1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lực ma sát có phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc không???

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi an_teka, 25/12/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. an_teka

    an_teka Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2003
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Lực ma sát có phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc không???

    Lực ma sát có phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc không???
  2. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Trong sách giáo khoa nói là không, nhưng trên thực tế là có đấy ạ. Có điều mối quan hệ này thường phức tạp và chỉ xác định được bằng thực nghiệm mà thôi
    F./
    Thế giới thật rộng lớn
  3. an_teka

    an_teka Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2003
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Theo sách giáo khoa VL lớp 10, trang 74 bằng thí nghiệm kéo miếng gỗ trên bàn để đo lực ma sát trượt đã đưa ra rằng: "Trong phạm vi khá rộng, độ lớn của lực ma sát trượt không phụ thuộc diện tích tiếp xúc" và từ đó đưa ra công thức Fms=kN (trong đó: k là hệ số ma sát trượt và N là áp lực). Trong công thức này chỉ nêu ra hai nhân tố ảnh hưởng tới lực ma sát là: hệ số ma sát (phụ thuộc vào vật liệu) và khối lượng của vật.
    Không hiểu cụm từ "trong phạm vi khá rộng" mà được SGK đề cập đến được giới hạn trong phạm vi nào, và trong hệ quy chiếu nào?
    Mong farmer và mọi người có thể tìm ra cho tôi một phương án trả lời hợp lý. Thanks much.
  4. X_3winofall

    X_3winofall Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/02/2003
    Bài viết:
    1.209
    Đã được thích:
    1
    lực ma sát ko hề phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc
    nếu nói về tiếp xúc thì nó chỉ phụ thuọcc vào bề mặt tiếp xúc thôi
    ví dụ xe trượt tuyết :xe to hay nhỏ đều có vận tốc như nhau với lực kéo tỉ lệ tuơng đương với diên tích
    việc nói chúng có liên quan qua thí nghiệm thì chẳng qua là nhìn trực diẹn với sai số lớn
    Quan quan thư cưu
    Tại hà chi châu
    Yểu điệu thục nữ
    Quân tử gãi đầu
  5. hitims

    hitims Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Xin chào quý vị.
    Tôi thiển nghĩ rằng quý vị nên đọc kỹ sách trước khi post bài có dẫn chứng từ sách. Lực ma sát rõ ràng phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc chính từ công thức Fms=- kN. Theo tôi được biết thì người ta kết luận rằng hệ số ma sát không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc chứ không phải là lực ma sát không phụ thuộc diện tích.
    Thế giới thật rộng lớn nhưng kiến thức con người thật nhỏ bé
  6. an_teka

    an_teka Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2003
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Chao hitims
    Những dẫn chứng và công thức trên tôi trích nguyên văn từ sách Vật Lý lớp 10, tôi đã xem xét lại và thấy chính xác là như vậy (chính xác là không có thêm từ "vào" và không có dấu - trước công thức tính độ lớn của Fms). Vậy thiết nghĩ hitims nên tìm hiểu kỹ hơn trước khi post ý kiến của mình lên.
  7. hitims

    hitims Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Chao hitims
    Những dẫn chứng và công thức trên tôi trích nguyên văn từ sách Vật Lý lớp 10, tôi đã xem xét lại và thấy chính xác là như vậy (chính xác là không có thêm từ "vào" và không có dấu - trước công thức tính độ lớn của Fms). Vậy thiết nghĩ hitims nên tìm hiểu kỹ hơn trước khi post ý kiến của mình lên.
    [/quote]
    Hi!
    Học các môn khoa học tự nhiên chúng ta nên hiểu được cái bản chất bên trong cốt yếu của hiện tượng. Lực ma sát có công thức Fms = - k N chẳng qua thể hiện rằng, lực này luôn có hướng ngược với hướng chuyển động mà thôi. Vì vậy trong các bài toán lớp 10 khi xem xét hệ vật chuyển động nào chúng ta phải chọn phương chiều và gốc toạ độ.
  8. an_teka

    an_teka Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2003
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Hi!
    Học các môn khoa học tự nhiên chúng ta nên hiểu được cái bản chất bên trong cốt yếu của hiện tượng. Lực ma sát có công thức Fms = - k N chẳng qua thể hiện rằng, lực này luôn có hướng ngược với hướng chuyển động mà thôi. Vì vậy trong các bài toán lớp 10 khi xem xét hệ vật chuyển động nào chúng ta phải chọn phương chiều và gốc toạ độ.
    [/quote]
    Tất nhiên tôi hiểu ý của hitims, tuy nhiên cái tôi đề cập ở đây là về phương diện độ lớn của lực ma sát và nhân tố ảnh hưởng tới lực ma sát chứ chưa nói gì về ảnh hưởng của lực ma sát đối với hệ chuyển động trong một hệ toạ độ quy chiếu nhất định. Và hình như chúng ta đang đi lạc đề.Trên thực tế ai cũng phải thừa nhận rằng xe ô tô hoặc xe máy nếu lốp được bơm căng sẽ đi "bon" hơn là lốp xịt. Cũng tương tự, khi phanh gấp, xe lốp non hơn lại ít bị "rê bánh" hơn là lốp xe được bơm căng. Vậy đây có phải là ma sát phụ thuộc vào diện tích hay không??
  9. X_3winofall

    X_3winofall Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/02/2003
    Bài viết:
    1.209
    Đã được thích:
    1
    vì:
    -lốp căng diện tích tiếp xúc với đất ít
    -lốp non diện tích tiếp xúc với đất nhiều
    -vậy mặt chân đế của xe có lốp non >lốp căng
    ->lốp căng trượt hơn lốp non
    Do đó chẳng liên quan đến việc ms phụ thuộc diện tích chi hết
    Quan quan thư cưu
    Tại hà chi châu
    Yểu điệu thục nữ
    Quân tử gãi đầu
  10. Vietnamese_Heart

    Vietnamese_Heart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2003
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Tôi nhớ ko nhầm thì trong báo VLPT có 1 bài rất kĩ về vấn đề này,Nhưng ko nhớ rõ .Có lẽ là lực ma sát chỉ phụ thuộc vào chất liệu của mặt tiếp xúc .Nếu bác nói là ma sát lăn nhỏ hơn ma sát truợt vì S khác nhau thì đó là sai lầm lưc chống lại ma sát lăn nhỏ hơn vì nó có liên wan đến moment .Xin lỗ vì tôi nhớ ko rõ

Chia sẻ trang này