1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

LỰC QUÁN TÍNH VÀ TRỌNG LỰC THỰC RA LÀ MỘT

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi royalgia, 11/04/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. royalgia

    royalgia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2006
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    0
    tôi xin ghi nhận phần thứ nhất của bạn , còn về cái máy giặt bạn bbảo là lực hấp dẫn nhỏ bé theo thời gian làm cho quần áo quay theo, kết cục quần áo khô vì lực li tâm do nó quay thì funny quá. Tôi đã bảo là tôi giữ cho nó kô quay mà. Còn phần sau nữa thì
  2. mabu_com

    mabu_com Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2006
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    tôi chỉ thấy cái chủ đề là "lực quán tính và trọng lực chỉ là một" nên mới ăn nói hồ dồ như thế thôi.
    Cái này theo thuyết tương đối rộng của E thì đúng , nmhưng giải phương trình xét cả đk bien và ban đầu thì tháy nó chỉ nghiệm đúng trong một vùng hữu hạn thôi.
    Còn thời gian sẽ bàn vói các bác sau
  3. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Mấy nay cứ hắt xì, hoá ra có người nhắc.
    Tại sao chúng ta không trao đổi cùng tìm ra một cái gì đó nhỉ? Đã không thúc giục nhau thì thôi, lại còn ...
    Thuyết tương đối, vẫn có vài cách để chứng minh nó không còn tính phổ quát, ví dụ như phản vật chất chẳng hạn, tìm ra nó -> thuyết tương đối sẽ "giật mình" ngay vì không còn thống trị được không gian.
    Còn tìm ra một thuyết mới, chuyện kỳ lạ thế này, tất cả những người tìm ra cái mới lại rất dốt ... cái cũ. Muốn tìm ra cái mới bạn phải nhìn nhận vấn đề theo cách mới, đó là điều tất yếu.
    Einstein đã từng được ví là kẻ rạch trời rơi xuống (Cán sự bậc 03).
    Tất cả các Bác học, Giáo sư, Tiến sỹ ... trên thế giới sẽ không tìm ra thuyết gì mới, họ chỉ tìm ra một hành tinh mới mà thôi, vì họ có điều kiện.
    Tự nhiên vẫn thế, vẫn lạnh lùng theo cái lý của nó, con người muốn nhìn nhận thế nào thì nó thế ấy. Có thể tôi theo thuyết hư vô nhưng tự nhiên nó thế, con người bắt tự nhiên có nghĩa để cuộc sống có nghĩa.
    Nếu không bận, tôi sẽ trao đổi đến cùng.
    NLV
  4. newtoneinstein

    newtoneinstein Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2004
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    Chào mọi người!
    Đây là một topic rất hay. Và tôi tin là nếu Einstein cũng...online được thì chắc hẳn ổng cũng sẽ tham gia một cách nhiệt tình.
    Bởi vì cái chúng ta muốn bàn luận ở đây là liệu "Lực quán tính" và "Lực hấp dẫn" có phải là một [nguyên lý tương đương] hay không nên tôi mạo muội đưa ra cái nhìn rất briefly về hai khái niệm này.
    1. Lực quán tính: Trước khi nói đến lực quán tính chúng ta cần phải thống nhất lại về các khái niệm cơ bản nhất của cơ học, đó là: hệ qui chiếu (quán tính, phi quán tính), chuyển động, gia tốc,...
    Hệ qui chiếu, hiểu một cách thô thiển, là hệ thống dùng để xác định vị trí của vật (chất điểm) trong không gian theo thời gian. Hiện tại chúng ta vẫn thừa nhận không gian có 3 chiều cộng thêm 1 chiều thời gian nữa. Vậy, hệ qui chiếu gồm 3 trục không gian và một trục thời gian. Chuyển động của vật (chất điểm) phụ thuộc rất nhiều vào hệ qui chiếu (người quan sát).
    Hệ qui chiếu quán tính là gì? Rất đơn giản. Hệ qui chiếu quán tính là hệ qui chiếu nghiệm đúng các định luật của Newton. Hẳn mọi người đều "nằm lòng" các định luật của Newton rùi! Trong định luật đầu tiên, Newton bảo rằng "một vật sẽ đứng yên vĩnh viễn hoặc chuyển động thẳng đều nếu nó không chịu tác dụng của lực" (hoặc chịu tác dụng của hệ lực cân bằng). Phát biểu này của Newton chỉ đúng trong hệ qui chiếu đặc biệt nào đó (quán tính) mà thôi. Thật vậy, vì có hệ qui chiếu mà trong đó dù vật không chịu tác dụng của lực (hoặc chịu tác dụng của hệ lực cân bằng) mà nó vẫn chuyển động có gia tốc. Đơn cử, khi bạn đang phanh xe máy để dừng lại thì hệ qui chiếu gắn với bạn là "không quán tính"; vì đối với bạn các vật trên đường đều chuyển động có gia tốc dù chúng đang chịu tác dụng của hệ lực cân bằng (trọng lực và phản lực). Như vậy là các định luật của Newton đã...gặp khó khăn. Để giải quyết khó khăn này người ta mới đưa ra khái niệm "lực quán tính". Như vậy, khái niệm "lực quán tính" được sinh ra để "chuẩn hoá" các định luật của Newton mà thôi chứ bản thân nó không có ý nghĩa gì cả. Một đại lượng chỉ có ý nghĩa vật lý thực sự nếu chúng ta có thể đo đếm được. "Lực quán tính" không có ý nghĩa vật lý thực sự vì chúng ta hoàn toàn không đo được nó bằng lực kế.
    2. Lực hấp dẫn: Newton có lẽ là người đầu tiên đưa ra khái niệm "lực hấp dẫn" để giải thích các hiện tượng như: tại sao quả táo rơi xuống đất, hay là sự quay của mặt trăng quanh trái đất...
    Theo Newton, hệ qui chiếu gắn với mặt đất (bỏ qua chuyển động của TĐ quanh mặt trời, chuyển động của mặt trời trong thiên hà,...) là một hệ qui chiếu quán tính. Thế mà khi ta thả một quả táo [tức là giải phóng trái táo] thì nó lại rơi xuống với gia tốc g, điều này chứng tỏ quả táo chịu tác dụng của một lực nào đó; lực đó chỉ có thể là lực hút của TĐ lên quả táo và ổng gọi nó là "lực hấp dẫn".
    Mãi đến đầu thế kỷ XX Einstein mới đưa ra được một cái nhìn mang tính cách mạng về "quán tính" và "hấp dẫn" khi ổng xây dựng thành công "thuyết tương đối rộng". Quan điểm của Einstein là: khối lượng-năng lượng của trái đất khiến cho không-thời gian xung quanh nó bị "biến dạng" [được cô đọng trong 1 pt trường]. Quả táo rơi tự do nên gia tốc của nó hoàn toàn bằng 0, ngược lại chính người quan sát "đứng yên" trên mặt đất mới đang...chuyển động có gia tốc trong không-thời gian [vì anh ta đang chịu tác dụng của một lực thực sự đó là phản lực do mặt đất tác dụng vào chân]. Không phải ai cũng có thể "thấm" được ngay điều này. Hoặc là vì họ không có một "nhãn quan vật lý" tốt hoặc là họ không hiểu được hết ý nghĩa của phương trình Einstein, hoặc là cả hai.
    Những gì Einstein muốn nói là: "quán tính" và "hấp dẫn" chỉ là hai "cái tên" khác nhau của một "cô gái". Kiểu như Venus (theo cách gọi của người La Mã) và Aphro***e (theo cách gọi của người Hy Lạp).
    Inertia and Gravity they are both the same, according to Einstein.

  5. dongphuongbatbai1102

    dongphuongbatbai1102 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2006
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    Thuyết dây, các bạn nghĩ gì về nó, tôi thì tôi thấy như thể vẫn dũng cái cũ để tìm ra cái mới. Như thể họ định nghĩa khác đi về mặt phẳng: "qua 3 diểm không thẳng hàng, xác định được 1mặt phẳng" nay thành "qua một đường thẳng và một điểm không thuộc đường thẳng đó, xác định được 1 mặt phẳng".
    Có một lúc nào đó bạn nằm và hình dung thế giới qua con mắt của Einstein, bạn có thể sẽ hình dung thấy thế này: không gian bị các vật thể có khống lượng hút cong đi, ánh sáng truyền qua không gian đó bị cong đi đúng theo đường cong nó chạm đến. Vậy liệu có đường biên giữa không gian cong và không gian phẳng (Newton)? hoặc điểm biên của 3 vùng không gian cong? Theo cách nhìn của E, tôi đoán không có đường biên giữa không gian cong và không gian phẳng, chì có đường biên không gian cong với nhau.
    Một vật khi vào vùng không gian cong đó mới bị hút bởi lực hấp dẫn? Lực hấp dẫn choáng hết cả không gian vũ trụ? có nơi nào đó P = 0? Vật sẽ bị hút theo chiều thẳng đứng vì theo quan niệm của VLCĐ, lực phải có phương chiều và điểm đặt. Tôi thì tôi thấy vật bị rơi theo chiều xiên, vậy lực hẫp dẫn khác với cách hiểu thông thường của VLCĐ chứ? Khi ta ném một quả bóng lên cao, lúc cao nhất (v=0, Hmax) đến lúc rơi xuống đất (H=0), nếu theo ta hìn nhận , quả bóng rơi thẳng đứng, nhưng theo không thời gian 4 chiều người quan sát đứng ngoài trái đất theo trục Bắc-Nam sẽ thấy quả bóng rơi theo chiều xiên. Góc xiên đó chính là góc xiên của hấp dẫn. Quả bóng tự rơi theo phương thẳng đứng còn hấp dẫn (do trái đất quay cuốn không gian) cuốn quả bóng đó đi theo.
  6. royalgia

    royalgia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2006
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    0
    Chào các bác.
    Hoá ra topic này cũng có nhiều người tâm huyết và bức xúc thật.
    To ntt0180: theo tôi bác có cách nhìn nhận tự nhiên rất chín chắn và phương đông, " trải nghiệm" nhiều rồi chăng? Cái tư tưởng của bác làm tôi nhớ đến câu " sẽ không có mặt trăng nếu không có người trông trăng". Đôi khi tôi nghĩ mọi thứ là trò đùa của chúa mà con người là nhân vật trung tâm. Chúa dựng phông, màn, tạo cảnh giả tạo xung quanh ta và thú vị xem chúng ta vùng vẫy. Giống như chúng ta nuôi cá vàng, con cá sung sướng khi phát hiện ra quy luật mỗi khi đèn sáng thì có thức ăn, hay chu kì 3 ngày / một lần nước sạch và con cá đó ngạo mạn tận hưởng và khám phá.Khi con cá vàng chết đi, chúng ta đập bể kính, đập hòn non bộ, giải tán trò chơi.Tôi không tin vào thuyết nào tiên đoán được tự nhiên sẽ ra sao khi con người biến mất, hoặc được thay thế bởi một hệ sống nohuman.
    To newtoneistein: Cám ơn bác có bài tâm huyết, mở mang cho anh em nhiều điều. Cái bác nói về quả táo rơi rất hay, cái này E nói là nó đi theo đường trắc địa, ( ngắn nhất ). Còn "Không phải ai cũng có thể "thấm" được ngay điều này" cũng dễ hiểu thôi, tôi là thực thể 3D thì thấm làm sao được, muốn thấm tôi nghĩ phải thấm mấy cái phương trình trước đã.
    To dongphuongbatbai1102: Tôi không đồng ý với cách nhìn của bác rằng khi bác nhảy ra khỏi trái đất để quan sát trái đất thì đấy là không gian 4D, vẫn là 3D thôi. Muốn nhảy ra vào 4D thì bác cần một tờ giấy và một cái bút, kèm theo vài quyển sách. Còn về thuyết dây? bác cứ cho tôi từ từ đã. Tôi vẫn còn chưa nuốt nổi cái kích thước pờ lăng.
    Mong các bác cao thủ hạ sơn, mở mang tiếp cho chúng sinh.
  7. Red_pencil

    Red_pencil Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2006
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    ko biết các bác vào đây luyện văn hay tư duy sáng tạo
    Lúc đầu có vẻ vớ vẩn nhưng càng lúc càng vui vẻ, sôi nổi, hi vọng mọi người bàn luận thực sự có ích

Chia sẻ trang này