1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lực lượng tên lửa đất đối đất - hiện tại và tương lai

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Triumf, 27/07/2011.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. doandonga

    doandonga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2008
    Bài viết:
    1.353
    Đã được thích:
    6
    * Với bác giacnamkha:

    Em lại hỏi hơi ngu chút nữa, mong bác không giận. Như bài toán ném xiên của một vật trong trường trọng lực, ta có thể điều chỉnh góc bắn để thay đổi tầm được không bác?
    ----------------------------------------------
    Về nguyên tắc thì được, nhưng với tên lửa vượt đại châu thì người ta thường không dùng cách này bởi chúng phải bay vào tầng khí quyển nên góc phóng 90 độ là tối ưu. Để thực hiện việc điều chỉnh tầm bắn từ trước khi phóng người ta có thể lập trình việc cắt bỏ tầng 1 tức là định trước độ cao mà tên lửa bẻ góc, độ cao này càng thấp thì tầm bắn càng gần. Khi thay đổi tầm bắn ở giai đoạn 3 hoặc khi hủy bỏ tên lửa thì người ta sử dụng cơ chế đóng, mở động cơ nhiên liệu lỏng.

    * Với trò alsou:

    Cái phần TVC bằng lỏng nó gắn luôn trong tầng 3, mà tầng 3 là rắn tức là đẩy = rắn và lái bằng lỏng
    Vậy bài giảng của thầy nói rằng
    Tầng cuối dùng nhiên liệu lỏng để có thể điều khiển quá trình cháy, ví dụ như ngắt động cơ tên lửa đúng thời điểm cần thiết,... Đây là thao tác không thể thiếu ở tên lửa đạn đạo tầm xa và để làm được việc này thì nhiên liệu rắn hiện tại chưa đáp ứng được, thế nên nhiên liệu tên lửa lỏng vẫn còn được sử dụng dài dài
    Có chính xác không?
    Mong thầy hỗ trợ tận tình

    ----------------------------------------------
    Sao lại không chính xác nhỉ? Tên lửa đạn đạo dù có hiện đại đến chừng nào đi nữa thì việc ngắt động cơ tên lửa khi cần thiết vẫn luôn được đặt ra. Ví dụ: với Scud thì khi một trong ba thông số dao động vượt quá 10 độ là lập tức động cơ bị ngắt nhiên liệu và rơi xuống mà không kích hoạt trạng thái chiến đấu của ngòi nổ. Đây là cơ chế bảo hiểm không thể thiếu của mọi tên lửa đạn đạo. Cơ chế này nhiên liệu rắn không đáp ứng được.

    Nếu bác tính gộp Hybrid fuel là nhiên liệu lỏng thì không có gì đáng nói, nhưng ngược lại thì đề nghị bác xem lại bài giảng của mình
    ---------------------------------------------
    Ô hay, thế chả nhẽ hybrid fuel là nhiên liệu rắn hoàn toàn như trò khẳng định?[:D]

    Cũng trong cùng link trên: ( không biết tin cậy được bao nhiêu)
    Rocket motor or engine: These may be either solid- or liquid-fueled or a combination (liquid-fueled lower stages, solid fuel upper stage).

    Hình như nó ngược lại câu của bác là lỏng trên rắn dưới ở trang trước
    ---------------------------------------------
    Trò lại không thuộc bài rồi, ở bài trước thầy dùng chữ "thường" nó nghĩa là cấu hình hay được sử dụng chứ không phải tuyệt đối không có cấu hình khác. Khi tên lửa có khối lượng phóng lớn và tầm siêu xa (trên 10.000km) thì người ta sử dụng nhiên liệu lỏng cho tầng 1 vì nếu cùng một đơn vị khối lượng thì nhiên liệu lỏng sinh công lớn hơn so với nhiên liệu rắn.

    Cũng chính vì thế mà nhiên liệu rắn phù hợp với loại ICBM tầm trung như Minuteman hơn là loại tầm xa như Satan.

    P/s: Gửi trò cái link tiếng Việt xem thử: http://vi.wikipedia.org/wiki/Tên_lửa_liên_lục_địa





  2. conronggia

    conronggia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2011
    Bài viết:
    185
    Đã được thích:
    0
    Rơi tự do không điều khiển thì không đảm bảo nó trúng mục tiêu vì trên đường bay tên lửa chịu tác động của các dòng khí Nó có thể lệch hướng thậm chí quay tròn Để khắc phục vấn đề này thì với đạn pháo nòng trơn ( ta thường gọi là cối ) có các cánh đuôi để giữ hướng Với pháo nòng rãnh xoắn thì các khương tuyến khiến đạn xoay tròn quanh trục dọc để giữ hướng theo nguyên lý con quay Với tên lửa không thể giữ hướng theo nguyên lý của đạn vì giai đoạn cuối quán tính đã hết nên hướng lao vào mục tiêu phải có điều khiển
    Mặt khác tuy cũng là nổ nhưng đầu nổ là có định hướng không phải nổ vô hướng nên nếu rơi đít xuống trước thì đương lượng nổ có thể hướng lên trời Vả lại bạn hình dung mũi tên rơi thẹo chiều dọc và theo chiều ngang thì chiều nào sức xuyên mạnh hơn [r2)]
  3. huyphongssi

    huyphongssi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2009
    Bài viết:
    926
    Đã được thích:
    7
    REV nào mà có bộ chỉnh thế tồng chí[-X Cái tồng chí muốn trình bày gọi là PBV (hay chính xác hơn là MIRV), từ PBV nhả ra các RV. PBV/MIRV của Bulava có bộ chỉnh quĩ đạo vì nó nhả tuần tự đạn con kèm tinh chỉnh lại quĩ đạo PBV khi chia mục tiêu. PBV của MinutemanIII nhả đạn con kiểu bắn đạn hoa cải khi nỏ còn khả năng chỉnh quĩ đạo của chính nó, dẫn đến CEP của đạn lẻ tăng (dưng nỏ sao, đạn chùm oánh diện thì thể củng tạm ổn:P)

    À mà thuốc phóng rắn chỉ là cách gọi thôi tồng chí nhế. Thuốc phóng của Minuteman 3 là loại dẻo, dai, đàn hồi như dép lốp đấy.
  4. scorpion_king84

    scorpion_king84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/01/2011
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    1
    - Vận tốc âm thanh là 344m/s
    -Thông số kỹ thuật của tên lửa "Yakhont" :
    - Tầm bắn với quĩ đạo bay cao, thấp hỗn hợp: 300km.
    - Tầm bắn quĩ đạo bay thấp: 120km.
    - Trần bay của tên lửa trước khi bay vào quĩ đạo: 14.000m - 15.000m.
    - Tốc độ: Mach 2.6 (khoảng 890 m/s = 3200 km/h)


    Cũng theo nguồn tin của Hãng Hàng không vũ trụ Brahmos thì tên lửa siêu âm Brahmos thế hệ đầu tiên dài 9m, đường kính 70cm, xạ trình 300 km, trọng lượng 3 tấn, có thể bay ở độ cao 10-14 nghìn mét, tốc độ là 2,7 Mach, thiết bị chiến đấu có trọng lượng là 300 kg.BrahMos II là loại tên lửa có tốc độ nhanh gấp 5 lần tốc độ âm thanh với vận tốc lý thuyết có thể đạt là 5,26 Mach điều sẽ khiến nó trở thành tên lửa hành trình nhanh nhất thế giới lúc mà nó được công bố
  5. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Ông bạn này bị bọn quảng cáo nó lừa rồi. Cái phần bay Mach5 ấy nó chỉ là phần đầu đạn bay pha cuối thôi (theo quảng cáo là 20Km). Loại này là copy của Club... có giai đoạn bay hành trình cận âm. Chẳng có gì là cao siêu bất ngờ trong việc hợp tác giữa Nga và Ấn cả. Cái này Vịt mình cũng có (thông tin chính thức hiện giờ là trên Kilo).
    Nếu nó viện trợ hoặc bán rẻ cho thì tốt. Còn không thì cứ mua của Nga cho nó lành.
  6. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Cái này thì không phải đâu bác ơi. Tầu con thoi của Mĩ nó vẫn dùng tên lửa trợ lực bằng nhiên liệu rắn đấy thôi.
    Dùng nhiên liệu lỏng cho tên lửa có nhược điểm là khó chế tạo động cơ cỡ lớn (có mỗi Nga làm ngon). Lắp nhiều động cơ thì khó điều khiển. Nói chung tên lửa nhiên liệu lỏng cồng kềnh, toàn thấy nằm hầm.
    Động cơ nhiên liệu rắn là đỉnh cao của kỹ thuật. Bởi vì nó cũng khó mà làm to được. Tính toán không tốt là áp lực buồng đốt sẽ kích nổ cả khối nhiên liệu rắn ngay. Do đó chỉ có các cường quốc mới đủ trình làm tên lửa nhiên liệu rắn cỡ lớn như Minuteman hay Bulava.
  7. Walkers

    Walkers Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/04/2009
    Bài viết:
    565
    Đã được thích:
    0
    Có nghĩa là cu em đang chứng minh cái gi?:P
    Chứng minh Brahmos bay nhanh hơn Yakhon à?[:P] đầu đạn to hơn Yakhon à?[:P]
  8. bebedoll

    bebedoll Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    0
    Bạn không hiểu ý của đồng chí Trần Đoàn rồi!

    Theo anh em nằm vùng ở mũi Canaveral báo cáo về cho Ban bé thơ thì mỗi khi phóng tàu con thoi, cụm động cơ nhiên liệu lỏng ở đuôi tàu sẽ được khởi động trước, khi đủ lực đẩy dự kiến mới mồi phóng hai khối trợ phóng nhiên liệu rắn hai bên.
  9. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Ban bé thơ hiểu nhầm ý em rồi. Ý của em là ngày trước người ta không làm được (hoặc giá thành đắt đối với việc phóng vệ tinh, tầu vũ trụ) nên người ta mới phải sử dụng tên lửa động cơ nhiên liệu lỏng có tên lửa trợ lực phóng động cơ nhiên liệu rắn.
    Việc chế tạo cả quả tên lửa to nhiên liệu rắn là khá khó (hoặc đắt tiền) nên đến bây giờ các cường quốc mới thực hiện được hoàn toàn.
    Vịt nhà mềnh thì em không mơ làm quả vượt đại châu. Em chỉ mơ nó bay được ...2000Km là được rồi[:D]
  10. doandonga

    doandonga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2008
    Bài viết:
    1.353
    Đã được thích:
    6
    Cái này thì không phải đâu bác ơi. Tầu con thoi của Mĩ nó vẫn dùng tên lửa trợ lực bằng nhiên liệu rắn đấy thôi.
    Dùng nhiên liệu lỏng cho tên lửa có nhược điểm là khó chế tạo động cơ cỡ lớn (có mỗi Nga làm ngon). Lắp nhiều động cơ thì khó điều khiển. Nói chung tên lửa nhiên liệu lỏng cồng kềnh, toàn thấy nằm hầm.
    Động cơ nhiên liệu rắn là đỉnh cao của kỹ thuật. Bởi vì nó cũng khó mà làm to được. Tính toán không tốt là áp lực buồng đốt sẽ kích nổ cả khối nhiên liệu rắn ngay. Do đó chỉ có các cường quốc mới đủ trình làm tên lửa nhiên liệu rắn cỡ lớn như Minuteman hay Bulava.
    --------------------------------------------------------
    Ừm, thế bạn meo-u cho rằng cái thùng màu nâu to đùng dưới bụng tàu con thoi là chứa cái gì, nhiên liệu rắn à?[:D]

    Cái đỏ thứ nhất bị cái đỏ thứ hai đá suýt chết, rồi lại bị cái đỏ thứ ba đá chết hẳn đấy![:D]

    Mà sao "đỉnh cao kỹ thuật" lại vì "khó làm to" được nhỉ?:))

Chia sẻ trang này

Mudim v0.8 Disable VNI Telex VIQR Mix mode Auto detect Use speller featureUse new accent rule [ Toggle (F9) Toggle Panel (F8) ]