1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lực và các loại lực!

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi RAGNAROK, 02/11/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. girl_danhda

    girl_danhda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    568
    Đã được thích:
    0
    Hiện giờ học sinh cấp 3 mới biết đc lực hấp dẫn qua 3 định luật của Niuton.Điện tù học từ lớp 9 và tuơng tác.Thế còn lực hạt nhân anh có thể giải thích rõ hơn đc ko.thế nào là lực hạt nhân.Em có nghe qua nhưng chua hiểu rõ lắm có lẽ vì chua đc học
  2. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    to Esu: người ta thống nhất như thế nào nhỉ? Bạn có thể giải thích hộ được không? Theo tôi hiểu thì vẫn cứ là 4 loại lực thôi
    to "em họ" : nhìn lại đi, anh nói là lực hạt nhân cũng có nơi gọi là lực hạt nhân mạnh, còn tương tác yếu thì được gọi là lực hạt nhân yếu.
    Tạm định nghĩa 4 loại lực thế này:
    1 Hấp dẫn: là loại lực yếu nhất nhưng có tầm tác dụng xa nhất, bất chấp mọi khoảng cách và nó luôn là lực hút tác dụng lên tất cả các vật mang khối lượng (ta nên hiểu là trừ photon ra, bất kể cái gì cũng có khối lượng cả)
    2 Lực điện từ: là lực tương tác giữa các hạt mang điện mà nói cho đơn giản là các hạt mang điện trái dấu thì hút nhau còn các hạt cùng dấu thì đẩy nhau.
    3 Lực hạt nhân: đây là loại lực mạnh nhất trong tự nhiên nhưng lại là loại lực có tác dụng ngắn nhất, nó chỉ phát huy tác dụng ở những khoảng cách vô cùng nhỏ (kích thước hạt nhân) Nó là lực giữ cho các proton và neutron luôn ở trong hạt nhân mà không bị tách rời ra.
    4Tương tác yếu: thật ra nó không yếu chút nào. Đấy là loại lực gây ra sự phóng xạ hạt nhân. Nhờ có nó mà bàng tuần hoàn của chúng ta chỉ có trên 100 nguyên tố mà không phải là 1 vạn hay hàng tỷ nguyên tố. Đó là vì các tương tác yếu không cho phép các hạt nhân quá nặng tồn tại, nếu cố gắng tạo ra một hạt nhân có số khói đến vài trăm chẳng hạn, chúng sẽ phân rã ngay tức khắc.
  3. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Hấp dẫn:
    Hôm trước bên thiên văn tôi đã thực hiện một chủ đề offline về cơ học cổ điển và đã nói nhiều về háp dẫn. Đó là chủ đề thiên văn học nên các vấn đề đó cũng không được đề cập nhiều. Hôm nay xin nói kĩ hơn một chút.
    Trước hết ta hãy khẳng định rằng mọi vật đều có hấp dẫn và đều phải chịu hấp dẫn của vật khác. Đó là vì sao? Bởi vì mọi vật (trừ hạt photon) đều mang khối lượng, và đẫmng trong mình khối lượng thì có nghĩa là nó phải chịu một lực sinh ra do khối lượng bản thân nó. Tuy nhiên một điều nữa cần khẳng định là cho đến nay chưa có một lí thuyết nào giải thích được một điều hết sức đơn giản là tại sao đã có khối lượng thì phải có hấp dẫn. Vậy bạn thấy hấp dẫn ở những đâu? Câu trả lời đã có ở trên, nó có ở khắp nơi và chi phối mọi sự vật mà chúng ta biết. Nếu không có hấp dẫn thì hẳn là chỉ cần một cái nhún chân, ta có thể bay ra ngoài vũ trụ ngay tức khắc. À mà sẽ chẳng có chúng ta đâu vì không có hấp dẫn thì có nghĩa là Trái Đất không thể giữ được dưỡng khí để chúng ta tồn tại. Chết, lại nhầm, làm sao mà có Trái Đất và tất cả các thiên thể được bếu không có hấp dẫn để vật chất hội tụ lại tạo thành các thiên thể.
    Vậy là bạn đã biết được hấp dẫn có tầm quan trọng như thế nào và vài tính chất cơ bản của hấp dẫn rồi nhé. Bây giờ ta hãy thử tìm hiểu đôi chút về định luật vạn vật hấp dẫn và qua trình ra đời của nó xem sao.
    Định luật vạn vật hấp dẫn
    Định luật Vạn vật hấp dẫn, một định luật hết sức cơ bản mà có lẽ chẳng cần nhắc ra thì ai cũng đã biết đến nội dung của nó rồi. Tuy nhiên vẫn xin được nhắc lại một lần nữa:
    ?oMọi vật luôn hấp dẫn lẫn nhau với một lực tỷ lệ với khối lượng của chúng và tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.?
    Xác định hằng số hấp dẫn G, đo khối lượng Trái đất
    Hằng số G được xác định đơn giản như sau. Ta đã biết rằng hấp dẫn tỷ lệ với khối lượng 2 vật và tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. Sử dụng một cân đĩa 2 bên đặt 2 quả nặng bằng nhau có cùng khối lượng đã được biết trước. Cân đĩa này hoàn toàn cân bằng. Bây giờ đặt xuống dưới một trong 2 đĩa cân một quả nặng khác có khối lượng khá lớn so với 2 quả nặng kia. Kết quả khi đó thu được là đĩa cân có thêm một khối lượng đặt phía dưới sẽ bị lệch xuống nhiều hơn so với đĩa cân bên kia do hấp dẫn của quả nặng mới này. Độ lệch này cho phép xác định được giá trị của hấp dẫn do quả nặng mới tác dụng lên quả đặt sẵn trên đĩa cân. Biết khối lượng 2 quả và khoảng cách giữa chúng, thay vào công thức hấp dẫn ta ra được hằng số G
    Như vậy ta đã xác định được giá trị của hằng số G. Bây giờ đặt thêm lên đĩa cân bên kia một khối lượng nữa, đĩa cân này lấy lại được ưu thế của mình so với bên có một quả nặng đặt phía dưới. Dựa vào sự thay đổi cân bằng này, ta lại xác định được lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên quả nặng mới đặt lên. Thay giá trị của lực này cùng với giá trị của G, khối lượng quả năng và khoảng cách của nó đến Trái Đất sẽ thu được khối lượng tưng đối chính xác của Trái Đất (~6 triệu tỷ tỷ tấn)
    Ete, nó là gì?
    Một câu khẳng đinh mà chúng ta nên biết về hấp dẫn là hấp dẫn không những chỉ là loại tương tác ảnh hưởng lên tất cả các vật thể trong vũ trụ mà hơn thế nữa, tầm tác dụng của nó là vô hạn do nó giảm dần theo bình phương khoảng cách (có nghĩa là không thể về ZERO) và một điều nên nhắc đến là nó bất chấp cả môi truờng nữa. Ta không có một cơ may nào để tạo được một bức màn chống lại sự tác dụng của hấp dẫn (như trong phim viễn tưởng). Có điều điều này không phải được chấp nhận ngay từ đầu.Ngay sau thời gian Newton đưa ra khái niệm hấp dẫn, giới khoa học không ngừng tranh cãi, vậy thì hấp dẫn truyền đi như thế nào? Nhiều nhà vật lí khi đó đưa ra một khái niệm mới, theo họ thì ?okhông gian sợ sự trống rỗng?, và do đó để hấp dẫn có thể truyền qua mọi khoảng cách thì không gian phải được lấp đầy bởi một loại vật chất cho phép truyền mọi loại tương tác trong đó. Và thế là khái niệm Ete ra đời. Vậy là vũ trụ tràn ngập bởi Ete, mọi chuyển động của chúng ta đều là chuyển động trong Ete. Cả Trái Đất cũng quay quanh mặt Trời trên một quĩ đạo đầy Ete, tất cả đều bơi trong một biển Ete khổng lồ. Đó là quan điểm của những người theo thuyết tác dụng gần. Newton phản đối điều này, ông khẳng định rằng Ete không hề tồn tại, nhất là khi chưa có thực nghiệm chứng minh sự tồn tại của nó. Thật vậy, nếu như quả thật tràn ngập không gian của chúng ta là một chất Ete nào đó thì lí do nào mà ta lại không thể cảm nhận thấy ta đang chuyển động trong nó. Lẽ nào Ete chuyển động cũng chiều với tất cả chúng ta ở khắp mọi nơi? Lẽ nào lại có một loại vất chất thần diệu mà không hề có ma sát để ta không thể cảm nhận được nó và nó lại không hề cản trở chuyển động của Trái Đất? Với Newton, chân lí bao giờ cũng đơn giản và dễ hiểu, chính ông là người đầu tiên phản đối lí thuyết này. Theo ông, hấp dẫn là loại tương tác có thể truyền đi trong mọi môi trường và với vận tốc vô hạn, tức là ngay khi một vạt thể có khối lượng xuất hiện thì nó sẽ gây ra hấp dẫn và đồng thời chịu hấp dẫn của các vật thể khác ngay tức khắc bất chấp mọi khoảng cách (tác dụng ngay tức khắc). Ngày nay ta biết rằng hấp dẫn có tốc độ truyền tương tác chính bằng với tốc độ truyền của bức xạ điện từ trong chân không.
    Có lẽ lực hấp dẫn này cũng chẳng còn gid nhièu nên xin dừng ở đây vậy, có lẽ lần sau nói về các lực điện từ thì sẽ hấp dẫn hơn.
  4. imweasel

    imweasel Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/07/2002
    Bài viết:
    473
    Đã được thích:
    0
    hừm, thống nhất các loại lực đúng như esu nói : http://ttvnol.com/vatly/341242.ttvn
    (tự nhiên bon chen )
  5. girl_danhda

    girl_danhda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    568
    Đã được thích:
    0
    anh o*i về cái luật vạn vẫn hấp dẫn em nói thật bài viết của anh ko khác gì mấy so với sach giáo khoa 10 đâu.Tất nhiên cũng ko thể đòi hỏi anh quá cao siêu.Nhưng anh có thể mở rộng ra một và điều lí thú xung quang lực vạn vật hấp dẫn này dc ko
  6. hoang_sphn

    hoang_sphn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2004
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Bạn nói lực hấp dẫn là tương tác giữa các vật có khối lượng là đúng nhưng trừ photon ra là sai. Bạn đã biết vè thuyết tương đối tổng quát của Einstein? Photon cũng bị tác dụng bởi vật có khối lượng. Năng lượng của photon sẽ thay đổi khi chuyển động đến gần một vật có khối lượng, hay tổng quát là trường hấp dẫn gây ra bởi vật .
  7. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Đó không phải lực hấp dẫn.
  8. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    to girl_danhda: thế em thử xem sách lớp 10 có những đoạn nói về ete hay các vấn đề về tính chất của hấp dẫn không. Cái quan trọng là thật sự nhiều người cũng đâu đã hiểu hết tính chất của hấp dẫn.
  9. BlueSpider

    BlueSpider Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/04/2004
    Bài viết:
    536
    Đã được thích:
    0
    Photon không có khối lượng ... thế đấy ! Đường đi của nó bị uốn cong là do hiện tượng "không gian trũng" ... chứ không phải là do lực hấp dẫn...
    Mặc dù từ năng lượng của photon ta có thể quy ra khối lượng tương đương theo E=mCC ... nhưng không thể áp dụng với photon được (do nó cấu tạo khác với các hạt vật chất khác)!
  10. hoang_sphn

    hoang_sphn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2004
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Ở đây tôi không dùng khái niệm lực mà nói tổng quát là tương tác hấp dẫn. Vì nếu nói lực thì các bạn lại áp dụng công thức Newton để tính lực cho photon là không được rồi. Mà nói tương tác hấp dẫn( hay tương tác nói chung) là cần thông qua một môi trường( trường hấp dẫn, điện từ...). Nhw thế thì các bạn sẽ hiểu được photon có tương tác hấp dẫn hay không.
    Phải nói là không gian cong chứ không phải không gian trũng. Nhưng không gian cong là do cái gì gây ra? Do vật có khối lượng lớn gây ra!
    Như vậy photon tương tác với vật thông qua trường hấp dẫn của vật . Đó là tương tác hấp dẫn đấy ông bạn ạ.
    Được hoang_sphn sửa chữa / chuyển vào 00:16 ngày 06/11/2004
    Được hoang_sphn sửa chữa / chuyển vào 00:17 ngày 06/11/2004

Chia sẻ trang này