1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lược sử các giải noben văn học

Chủ đề trong 'Văn học' bởi home_nguoikechuyen, 08/11/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Lược sử các giải noben văn học

    Không biết topic này có ai lập chưa nhỉ? Home cũng không thường xuyên vào box, nên không biết. Nếu có ai lập rùi, xin ai làm mod box này, khoá topic lại dùm nhé!!!!


    Giải Văn Chương Nobel

    Nobel Văn chương là một trong 5 giải Alfred Nobel viết trong di chúc để trao tặng cho nhà văn thể hiện giá trị nhân bản và có những sáng tác xuất sắc theo chiều hướng lý tưởng. Giải thưởng được quyết định bởi Hàn Lâm Viện Thụy Điển. Hàn Lâm Viện quyết định dựa trên các tác phẩm trong năm, nhưng những tác phẩm viết trước đó có thể có giá trị quyết định nếu trở nên có ý nghĩa trong thời điểm hiện tại. Các ứng viên được đề cử bởi thành viên Hàn Lâm Viện Thụy Điển và các Hàn Lâm Viện khác cũng như những học viện, tổ chức có tầm cỡ và tôn chỉ tương đương, các giáo sư đại học trong lĩnh vực văn hóa, lịch sử, đặc biệt là các vị đã được trao giải Nobel trước ngày 1 tháng Hai hàng năm.


    100 năm văn chương của giải Nobel

    Giai đoạn đầu, từ 1901 đến 1912, chịu ảnh hưởng của Bí thư Hội Đồng Carl David af Wirsén, người được mệnh danh "Don Quixote của chủ nghĩa lý tưởng lãng mạn Thụy Điển", theo lý tưởng chủ nghĩa, đề cao giá trị tôn giáo, quốc gia, và gia đình. Theo tiêu chuẩn này, họ trao giải cho Bjornstierne Bjornson, Rudyard Kipling và Paul Heyse, nhưng bác bỏ Leo Tolstoy, Henrik Ibsen, Emile Zola.


    Giai đoạn Thế chiến 1 được gọi là "Chủ trương văn học trung lập", đứng ngoài những tranh chấp quyền lực, do đó thiên về các nước nhỏ. Giải thưởng chủ yếu trao tặng cho các nhà văn Bắc Ấu - nhà văn Thụy Điển Verner von Heidenstam, nhà văn Đan Mạch Karl Gjellerup và Henrik Pontoppidan, nhà văn Na Uy Knut Hamsun.


    Thập niên 20 bắt đầu rời bỏ lý tưởng chủ nghĩa, chú trọng đến giá trị nhân bản, mở đường cho Anatole France và George Bernard Shaw, vốn đã bị gạt ra những năm trước.


    Thập niên 30 thể hiện quan tâm toàn cầu, tặng giải cho các nhà văn đại chúng như Sinclair Lewis và Pearl Buck.


    Từ thập niên 40, giải thưởng thể hiện nhiều khuynh hướng. Sau Thế chiến 2, Bí thư Hội đồng Anders Osterling chú trọng đến giá trị của những nhà văn tiên phong, mở ra những chiều hướng phát triển mới mẻ, trao giải cho Hermann Hesse - vốn bị từ chối trong thập niên 30, Samuel Beckett, André Gide, T.S. Eliot, William Faulkner, Saint-John Perse, Naguib Mahfouz, Camilo José Cela. Một khuynh hướng khác, khởi phát từ 1978 do Bí thư Lars Gyllensten, chú trọng đến những tác giả của các dòng văn học ít được chú ý, trao giải cho Isaac Bashevis Singer, Odysseus Elytis, Elias Canetti, Jaroslav Seifert, và đặc biệt nhờ khuynh hướng lựa chọn này mà các nhà thơ được chiếu cố, nhất là những năm 90 với 4 giải cho Octavio Paz, Derek Walcott, Seamus Heaney, Wislawa Szymborska. Một khuynh hướng nữa, bắt đầu từ 1986, gọi là "văn học toàn thế giới", mở rộng hơn nữa tầm chú ý đến các nhà văn không hoạt động trên lục địa Ấu Châu.


    Tôn chỉ của giải Nobel là đứng ngoài các chủ nghĩa chính trị. Dù sao, cũng như các giải thưởng văn học khác, giải Nobel không tránh khỏi liên quan đến các vấn đề chính trị như những rắc rối khi trao giải cho hai nhà văn Nga Boris Pasternak và Alexander Solzhenitsyn trong giai đoạn chiến tranh lạnh. Một ví dụ khác là Nobel Văn chương 1953 cho Winston Churchill gây tranh cãi vì lý do ông là chính trị gia chủ chốt trong thế chiến. Nhà văn Ba Lan Czeslaw Milosz được trao giải năm 1980, phần nhiều do các biến cố chính trị ở Ba Lan.


    Số ứng viên hàng năm hiện nay khoảng 200. Giải thưởng hiện nay trị giá khoảng 1 triệu Mỹ kim, đôi khi chia cho 2 nhà văn đồng nhận giải như Frédéric Mistral và José Echegaray năm 1904, Karl Gjellerup và Henrik Pontoppidan năm 1916, Shmuel Yosef Agnon và Nelly Sachs năm 1966, Eyvind Johnson và Henry Martinson năm 1974. Thông thường Hàn Lâm Viện hạn chế những quyết định chia giải thưởng như trên.




    ------------------------------------


    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.

    Được home_nguoikechuyen sửa chữa / chuyển vào 12/11/2002 ngày 16:58
  2. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Năm 1971 PABLO NERUDA - Chi lê
    Neruda, Pablo (Neftali Ricardo Reyes Basoalto) nhà thơ Chi lê (1904-1973). Sinh tại Parral, Chi lê trong một gia đình lao động. Cha là công nhân đường sắt, mẹ mất sớm. Thời thơ ấu sống giữa thiên nhiên hoang vu, điều ảnh hưởng sâu sắc đến sáng tác sau đó. Tốt nghiệp đại học tổng hợp Santiago, làm giáo sư tiếng Pháp, công chức ngoại giao nhiều nơi trên thế giới. Năm 1934-1938 làm lãnh sự ở Madrid, chứng kiến cuộc đấu tranh của nhân dân Tây Ban Nha chống phát xít Phanco, đứng về phía nhân dân Tây Ban Nha. Năm 1945, được bầu vào Thượng nghị viện và gia nhập Đảng Cộng sản Chilê. Tích cực ủng hộ những tư tưởng tiến bộ nên bị chính quyền ********* Chilê truy nã, phải sống lưu vong. Từ 1949-1952 ở nhiều nước châu Á, châu Âu. 1952 trở về Tổ quốc sau khi chính quyền Gonzalez Videla bị lật đổ. Năm 1970, ủng hộ chính thể xã hôi chủ nghĩa của tổng thống Salvador Allende. Từ năm 1971, làm Đại sứ chính quyền cách mạng Chilê tại Pháp. Mất vì bệnh khi cuộc đảo chính phát xít nổ ra, chỉ một số người dũng cảm dám dự lễ tang.
    Thơ ông ẩn chứa một sức mạnh phi thường làm cho số phận và các giấc mơ của dân tộc đứng dậy và hoạt động như cuộc đời thực thụ.
    Được trao giải Hoà bình quốc tế Lênin năm 1953 và giải Nobel văn học năm 1971.
    Tác phẩm chính: 20 bài thơ tình và một bài ca tuyệt vọng (tập thơ, 1924), Bài ca tổng hợp (1950), Dây nho và ngọn gió (1954), Những bài ca nguyên tố (1954-1957), Những con chim Chilê (1960), Hồi ký đảo Đen (1964).
    Năm 1972 HEINRICH BOLL - Đức
    Boll, Heinrich, nhà văn Đức (1917-1985). Sinh tại Cologne. Cha là nhà điêu khắc. 18 tuổi bắt đầu quan tâm đến văn học, sớm có ý thức trở thành nhà văn. Học trường trung học Kaiser - Wilhelm. Làm nhân viên bán sách vở tập sự ở công ty Lempertz tại Bonn. Năm 1928 bỏ việc và bắt đầu viết văn. Mùa hè năm 1938 đi lao động công ích bắt buộc một năm. Chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ, bị ép gia nhập quân đội. Sau chiến tranh, được giải ngũ, từ 1947 dành thời gian sáng tác văn học. Năm 1962, thực hiện chuyến du lịch đầu tiên tới đất nước Xô viết, tham gia phong trào ủng hộ nhóm ly khai.
    Ông đặc biệt có tài đưa bố cục và các nhân vật của mình vào đời sống trong những ranh giới hạn hẹp, đôi khi rất mỏng manh.
    Được nhận nhiều giải thưởng cao quý trong nước và giải Nobel văn học năm 1972.
    Tác phẩm chính: Từ thời thượng cổ, Chuyến tàu đúng giờ (1948), Giải ngũ (1964), Kết thúc hành trình phục vụ (1966).
    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  3. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Năm 1973 PATRICK WHITE - Australia
    White, Patrick, nhà văn, nhà viết kịch Australia (1912-1990). Sinh tại Kinghtsbridge. London trong một gia đình điền chủ nhỏ. Cha mẹ người Australia gốc Anh. 6 tháng tuổi về sống tại Sydney, 9 tuổi bắt đầu làm thơ, viết kịch. 13 tuổi rời Australia tới học luật tại Cheltenham, Anh. 16 tuổi về Australia sống và làm việc trong nhà người bác họ. Sau đó đến học tại trường cao đẳng King, Cambridge. Tốt nghiệp chuyển sang sáng tác văn học. Năm 1939, xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tiên.
    Thế chiến nổ ra, tham gia với tư cách một sĩ quan trí thức trong lực lượng không quân. Phục viên, về Australia mua trang trại ở Castle Hill, ngoại ô Sydney, sống 18 năm tại đó, trồng cây và viết tiểu thuyết. Từ 1964, rời Castle Hill tới sống ở trung tâm thành phố.
    Nghệ thuật viết truyện sử thi và khả năng biểu đạt tâm lý điêu nghệ của ông đã xây một miền đất mới cho nền văn hoá đương đại.
    Được trao giải Nobel văn học năm 1973.
    Tác phẩm chính: Thung lũng hạnh phúc (tiểu thuyết, 1939), Sống và chết (tiểu thuyết, 1940), Chuyện cô tôi (tiểu thuyết), Cây phả hệ (tiểu thuyết, 1951), Mắt băo (tiểu thuyết, 1964), Người mổ động vật thí nghiệm (tiểu thuyết, 1964).
    Năm 1974 EYVIND JOHNSON - Thụy Điển và HARRY MARTINSON - Thụy Điển
    Johnson, Eyvind, nhà văn Thụy Điển (1900-1976). Sinh tại Svarbjorsbn gần Boden, Bắc Thụy Điển trong một gia đình có 6 anh em. Cha là thợ xẻ đá. Năm 1904, cha mất vì bệnh phổi, được vợ chồng người cô không có con cưu mang. 14 tuổi rời nhà bố mẹ nuôi để đi tìm việc. Từng làm nhiều việc khác nhau: nghề mộc, đóng gạch, công nhân xưởng cưa, người bán vé và dẫn chỗ trong rạp, chiếu phim? Có thời gian thất nghiệp, phải vay tiền để tới Stockholm, làm việc tại xưởng cưa lớn tại Talegatan. Năm 1920, bắt đầu viết văn, xuất bản tạp chí Ngày nay. Là thành viên của Hội những nhà văn tương lai (Hội những nhà văn xanh). Năm 1921, tới Đức rồi sang Paris, sống bằng cách viết bài cho các báo Thụy Điển. Năm 1927, lập gia đình, năm 1930 chuyển cả gia đình về Thụy Điển.
    Có biệt tài kể chuyện, tầm nhìn sâu rộng, hết mình phục vụ cho lý tưởng tự do. Trí tưởng tượng phong phú được kết hợp với ham muốn hiểu biết sâu rộng và với một phong cách táo bạo, mới mẻ.
    Được đồng trao giải Nobel văn học năm 1974.
    Tác phẩm chính: Bốn kẻ lạ mặt (1924), Thị trấn trong đêm (1927), Nhớ (1928), Tạm biệt Hamlet (1930), Màn đêm bao trùm (1932), Mưa bình minh (1933), Mảnh đất an toàn (1940), Lính phục viên (1940), Giấc mơ về hoa hồng và lửa (1949), Câu truyện lãng mạn (1953), Tiến trình thời gian (1955), Những con đường tới Metaponto (du ký, 1959), Ngày dài dằng dặc (1964).
    -----------
    Martinson, Harry, nhà văn Thụy Điển (1904-1978). Sinh tại Jamsheg. Cha là thuyền trưởng. Mồ côi từ năm 7 tuổi, thủa nhỏ sống gian khổ trong viện tế bần. Ra khơi năm 16 tuổi, làm thuỷ thủ trong 6 năm, làm công nhân ở nhiều nước. Có giai đoạn sống lang thang không nghề nghiệp. Sức yếu, phải ngừng đi biển. Tự học, viết tiểu thuyết, làm thơ kể lại những kỷ niệm thời thanh niên.
    Các tác phẩm của Martinson chủ yếu được viết với bút pháp hiện thực. Một số sáng tác về sau chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh.
    Được đồng trao giải Nobel văn học năm 1974.
    Tác phẩm chính: Gai nở hoa (tiểu thuyết, 1935), Lối thoát (tiểu thuyết, 1936), Đi không mục đích (du ký, 1932) Aniara (trường ca, 1956).
    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  4. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Năm 1975 EUGENIO MONTALE - Italy
    Montale, Eugenio, nhà thơ Italy (1896-1981) Sinh tại Genoa trong một gia đình thương gia. Là sĩ quan bộ binh trong cuộc chiến 1915-1918. Từ 1918 theo nghề cầm bút. Năm 1928 định cư ở Firenze, là giám đốc của thư viện Gabinetto Vieusseaux. Năm 1938, từ chối gia nhập đảng cầm quyền. Từ 1948 là nhà phê bình âm nhạc, biên tập viên và phóng viên đặc biệt của tờ Corriere della Sera. Năm 1961, được trao bằng danh dự trường đại học Roma và các trường đại học Milan, Cambridge, Basel. Năm 1967, được tổng thống Saragat bổ nhiệm làm Thượng nghị sĩ suốt đời ?ovì đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận trong lĩnh vực văn học và nghệ thuật?.
    Thơ Montale là hiện diện của thế giới bí ẩn với những bóng ma và bùa ngải. Đó là kết quả của nhận thức về hậu quả của tấn thảm kịch trong thế giới tâm linh huyền bí.
    Được trao giải Nobel văn học năm 1975.
    Tác phẩm chính: Ossi di seppia (1925), Cơ hội (1939), Trận bão và những vấn đề kèm theo (1948), Bão hoà (1962), Auto ra fo (1966-1972), Fuori di case (1969). La bzoerac (1956).
    Năm 1976 SAUL BELLOW - Mỹ
    Bellow, Saul nhà văn hiện đại Mỹ (1915). Sinh tại Lachine. Quebec, ngoại ô Montreal, Canada và lớn lên tại Chicago. Cha là một nhà buôn Nga gốc Do thái di cư sang Canada. Học tại trường đại học Chicago, năm 1937 nhận bằng cử nhân loại ưu về xã hội học và nhân chủng học. Tốt nghiệp đại học Wincosin và phục vụ trong Đội Thương thuyền (Merchant Marine) suốt chiến tranh thế giới thứ 2. Trong giai đoạn chiến tranh Ai Cập - Israel năm 1967, làm phóng viên chiến tranh cho tờ Newsday. Từng tham gia giảng dạy ở trường Cao đẳng Bord, Đại học Princeton, Đại học Minnesota, là thành viên của Uỷ ban về tư tưởng xã hội tại trường Đại học Chicago.
    Sáng tác của ông là cuộc giải phẫu con người, đi vào phân tích những cảm xúc tinh tế nhất.
    Được trao giải thưởng Guggenheim Fellowship năm 1948, đoạt giải Pulitzer năm 1957, giải văn học quốc tế năm 1965, giải thưởng Anh hùng Văn học và nghệ thuật năm 1968 và giải Nobel văn học năm 1976.
    Tác phẩm chính: Người đàn ông không vị thế (1944), Nạn nhân (1947), Những cuộc phiêu lưu của Augie March (1953), Chiến thắng (tiểu thuyết, 1956), Henderson, thần mưa (1959), Herzog (1964), Trở ngại thời tiết (1966).
    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  5. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Năm 1977 VICENTE ALEIXANDRE - Tây Ban Nha
    Aleixandre, Vicente nhà văn, nhà thơ Tây Ban Nha (1998-1984). Sinh tại Sevilla, Tây Ban Nha trong một gia đình tư sản. Thủa nhỏ sống ở Malaga, từ năm 1909 ở Madrid. Từ năm 1925 dành toàn bộ thời gian sáng tác văn học. Ít được quần chúng biết đến nhưng được giới trí thức Tây Ban Nha đánh giá cao. Trong cuộc nội chiến, theo phái Cộng hoà. Năm 1950, trở thành thành viên của Viện hàn lâm Tây Ban Nha. Xuất bản nhiều tác phẩm chống phát xít, ca ngợi cuộc đấu tranh của nhân dân Tây Ban Nha (1936-1939).
    Thơ Aleixandre gắn tư tưởng siêu thực với chủ nghĩa nhân đạo và chủ nghĩa lãng mạn nồng nhiệt, thường để cập đến vấn đề tồn tại và hư vô.
    Được trao giải thưởng Văn học quốc gia Tây Ban Nha năm 1933 và giải Nobel văn học năm 1977.
    Tác phẩm chính: Ranh giới (tập thơ, 1928), Phá huỷ hay tình yêu (1935), Bóng thiên đường (1944), Truyện con tim (1954), Thơ tình (1960), Âm thanh chiến tranh (1978), Văn chương (1986).
    Năm 1978 ISAAC BASHEVIS SINGER - Mỹ
    Singer, Isaac Bashevis nhà văn Ba Lan mang quốc tịch Mỹ (1904-1991). Sinh tại Radzymin, Ba Lan trong một gia đình giáo sĩ Do thái. Thủa nhỏ sống trong một khu phố nghèo đông dân của Varsava. Bắt đầu sáng tác bằng nghề phóng viên ở Varsava. Trong những năm chiến tranh chịu ảnh hưởng của Spinoza, Gogol, Dostoievski, biên tập sách tiếng Yiddish (tiếng Đức cổ của người Do thái ở Trung và Đông Âu) và tiếng Do thái. Năm 1935, chuyển sang Mỹ, sống tại khu Do thái Đức ở New York. Viết báo và sáng tác văn học, năm 1943 nhập quốc tịch Mỹ. Sống ở Mỹ cho tới khi qua đời.
    Ng^i bút từ truyền thống văn hoá Ba Lan - Do thái đã làm tái hiện cuộc sống sinh động của toàn nhân loại.
    Được trao giải Nobel văn học năm 1978.
    Tác phẩm chính: Gia đình Moskat (1950), Thầy phù thuỷ ở Lublin (1961), Chiếc sân của cha tôi (1966), Chú bé đi tìm Chúa (hồi ký), Chàng thanh niên đi tìm tình yêu (hồi ký), Người đi tìm chính mình (hồi ký), Người bạn của Kafka (1970).


    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  6. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Năm 1979 ODYSSEUS ELYTIS - Hy lạp
    Elytis, Odysseus (Odysseus Alepoudhelis) nhà thơ Hy Lạp (1911-1996). Sinh tại Herakleion. Quê ở Lesbos, năm 1941 gia đình chuyển tới Athens. Bỏ dở luật, chuyển hướng sang văn chương. Năm 1935, xuất bản tập thơ đầu tay trên tạp chí Những sáng tác mới (Nea Ghrammata)- một tạp chí có vai trò lớn trong việc cách tân thơ Hy Lạp. Tham gia triển lãm siêu thực quốc tế đầu tiên được tổ chức tại Athens. Sau chiến tranh, tham gia nhiều hoạt động xã hội. Xuất bản một số tác phẩm văn học và phê bình nghệ thuật. Từ 1948-1952 sống ở Paris. Có quan hệ mật thiết với các văn sĩ như Breton, Eluard, Char, Jouve, Michaux và các nghệ sĩ như Matisse, Picasso, Giacometti.
    Thơ Elytis giàu ánh sáng, cảm giác, bắt nguồn từ những truyền thống cổ Hy Lạp, lột tả những băn khoăn của con người hiện đại.
    Được trao giải thưởng quốc gia về thơ năm 1960 và giải Nobel văn học năm 1979.
    Tác phẩm chính: Bài ca hùng tráng và bi sầu (1946), Sáu và một cảm giác nuối tiếc trời cao (1960), Anh hoàn toàn xứng đáng (1969), Thần mặt trời (1971), Chữ ***g (1971), Sách mở (1974).
    Năm 1980 CZESLAW MILOSZ - Ba Lan
    Milosz, Czeslaw nhà văn Ba Lan (1911). Sinh tại Szetejnie, Lituanie, học trung học và đại học ở Wilno (nay thuộc Ba Lan). Bắt đầu sáng tác văn học năm 1930. Là đồng sáng lập viên nhóm ?oZagary?. Những năm 30, xuất bản 2 tập thơ, làm việc cho Đài phát thanh Ba Lan. Trong chiến tranh sống ở Varsava, làm báo dưới hầm ngầm. Từ 1945, làm công tác ngoại giao cho nước Cộng hoà Nhân dân Ba Lan. Năm 1951, rời Ba Lan đến định cư ở Pháp. Viết một số tác phẩm văn xuôi. Năm 1960 theo lời mời của trường Đại học California, chuyển tới Berkeley làm giáo sư ngôn ngữ và văn học Slaver từ 1961.
    Được Hội Văn bút Ba Lan ở Varsava trao giải cho những tác phẩm thơ dịch năm 1974. Năm 1977, nhận bằng tiến sĩ văn chương danh dự của trường Đại học Michigan. Năm 1978, đoạt giải thưởng văn chương quốc tế Neustadt và Berkeley Citation - tương đương với bằng Tiến sĩ văn chương. Được hội đồng Hàn lâm trao danh dự ?oGiảng viên nghiên cứu? của năm 1979/1980.
    Được trao giải thưởng văn học châu Âu năm 1953. Năm 1974, được hôị văn bút Ba Lan trao giải thưởng cho các bản dịch thơ và đoạt giải Nobel văn học năm 1980.
    Tác phẩm chính: Bài thơ thời băng giá (1932), Khúc bi thương (tác phẩm dịch, 1942), Giải thoát (tập thơ, 1945), Tâm hồn cùm kẹp (tập tiểu luận, 1953), Nắm quyền (tiểu thuyết, 1955), Thung lũng Issa (1955), Quê hương (1959), Bổn phận (1972), Luận về thơ (1957).
    Để hôm sau mình post nữa nhé!!!!
    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  7. cva9700

    cva9700 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/06/2001
    Bài viết:
    2.632
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này