1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lực lượng tàu ngầm các nước trên thế giới

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi dragonboy1080, 28/03/2013.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huyphongvvs

    huyphongvvs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2011
    Bài viết:
    803
    Đã được thích:
    975
    Có tên lớp bằng tiếng La tinh đấy. Anh HP chỉ chưa rõ nó thuộc lớp Rachycentron canadum hay Epinephelus thôi[r24)]
  2. maxttien

    maxttien Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2011
    Bài viết:
    3.453
    Đã được thích:
    1.222
    Đang so tải trọng của 2 con cùng đời thiết kế nhá,R-39 được phát triển cùng với typhoon, Trident-2 là thế hệ sau rồi, còn tiên sinh thích so tải trọng thì mình lại lôi con R-29RM bây giờ[:D]

    không biết tiên sinh đã từng đo thử khoảng cách từ vùng biển của Nga, hay các căn cứ tàu ngầm nước ngoài như cam ranh tới Mĩ chưa, nói như tiên sinh thì chỉ cần mấy cái silo phóng trên bờ là được, cần gì cái tàu lặn biển cho tốn kém.
  3. maxttien

    maxttien Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2011
    Bài viết:
    3.453
    Đã được thích:
    1.222
  4. huyphuc_ttvnol

    huyphuc_ttvnol Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/05/2012
    Bài viết:
    1.490
    Đã được thích:
    1.047
    Lắp ghép cấu hình nhiều đầu đạn nhất vào cấu hình tầm bắn xa nhất. Kiểu như 40 ngàn hp lò sinh ra 55 ngàn hp công suất trục đẩy. =)) Cái đó là thường, nếu không làm sao chịu thấu khi cả thế giới mua bán tầu ngầm tưng bừng.


    Sau chiến tranh 1945, Liên Xô dùng loại tầu đầu tiên là Whiskey Class, sao từ tầu Type XXI, Đức năm 1944


    Trước đó từ chiến tranh thế giới thứ nhất đã có tầu ngầm. Nhưng đại đa số các cái gọi là tầu ngầm đó thực chất là tầu bán ngầm, tức loại tầu nổi, nhưng có thể bơm nước vào như tầu ngầm để chỉ thò một ít lên, cất cái kính tiềm vọng lên cao nhìn địch, đối lại địch rất khó nhìn cái kính tiềm vọng bé tí. Một số cái trong thời gian đó đã chìm hoàn toàn nhưng độ sâu không đáng kể, nên hồi bé nhiều anh mới khó hiểu chuyện dùng máy bay ném bom đánh tầu ngầm. Chỉ một số ít loại lặn được kha khá, xứng là tầu ngầm, tùy loại mà độ sâu tối đa từ 30 đến 100 mét. Tuy nhiên, các tầu ngầm đó vẫn chưa có phương tiện đạo hàng khi đi ngầm trừ các máy đo tốc độ, đo sâu, bọt nước thăng bằng, la bàn..... Vũ khí của chúng chủ yếu là pháo, nổi lên để bắn, và ngư lôi không điều khiển bắn bằng kính tiềm vọng rất khó trúng.

    Các nước phát triển đều có một số loại tầu ngầm trước Type XXI đó. Ví dụ bên Liên Xô có các lớp.
    Lớp D Dekabrist 1350 tấn , sâu 90 mét, tốc độ lặn 9, tốc độ nổi 12. Năm 1928.
    Lớp L 1320 tấn, 1931
    Lớp Sh (Щ) 704 tấn 1932, lặn sâu 100 mét, tốc độ lặn 6,3.
    Lớp P
    1870 tấn 1935, lặn sâu 80 mét, tốc độ lặn 7,7 kn
    Lớp S 1050 tấn lặn sâu 100 mét 1936.
    Lớp K 2600 tấn 1939, sâu 70 mét, tốc độ lặn 10
    Lớp M bán ngầm
    Ngoài ra còn có các tầu của Nga Hoàng trước đây.

    Trong chiến tranh, kỹ thuật tầu ngầm phát triển vượt bậc. Điểm quan trọng là các phương tiện âm thanh, đạo hàng dưới ngầm. Nhưng thời gian này Liên Xô bận nên không phát triển. Khi đã khá lên, năm 1944 mới quyết định Project 908, sử dụng sornar copy từ Anh. Tí nữa thì loại tầu này được áp dụng nếu Liên Xô không bắt được tầu U-250 Type VII chìm tháng 9 năm 1944. Việc bắt được tầu ngầm này cho thấy Liên Xô tụt hậu xa và chương trình 908 bỏ luôn. Chương trình 909 phát triển từ Type VII Đức đó, sau chiến tranh cũng bỏ luôn vì bắt được Type XXI.

    Sau Type XXI Đức có loại tầu nhỏ Type XXIII, thế là hết Đức. Loại tầu Tyoe XXI được mang về Liên Xô.

    Projet 613 được khởi động, sau này Tây gọi là Whiskey Class. Bắt đầu biên chế 1949.

    Tầu được thiết kế lặn choáng nước 1350 tấn, sâu 170 mét, tốc độ lặn 13, tốc độ di chuyển dùng ống thở 7 . Tầu có tầm 11 ngàn km di chuyển vừa dùng ống thở vừa lặn hoàn toàn. 25 ngàm km đi nổi. Vũ khí có các ống lôi trước-sau. Tầu có hai chân vịt-bánh lái

    Điều phát triển vượt bậc về hàng hải so với các tầu ngầm Liên Xô trước đây là hệ thống ổn định trong lòng biển (như máy bay), sornar để "nhìn" địch trong lòng biển, tầu chạy im lặng, ngư lôi có điều khiển bằng dây dẫn.

    Người anh em với Projet 613 là
    Projet 611
    , NATO gọi là Zulu class. Biên chế 1952, lặn sâu 200 mét, tốc độ lặn 16 knot, 10 ống lôi trước sau, 2387 tấn.

    Cả 611 và 613 đều có các phiên bản phóng tên lửa.

    615 là loại tầu nhỏ choáng nước 540 tấn

    Trong thập niên 195x Liên Xô thử nghiệp tầu ngầm S-99 sử dụng động cơ độc lập không khí AIP. Máy đẩy này sử dụng tuốc bin dùng nhiên liệu tên lửa, như tuốc bin bơm nhiên liệu của tên lửa. Chất oxy hóa dùng là chất oxy hóa tên lửa thông dụng H2O2 đặc (HTP high test peroxide). (=))=))=)) cái động cơ đốt ngoài của Báo đất việt phóng tác từ tầu Khựa xem gướng tày liếp). Lúc đó máy đẩy hạt nhân chưa có. Kiểu máy đẩy này của Hellmuth Walter, dự kiến sử dụng trên tầu ngầm Type XXVI Đức. S-99 có tốc độ lặn đến 20 knot, đóng 1952, biên chế 1956. Năm 1959 tầu không qua thử nghiệm tuốc bin rồi bỏ. S-99 choáng nước 1215 tấn.

    Cũng trong thập niên 1950 Liên Xô đưa vào sử dụng Project 33 NATO Romeo class . Liên Xô chuyển giao cho Trung Quốc thường gọi là Type 33, sau này nâng cấp lên Type 35 Ming. Tốc độ lặn 13,2 knot, lặn sâu 300 mét, đáng nể lúc đó. Choáng nước 1830 tấn.

    Juliett-class là mã tên NATO của Project 651 4100 tấn. Tốc độ lặn 18 , lặn sâu 360. Tầu mang 4 đạn diệt hạm P-5 Pyatyorka tầm bắn 300km, bắn khi nổi. 10 ông lô trước sau.

    Project 641 choáng nước 2 475 tấn, lặn sâu 380 mét, tốc độ lặn 15 knot. NATO Foxtrot . 1958

    Vào những năm 197x có 641B Som, mã NATO Tango. Lặn sâu 300 mét, choáng nước 3600, tốc độ lặn 16.

    Từ S-99 thì các AIP không cần nữa vì có lò hạt nhân. Ngược lại, từ
    641B Som thì điện tử phát triển, các sornar nghe rõ hơn, nên sự im lặng có giá hơn và động cơ điện-diesel lên ngôi cùng Kilo sau đó. Các Lira thập niên 196x nhường cấu hình đó cho Kilo, còn các lò hạt nhân đẩy các tầu ngầm tấn công to hơn. 641B Som đánh dấu sự trở lại của tầu phi hạt nhân và Kilo là hoàn thiện của nó. Chính vì thế, AIP quay trở lại, nhưng mãi đến gần đây Siemens mới cho ra fuel pin hoàn thiện, để cho ra các AIP thực tế.




    611
    [​IMG]

    613
    [​IMG]


    615
    [​IMG]

    S-99
    [​IMG]

    613
    [​IMG]


    615
    [​IMG]


    Romeo 633
    [​IMG]


    641
    [​IMG]


    [​IMG]
    [​IMG]


    641B
    [​IMG]

    \\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\



    =======================
    thế là đủ rồi, chẳng lẽ lại phải thêm chữ kè, "kè Reef class , NATO
    huyphongvvs,
    Armament đá
    ". Bạn ấy đã nói rõ là "đá" bằng tiếng việt rồi, không phải khoe tiếng la tinh nữa

  5. dragonboy1080

    dragonboy1080 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Bài viết:
    5.265
    Đã được thích:
    880
    Do những hạn chế như bạn HP đã nói như trên nên tàu ngầm thời kỳ đầu nhìn hơi giống tàu nổi + đẹp hơn tàu ngầm bây giờ nhiều :D

    Một số hình ảnh về U boat, con bài độc đáo của nước Đức, niềm cảm hứng bất tận của biết bao thế hệ :D

    Ra quân
    [​IMG]

    Nổi lên
    [​IMG]

    Chiêu tủ: bất ngờ nổi lên bắn phá tầu nổi:
    [​IMG]

    1 đoàn tàu hàng trên Đại Tây Dương (mục tiêu của U boat). Tạm dịch convoy là đoàn tàu hàng để phân biệt với fleet (hạm đội) chứ tất nhiên là convoy cũng có rất nhiều tàu chiến hộ vệ.
    [​IMG]

    Ngắm bắn qua kính tiềm vọng
    [​IMG]

    Tàu trở hàng dính ngư lôi của u boat trên Đại Tây Dương:
    [​IMG]

    Class XXI đang được chế tạo
    [​IMG]

    Lắp ngư lôi
    [​IMG]

    Chuẩn bị ngư lôi
    [​IMG]

    Nội thất U 505
    [​IMG]

    Bếp ăn trong U 505 (sạch sẽ thật, đúng là người Đức :D)
    [​IMG]

    Các hoa tiêu trên U boat (năm 1943)
    [​IMG]

    U boat đang bám theo đoàn tàu hàng của đồng minh
    [​IMG]

    U 853 dính đạn
    [​IMG]

    U805 đến Portsmouth (Anh), chắc là bị bắt sống hay gì đó, không hiểu sao lắm dàn giáo thế
    [​IMG]

    U 505 đầu hàng
    [​IMG]

    2 u boat đầu hàng ở Portsmouth (Anh)
    [​IMG]

    Mô hình U boat type VIIc
    [​IMG]
    [​IMG]

    Và hình thật
    [​IMG]
    [​IMG]

    Giờ yên nghỉ trong bảo tàng
    [​IMG]
    [​IMG]

    Thống kê về U boat và cuộc chiến trên đại tây dương với hải quân đồng minh
    [​IMG]

    Nguồn: http://www.wreckhunter.net/u-boats.htm và nhặt nhạnh trên net
  6. alsou

    alsou Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/07/2003
    Bài viết:
    2.780
    Đã được thích:
    786
    Thế hệ sau thì nó vẵn nằm trên Ohio class không thay đổi gì hết
    Ban đầu thì chú vin vào việc đạn to khủng để biện hộ cho xác tàu to
    Giờ bị chặn họng thì lại loằng ngoằng đem tàu khác đạn khác ra là sâu? tóm lại có cúi đầu nhận vì R-39 to quá nên typhoon phải to theo chưa nào;))
    Khoảng cách từ Nga sang Mỹ lớn hơn khoảng cách từ Mỹ sang Nga hay sâu mà phải xoắn?:))
    Vì sao ICBM vì sao SLBM đã bàn rồi, đừng nhai lại[-X
    Chú không có gì mới thì thôi nhé, để mỗ dành thời gian phản biện Fuk cái [:P]
  7. huyphuc_ttvnol

    huyphuc_ttvnol Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/05/2012
    Bài viết:
    1.490
    Đã được thích:
    1.047
    Mỹ không đóng được tầu ngầm chạy êm thì vẫn chỉ là thủ dâm mà thôi. Thế giới mua bán tầu ngầm ầm ầm. Riêng Ấn Độ trước là độc quyền của Anh Mỹ, chỉ tính riêng 2 đợt tầu ngầm phi hạt nhân Kilo và Amur đã là khoảng 15-20 tỷ usd theo thời giá hôm nay, riêng hợp đồng Amur mới ký là 11 tỷ. Tầy khựa chả kém. Đến các bạn hàng ruột Hàn-Nhật cũng sắm tầu ngầm ầm ầm cho Mỹ ngồi trơ mắt ếch. Thằng Đài Loan điếc đặc vì chơi chỉ với Mỹ, thì xoay sang cộng tác với Tầu Khựa cùng phát triển vũ khí.

    Thủ dâm lên thủ dâm xuống, thì tầu ngầm tấn công của Mỹ cũng chỉ có độ sâu lặn chưa bằng nửa Nga, khốn nạn là bằng có 1/3 Type 212 Đức. Mỹ ôi là Mỹ. Tốc độ lặn bằng 2/3 Nga, trong đó riêng tốc độ chế độ tàng hình silent speed của Yasen, tức đo chậm rón rén, đã cao hơn siêu tầu ngầm tấn công Mỹ.

    Cái trình độ tên lửa Mỹ bây giờ không bằng Tầu Khựa, khổ thân, dịch vụ thủ dâm bây giờ cũng chỉ còn bán cho lợn. Cho đến giờ này vẫn vổng cao hết cỡ quỹ đạo. Cái thời miễn làm sao mang được nhiều cân nặng qua lâu rồi.

    Còn R-39 thì nó vẫn mang nặng hơn trident, có bao giờ nó mang kém đâu mà thủ dâm.

    Từ Nga sang Mỹ bằng từ Mỹ sang Nga. Nhưng lợn ạ, tên lửa Nga xa hơn thì nó kéo tầu ngầm xuống Nam Thái Bình Dương cho an toàn, nấp ở bờ biển đồng minh cho an toàn, bắn từ dưới nước sâu, không phải lo phá băng bắn nổi. Có thế mà đầu đần đầu độn không nghĩ ra hay sao. Quân ta với quân định đánh nhau bằng pháo, sao mấy thế kỷ nay người ta cứ đi kiếm pháo tầm xa, có những điều đơn giản như thế mà giống lợn thủ dâm đầu đặc không nghĩ ra hay sao.

















    ==============================

    To dragonboy1080.
    U-805 là một trong những tầu đầu hàng, nên chuyển về Portsmouth, hiện đang trong bảo tàng Mỹ.

    Chúng ta đã đi qua thập niến 195x, khi này các tầu ngầm hạt nhân xuất hiện. Nhưng các tầu ngầm hạt nhân này vẫn giữ cái mũi tầu nổi truyền thống, mặc dù chúng đã chuyên lặn ngầm, chân vịt để ở giữa chiều cao tầu, không có boong đuôi kiểu tầu thủy. Kiểu này bắt đầu từ Type XXI Đức 1944.

    Từ Type XXI Đức thì như thế, nhưung các tầu ngầm vẫn có một cái sân boong, mũi tầu thủy. Mặc dù vậy, như hình ảnh trên, vào thời này đa phần các sân boong là một giàn đặt cao lên trên vỏ chịu lực, dưới sàn này thông áp mước biển không chụi áp lực nén khi lặn. Còn phần chính chịu lực của tầu ngầm đã là hình xì gà như hiện đại.

    Chúng ta cũng nhắc đến một số tiến bộ của Type XXI 1944, về hệ thống "bay" trong nước biển, đảm bảo độ sâu. Cũng như việc sử dụng sornar định hướng chính xác và đạn có điều khiển missile (ngư lôi điều khiển qua dây dẫn), cho phép tầu ngầm thật sự tấn công từ trong lòng biển.

    Cũng vào thời này, vỏ hai lớp đã hình thành truyền đến ngày nay ở Nga-Đức như đã nói. Và Mỹ cho đến nay vẫn không thể làm nổi vỏ hai lớp đó.

    Cũng ở từ Type XXI Đức 1944, động cơ điện creep motor được áp dụng. Kết cấu trục đẩy bao gồm trục đẩy chính truỳen động trực tiếp đồng trục với creep motor, thông qua một côn khẩn cấp, đệm giảm chấn (như may ơ xe máy), và cách ky môi trường. Côn khẩn cấp để cắt truyền động chân vịt khỏi motor khi cần. Đệm giảm chấn cao su ngăn cách tiếng ồn trong tầu truyền qua trục đẩy ra chân vị, đặc biệt tiếng ồn phát sính mạnh bởi chính motor. Creep motor là động cơ điện điều tốc bằng từ trường, không sử dụng bánh răng số sinh âm thanh, và motor đặt trên đậm giảm âm. Những cấu tạo này cho phép giảm tối đa tiếng ồn từ phần lớn nhất là máy đẩy. Cũng chính cấu tạo này Mỹ không thể thực hiện được với yêu cầu tầu ngầm hiện đại, nên trơ mắt ếch ra nhìn các phi tần ruột lang chạ với thiên hạ.




    Tuy nhiên, sự phát triển tiếp theo của hình dáng tầu ngầm tấn công không hạt nhân bắt đầu từ sau 197x. Bên Liên Xô kể đến con 641B 1974 (NATO Tango).

    Để hiểu hơn, ta xem lại sự phát triển tầu ngầm tấn công 195x từ con S-99. Con này thử nghiệm AIP, dùng H2O2 đậm đặc làm chất oxy hóa, sử dụng kiểu tuốc bin của máy bơm tên lửa lúc đó phổ biến. Tuy nhiên, quá trình thử nghiệm xảy ra trục trặc nhỏ, nhưng người ta không sửa tầu mà tháo sắt vụn. Lý do là đã có tầu ngầm hạt nhân.

    Từ Project 641 (NATO Foxtrot ) 1957, cho đến năm 1974 Liên Xô mới có
    641B (NATO Tango). Thêm nữa là 641B không cải tiến gì nhiều ngoài giảm bớt "tính tầu thủy" của cái mũi. Điều đó cho thấy Liên Xô đã coi tầu ngầm không hạt nhân là hết thời, chỉ phát triển tầu ngầm hạt nhân. Điều đó là hợp lý khi so rằng máy đẩy hạt nhân cho phép tầu lặn hàng năm trời ở mực nước rất sâu và hạt động mạnh mẽ liên tục, không một máy đẩy không hạt nhân nào làm nổi điều đó.

    Chúng ta xem dãy các tầu ngầm tấn công hạt nhân Liên Xô định hình trước khi có
    Paltus 877 mã NATO Kilo I.

    Loại tầu ngầm tấn công hạt nhân đầu tiên được làm hàng loạt ở Liên Xô là 627 Kyt (November). Tầu có 2 trục đẩy như đám 611 Zulu, 613 Whiskey, Type XXI. Nhưng 627 có mũi tầu ngầm hiện đại bỏ hẳn mũi tầu thủy. Choáng nước 4000-4700 tùy bản lẻ, tốc độ lặn 30. Lặn sâu 400 mét. Tầu có 8 ống lôi. Biên chế 1959.

    Trong dòng 627 có một tầu ngầm đặc biệt thử nghiệm lò chì-bismuth, đó là con K-27. Đây là loại lò tiên tiên nhất thế giới cho đến nay, ước mơ của toàn bộ thế giới phương Tây, tất nhiên, chưa đứa nào động được đến nó. Lò có kích thước nhỏ gọn, đặc biệt là tự đông lại kể cả khi trúng đạn vỡ tan. Với khoa học, loại lò này cho phép đốt ít nhất 60% uran khoáng, thay cho 1% của các lò nước nhẹ, đảm bảo nhiên liệu cho loài người trong 1500 năm, mà đốt bằng thứ DU Mỹ đang phơi sa mạc.=)) Mở ngoặc là Mỹ đã ăn vã cạn sạch trữ lượng uran hàng đầu thế giới từ năm 1990. K-27 là tầu thử nghiệm lò cho Lira sau này.

    627 là thế hệ thứ nhất của tầu ngầm hạt nhân Liên Xô. Ngoài 627 thử nghiệm lò thì còn một 627 nữa tham gia thử nghiệm kiểu mũi bán cầu phổ biến ở tầu ngầm Nga ngày nay. Mũi bán cầu bao gồm luôn chức năng sorna trước, cũng như giảm tối đa tiếng ồn.


    Chương trình 671 là thế hệ thứ 2 của các tầu ngầm tấn công hạt nhân Liên Xô, mã NATO Victor. Các tầu ngầm này khác nhau đối chút, giãn nước khoảng 7 ngàn tấn, lặn sâu 400, tốc độ lặn 33. 671 có một chân vịt và do đó không có cái đuôi cá dẹt đứng như 627. Trang bị năm 1963. Tầu ngầm này có cái mũi bán cầu như ngày nay

    Bản đặc sắc của thế hệ tầu ngầm tấn công hạt nhân thứ 2 Liên Xô là Lira, chương trình 705, mã NATO Alfa. Về hình dáng và cấp độ trang bị thì 705 giống như
    671. Tuy nhiên, 705 nhỏ hơn, choáng nước 3200 tấn. Điều làm nên sự đặc sắc của Lira là lò chì-bismuth đã được thử nghiệm từ lớp trước. Tầu có nhiên liệu chạy tối đa 40-50 năm (tức là nhiên liệu hết tuổi thọ chứ không phải nhiên liệu hết chất đốt được). Lò dùng nhiên liệu làm giầu 90% (bom Hiroshima 80%). Tỷ số tái sinh của lò sấp xỉ 1 nên chất cháy được trong lò hao rất chậm. (về lý thuyết, lò chì-bismuth có tỷ số tái sinh cao 1,3-nhưng vì lò nhỏ, neutron thoát ra ngoài lõi lò nên hao tỷ số tái sinh, cũng như lò tầu ngầm không sử dụng nhiên liệu ở vỏ tái sinh). Thật ra, người ta thay nhiên liệu cho lò trong 7-10 năm để nhiên liệu không quá cũ mỏi gây lỗi, nhưng trong trường hợp cần tăng vọt số lượng tầu trực chiến thì dùng đến 40 năm. Có 7 tầu đã được đưa vào trang bị từ năm 1977.

    Điều đặc sắc nhất của Lira là tầu có tốc độ 40 knot. Project 661 Anchar chạy nhanh hơn 44 knot, nhưng chỉ có 1 chiếc, coi như thử nghiệm.
    Project 661 Anchar K-222 là tầu ngầm chạy nhanh nhất thế giới, nhưng ta có thể coi Lira 705 mới là tầu thực tế chạy nhanh nhất thế giới.

    Lira lặn sâu 400 mét.

    Sau Lira, Mỹ quá đụt nên Liên Xô-Nga duy trì tốc độ các lớp tầu ngầm tấn công hạt nhân 35 knot. Nhưng độ sâu lặn tăng lên 600, cũng chưa bằng Komsmolest 1000. Như thế vừa đủ hơn Mỹ mà không quá đắt.

    Điều đáng nhắc đến nữa ở Lira là tầu để lại cấu hình của nó cho Kilo. Choáng nước hơn 3 ngàn tấn, 6 ống lôi trước với băng thay nhanh 18 quả. Sau này các tầu ngầm hạt nhân Nga tăng kích cỡ lên 8 ngàn hoặc hơn nữa.




    Như đã nói trên, vào lúc Lira ra đời thì Liên Xô quay trở lại tầu ngầm tấn công không hạt nhân sau một thời gian dài không có lớp tầu nào tương tự ra đời. Cái gì vậy ? Trước tiên, thấy rằng, nếu như Liên Xô cũng đụt như Mỹ thì cho đến nay Liên Xô cũng chỉ toàn tầu ngầm hạt nhân như Mỹ.

    Câu trả lời là. Lúc này điện tử phát triển, mic sornar nhậy hơn, nên tiếng ồn trở thành vấn đề. Các nhiệm vụ phục kích không còn thích hợp với tầu ngầm hạt nhân khi chúng liên tục phải chạy tuốc bin trong lòng biển. Điều này dẫn đến sự trở lại của các tầu ngầm điện. Và đó là Kilo, mã NATO của Chương trình 877 Paltus , trang bị năm 1982. Tầu lặn sâu 300 mét (hơn các tầu ngầm tấn công Mỹ), tốc độ lặn 25 (bằng các tầu ngầm tấn công Mỹ).


    641B 1974 cố cải cái mũi nhưng vẫn còn thấy "tính tầu thủy", còn Kilo thì hoàn toàn dùng mũi bán cầu của các tầu ngầm hạt nhân. Như thế, Tầu ngầm hạt nhân bỏ mũi tầu thủy ngay sau lớp đầu tiên, riêng tầu ngầm tấn công hạt nhân Liên Xô thì ngay từ lớp đầu đã không dùng mũi tầu thủy, phải nói là không còn tí nào của tầu thủy. Từ 627 195x đã bắt đầu thử nghiệm mũi bán cầu. Nhưng trong khi đó các tầu ngầm thông thường vẫn còn lai chút mũi tầu thủy. 641B 1974 cố cải cái mũi, nhưng vì là cải tiến của 641 nên vẫn hơi hướng.

    Vấn đề là, quan điểm của tầu ngầm hạt nhân là chủ yêu đi ngầm, còn tầu ngầm diesel-điện thì chủ yếu thời gian là nổi lên nạp điện. Nhưng đến Kilo thì nó thừa kế cái mũi bán cầu là cái sornar trước. Đồng thời, một hình dáng tròn đều bỏ hoàn toàn các đặc tính tầu thủy cũng cho phép tầu ngầm di chuyển êm hơn, nhanh hơn.

    Như vậy. Tầu ngầm thông thường xuất hiện trở lại ở Liên Xô 1982 Kilo 877. Điều này báo hiệu thời đại mới của tầu ngầm phi hạt nhân chạy pin. Nó có độ yên lặng không loại tầu ngầm nào sánh nổi. Công nghiệp quân sự Đức cũng từ nay vớ bẫm vì bán trực tiếp tầu, cũng như bán kỹ thuật thông qua các nhà máy Pháp, Ý và Tây Ban Nha... Mỹ không thể sản xuất được loại tầu này vì tầu ngầm Mỹ quá ồn.

    Thêm cho các con lợn thích thủ dâm. Trang wiki về Lira có chê tầu Nga ồn. Lira chạy hết cỡ đương nhiên ồn bằng toàn bộ hạm đội tầu ngầm Mỹ cộng lại. Với tốc độ đó, hơi rắm của nó cũng có lẽ ồn bằng cả cái tầu sân bay Mỹ. Cùng tốc độ và kich thước thì khác, cũng như khi đứng yên thì Kilo im lặng hơn âm thanh tự nhiên và hấp thụ âm thanh, nên nó được Tây gọi là "hố đen trên đại dương". Không thể nghe ngóng để phát hiện nó , chỉ có thể nhìn được nó bằng sornar chủ động cường độ cao, và cũng rất khó soi , chỉ soi được ở tầm rất gần, vì vỏ tàng hình của nó. Khi đã dùng sornar chủ động thì cũng đồng thời là lạy ông con ở bụi này.

    Thật ra, mình nói hơi cường điệu một chút. Thế hệ hiện nay các tầu ngầm tấn công hạt nhân Nga là Yasen, nó cũng 35 knot như các lớp trước, nhưng rón rén đi trong chế độ silent speed-chế độ im lặng, cũng được 28 knot, hơn tốc độ tối đa của các tầu ngầm tấn công Mỹ như Virginia chỉ 25 knot.

    Các Lira làm thân tầu bằng titan. Các tầu ngầm tấn công hạt nhân và thông thường khác nếu như không dùng titan thì cũng dùng các thép không nhiễm từ. Mặt khác, ở độ sâu tầu ngầm tất công hạt nhân Nga ngày nay, thì chẳng có máy phát hiện từ trường nào dò ra được chúng cả. Riêng Kilo được thiết kế thích nghi với những vùng biển nông nên vấn đề từ trường càng quan trọng. Thật ra, thép không nhiễm từ thường thấy là thép c-rôm, thép không gỉ (đồ gia dụng cho thêm ít nikel cho đẹp), Cr cũng như phốt pho P tạo thành kết tinh lưới tinh thể lập phương, không nhiễm từ và không gỉ, thuy nhiên thép phốt pho ròn. Vấn đề là, thép Cr rất cứng bền và gia công rất khó. Như chũng ta đã biết, nhiều loại tầu ngầm Nga dùng thân tầu titan cũng không nhiễm từ, nhẹ, nhưng cái này thì đắt đỏ.



    Từ khi Siemens chế ra pin nhiên liệu chạy tin cậy, thì thế giới ồ ạt buôn bán tầu ngầm phi hạt nhân. Trong đó, bao giờ tầu ngầm Nga cũng được đánh giá cao nhất. Hầu hết sự cạnh tranh vượt trội của Nga có được so với Đức là lớp vỏ cao su tàng hình và giúp tầu chạy nhanh như da cá heo. Hiện Mỹ chưa lần nào thử dám tập trận kiểu đối kháng với tầu ngầm tấn công phi hạt nhân Nga, vì sợ mất mặt, nhưng các cuộc tập trận đều cho thấy tầu ngầm Đức vượt trội các khả năng chống ngầm của NATO. Điều này cho thấy nếu tập trận kiểu đối kháng thì Kilo-Lada-Amur còn có kết quả hơn nhiều.

    Người Mỹ càng mất khả năng chế tạo tầu ngầm phi hạt nhân hơn. Giả sử họ có chấp nhận tiếng ồn từ máy móc lởm của họ, thì những tầu ngầm dùng vỏ tầu thủy kiểu Mỹ cũng nặng nề nếu như cùng một khả năng so với Nga-Đức, và do đó không thể nào vận động nhanh mạnh, hay lặn lâu được. Điều đó chỉ đụt một chút trên tầu hạt nhân, nhưng là thảm họa với tầu chạy pin. Có ***g lộn như quan hệ Đài-Mỹ thì 20 năm qua đây vẫn là bài toán không có lời giải, và hoàn toàn không bao giờ có lời giải. Tầu Khựa gây sức ép cho các nước bán vũ khí với Đài Loan. Mỹ dek sợ Tầu Khựa. Nhưng vấn đề là Mỹ dek có tầu ngầm cung cấp cho Đài Loan.

    Ở vùng Viễn Đông, nghèo như Vịt cũng có mấy con Kilo. Chỉ duy nhất nước Đài Loan dek có tầu ngầm. Mua mấy con WW2 về tập bơi, thủy thủ đoàn tập mãi đã già, mà vẫn chưa có tầu ngầm.

    Không có tầu ngầm thì Mỹ phải bù bằng công nghiệp sản xuất ****** , nhét cho các chó dại.





    Ảnh của bạn đã post, so sánh việc xuất hiện cấu tạo 2 lớp vỏ . Cũng có thể quan sát phần sân boong nằm ngoài khu vực chịu lực, khu vực chịu lực tròn đều. Các bạn đã biết hàng lỗ hai bên sườn tầu ngầm, đó là chân cái giàn sân thượng dùng làm boong khi nổi, người ta đặt các ống bơm bên trong cái giàn đó. Một phần lượng nước đẩy tầu nổi lên được chứa trong các xi-lanh khí nén, giúp tầu nổi lên được ngay cả khi hỏng hoàn toàn điện.

    Thực chất, ở đây là 3 chứ không phải 2 lớp, 2 lớp vỏ chịu áp tròn đều và lớp ngoài bao các vùng thông áp. Chính vì cho đến nay không thể thi công được điều này nên các tầu ngầm Mỹ lặn chưa bằng nửa tầu nga thông dụng (1/4 loại Komsomolest) và bằng 1/3 Type 212 Đức. Type XXI 1944
    [​IMG]


    cũng là khoang máy, nhưng khoang máy hạt nhân Lira 705.
    Chúng ta đã hình dung ra một điểm nữa của tầu ngầm. Đó là nó có cấu tạo modul từng khoang có thể tháo rời thành từng đoạn, điều này giúp tầu ngầm có vỏ xì gà dễ dàng bảo dưỡng hơn.
    [​IMG]


    627
    [​IMG]


    627A
    [​IMG]


    Project 671 .
    [​IMG]



    705 Lira
    [​IMG]



    877 Paltus (Kilo I)
    [​IMG]


  8. suhomang

    suhomang Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2012
    Bài viết:
    15.659
    Đã được thích:
    1.839
    Để tạo ra chiếc astute gồm những công việc gì


    [YOUTUBE]dGXy4y1XZOA[/YOUTUBE]
  9. hiraly

    hiraly Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    3.886
    Đã được thích:
    2.011
    Cái này là tập đầu trong series How to build ... của BBC thì phải, mình kiếm mãi chưa thấy bản 720p của nó ...
  10. huyphuc_ttvnol

    huyphuc_ttvnol Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/05/2012
    Bài viết:
    1.490
    Đã được thích:
    1.047
    Đây là Video về con K-278 Komsomolets. Tầu có lượng choáng nước khi lặn 8500 tấn, khi nổi 5880 tấn. Tầu được hạ thủy ngày 9-5-1983. Tầu dài 110 mét, rộng 12,3 mét. Bên chế của tầu là 60 người trong đó có 31 sỹ quan.

    K-278 Komsomolets thuộc lớp Project 685 Plavnik (Плавник), lớp tầu này chỉ có mỗi mình nó. Lớp này mã NATO là Nike.

    Tầu này cũng như các tầu thuộc các lớp 705 Lira ( Alfa ), 661 Anchar (Papa), 945 Barrakuda-Kondor-Mars ( Sierra I/II/III)... và một số tầu khác, có thân làm bằng titan.


    Điểm đặc sắc của lớp Project 685 Plavnik là nó có khả năng lặn sâu 1000 (giới hạn 1250) mét. Tốc độ của tầu thấp hơn Yasen hiện nay và thấp hơn xa các Lira, 31 hải lý / giờ. Đây là loại tầu ngầm quân sự lặn sâu nhất thế giới.

    Sau này, các tầu ngầm có các đặc tính quá trội như 685 Plavnik, 661 Anchar, 705 Lira .... không tiếp tục được theo đuổi. Trong đó chỉ có Lira Class có tốc độ cao có đủ một lớp , còn 685 Plavnik và 661 Anchar thì mỗi lớp chỉ có 1 tầu. 685 Plavnik và 661 Anchar lần lượt là những tầu ngầm quân sự lặn sâu và chạy nhanh nhất thế giới.

    Vì Mỹ quá đụt, nên người Nga không cần theo đuổi các chỉ số tốc độ và độ sâu, mà cân bằng lại. Yasen ngày nay lặn sâu 600 hơn Lira, và tốc độ 35 hơn Plavnik . Ngược lại, Yasen có tốc độ 35 thấp hơn các Lira 40 và Anchar 44,7. Yasen lặn sâu 600 cũng nông hơn Plavnik 1250.

    Nhiệm vụ của Plavnik cũng như Lira, là các tầu ngầm săn tầu ngầm tấn công địch. Có thể hiểu nếu như Lira xông xáo bay nhảy, thì Plavnik điềm đạm nặng nề nhưng bắn ngư lôi hạt nhân, và rất khó vũ khí nào sờ được vào lông chân Plavnik ở độ sâu 100 mét.

    Vũ khí của Plavnik cũng là cấu hình 6 ông lôi trước như Lira và 877 Paltus (Kilo I) sau này. Nhưng Plavnik mang 53-65 ngư lôi chứ không chỉ 18 đạn như Kilo. Trong đó có tên lửa dưới âm bắn từ ống lôi RPK-2 Viyuga. RPK-2 Viyuga là đạn dưới âm có tầm bắn 45km, mang liều nổ chìm diệt tầu ngầm bằng đầu đạn hạt nhân 200 kt. Cũng khá hay, tầu ngầm diệt tầu ngầm bằng đạn bay. Tất nhiên là cái đầu 200 kt đó không chỉ diệt tầu ngầm. Plavnik xời sạch cả một hạm đội tầu sân bay bằng đạn tầm gần, còn nó thì an toàn không nhiễm xạ ở cái hầm nước sâu 1km.


    K-278 Komsomolets không may bị đám trong tập trận ngày 7-4-1989. Lúc này Liên Xô đã rất suy đồi, thuyền trưởng kém cỏi không dám bật công tắc chữa cháy (sẽ giết chết hai thủy thủ kẹt trong khoang có hoả hoạn), làm đám cháy lan rộng. Tầu vẫn kịp nổi lên mặt biển nhưng hơn 40 người thiệt mạng. Thuyền trưởng và nhóm sỹ quan cuối cùng rời khỏi tầu từ độ sâu 600 mét khi tầu đang chìm nhanh bằng khoang cứu hộ.

    http://www.youtube.com/watch?v=qkBDnZqNwIQ
    [YOUTUBE]http://www.youtube.com/watch?v=qkBDnZqNwIQ[/YOUTUBE]





    K-278 hạ thủy rất đặc biệt. Người ta dùng 1 cẩu 1 cáp để cẩu cầu xuống chứ không dùng đà.
    http://www.youtube.com/watch?v=rg7wQmajF1g
    [YOUTUBE]http://www.youtube.com/watch?v=rg7wQmajF1g[/YOUTUBE]

Chia sẻ trang này