1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lục Quân Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi congtubl, 11/05/2018.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Các cụ bóng bàn lạc chủ đề roài. Cụ T.ổng Gi.ang bẩu cắt giảm 10% quân số chiến dịch. Nghĩa là ko động chạm gì đến bộ đội địa phương. Trong 10% đó đa phần cắt giảm quân số ko trực tiếp tác chiến. Trong đó cụ thể có: hậu cần, tham mưu cấp trung gian, công nghiệp quốc phòng ko liên quan đến sản xuất vũ khí, các công ty khác ngành nhưng thuộc quản lý của QĐ, các binh đoàn làm kinh tế kết hợp quốc phòng...

    Ý cụ Hoàng đúng, sắp tới sẽ tăng quân số trực tiếp chiến đấu. Nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu của QĐ. Ko có chuyện giảm quân chiến đấu trong các sư chủ lực.

    Còn việc giảm biên chế có căn cứ ở đâu. Ở quyết tâm chính trị căn cứ vào thống kê các cải tiến kỹ thuật công nghệ có thể giảm số lượng quân số vận hành.
    Ví dụ: Ngày xưa đường xấu, xe tải trọng thấp. Quy định một xe chỉ chở được 6T đạn. Nay xe xịn, đường nhựa có thể chở tới 30T ngon ơ. Vậy số lượng đầu xe và người vận hành có thể giảm. Đại khái thế.

    Một nguồn giảm nữa đã bàn từ lâu. Cắt giảm biên chế chỉ huy trung gian từ tiến bộ KHKT trong trinh sát bằng UAV, máy tính lập bảng biểu kế hoạch, liên lạc tầm xa tiện lợi... Chỉ huy cấp cao có thể theo dõi và chỉ huy trực tiếp được các cấp thấp hơn theo quy định ở thế kỷ trước...

    Nguồn nữa theo xu hướng giảm biên chế chung. Các công nhân quốc phòng ở các Công ty ko liên quan gì đến quốc phòng. Có thể chuyển đổi các Công ty này sang ngạch dân sự. Đương nhiên cũng giảm được kha khá biên chế trên giấy tờ mà ko ảnh hưởng gì đến sức mạnh QĐ.
    hk111333 thích bài này.
  2. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
    Bạn định bỏ ra bao nhiêu tiền nữa để đảm bảo rằng nếu có chiến tranh nổ ra ta sẽ tổn thất ít hơn địch ?

    Cái kiểu nói chuyện ta chết nhiều quá, chiến thắng không vẻ vang của bạn là cái kiểu nói chuyện mơ mộng viển vông, không có căn cứ thực tiễn. Nghe rất phản cảm, coi thường lòng dũng cảm, sự hy sinh của cha ông. Chúng ta chiến đấu với những gì chúng ta có, bảo vệ những gì chúng ta cần phải bảo vệ. Chúng ta không viển vông cắt giảm quân số, tập trung tiền của xây dựng vài sư đoàn con cưng, dàn trận đánh địch để chết ít giết nhiều. Chúng ta chiến thắng là vì chúng ta có đủ quân số, trang bị đủ mạnh để đánh khắp nơi, đánh từ bắc chí nam. Giành thế chủ động. Buộc bọn con cưng, tinh nhuệ của địch phải chạy đông chạy tây, nghìm chân bọn chúng ở điểm này để đánh chiếm điểm khác. Đó là bài học xương máu chúng ta rút ra trong cuộc chiến. Quân số đủ là một yếu tố cực kỳ quan trọng.

    Bạn nói Nguyễn Huệ dựa vào 'hoả khí hiện đại' đánh bại quân Thanh tết Kỷ Dậu đó là học không đến nơi đến chốn. Nguyễn Huệ chuẩn bị đánh ra Thăng Long thì đã thi hành chính sách cưỡng bách tòng quân, 3 suất đinh lấy 1, chỉ 10 ngày đã tăng thêm quân số lên đến 10 vạn người. Đủ quân số thì mới tốc chiến tốc thắng, xuất binh ngay dịp tết. Đánh quân Thanh không có thời gian phản ứng, không thể tụ binh, hai mươi mấy vạn chỉ là nắm cát rời, dẫm đạp lên nhau mà chạy. Nguyễn Huệ dùng quân số áp đảo cục bộ, tiêu diệt từng cụm nhỏ, bám sát không rời không cho địch có cơ hội tụ binh để giành chiến thắng. Chiến thắng Kỷ Dậu không chỉ dựa vào vài vạn quân tinh nhuệ, không dựa vào 'thuỷ quân hiện đại' đã cùng Nguyễn Huệ vào nam ra bắc bao năm.
    Lần cập nhật cuối: 29/05/2018
  3. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
    Cắt giảm 10% biên chế các cơ quan cấp chiến dịch, chiến lược: sư đoàn bộ, BCH quân sự các tỉnh, BTL quân khu, và các bạn bệ trực thuộc tổng cục/bộ. Nói chung là giảm biên chế sĩ quan tham mưu, sĩ quan chuyên nghiệp.

    Mình không tin là sẽ có chuyện cắt quân số ở đây, cấp chiến dịch hay cấp huyện. Để đảm bảo duy trì lực lượng dự bị động viên dồi dào thì mỗi năm chúng ta cần huấn luyện mới ít nhất 12 vạn tân binh. NVQS 18 tháng, như vậy hơn một nửa quân số lục quân hiện tại là lính nghĩa vụ, không thể cắt. Nếu cắt 10% quân số theo 'kế hoạch' thì tỉ lệ lính thường trực sẽ chỉ còn chưa đến 2/5 tổng quân số, QĐNDVN sẽ đi vào lối mòn lính kiểng của QLVNCH khi xưa. Lính nghĩa vụ không tha thiết binh nghiệp chỉ mong hết hạn để phục viên, lính thường trực không đủ để đảm bảo quân số chiến đấu trên toàn bộ các hướng chiến lược.
  4. sukuki

    sukuki Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/05/2017
    Bài viết:
    118
    Đã được thích:
    34
    Tư duy bảo thủ ở việt nam nó nhiều vô biên cụ ơi...thế giới ngta trải qua biết bao nhiêu cuộc cách mạg khkt rồi. Nhìn tư duy thằng nga vs tư duy tụi tây là chúng ta thấy trước mắt mình nên làm gì rồi
  5. KhanhHaiDuong

    KhanhHaiDuong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2015
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    105
    Nguyễn Huệ đánh Xiêm, Hưng Đạo Vương đánh Mông lúc đó quân và lực thua xa địch về lượng đấy. Linh hồn của cuộc chiến là cách đánh. Con cưng của đối phương không hiệu quả là do họ dỡ.
  6. duyvu1920

    duyvu1920 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2012
    Bài viết:
    6.469
    Đã được thích:
    2.971
    Đã nói từ đầu là giảm quân số thuộc quân đoàn,các quân khu vẫn giữ như cũ?? bạn có hiểu quân đoàn là lính gì không?? là lính đi từ nam ra bắc hoặc từ bắc vào nam,từ VN qua campuchia,thái lan đó,quân đoàn là lính cơ động chiến lược giờ bắt lội bộ thì cơ động cái gì?? năm 75 đánh vào tới SG không nhờ xe tăng,pháo binh và xe bọc thép không lẽ dựa vào súng ak,b40 mà đánh tới SG??
    Bạn nói quang trung không dựa vào hỏa khí hiện đại thì coi bài này đi,nhớ coi cho hết chứ đừng coi tít nhé,không nhờ hỏa lực vượt trội thì đánh kiểu gì
    http://danviet.vn/que-nha/hoa-ho-va-hoa-cau-vu-khi-toi-tan-cua-vua-quang-trung-186664.html
    Quang Trung có 10 vạn quân tính cả dân binh hành quân xa đánh với 30 vạn quân phòng thủ,chỉ mất có 8000 trong khi bên kia mất tới 2 vạn chưa tính dân binh,trong khi đó quân lấy thêm của Quang Trung chỉ là dân binh không có kinh nghiệm chiến trường,hay về sau này với 300 lính pháp+hỏa lực vượt trội đã đánh tan thành hà nội với 7000 quân phòng thủ??
  7. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
    Bạn muốn giảm quân các quân đoàn chủ lực bằng cách mua sắm vô tội vạ những thứ vũ khí đắt tiền kiểu như pháo PHZ của Đức, bỏ ra 60 triệu để cắt giảm 100 người lính, tiết kiệm $400.000 mỗi năm. Làm như vậy tiền đâu để đầu tư cho các lực lượng khác của các quân khu ? Mình gọi cái kiểu vứt tiền để giảm người của bạn là đầu tư cho bọn con cưng vào nam ra bắc mà bỏ quên phần còn lại của lục quân. Không sai chứ ?

    Bạn biết rằng chúng ta hành quân cấp tốc, thần tốc chiến thắng chiến dịch HCM bằng cơ giới, nhưng không hiểu rằng xe tăng ấy không tập trung đầu tư ở các nắm đấm thép, không dàn quân đánh từ bắc xuống nam. Chúng ta xé lẻ các đơn vị tăng thiết giáp ra thành các trung đoàn, điều vào bổ sung cho các đơn vị thâm nhập vào nam. Sự có mặt của tăng thiết giáp là yếu tố không thể bỏ qua trong trận chiến mở màn ở Tây Nguyên.

    Ở đây là sự lập lờ của bạn: bạn mượn chuyện để cơ ngợi sự ưu việt của vũ khí hiện đại mắc tiền, khinh thường sự đổ máu hy sinh của cha ông, cho rằng chiến tranh bất đối xứng là không đáng. Mình nói về phương hướng đầu tư hiện đại hoá quân đội. Mình không cấm vũ khí hiện đại, mình chỉ căn cứ vào thực tiễn mà nói rằng cần phải đảm bảo đủ quân số, có hoả lực tốt chứ không phải 5 triệu người cầm tầm vông để đi chống hoả khí. Đầu tư lục quân cần đầu tư rộng chứ không phải sâu. Mình đồng thời muốn bảo vệ những giá trị của sự hy sinh của cha ông đi trước. Cha ông ta không ngu khi phải mày mò sáng tạo, tìm kiếm cách đánh để có thể lấy vũ khí thô sơ, hàng viện trợ để đánh và đánh thắng một đế quốc sừng sỏ hàng đầu thế giới. Cha ông ta dũng cảm đối mặt với khó khăn, nguy hiểm, chiến đấu với tất cả những gì có trong tay, bảo vệ những gì mình phải bảo vệ. Cũng như bây giờ QĐNDVN không ngu khi vẫn tiếp tục duy trì sử dụng các loại vũ khí 'cổ lổ sĩ' để có đủ hoả khí trang bị cho toàn quân ở một mức quân số đủ bảo vệ tổ quốc. QĐND trang bị trong giới hạn cho phép của nền sản xuất xã hội, đáp ứng đủ yêu cầu BVTQ đề ra.

    Cái kiểu đòi hỏi mua 16 khẩu pháo xịn của bạn là kiểu đầu tư con nhà giàu, xây dựng một số đơn vị con cưng với hoả lực cực mạnh, có sức đột phá cao nhưng phần còn lại của quân đội thì èo uột, không có khả năng tác chiến trong môi trường chiến tranh hiện đại. Thay vì đầu tư sâu 1-2 đơn vị để cắt giảm quân số, chúng ta cần đầu tư nâng cao sức chiến đấu toàn quân, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn mới. Lấy VD về pháo binh, thay vì mua 16 khẩu pháo hiện đại, chúng ta có thể dùng khoản tiền đó đi mua/cắp công nghệ sản xuất bộ phận đốt đít của đạn pháo, nâng tầm pháo binh toàn quân lên 3-5km nữa. Với tầm bắn xa hơn, chúng ta có thể phân tán hoả khí trên một diện rộng hơn để tránh tổn thất khi bị tập kích đường không/phản pháo. Tầm bắn xa hơn cũng tạo điều kiện tập trung mật độ hoả lực cao hơn tại điểm đột kích, thay vì 100 nòng pháo/km chúng ta có thể huy động 130-140 nòng trên cùng một km, mà không cần thay đổi bố trí, mua thêm pháo xịn. Đó là đầu tư trên diện rộng. tăng cường hoả lực cho toàn quân, từ bắc chí nam, đơn vị nào cũng đạt lợi ích.
    beta22vietthai410 thích bài này.
  8. quangnamfc

    quangnamfc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/10/2015
    Bài viết:
    184
    Đã được thích:
    33
    Nếu tương lai đánh nhau với TQ hoặc Mỹ thì em nghĩ khả năng cơ động giữa các vùng miền sẽ cực kỳ khó khăn, vậy nên đảm bảo quân số để rải đều các khu vực phòng thủ cũng là điều cần thiết. Có mấy cụ nghĩ chỉ cần mua pháo tự hành, xe bọc thép là có thể thay thế tăng sức cơ động bù cho số lượng quân mà lại quên mất những nước cơ giới hóa quân độ như vậy thì đồng thời không quân của họ cũng đông đảo để đảm bảo ô phòng không cho đội hình cơ giới cơ động. Trong khi đó VN mình thì phòng không - không quân ko đủ lượng để đảm bảo điều đấy nên dùng đội hình bộ binh nhẹ sẽ dễ dàng phân tán, ản nấp để chống thiệt hại do không khích tốt hơn là đội hình cơ giới phơi mặt trên đường.
  9. congtubl

    congtubl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    5.086
    Đã được thích:
    2.555
    Mấy hôm rày lubu nên em chưa đào mộ Group này lên.
    Nghe bảo sau khi nhà ta trang bị Cua đồng các loại thì tiếp theo là mua KẸP ĐỂ BẺ CÀNG CUA từ 1 đối tác quan trọng.
    Không những kẹp này dùng cho LQ mà còn khả năng cho HQ và bảo vệ đảo, vì chứ món này mà phan mấy con đổ bộ nhỏ nhỏ thì ngon, chứ con 999 e chắc vài chục quả mới thấm.
    [​IMG]
  10. o8ugk

    o8ugk Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2016
    Bài viết:
    363
    Đã được thích:
    297
    Tôi đồng ý với bác ở vấn đề xây dựng quân đội phải dựa trên nền tảng công nghiệp quốc phòng hiện có và hiện trạng kinh tế. Thêm vào đó, trong số các triều đại Việt Nam có chiến tranh lớn chống ngoại xâm thì ngoại trừ triều Hồ và triều Nguyễn từ thời vua Tự Đức, các triều còn lại đều chú trọng xây dựng quân theo chiều rộng. Điều này không mâu thuẫn với lý thuyết " binh lính cốt tinh không cốt đông " mà tập trung vào sức mạnh của lực lượng địa phương.
    Ví dụ: thời Ngô Quyền đánh quân Nam Hán, lực lượng chủ yếu là quân Đường Lâm mới tập hợp cùng với quân các hào trưởng.
    - Thời nhà Lý đánh quân Tống, tướng Lý Thường Kiệt chia quân làm 2 ngả " tiên phát chế nhân" thì cánh quân trên bộ do tướng người dân tộc là Tôn Đản chỉ huy, chủ yếu là quân địa phương. Đến khi quân Tống kéo sang thì ngoài phòng tuyến chủ yếu tại sông Như Nguyệt, các lực lượng quân địa phương tại các tỉnh biên giới phía Bắc đã chiến đấu quyết liệt trong vùng địch tạm chiếm, góp phần chủ yếu vào việc quân Tống phải rút quân.
    - Thời nhà Trần chống quân Nguyên Mông, lực lượng nhà Trần chủ yếu là quân được chỉ huy bởi các vương hầu, quý tộc, thân thích nhà Trần, quân mô từ các thái ấp của mình. Quân đội tổ chức theo lời Đức Thánh Trần là " đội quân cha con ".
    - Thời nhà Lê kháng chiến chống quân Minh, quân đội là nhân dân được tập hợp đi theo Lê Lợi trong suốt 10 năm.
    - Thời vua Quang Trung đại phá quân Thanh, quân chủ yếu là dân tập hợp tại Thanh Hóa-Nghệ An trên đường tiến ra Bắc.

    Còn nói về hai trường hợp ngoại lệ là nhà Hồ và nhà Nguyễn từ thời vua Tự Đức:
    - Quân nhà Hồ chủ yếu là quân Triều đình. Cách thức tuyển quân là kiểm tra nhân khẩu cả nước rồi sung quân nên quân số tăng gấp bội. Tuy nhiên, nhà Hồ chủ yếu dựa vào quân thường trực do nền tảng xã hội chưa yên sau cuộc cải cách lớn ( đây là bài học hậu thế lớn nhất ), thiếu vắng các đội quân địa phương. Vì lý do đó, toàn bộ quân chủ lực tập trung giữ phòng tuyến Đa Bang với hỏa lực mạnh hàng đầu thế giới khi đó là súng thần cơ. Tuy nhiên, chiến lược này lại đưa đến thảm họa khi phòng tuyến Đa Bang sụp đổ thì toàn bộ lực lượng nhà Hồ cũng tan rã nhanh chóng. Đất nước bị quân Minh đô hộ 20 năm.
    - Quân nhà Nguyễn dưới thời vua Tự Đức tập trung vào lực lượng vệ binh đóng tại kinh thành Huế và khu vực chung quanh như Đà Nẵng để bảo vệ hoàng thất. Nguyên nhân một phần đến từ nhiều cuộc nổi loạn của nông dân trên cả nước. Vì vậy, liên quân Pháp-Tây Ban Nha đánh Đà Nẵng 2 lần trong gần 2 năm vẫn không thể chiếm nổi Đà Nẵng để tiến lên Huế. Ngược lại, tình hình quân tại các địa phương rất tồi tệ nên khi quân Pháp đánh Nam Kỳ và Bắc Kỳ thì lấy dễ dàng, dù cho dân quân có chiến đấu anh dũng thì cũng chỉ trang bị thô sơ.

    Nhận thấy một bài học có tính chất lịch sử là khi xã hội bất ổn, đất nước suy thoái thì chiến lược quân sự cũng thay đổi, dẫn đến tình trạng co cụm để bảo vệ chế độ chứ không còn mang tính chất của một " đội quân cha con " nữa. Bài học nhãn tiền là nhà Hồ và nhà Nguyễn. Còn một bài học nữa nhỏ hơn là chế độ VNCH, khi quân đoàn 1 tổ chức phòng thủ Huế- Đà Nẵng thì tổng thống Nguyễn Văn Thiệu lại ra lệnh rút sư đoàn dù về, sau đó lại ra lệnh di tản sư đoàn thủy quân lục chiến khỏi Huế dẫn đến mất hơn nửa lực lượng. Trong số gần 1 triệu quân VNCH thì chỉ có hơn 200 ngàn là quân chính quy. Trong đó, lực lượng mạnh nhất, đông đảo nhất tập trung tại sư đoàn dù và sư đoàn thủy quân lục chiến cùng với các đơn vị quân đoàn 1. Vì vậy, khi các đơn vị tinh nhuệ nhất tan rã thì toàn quân cũng tan rã theo.

    Từ những bài học lịch sử trên, việc trang bị tập trung cho một số lực lượng chủ lực làm " quân cấm vệ " mà thiếu quan tâm quân địa phương là rất nguy hiểm. Tuy nhiên, bất cứ lý luận quân sự nào cũng phải dựa trên thực tế đất nước vì suy cho cùng, nhiệm vụ đầu tiên của quân đội là bảo vệ chế độ.
    dragonboy1080 thích bài này.

Chia sẻ trang này