ngầm của Mỹ hay liệu Mỹ đã tìm được cách thức đối phó hay chưa vẫn chưa thể biết được. Có lẽ, sẽ cần phải chờ thêm 45 năm nữa mới lại có câu trả lời và khi đó, nhiều thông tin, có lẽ vẫn sẽ bị xóa.

    http://soha.vn/cia-giai-mat-than-ph...xo-theo-doi-tau-ngam-my-20171027020149157.htm

    Mỹ mà tìm được cách đối phó sub Nga thì đã ko có vụ tàu ngầm Nga ngay tại vịnh Mexico, tàu ngầm Nga giờ có thể phát hiện và theo dõi tàu ngầm Mỹ cho dù là lớp Seawolf hay Virginia dù có gạch cách âm, lò phản ứng hạt nhân được trang bị công nghệ tản nhiệt ko phụ thuộc vào máy bơm làm mát, khiến yên tĩnh hơn. Hoặc dù là động cơ Pumjet thì Sub NATO vẫn bị Sub Nga phát hiện, trong khi khó có trường hợp ngược lại

    Muốn tàng hình chỉ có 1 cách là ko di chuyển, điều đó có nghĩa chạy đua tàu ngầm, săn ngầm thì Nga đã đi trước Mỹ.

    Sub Nga yên tĩnh hơn, đã được chứng minh nhiều lần, Sub Mỹ chỉ yên tĩnh trên giấy chưa bao giờ dám béng mảng tới lãnh hải Nga, TQ
    Sub Nga thừa phương tiện phát hiện Sub Âu Mỹ, cho dù đó là loại AIP hay nuke. Vì nó ko phụ thuộc vào âm thanh mà nó phát hiện thông qua các yếu tố khác như thay đổi nhiệt độ, giao động biến đổi trong môi trường nước, lượng phóng xạ, độ mặn....

    Nếu Mỹ tự hào trên trời có F22/35 tàng hình, thì dưới mặt nước Sub Nga mới là Sub tàng hình và nguy hiểm thực sự


    [​IMG][​IMG]

    Tóm tắt cách thức phát hiện vận hành của hệ thống phi sonar SOKS

    SOKS is a very sensitive (for its time) "keel-water wake detection system" (Sistema Obnarujenia Kilvaternovo Sleda) derived from the first Soviet torpedo-mounted systems. During Operation Aport the K-147 (a "clean" 671 fitted with the SOKS and the experimental MNK-100) managed to follow a Lafayette-class (probably Simon Bolivar) SSN for more than 6 days (other sources say it was a Los A. SSN, but it's hard to believe). The point is: you can't detect anything just with the SOKS, you need (passive) acoustics as well (because of basic physics) and the whole thing's name is MNK-100: the wake of a sub changes the density of the water, filling it with microscopic bubbles. This effect can last for hours and hours, so you need to go through a complex process of measuring these parameters when they're still detectable through acoustic (passive) and hydrooptical means (as it seems that trying to detect this effect by measuring the relative salinity values has not proved reliable)
    http://www.paluba.info/smf/index.php?topic=17770.15;wap2
    Lần cập nhật cuối: 28/10/2017
  4. Longbow

    Longbow Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/10/2016
    Bài viết:
    322
    Đã được thích:
    100

    Thiết bị tiên tiến đến thế nào mà không có "nhân tính" thì "vứt"! Điều quá xa xỉ đối với Nga ngố!
  5. oplot2

    oplot2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    69
    Thường thôi, Nga đầu tư vào săn ngầm còn mảng giải cứu thì kém, vì đó là thời sau khi LX tan rã khủng hoảng mọi mặt, so về thời kì LX còn cường thình xem thử ? cái đấy đâu có nói lên được tàu ngầm Nga kém so với NATO ! lại bảo tàu ngầm NATO ko có sự cố chắc ?

    Anh thừa nhận tàu ngầm mình đâm chìm tàu cá
    Tàu ngầm Mỹ đâm chìm tàu đánh cá Nhật

    Nói chuyện hiện tại thì ko nói toàn đêm 3 cái vụ tai nạn ra nói, tới khi thầy đem máy bay Mỹ rơi lia lịa thì im re như bọn hèn

    Năm 2005 tàu ngầm USS San Francisco đâm phải núi ngầm, đây là vụ tai nạn nghiêm trọng của tàu ngầm trong kỉ nguyên TK21 hiện đại, tàu này tự tông vào núi ngầm, tức là do sonar, cảm biến ko phát hiện được

    [​IMG]
    [​IMG]

    Trong khi Nga sau vụ Kursk bị chìm 2000 (thuộc lớp Oscar khá cũ công nghệ từ những năm 1975) thì ko còn vụ nào nữa, do bị nổ ngư lôi trong tàu

    [​IMG]

    So sánh có thể thấy hầu hết đều do công nghệ gây tai nạn, hoặc do người vận hành, nhưng tàu ngầm Nga bị tai nạn trong bối cảnh sau khủng hoảng, ảnh hưởng tới chất lượng khí tài lẫn con người vận hành, còn tàu ngầm Âu Mỹ hay thủy thủy đoàn Âu Mỹ thì chẳng bị ảnh hưởng gì vẫn bị thương vong, 1 gia đình mới vỡ nợ song, ra đường nghĩ ngợi lo âu bị xe đụng, với 1 đám trọc phú ăn chơi cũng ra đường bị xe tông, ai mới ngu nhĩ

    Về TQ, chỉ có duy nhất 1 vụ tai nạn tàu ngầm vào năm 2003, tàu ngầm Type 035 bị chìm khi diễn tập (đây là lớp rất cũ, phỏng theo Uboat), còn lại ko còn vụ nào xảy ra

    CNN.com - China says sub disaster killed 70 - May. 2, 2003

    Tàu ngầm là công nghệ phức tạp, thử nghiệm ,vận hành cũng đánh cược với sinh mạng với những quốc gia bước đầu chập những, với những công nghệ mới hoặc trong bối cảnh khó khăn tài chính, nhưng là kinh nghiệm xương máu, Âu Mỹ cũng chết đầy ra để có đội tàu như ngày hôm nay, thì Nga, TQ hy sinh có gì mà chê bai !

    Nhờ những hy sinh đó mà ngày nay Mỹ có Virginia, Colombia, Nga có Yasen, Borei, TQ có Type 095/096, trong khi các nước ru rú trong nhà như Đức, Nhật dù có tàu ngầm nhưng ít vận hành, ko có kinh nghiệm tàu ngầm hiện đại nên càng lụi bài, về khả năng vận hành sub nuke thì thua xa TQ. Các tàu ngầm hiện nay của Nga, TQ, Mỹ đều cực kì an toàn sau những hy sinh kinh nghiệm xương máu, khả năng yên tĩnh đều đã được chứng minh, trong khi tàu ngầm Nhật, Đức hoặc Fap, Anh vì ru rú trong nhà nên chưa bao giờ chứng minh được gì
    Lần cập nhật cuối: 30/10/2017
  6. oplot2

    oplot2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    69
    Tàu ngầm Argentina không phát tín hiệu khẩn cấp: Thảm kịch đang rất cận kề
    Trung Phạm | 22/11/2017 19:15

    0
    [​IMG]
    Tàu ngầm ARA San Juan đã mất tích từ hôm thứ Tư tuần trước (15/11) khi đang trên đường trở về căn cứ Hải quân Mar del Plata. Ảnh: Evening Standard
    Theo các chuyên gia Nga, tàu ngầm ARA San Juan đang mất tích của Argentina hoặc đã không bung được phao cứu hộ khẩn cấp hoặc phao đã không nổi lên mặt nước bởi một lý do nào đó.
    Tìm "thủ phạm" gây ra thảm họa tàu ngầm Argentina: Cuộc điều tra bắt đầu từ đâu?

    Phao cứu hộ đã không được bung ra?

    Trong cuộc phỏng vấn với trang mạng Mil.Today, chuyên gia Viktor Holodny của Công ty viễn thông Morsvyazsputnik nhận định, chiếc tàu ngầm ARA San Juan đang mất tích của Argentina hoặc đã không bung được phao cứu hộ khẩn cấp hoặc nó đã không nổi lên mặt nước bởi một số lý do nào đó.

    Theo Holodny, chiếc phao có thể còn rất ít pin nhưng lượng điện tối thiểu dùng để phát đi một tín hiệu chắc chắn phải còn vì những loại pin như vậy vẫn tích được điện trong thời gian 5 năm và bất cứ lực lượng hải quân nào cũng phải duy trì chế độ bảo dưỡng định kỳ.

    "Thật khó có thể phân tích bất cứ thứ gì khi không có dữ liệu kỹ thuật chính xác từ Hải quân Argentina nhưng rất nhiều khả năng phao cứu hộ khẩn cấp đã không được bung ra", Viktor Holodny nhận định.

    "Cospas-Sarsat là hệ thống toàn cầu. Nếu có bất kỳ ai đó nhận được tín hiệu thì chắc chắn nó sẽ được chuyển tới Hải quân Argentina. Tuy nhiên, đã không có một động thái nào như vậy diễn ra cả".

    Hệ thống thông tin vệ tinh Cospas-Sarsat là một trong những hệ thống thông tin trợ giúp các hoạt động tìm kiếm cứu nạn, hoạt động song song với Hệ thống thông tin vệ tinh Inmarsat.

    Từ năm 1985, 4 quốc gia bao gồm: Canada, Pháp, Nga và Mỹ đã phối hợp thiết lập nên hệ thống vệ tinh Cospas - Sarsat để thu nhận các thông tin báo động cấp cứu và thông tin vị trí tai nạn trên khắp thế giới phục vụ đắc lực cho công tác tìm kiếm cứu nạn.

    Cospas-Sarsat sử dụng vệ tinh quỹ đạo cực tầm thấp kết hợp với vệ tinh quỹ đạo địa tĩnh mang lại độ tin cậy, tăng cường khả năng hỗ trợ tối đa của hệ thống trong công tác tìm kiếm cứu nạn.

    [​IMG]
    Phao vô tuyến chỉ báo vị trí khẩn cấp. Ảnh: Mil.Today

    Bán kính tầm nhìn của một vệ tinh quỹ đạo tầm thấp vào khoảng 5.000 km. Nó bay qua phao vô tuyến chỉ báo vị trí khẩn cấp (Phao EPIRB) và ghi lại tín hiệu của nó. Với bất cứ radar tương thích nào, vệ tinh này cũng hoạt động như một trạm trung chuyển và sẽ chuyển đi tín hiệu của phao cứu hộ.

    Nếu không ai tiếp nhận tín hiệu đó, vệ tinh sẽ tiếp tục bay cho tới khi nó gặp chiếc radar gần nhất. Việc tiếp nhận thông tin đó thường không gặp phải vấn đề gì. Viktor Holodny cho rằng, bất cứ nước nào nhận được thông điệp khẩn cấp như vậy cũng sẽ chuyển tới cho Argentina.

    Một vệ tinh địa tĩnh thu và phát các tọa độ chỉ khi phao cứu hộ có bộ phát GPS/GLONASS. Nếu không có một bộ phát như vậy, vệ tinh sẽ ghi lại thực tế hoạt động của chiếc phao. Trong trường hợp này, hàng chục radar sẽ tiếp nhận dữ liệu tín hiệu trong vòng 5 phút.

    Chuyên gia Viktor Holodny nhắc lại vụ tai nạn xảy ra với tàu Estonia trang bị 2 phao cứu hộ tương tự: "Khi chúng được phát hiện và bật lên thì hóa ra không có bất cứ vệ tinh nào nhận được tín hiệu của chúng. Trong thảm kịch tàu ngầm Kursk cũng đã chẳng có tín hiệu được phát đi cả".

    Còn nguyên nhân nào khác?

    Chia sẻ quan điểm với Viktor Holodny, Alexander Nikitkov, Phó giám đốc kỹ thuật của Nhà máy Kỹ thuật vô tuyến Yaroslavl cũng cho rằng: "Các phao cứu hộ khẩn cấp như vậy phải hoạt động ít nhất 48 giờ. Với nhiệt độ ở môi trường xung quanh vị trí tàu ngầm mất tích, lượng pin phải tích đủ điện không ít hơn 24 giời. Tín hiệu phát đi mỗi phút. Sai số vị trí là 5 hải lý".

    [​IMG]
    Nguyên tắc hoạt động của hệ thống thông tin vệ tinh Cospas-Sarsat. Ảnh: Mil.Today

    Theo Nikitkov, tín hiệu đã không được chuyển đi là do pin bị chết hoặc quá cũ hoặc chiếc phao đã không được bung lên.


    Nếu phao không phát đi tín hiệu nào thì nhiều khả năng nó đã không nổi lên mặt nước. Trong trường hợp này, tàu ngầm bị hư hại theo cách nào đó đã ngăn không cho phao nổi lên cũng như đã cản trở việc sơ tán thủy thủ đoàn.

    Alexander Nikitkov cũng nhấn mạnh, 7 ngày đã trôi qua kể từ khi tàu ngầm ARA San Juan phát đi thông tin cuối cùng hôm 15/11, mọi thứ dường như không có nhiều hy vọng. Bình thường, các tín hiệu phải được phát đi ngay từ những giờ đầu, ngày đầu gặp nạn.

    Ngày 20/11, Gabriel Galeazzi - phát ngôn viên của Căn cứ Hải quân Mar del Plata cho biết, trước khi ngừng liên lạc, tàu ngầm ARA San Juan đã báo cáo về một số hỏng hóc liên quan tới pin. Tuy nhiên, ông này không nói cụ thể điều gì thực sự đã xảy ra với hệ thống pin của con tàu chỉ vừa mới được tổng đại tu năm 2014.

    Tàu ngầm ARA San Juan cùng thủy thủ đoàn 44 người đã mất tích ngoài khơi bờ biển phía Nam Argentina vào thứ Tư tuần trước (15/11) nhưng phải sau đó hai ngày, Hải quân nước này mới công khai thông tin về vụ việc.

    http://soha.vn/tau-ngam-argentina-k...am-kich-dang-rat-can-ke-20171122155032853.htm
    new_user_1109 thích bài này.
  7. oplot2

    oplot2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    69
    Thách thức trong quá trình tìm kiếm tàu ngầm Argentina mất tích
    Lực lượng cứu hộ phải tìm kiếm một khí tài chuyên ẩn mình dưới lòng biển, đồng thời chạy đua với thời gian trước khi tàu ngầm hết oxy.
    Hải quân Argentina lo ngại tàu ngầm mất tích sắp hết oxy / Tàu ngầm Argentina gặp sự cố về điện trước khi mất tích

    [​IMG]
    Tàu ngầm ARA San Juan trong một cuộc diễn tập. Ảnh: AP.

    Phát ngôn viên hải quân Argentina Enrique Balbi ngày 21/11 cho biết cuộc tìm kiếm tàu ngầm ARA San Juan mất tích đang bước vào giai đoạn cấp bách, do tàu có thể hết oxy trong hôm nay. Giới chuyên gia nhận định lực lượng cứu hộ sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức để tìm kiếm chiếc tàu ngầm, loại khí tài được thiết kế để ẩn mình dưới lòng biển và lẩn tránh mọi phương pháp định vị, theo CNN.

    Lần liên lạc cuối cùng của tàu San Juan diễn ra hôm 15/11 khi nó ở vịnh San Jorge, nằm giữa hành trình kéo dài hàng trăm km từ căn cứ Tierra del Fuego miền nam Argentina đến thành phố Mar del Plata phía đông bắc.

    Hải quân Argentina cho biết thuyền trưởng tàu ngầm báo cáo hệ thống ắc quy gặp "sự cố" và xảy ra "chập điện" không lâu trước khi mất liên lạc. Sau đó ARA San Juan được lệnh trở về cảng Mar del Plata. Sự cố dạng này được hải quân Argentina coi là bình thường và thủy thủ đoàn không gặp vấn đề nào gây nguy hiểm tính mạng.

    Sở chỉ huy liên lạc thêm một lần nữa với thuyền trưởng trước khi tàu ngầm mất tích. Dự kiến tàu phải có mặt tại cảng Mar del Plata hôm 19/11 nhưng việc này đã không diễn ra.

    "Tàu ngầm ARA San Juan có thể đã gặp sự cố mang tính thảm họa nào đó, nhưng cũng có thể đó chỉ là vấn đề nhỏ khiến tàu lơ lửng trong lòng biển hoặc chìm xuống đáy", cựu sĩ quan tàu ngầm Mỹ William Vraig Reed cho biết.

    Theo ông Reed, ARA San Juan là tàu ngầm diesel - điện, không phải tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, nên thời gian lặn của nó chỉ có giới hạn. Tàu ngầm của Argentina có dự trữ hành trình tối đa tới 70 ngày, nhưng thời gian ở dưới nước liên tục của nó ngắn hơn rất nhiều.

    [​IMG]
    ARA San Juan mất tích ở khu vực ngoài khơi vịnh San Jorge. Đồ họa: Google Earth.

    Thông thường tàu ngầm diesel - điện sẽ phải nổi lên sau 24 giờ để bổ sung oxy, chạy động cơ diesel để nạp điện cho ắc quy, cũng như gửi tín hiệu vô tuyến về sở chỉ huy, học giả Peter Layton tại Đại học Griffith cho biết. Tuy nhiên, hải quân Argentina không thu được tín hiệu nào như vậy kể từ khi ARA San Juan mất tích. Nếu tàu ngầm này chìm và còn nguyên vẹn, thủy thủ sẽ chỉ có oxy đủ dùng trong 7-10 ngày, ông Leyton nhận định.

    Tàu ngầm Argentina được trang bị hệ thống liên lạc vệ tinh khẩn cấp dạng phao nổi. Tuy nhiên, đến nay vẫn không có dấu hiệu cho thấy thủy thủ đoàn đã triển khai thiết bị này.

    ARA San Juan là tàu ngầm đời cũ được Đức chế tạo hồi giữa thập niên 1980, trước khi trải qua quá trình hiện đại hóa, lắp đặt động cơ và ắc quy mới trong giai đoạn 2007-2013.

    Nếu vỏ tàu còn nguyên vẹn, nó có thể chịu được áp suất ở độ sâu tối đa 500-600 m, gấp đôi độ sâu vận hành thông thường là 300 m. Trong trường hợp San Juan chìm xuống đáy thềm lục địa Argentina, nó có thể không bị áp lực nước nghiền nát do độ sâu tại đây không quá 600 m. Tuy nhiên, nếu chìm ở vùng biển sâu hơn ngoài khơi Đại Tây Dương, nhiều khả năng vở tàu sẽ bị phá hủy hoàn toàn, khiến thủy thủ đoàn không có cơ hội sống sót.

    Khó khăn khi tìm kiếm tàu ngầm mất liên lạc

    Tìm kiếm tàu ngầm khó khăn hơn rất nhiều so với tàu mặt nước, do chúng thường được thiết kế để lẩn tránh mọi phương pháp định vị dưới mặt biển. Tàu ngầm thường được phát hiện thông qua hệ thống định vị thủy âm (sonar) chủ động hoặc dựa vào tiếng ồn động cơ bằng sonar thụ động.

    "Nếu tàu ngầm ở dưới đáy đại dương, nó sẽ không tạo ra nhiều tiếng ồn. Thủy thủ có thể gõ vào vỏ tàu để thu hút sự chú ý của các tàu đi ngang qua đó. Tuy nhiên hệ thống sonar chỉ thực sự hiệu quả khi tìm kiếm tàu ngầm lơ lửng giữa vùng đáy và mặt biển", ông Layton nhấn mạnh.

    [​IMG]
    Tàu chiến Argentina xuất phát tìm kiếm chiếc ARA San Juan. Ảnh: AP.

    Giới chuyên gia cho rằng thứ cần dùng lúc này là thiết bị vẽ bản đồ đáy biển, tương tự hệ thống được sử dụng trong quá trình tìm kiếm máy bay MH370 của Malaysia mất tích hồi năm 2014. Tàu chiến và máy bay từ ít nhất 7 quốc gia đang tìm kiếm các khu vực nghi vấn ngoài khơi Argentina, nhưng chưa có dấu hiệu nào của ARA San Juan.

    Trong trường hợp phát hiện ra vị trí tàu ngầm, hải quân Mỹ có thể triển khai hai hệ thống cứu hộ thủy thủ, tùy vào độ sâu chỗ tàu đắm.

    Thiết bị đầu tiên là Chuông cứu hộ tàu ngầm (SRC) có hai người vận hành, được thả xuống tàu ngầm bằng dây cáp. SRC sẽ trùm quanh cửa tàu ngầm để thủy thủ leo lên. SRC có thể giải cứu tối đa 6 người mỗi lần và chịu được áp suất ở độ sâu 260 m. Thiết bị thứ hai là Module cứu hộ điều áp (PRM), có thể kết nối với tàu ngầm ở độ sâu tới 610 m và cứu được cùng lúc 16 người.

    Tuy nhiên, tư thế chìm dưới đáy của tàu ngầm là yếu tố quan trọng, quyết định sự thành bại của hoạt động giải cứu. Hải quân Mỹ cho biết các thiết bị như PRM có thể kết nối với tàu ngầm ở góc nghiêng tối đa 45 độ.

    "Tàu ngầm gặp nạn phải nằm thẳng đứng trên nền đáy biển để các thiết bị cứu hộ dễ dàng kết nối. Dù vậy, đáy biển thường không bằng phẳng, khiến việc này sẽ rất khó khăn nếu tàu San Juan chìm ở tư thế khác", chuyên gia Layton nhận định.

    https://vnexpress.net/tin-tuc/the-g...kiem-tau-ngam-argentina-mat-tich-3674125.html

    Cơ hội sống sót của các thủy thủ trên tàu ngầm Argentina mất tích
    Các thủy thủ trên tàu ngầm mất tích cần hạn chế hoạt động và nói năng để tiết kiệm nguồn oxy.
    Tàu ngầm Argentina mất tích có thể gặp sự cố khi liên lạc lần cuối / Tàu ngầm Argentina gặp sự cố về điện trước khi mất tích

    [​IMG]
    Tàu ngầm ARA San Juan tại Buenos Aires năm 2014. Ảnh: AFP.

    Tàu ngầm ARA San Juan của hải quân Argentina chở 44 thủy thủ mất tín hiệu liên lạc hôm 15/11 khi đang tuần tra ở vùng biển Nam Đại Tây Dương, ngoài khơi bờ biển Argentina. Nỗ lực tìm kiếm chiếc tàu ngầm mất tích này gặp rất nhiều thách thức, khiến hy vọng về một phép màu ngày càng ít dần.

    Theo BBC, tàu ngầm được thiết kế nhằm tránh sự phát hiện của đối phương. Sứ mệnh chính của chúng thường là tham gia các chiến dịch do thám bí mật. Tiến sĩ Robert Farley, giảng viên ở Đại học Kentucky, Mỹ cho rằng rất khó để tìm một tàu ngầm nếu nó nằm dưới đáy biển vì trong trường hợp đó, nó sẽ không tạo ra bất kỳ "tiếng ồn" nào hoặc thiết bị dò tìm sẽ nhầm lẫn nó là đáy biển.

    Tàu ngầm ARA San Juan ngày 15/11 nổi lên mặt nước để thông báo về một sự cố điện trước khi mất tích. Theo một phát ngôn viên hải quân Argentina, sự cố mất điện có thể khiến hệ thống thông tin liên lạc của tàu bị cắt đứt một cách đột ngột. Một tình huống khác có thể xảy ra là hệ thống điều khiển vẫn hoạt động bình thường nhưng hệ thống liên lạc bị hỏng khiến tàu không gửi được tín hiệu về trung tâm. Điều này càng khiến vị trí của con tàu trở nên khó xác định và số ngày tồn tại của thủy thủ phụ thuộc rất lớn vào lượng oxy còn sót lại bên trong.

    Số ngày mà thủy thủ trên tàu ngầm bị kẹt dưới nước có thể duy trì sự sống tùy thuộc vào thời gian họ đã làm nhiệm vụ từ trước cũng như cách mà họ được chuẩn bị để ứng phó khi tàu bị mất nguồn điện. "Nếu các bộ pin được sạc và oxy được nạp mới thì vẫn còn hy vọng", tiến sĩ Farley nói. Về trường hợp tàu ngầm ARA San Juan, ông cho rằng thủy thủ đoàn có thể sống tối đa 10 ngày nếu họ được chuẩn bị tốt.

    Theo phát ngôn viên hải quân Argentina Enrique Balbi, trong điều kiện hoạt động bình thường, tàu ngầm ARA San Juan có đủ nhiên liệu, lương thực, nước uống và oxy đủ dùng trong 90 ngày mà không cần sự giúp đỡ. Tàu ngầm ARA San Juan có thể nâng ống thông hơi lên mặt nước "để sạc pin và nạp không khí tươi cho thủy thủ". Nguồn không khí hút từ ống thông hơi sẽ giúp các động cơ diesel chạy để tái sạc điện cho bộ pin của tàu ngầm.

    Nhưng nếu tàu chìm sâu dưới nước và không thể đưa ống thông hơi lên khỏi mặt biển, nguồn oxy dự trữ trong tàu ngầm chỉ đủ dùng trong khoảng 7 ngày, ông Balbi cho biết.

    Một trong những cách thức sinh tồn quan trọng nhất đối với các thủy thủ đang bị kẹt trong tàu ngầm không thể nổi lên là hít thở nhẹ nhàng để tiết kiệm nguồn oxy dự trữ.

    Tiến sĩ Farley cho biết việc huấn luyện thủy thủ hít thở nhẹ là điều rất khó, đặc biệt trong những tình huống tàu gặp nguy hiểm và mọi người đang hoảng loạn. "Tôi cho rằng họ sẽ phải được cảnh báo giảm vận động và hạn chế nói để tiết kiệm oxy", Farley nói.

    Điều kiện lạnh và ẩm ướt trong tàu ngầm cũng có thể tác động xấu tinh thần của các thủy thủ nhưng họ chắc chắn đã được huấn luyện kỹ và giữ kỷ luật.

    "Họ có thể tập trung vào các công việc thường ngày và giữ tinh thần thoải mái nhất có thể, giảm di chuyển trong lúc chờ đợi giải cứu", Farley cho biết.

    https://vnexpress.net/tin-tuc/the-g...tren-tau-ngam-argentina-mat-tich-3674076.html
  8. oplot2

    oplot2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    69
    Tàu ngầm Argentina phát nổ: Đây có thể là nguyên nhân "chết người" không ai muốn tin?
    Trung Phạm | 24/11/2017 14:17

    2
    [​IMG]
    Tàu ngầm ARA San Juan của Argentina đã đi vào "độ sâu phá hủy"? Ảnh: Hải quân Argentina
    Một vụ nổ đã được ghi nhận chỉ vài giờ sau khi tàu ngầm ARA San Juan mất tích khiến cho hy vọng sống sót của 44 người trong thủy thủ đoàn trở nên mong manh hơn bao giờ hết.
    Nóng: Hải quân Argentina thông báo chiếc tàu ngầm mất tích có thể đã phát nổ

    Tàu ngầm ARA San Juan của Hải quân Argentina đã mất tích, không để lại bất cứ dấu vết nào kể từ ngày 15/11/2017 khi nó đang trên đường di chuyển từ cảng biển Ushuaia phía Nam tới thành phố duyên hải Mar del Plata.

    Số phận của còn tàu này hiện vẫn còn là một điều bí ẩn, nhưng các chuyên gia tàu ngầm đã đặt ra một số giả thuyết để lý giải cho sự biến mất của nó.

    Nguyên nhân nào khiến tàu ngầm phát nổ?

    Có một vài nguyên nhân dẫn tới việc một chiếc tàu ngầm phát nổ. Nó có thể bị nổ tung (do áp lực bên trong) hoặc nổ nén (do áp suất từ bên ngoài).

    Một nguyên nhân được các chuyên gia đặt ra là có thể do khí Oxy bị nén quá chặt trong bình ắc quy – thiết bị luôn phải được bảo vệ nghiêm ngặt ở các tàu ngầm chạy bằng động cơ diesel.

    Nguyên nhân khác có thể là do ngư lôi phát nổ. Đây đã từng là nguyên nhân gây nên các thảm họa tàu ngầm trong quá khứ.

    Tuy nhiên, còn có một nguyên nhân nữa khá thuyết phục, lý giải cho hiện tượng một chiếc tàu ngầm phát nổ. Đó là việc con tàu, hoặc đã di chuyển vào, hoặc bị sụt xuống "độ sâu phá hủy" (crush depth).

    ARA San Juan đã đi vào "độ sâu phá hủy"?

    Độ sâu phá hủy là khi con tàu đi vào vùng nước sâu quá tiêu chuẩn, khiến áp suất nước đè lên thân tàu vượt sức chịu đựng cho phép, khiến nó phát nổ.

    Trong kỹ thuật thiết kế tàu ngầm, tham số độ sâu thông thường được phân làm 3 mức: Độ sâu thử nghiệm (Test Depth); độ sâu hoạt động tối đa cho phép (Maximum Operating Depth) và độ sâu phá hủy (Crush Depth).

    Khi hoạt động dưới lòng biển, áp suất nước tác động lên thân tàu ngầm sẽ gia tăng theo tỷ lệ thuận với độ sâu. Càng xuống sâu thì áp suất nước càng lớn. Do đó, sức chịu đựng của con tàu tới đâu tùy thuộc vào độ dày và cứng của thân tàu.

    Cứ xuống sâu 10 m thì áp suất lên thân tàu lại tăng lên 1 bar (14.7 psi, 100 kPa). Vì vậy, khi ở độ sâu 300 m thì áp suất lên thân tàu là 30 bar (441 psi, 3.000 kPa).

    Độ sâu phá hủy của hầu hết các tàu ngầm đều được giữ bí mật nhưng nó thường rơi vào khoảng độ sâu trên dưới 400 m.

    Vị trí tìm kiếm tàu ngầm ARA San Juan vắt ngang rìa thềm lục địa, là nơi độ sâu của đại dương thay đổi khác nhau, nhưng có thể sâu tới 3.000 m.

    [​IMG]
    Vị trí tàu ngầm ARA San Juan trước khi mất tích ngày 15/11. Ảnh: The Sun

    Thuyền trưởng Hải quân đã nghỉ hưu James H Patton Jr cho biết, một tàu ngầm khi di chuyển tới độ sâu phá hủy sẽ phát ra âm thanh giống như một tiếng nổ rất lớn mà bất cứ thiết bị theo dõi âm thanh nào cũng có thể cảm nhận được.

    Thông tin về vụ nổ có thể xảy ra với tàu ngầm ARA San Juan không đến từ các nhà chức trách Argentina. Nó được công bố ngày 23/11 bởi một tổ chức đặt trụ sở ở Vienna có nhiệm vụ chuyên giám sát và ngăn chặn các vụ thử hạt nhân trên thế giới.

    Cơ quan này có tên gọi là Tổ chức Hiệp ước Cấm thử Vũ khí Hạt nhân Toàn diện (CTBTO) và một trong những nhiệm vụ của nó là rà quét các dấu hiệu nổ trên toàn cầu.

    CTBTO sở hữu một hệ thống trạm quan trắc được trang bị các máy thu dưới nước và 2 trong số các trạm này đã phát hiện được tín hiệu bất thường gần chiếc tàu ngầm của Argentina mất tích.


    Enrique Balbi, người phát ngôn của Hải quân Argentina nói rằng đây là một phát hiện rất quan trọng:

    "Ở đây, chúng tôi đang nói về một sự kiện đơn nhất, ngắn, mạnh và phi hạt nhân, trùng khớp với một vụ nổ".

    Khi thông tin trên được đưa ra, dường như cũng đồng nghĩa với việc những hy vọng tìm thấy tàu ngầm ARA San Juan cùng thủy thủ đoàn 44 người mất tích đã vụt tắt.

    Thậm chí ngay cả khi giới chức Argentina thông tin sai về vụ nổ thì tàu ngầm ARA San Juan cũng sẽ chỉ đủ Oxy dự trữ trong thời gian từ 7 – 10 ngày.

    Trước khi thông tin được công cố, người thân và gia đình các thủy thủ tàu ARA San Juan vẫn còn hy vọng về một phép mầu nào đó. Nhưng giờ đây, dường như họ đang buộc phải chấp nhận sự thật, dù không mong muốn nhưng lại đang hiện hữu rất gần.

    http://soha.vn/tau-ngam-argentina-phat-no-day-co-the-la-nguyen-nhan-chet-nguoi-20171124140603737.htm
  9. oplot2

    oplot2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    69
    'Mình tàu ngầm Vladimir đủ sức hủy bờ biển phía đông Mỹ'
    (Vũ khí) - Các nhà báo Mỹ của tờ Business Insider tin rằng, một mình tàu ngầm “Hoàng tử Vladimir” đủ sức phá hủy toàn bộ bờ biển phía đông của Hoa Kỳ.
    Vào tuần trước, chiếc tàu ngầm chiến lược chạy bằng năng lượng hạt nhân“Hoàng tử Vladimir” của dự án 955A “Borey-A” đã được hạ thủy.

    Các nhà báo của tờ báo Mỹ Business Insider sau sự kiện này đánh giá rằng, Nga đã nhận được loại vũ khí có sức mạnh lớn, có khả năng phá hủy toàn bộ bờ biển phía đông của Hoa Kỳ một cách dễ dàng.

    [​IMG]
    Nga hạ thủy tàu ngầm "Hoàng tử Vladimir", (Nguồn ảnh: TASS)
    Trên tàu ngầm mới này được trang bị các thiết bị kỹ thuật quân sự mới nhất. Nhờ khả năng lặn ở độ sâu lớn (hơn 400 mét) cũng như có độ ồn nhỏ nên hầu như chúng không thể bị phát hiện bởi các hệ thống phòng thủ của đối phương.

    Tàu ngầm của Nga mang theo mình 16 tên lửa R-30 “Bulava-30”, mỗi tên lửa trong đó đều mang đến một mối đe dọa nghiêm trọng đối với kẻ thù tiềm năng. Tên lửa Bulava có thể mang theo 10 đầu đạn hạt nhân, tầm bắn tối đa khoảng 8000 km.

    Tên lửa sử dụng động cơ nhiên liệu rắn với khả năng cơ động cao, cho phép chúng vượt qua nhiều lá chắn tên lửa đạn đạo của kẻ thù tiềm năng.

    Với “Kho vũ khí này của tàu ngầm đủ để mình tàu ngầm phá hủy toàn bộ bờ biển phía đông của Hoa Kỳ”, Business Insider nhấn mạnh.

    Ngoài tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Bulava, tầu ngầm lớp Borey còn được trang bị 8 ống phóng với 40 ngư lôi hoặc tên lửa hành trình. Với sự có mặt của tên lửa hành trình “Kalibr”, giúp cho Hải quân Nga có thể tiêu diệt được các mục tiêu mặt đất và có độ chính xác cao.

    Tên lửa “Kalibr”, một yếu tố quan trọng trong nỗ lực của Nga nhằm giảm phụ thuộc vào vũ khí hạt nhân và làm tăng độ chính xác của vũ khí tầm xa.

    Hơn nữa Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Valery Gerasimov gần đây cho biết, Nga sẽ phát triển cả vũ khí siêu thanh để tiếp tục giảm sự phụ thuộc vào lực lượng hạt nhân.

    Theo kế hoạch đến năm 2025 Nga sẽ xây dựng 8 chiếc tàu ngầm thuộc lớp “Borey-A”. 2 trong số 3 tàu ngầm hiện nay thuộc loại này gồm: “Alexander Nevsky” và “Vladimir Monomakh”, sẽ hoạt động trong thành phần của Hạm đội Thái Bình Dương của Nga. Tàu ngầm “Yuri Dolgoruky” đã được chuyển sang biên chế cho Hạm đội Phương Bắc.

    Hiện nay Nga đang tích cực tham gia vào việc hiện đại hóa lực lượng tàu ngầm của mình. Mặc dù Hải quân Mỹ có số lượng tàu lớn hơn nhưng những tàu ngầm hiện đại của Nga không thua kém và ở nhiều hệ thống trên tàu ngầm Nga có các bộ phận tốt hơn đối thủ của mình.

    Việc Nga hiện đại hóa lực lượng tàu ngầm nằm trong kế hoạch mới được Hải quân Nga xác định.

    Với thực tế lực lượng Hải quân bị trượt xuống vị trí cuối cùng trong thành phần lực lượng vũ trang được cấp ngân sách quốc phòng, nên thay vì xây dựng tàu khu trục hạt nhân 14 000 tấn “Leader” hoặc tàu sân bay có độ choán nước hơn 100 nghìn tấn, Nga sẽ tiếp tục tập trung vào hạm đội tàu ngầm có sức mạnh hàng đầu của mình và các tàu mặt nước nhỏ, tất nhiên chúng phải được trang bị các tên lửa hiện đại phù hợp với nhiệm vụ của mình.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-...imir-du-suc-huy-bo-bien-phia-dong-my-3347993/
  10. oplot2

    oplot2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    69
    Tàu ngầm nào của Liên Xô mỗi khi ra khơi lại khiến cả Hải quân Mỹ báo động?
    Trung Phạm | 27/11/2017 18:09

    4
    [​IMG]
    Tàu ngầm Lê Nin K-137 (Đề án 667А) của Liên Xô. Ảnh: Sevmash
    Năm 1967, ngành đóng tàu quân sự Liên Xô đã cho ra đời chiếc tàu ngầm hạt nhân đầu tiên mang tên lửa đạn đạo liên lục địa, là nỗi khiếp đảm của Hải quân Mỹ mỗi khi nó ra khơi.
    Lo sợ Nga-Trung tấn công phá vỡ, QĐ Mỹ muốn thay thế hệ thống thông tin liên lạc 6 tỷ USD

    Tháng 11/1967, Hải quân Liên Xô đã đưa vào biên chế chiếc tàu ngầm hạt nhân đầu tiên mang theo các tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) với số hiệu К-137 thuộc Đề án 667А. Nó được ví như "quái vật" dưới lòng biển sâu và trở thành nền tảng cho chính sách răn đe hạt nhân của Moscow cũng như mở đường cho tương lai tàu ngầm hạt nhân Nga sau này.

    Năm 1970, "quái vật" dưới lòng đại dương К-137 được đặt theo tên của Vladimir Lenin, nhà lãnh đạo Cách mạng tháng 10 Nga.

    "Liên Xô thực tế đã có 2 Đề án tàu ngầm 658 mang tên lửa hạt nhân nhưng tàu ngầm Lê Nin trở thành chiếc đầu tiên được vũ trang "tới tận răng" các tên lửa nguyên tử có thể bay xa tới 10.000 km tấn công mục tiêu", Viktor Litovkin, chuyên gia phân tích quân sự của Hãng thông tấn TASS cho biết.

    Các mẫu trước đó được trang bị 3 tên lửa tầm trung nhưng K-137 thì được biến chế tới 16 quả ICBM và trở thành một phần thiết yếu trong chính sách răn đe hạt nhân của Liên Xô. Đặc biệt, mỗi con "quái vật" đại dương này hiệu quả hơn gấp 5 lần nếu can dự vào các cuộc chiến tranh có thể xảy ra.

    Theo Pravda.ru, các nguồn tài liệu của cả Nga và nước ngoài đều xác nhận, khi những chiếc tàu ngầm thuộc Đề án 667А ra biển (ít nhất cũng trong những năm đầu), thì toàn bộ Hải quân Mỹ sẽ được đặt trong tình trạng báo động.

    "Một đặc điểm thú vị nữa của những chiếc tàu ngầm này là chúng được trang bị hệ thống quản lý thông tin tự động đầu tiên của Liên Xô: Máy tính. Chúng cho phép triển khai hoạt động dẫn đường chính xác các tên lửa ICBM", chuyên gia Litovkin cho biết thêm.

    Những tàu ngầm này có thể lặn sâu gấp 1,5 lần các mẫu tàu thế hệ trước, lập kỷ lục thế giới với độ lặn sâu 400 m so với mặt nước biển.

    "Các tàu ngầm này có nhiều không gian sinh hoạt hơn và các khoang cũng rộng hơn. Thủy thủ và chỉ huy tàu thậm chí còn có cả một phòng tập gym. Nếu phải ở dưới nước tới 6 tháng liền, sự thoải mái về thể chất và tinh thần là vấn đề phải được quan tâm một cách nghiêm túc. Các tàu ngầm này đáp ứng được tiêu chuẩn đó", chuyên gia Litovkin chia sẻ.

    Thời kỳ Chiến tranh Lạnh, việc xây dựng các hệ thống răn đe hạt nhân trở thành một trong những mục tiêu chính của Liên Xô và các nhà sản xuất nước này đã nhận được một lượng lớn đơn hàng cho các cỗ máy như vậy.

    Tính tổng cộng, Liên Xô đã sở hữu tới 34 tàu ngầm hạt nhân thuộc Đề án 667A, mỗi chiếc trang bị 16 quả ICBM. Số tàu ngầm này thuộc biên chế của các Hạm đội Phương Bắc và Thái Bình Dương.


    "Điều quan trọng nhất là những tàu ngầm của Đề án 667A đã tạo động lực phát triển cho các tàu ngầm hạt nhân tương lai. Nga sẽ không thể có được các tàu ngầm lớp Borei hay Yasen nếu không có chúng", Litovkin kết luận.

    http://soha.vn/tau-ngam-nao-cua-lie...ca-hai-quan-my-bao-dong-20171127175457171.htm

Chia sẻ trang này