1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lực ma sát có phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc không???

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi an_teka, 25/12/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Color_Of_Wind

    Color_Of_Wind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2003
    Bài viết:
    410
    Đã được thích:
    0
    Akakka các bác ơi ,có lực ma sát không tiếp xúc không ?
    Bèo dạt mây trôi chốn xa xôi ,em ơi anh vẫn đợi vẫn chờ !
  2. an_teka

    an_teka Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2003
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0

    Về bản chất, lực ma sát xảy ra khi có sự tiếp xúc giữa các vật chất. Trong các trường hợp được đưa ra ở trên là xét lực ma sát giữa các vật thể rắn. Tuy nhiên, trên thực tế lại có thêm một số loại lực ma sát khác như: ma sát nhớt xảy ra giữa sự chuyển động ngược dòng của hai khối chất lỏng (khí) hoặc giữa một khối chất lỏng (khí) với một vật thể rắn khác. Mình không rõ cách tính độ lớn của loại lực ma sát này.
  3. bulubuloa

    bulubuloa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    3.492
    Đã được thích:
    4.283
    Em kô nhầm đâu ạ, đúng là lực ma sát nghỉ cực đại và ma sát trượt xấp xỉ bằng nhau, nhưng ma sát nghỉ cực đại lớn hơn 1 chút!! Cái này thì nếu làm thí nghiệm là rõ nhất, em đã phải làm thí nghiệm về hiện tường này rồi!! Khi ta kéo 1 vật ( phải làm thật chậm) thì khi chuyển từ ma sát nghỉ qua ma sát trượt sẽ bị giật 1 cú !!! Và việc quay bánh xe cũng thế đấy, xe lao xuống dốc có lẽ sẽ kô rõ bằng khi đường có băng đâu!!!
  4. erosss

    erosss Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2004
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    bạn Bulubala nói đúng rồi, lực ma sát nghỉ cực đại lớn hơn lực ma sát trượt một chút, chính vì thế nên mới có khái niệm hệ số ma sát trượt và hệ số ma sát nghỉ cực đại.
    Nói thêm một chút, Về bản chất của lực ma sát thì về khía cạnh vi mô đó chính là lực tương tác phân tử, như ta biết rằng lực phân tử sẽ là lực hút nếu như bán kính tác dụng lớn hơn một lượng R nào đó tuỳ thuộc vào bản chất của phân tử, còn sẽ là lực đẩy nếu như bán kính này nhỏ hơn R, R cỡ nano met. Chính vì vật một cách làm giảm ma sát hiện đại lại là tạo ra bề mặt "siêu" tiếp xúc để cho hai bề mặt tiếp xúc với nhau gần như tuyệt đối, khi đó lực phân tử sẽ là lực đẩy.
    Về việc hệ số k hay muy là hằng số của ma sát trược trong các bài tập Vật lý thì cũng chỉ là một khái niệm gần đúng bởi hệ số này còn phụ thuộc vào vận tốc của chuyển động tương đối nữa ( Tuy nhiên bản chất khác với bản chất của ma sát nhớt).
    Còn về ma sát lăn thì đó là do có sự biến dạng vật rắn của vành cũng nhũ của sàn khiến cho phản lực không còn đi qua phương xuyên tâm, tạo ra một momen lực ngăn cản lại chuyển động.

    Có một chủ đề bàn về lực ma sát khá kĩ, các bạn có thể xem thêm ở http://www.physicsvn.org/forum/showthread.php?t=159
    Được erosss sửa chữa / chuyển vào 22:58 ngày 07/02/2004
  5. hoangqwz

    hoangqwz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/12/2015
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    tất cả đều không phụ thuộc vào diện tích
  6. hanhan86

    hanhan86 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    30/12/2015
    Bài viết:
    203
    Đã được thích:
    10
    không phụ thuộc nha bạn
  7. thienbao10

    thienbao10 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    07/01/2016
    Bài viết:
    280
    Đã được thích:
    22
    cái này đc học trong môn vật lý hình như lớp 10
  8. a4cva

    a4cva Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/11/2002
    Bài viết:
    1.859
    Đã được thích:
    8
    Hiểu nôm na là ntn, khi 1 vật có kl 1kg trượt trên s 1m2 thì ta có áp suất tiếp xúc là 1kg/10000cm2=0.1g/cm2. Nếu ta đập dẹt nó ra cho s tiếp xúc tăng lên gấp đôi thành 2m2 và kl ko đổi thì áp suất tiếp xúc là 1kg/2m2=0.05g/cm2, tức là giảm đi 1 nửa, điều này có nghĩa là nếu ta tăng s lên thì áp lực sẽ giảm xuống và ngược lại, tức là tổng sẽ ko thay đổi, tức là nó ko phụ thuộc vào s mà chỉ pthuoc vào kl và hệ số ms mà thôi

Chia sẻ trang này