1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lực ma sát có phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc không???

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi an_teka, 25/12/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. an_teka

    an_teka Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2003
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Hi mọi người
    Tôi đã tham khảo thêm một cuốn sách Vật lý cổ điển của Nga cũng khá cũ rồi, trong đó cũng đề cập đến sự liên quan giữa lực ma sát và diện tích tiếp xúc và cũng kết luận giống như SGK VL lớp 10 rằng lực ma sát không phụ thuộc diện tích tiếp xúc.
    Lực ma sát phụ thuộc vào 2 yếu tố: Áp lực N và hệ số k. Về bản chất áp lực N thì tỷ lệ với lực tác dụng lên vật (lực này có phương vuông góc với bề mặt tiếp xúc). Còn hệ số k phụ thuộc vào tính chất của các mặt tiếp xúc, các vật làm bằng vật liệu gì, mặt tiếp xúc có nhẵn hay không và hệ số k luôn nhỏ hơn 1. Do vậy, Fms luôn nhỏ hơn áp lực N.
    Đây là kết luận thuộc phạm vi nghiên cứu của Vật lý cổ điển. Còn nếu bác nào học tập được Anhstanh tự đưa ra học thuyết riêng cho mình để chứng minh điều ngược lại thì thật sự là một điều rất tốt. Rất mong được học tập và lắng nghe ý kiến của mọi người.
  2. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Đây không phải vấn đề là sách của Tây, Tàu, Nga hay Mỹ, mà vấn đề là hiện tượng ma sát là một hiện tượng được mô tả bởi các định luật gần đúng và thống kê, do đó công thức cho nó phải có một khoảng áp dụng nhất định. Trong khá nhiều trường hợp, lực ma sát không phụ thuộc diện tích tiếp xúc, nhưng trong trường hợp tổng quát thì mối quan hệ trên là có. Trên đây tôi đã trình bày lý luận của mình hoàn toàn trong giới hạn Vật Lý cổ điển. Khảo sát hiện tượng ma sát thông thường không cần dùng đến các lý thuyết Vật Lý hiện đại
    F./
    Thế giới thật rộng lớn
  3. Vietnamese_Heart

    Vietnamese_Heart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2003
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Bác Famer ơi các bác khác nữa có ai biết việc bơm bánh xe đạp có phải là 1 công việc vô ích hay ko thì nói tui bit nha cảm ơn nhiều
  4. annonymous

    annonymous Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/03/2002
    Bài viết:
    2.070
    Đã được thích:
    0
    Khi bánh xe bơm không căng thì có xu hướng bị rê bánh, lúc đó là tác dụng của ma sát trượt.
    Bánh xe bơm căng thì là do ma sát lăn.
    Hệ số ma sát lăn < trượt -> nên bơm căng bánh.
    Bác hãy thử giữ chặt bánh xe không cho nó quay rồi đem so sánh 2 trường hợp căng và không căng thì mới kết luận được.
    Lũ chúng con ngủ trong giường chiếu hẹp,Giấc mơ con đè nát cuộc đời con!
  5. Vietnamese_Heart

    Vietnamese_Heart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2003
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Hình như có sự ngược ngạo trong cách giải thích của bác
    khi giữ bánh xe lại thì làm sao nó quay dc mà khi ko quay thì làm sao có ma sát lăn .dù sao đi nữa thì em cũng biết rằng bơm bánh xe đạp là cho khỏi xóc có lẽ đó là lí do duy nhất
  6. redspider

    redspider Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2003
    Bài viết:
    180
    Đã được thích:
    0
    Nhân tiện hỏi luôn, một cái xe ô tô đang bị trượt xuống dốc (đường trơn chẳng hạn) mà xe nhấn ga để bánh xe quay cho xe chạy lên trên. Hỏi là cái hành động nhấn ga này có làm cho xe trượt xuống chậm hơn không?
  7. songlinh

    songlinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    0
    Lực ma sát ko hề bị tác động của diện tích tiếp xúc . Trong một số trường hợp có sự khác biệt thì có lẽ là do trên cùng một diện tích tiếp xúc lớn có những nơi có hệ số tiếp xúc ko đều nhau thui . Khó có thể tạo nên một diên tích lớn mà hệ số tiếp xúc giống nhau đến 0.0001% được cho nên điều đó dễ xảy ra.
    YÊU CHƯA ĐỦ
  8. an_teka

    an_teka Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2003
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Chào mọi người,
    Tôi đã vác tráp đi hỏi một thầy đang giảng dạy tại khoa Vật lý trường Đại học Quốc Gia về việc ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc với độ lớn của ma sát. Câu trả lời là không có sự ảnh hưởng nào hết. Việc lốp xe non hơi hay được bơm căng ảnh hưởng tới việc xe đi "bon" hay "ỳ" là phụ thuộc vào lực đàn hồi, chứ không phải lực ma sát. Thầy đó cũng cho hay: Bình thường lốp xe không tròn vành vạnh một cách tuyệt đối, cũng như việc mặt đường không bằng phẳng. Khi bánh xe lăn trên đường đã xảy ra sự tương tác đàn hồi giữa lốp xe và mặt đường khiến xe được nâng lên và hạ xuống, do đó làm thay đổi áp lực của bánh xe lên mặt đường -> xe đi nhanh hơn nếu lốp được bơm căng.
    Còn về các loại ma sát thì có ba loại ma sát chính là: ma sát trượt, ma sát nghỉ và ma sát lăn. Ma sát trượt là lớn nhất, còn ma sát nghỉ và ma sát lăn là bé hơn ma sát trượt đến hàng chục lần, do vậy trong các ổ trục thường có đệm bi để chuyển từ ma sát trượt thành ma sát lăn -> Giảm được ma sát hàng chục lần.
    Kết luận cuối cùng: Lực ma sát không phụ thuộc diện tích tiếp xúc!!!
  9. bulubuloa

    bulubuloa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    3.499
    Đã được thích:
    4.294
    THực chất ma sát nghỉ mới là lớn nhất bác ạ!! Chẳng hạn khi ta kéo 1 vật gì, thì lúc đầu rất khó, nhưng khi vật đã bắt đầu dịch chuyển rồi thì cần 1 lực nhỏ hơn để duy trì!!!
    Chính vì thế , khi xe bị lao xuống dốc ( như bạn trên kia hỏi) thì kô nên nhấn cho bánh xe quay, như thế sẽ làm giảm ma sát, mà nên nhấn phanh khéo, để cho bánh xe kô bị trược trên đường!! Thường thì đi trên đường bình thường chúng ta kô để ý, nhưng khi đường bị đóng băng, đang lái xe mà cần phanh, thì chúng ta kô nên nhấn 1 cách đột ngột, mà phải bình tĩnh nhấn phanh 1 cách nhẹ nhàng!!!
  10. an_teka

    an_teka Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2003
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Chắc là bulubuloa nhầm lực ma sát với lực quán tính của vật rồi thì phải. Lực ma sát nghỉ là lực ma sát giữ cho vật đứng yên trên mặt đất. Khi có ngoại lực tác động lên vật tăng đến một giá trị nào đó thì vật bắt đầu chuyển động ->ma sát nghỉ có giá trị cực đại. Khi lực kéo lớn hơn ma sát nghỉ cực đại thì vật chuyển động -> ma sát nghỉ chuyển thành ma sát trượt. Do vậy lực ma sát nghỉ cực đại có độ lớn xấp xỉ bằng ma sát trượt!!!
    Trong trường hợp xe đi xuống dốc bị trơn trượt thì tốc độ quay ngược của bánh xe ảnh hưởng tới việc xe có trôi nhanh hay chậm không phải là do lực ma sát nghỉ lớn hơn ma sát trượt. Điều này cũng giống như khi xe bị sa lầy, có nhấn ga nhiều hay ít thì cũng thế thôi, xe không thoát lầy được.

Chia sẻ trang này