1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lực và các loại lực!

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi RAGNAROK, 02/11/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hoang_sphn

    hoang_sphn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2004
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Bạn đúng là không phải dân Vật lí phải không? Nếu dúng vậy thì tôi sẽ không tranh luận với bạn nữa . Vì không cùng chuyên ngành mà tranh luận vấn đề này sẽ không có lời kết.
  2. bien_pp

    bien_pp Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    184
    Đã được thích:
    0
    Hahhahha. các đc này hăng quá. Tranh luận thì phải cởi mở một chút chứ, nếu không thì chả có ích gì mà lại chuốc bực mình vào thân. Tớ đọc từ đầu thấy hai đc đều đúng cả thôi chẳng qua mỗi người đưa ra khái niệm theo một quan điểm: Về khái niệm lực thì ngay cả sách nước ngoài hay sách việt nam đều xảy ra rất nhiều tranh cãi, cho nên các đc hơi hung hăng quá cũng dễ hiểu. Tớ biết thế nào thì nói thế nhé:
    1. Khái niệm lực cổ điển (và trong sách phô thông cũng dùng quan niệm này) Là đại lượng vật lí đặc trưng cho độ mạnh yếu của tương tác (thực ra thời ông Niutơn chỉ là tương tác cơ học thôi ) có tác dụng làm biến dạng hoặc thay đổi chuyển động của vật. Do đó người ta không thể nhìn thấy lực được mà chỉ nhìn thấy kêt quả của lực hay là các kiểu biểu diễn lực mà thôi (cái này thì quan điểm mở rộng cũng đúng)
    quan niệm lực này thì có các loại lực: Lực ma sát, lực đàn hồi, ´trọng lực, lực hấp dẫn, lực từ , lực loren.....
    2. Quan điểm lực là tương tác: (thường thì người ta dùng là tương tác , mà ban đầu cũng gọi là tương tác nhưng về cơ bản mọi tương tác đều gắn với lực tác dụng nên về sau họ dùng chung): Khi đó có 4 loại tương tác :
    - hấp dẫn
    - điện từ
    - yếu
    - mạnh
    Và theo quan điểm mới, thì mỗi loại tương tác người ta gắn với một trường, và được biểu hiện bởi các hạt. do đó có 4 loại hạt cho bốn loại trường là
    - graviton
    - photon
    -....
    -quark
    (hình như thế không nhớ tên chính xác lắm- chữ thầy trả thầy mà)
    hiện tại người ta đã thống nhất được ba thằng cuối rồi còn thằng trưòng hấp dẫn thì còn đợi hai đc đấy.
    Ban đầu ông mac xoen thống nhất điện từ, tiếp đến gần đây ba chú SHELDON L. GLASHOW, ABDUS SALAM và STEVEN WEINBERG thống nhất yếu với trường điện từ (và ẵm luôn một cái Nobel) còn thống nhất cả 3 thì không nhớ là chú nào nhưng nhiều triển vọng thống nhất cả 4 chú qua lí thuyết dây(string) và siêu dây G - String
    Ai có hứng thì vào đây down về mà đọc, nhưng cần có nội công cơ bản vững vàng hãy đọc không là tẩu hoả nhập ma như chơi!
    http://web.mit.edu/afs/athena.mit.e...p sửa chữa / chuyển vào 23:32 ngày 09/11/2004
  3. bien_pp

    bien_pp Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    184
    Đã được thích:
    0
    quan hệ giữa hai cái quan niệm này thế nao?
    Quan niệm mới đương nhiên là tổng quát hơn và đầy đủ hơn. Các loại lực theo quan niệm cũ xét về bản chất cũng chỉ nằm trong 4 loại tương tác trên thôi, mà thực ra từ lực trong cuộc sống hàng ngày thì đa số chỉ nàm trong hai thằng tương tác điện từ và hấp dẫn:
    VD: Điện từ: Lực đàn hồi, lực ma sát, lực dính ướt...
    Hấp dẫn : Trọng lực, lực hút giữa các thiên thể...
    Được bien_pp sửa chữa / chuyển vào 04:26 ngày 09/11/2004
  4. hoang_sphn

    hoang_sphn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2004
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Tôi xin bổ xung đôi chút về điều tôi được biết trong lí thuyết trường lượng tử.
    Tương tác điện từ là sự trao đổi Photon.
    Tương tác hấp dẫn là sự trao đổi Graviton
    Twơng tác mạnh :
    Nếu tương tác giữa các nucleon với nhau thì hạt trao đổi là Pion.
    Nếu tương tác giữa các Quark thì hạt trao đổi là Gluon.( các quark là thành phần hạt cấu tao nên nucleon).
    ---> Như vậy có thể nói tương tác mạnh thì hạt trao đổi là Gluon.
    Tương tác yếu:
    Hạt trao đổi là 2 loại hạt Bozon, Q-mang điện và Z không mang điện.
    Đầu tiên người ta thống nhất tương tác điện từ và tương tác yếu thành tương tác điện yếu(Electroweak). Rồi Tương tác điện yếu được thống nhất với tương tác mạnh thành Grand Unification.
    Vậy chỉ còn lại vấn đề thống nhất tương tác hấo dẫn và tương tác Grand Unification là chưa ai làm được. Đây là mô hìh tóm tắt các loại tương tác.
    Được hoang_sphn sửa chữa / chuyển vào 09:28 ngày 09/11/2004
  5. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Xin lỗi mấy hôm nay tôi khong xuất hiện do đang trong thời gian bị ... bỏ tù, phải mấy tuần nữa mới có thời gian, xin hẹn các bác sẽ nói chuyện tiếp sau.
    Còn bạn hoang_sphn thân mến, xin bạn đừng có lôi cái vấn đề chuyên ngành hay không ra đây. Kiến thức của chung mọi người, người có niềm đam mê và trí tuệ thì vẫn có thể trở thành chuyên gia về bất cứ vấn đề nào còn kẻ đần độn thì mãi vẫn chỉ là kẻ đần độn thôi, lôi chuyên ngành ra thì chỉ càng thêm bôi bác chứ được gì.
  6. whoknow

    whoknow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/11/2004
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0

    Ý kiến của bạn hoang_sphn là rất đúng. Mô hình thống nhất tương tác Mạnh, tương tác Yếu và tương tác Điện từ được gọi là mô hình Chuẩn (Standart Model). Các tính toán trong khuôn khổ SM hiện nay cho kết quả rất phù hợp với thí nghiệm ở các máy gia tốc lớn đặt tại CERN, FERMI LAB, ...
    Về lý thuyết thống nhất tổng quát (GUT) thì hiện nay có rất nhiều hướng nghiên cứu, một trong những ứng cử viên sáng giá nhất là Lý thuyết dây (String Theory).
    Tôi cũng ủng hộ ý kiến của bạn hoang_sphn trong topic Giáo viên Vật lý : "Thầy dạy Vật lý dạy làm sao để Học sinh yêu thích và học được vật lý. Để khi hết phôr thông họ vẫn có thể theo dõi những tiến bộ của vật lí, để rồi không phải như Vịt nghe Sấm trước những vấn đề tiến bộ của lĩnh vực này".
    Theo tôi thì phải bắt đầu từ chính việc đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy Vật lý trong các trường Đại học Tổng hợp và Sư Phạm. Đội ngũ cán bộ này sẽ truyền cho sinh viên tình yêu và kiến thức Vật lý để rồi nó tiếp tục được nhân lên. Phải hiểu biết thì mới có tình yêu Vật lý thật sự. Không hiểu biết mà cứ nói rằng tôi yêu Vật lý thì chỉ là đánh lừa người khác và đánh lừa chính bản thân mình mà thôi.
    Tôi phản đối ý kiến trong topic Giáo viên Vật lý cho rằng Giáo viên Vật lý thì không cần nghiên cứu, rằng phải là tài năng (hay thiên tài) thì mời có thể làm được cả hai việc. Kể cả với giáo viên Vật lý Phổ thông thì cũng phải luôn luôn tìm hiểu những phát triển của Vật lý ngoài các vấn đề Vật lý đại cương trong chương trình dạy.
    Xin có vài ý kiến như thế! Có gì sai sót mong nhận được sự đóng góp của các bạn.
  7. girl_danhda

    girl_danhda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    568
    Đã được thích:
    0
    anh RAGNAROK hình như hơi bji căm thù sách giáo khoa thì phải.Có thể về kién thức em ko thể bằng các anh nhưng định nghĩa thì như bố dặt tên cho con ko đc cãi.Vậy ai là ông bố của cái định nghĩa này.Newton chăng.Kiến thức là của chung của nhân loại.Mỗi ng` một ý nhưng đều có điểm chung la làm vật bị biến dạng hoặc chuyền gia tốc.Nhưng nói thật cái đinh nghĩa của anh RANGAROK như em nói ở đầu là hơi bị trừu tượng quá.Định nghĩa trong sách giáo khoa dễ hiểu hơn.Mà cũng chẳng phải nhưng điều đàu tiên về vật lí thì anh cũng học trong sách giáo khao đấy thôi
  8. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Thưa với em là em không hiểu một chút nào hết. Định nghĩa sách GK anh chưa bao giờ nói là nó sai, nhưng mà nó không tổng quát và chỉ cho phép áp dụng cho các baì toán phổ thông thôi. Nhắc lại là nói thế này không có nghĩ là phổ thông thì không chính xác mà là các bài phổ thông thì cần có những định nghĩ và lí thuyết để dưới dạng dễ hiểu và dễ áp dụng cho việc tính toán. Còn thế nào là thật sự chính xác thì phải nhìn vào bản chất của vấn đề. Con người mà không biết nhìn vào sự thật, chỉ biết những cái đọc được ở một vài quyển sách và thường trực trong đầu là "sách phải đúng chứ", thậm chí "cái gì không giống sách là sai" thì chả bao giờ tiến bộ được, cái khả năng tư duy của bản thân con người sinh ra để làm gì? Chỉ để lặp lại những cái đã có thôi à?
    Hãy nhớ rằng một định nghĩa đầy đủ thì cần có tính tổng quát hoá đến mức tối đa và thêm nữa là không được phép gây ra sự mâu thuẫn trong các định nghĩa thành phần. Ví dụ như khi nói lực là tương tác thì hiển nhiên tôi dám bảo đảm rằng khi hỏi tương tác là gì thì các bạn chỉ có thể trả lời theo cách duy nhất là "tương tác là sự truyền lực" hoặc nếu không thì cũng chỉ lòng vòng một lúc là lại trở về một câu có mang từ "lục", và thế là cái vòng quay đấy không bao giờ chấm hết, và như thế thì có nghĩa là định nghĩa chưa đạt yêu cầu.
    Điều hạn chế nhất khiến cho khoa học Việt Nam mãi dậm chân tại chỗ là chúng ta có quá nhiều bộ óc thủ cựu, cú đỉn, không biết hướng tới những vấn đề mới, những cách suy nghĩ mang lại hiệu quả, bộ não hôm nay luôn chỉ là bản photocopy của bộ não hôm qua, có chăng chỉ là thêm mấy vết nhỏ vào mà thôi.
  9. Sarah_as_Dagger

    Sarah_as_Dagger Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Tưởng mấy người cãi nhau nghỉ rồi chứ? Ai ngờ không khí vẫn sôi sùng sục. Thế cho em tham gia với. Mọi người đang tranh luận về lực hấp dẫn, em sẽ hỏi về lực hấp dẫn. Thứ nhất, cứ cho là lực hấp dẫn do sự trao đổi các hạt graviton gây ra, vậy sự trao đổi ấy cụ thể nó diễn ra như thế nào mà làm cho các vật hút nhau? Thứ 2_một câu hỏi cổ điển_lực hấp dẫn xảy ra một cách tức thời, tức là vận tốc của các graviton là vô hạn?! Tại sao thế? Dù hạt graviton ko mang khối lượng thì vận tốc của nó cũng ko thể lớn như vậy được.
    Đó, sơ sơ có 2 vấn đề em ko hiểu lắm, xin được chỉ bảo.
    (Đừng có coi thường câu hỏi của em mà không trả lời nhé!!!)
  10. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Lưu ý em là tương tác hấp dẫn không phải là tức thời. Tốc độ của nó bằng tốc độ của sóng điện từ (thường gọi là vận tốc ánh sáng).
    Hãy phân biệt 3 quan điểm hoàn toàn khác nhau :
    1- Tác dụng ngay lập tức : đây là quan điểm của Newton cho rằng hấp dẫn có vận tốc là tức thời, nơi đâu xuất hiện một vật thì lập tức ảnh hưởng hấp dẫn của nó sẽ có mặt ở mọi nơi.
    2- Tác dụng gần: đây là quan điểm cho rằng cần có môi trường truyền tương tác (Ete)
    3- Hấp dẫn cũng có vận tốc của nó: đã được chứng minh đầy đủ, ngày nay không có gì để bàn thêm rằng hấp dẫn có vận tốc bằng vận tốc ánh sáng.
    Tuy nhiên quan điểm thứ 3 này không hề có liên quan gì đến việc bác bỏ định luật Newton vì về giá trị của lực thì định luật Newton vẫn cho kết quả đúng với thực nghiệm

Chia sẻ trang này